intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Vật lí lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Ninh Hiệp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:11

10
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi học kì 1 môn Vật lí lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Ninh Hiệp” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng tính toán, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Vật lí lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Ninh Hiệp

  1. PHÒNG GD & ĐT HUYỆN GIA LÂM TRƯỜNG THCS NINH HIỆP MA TRẬN ĐỀ THI LỚP 9 – HỌC KÌ 1 NĂM HỌC: 2021 – 2022 CẤP ĐỘ NHẬN THỨC Nhận Thông Vận DẠNG Vận dụng cao biết hiểu dụng BÀI Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm Sự phụ 5 3 1 1 thuộc của I 1,25 0,75 0,25 0,25 vào U. Định luật Ôm Đoạn 3 4 mạch song 0,75 1 song, nối tiếp Công 5 3 1 thức tính 1,25 0,75 0,25 điện trở. Biến trở Công 2 2 1 suất 0,5 0,5 điện. 0,25 Định luật Jun- Lenxo Nam 3 1 châm 0,75 0,25 vĩnh cửu. Nam châm điện
  2. Từ 2 1 trường. 0,5 0,25 Từ phổ - Đường sức từ Lực 2 điện từ. 0,5 Động cơ điện một chiều 40 22 14 2 2 Tổng 10 5,5 3,5 0,5 0,5
  3. TRƯỜNG THCS NINH HIỆP ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN VẬT LÝ 9 NĂM HỌC 2021- 2022 Đề số: 01 Thời gian làm bài: 45 phút Học sinh làm bài ra phiếu trả lời trắc nghiệm Câu 1. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn có dạng là A. Một đường thẳng đi qua gốc tọa độ. B. Một đường thẳng không đi qua gốc tọa độ. C. Một đường cong đi qua gốc tọa độ. D. Một đường cong không đi qua gốc tọa độ. Câu 2. Công thức nào sai? A. I = B. R = C. I = U. R D. U = I.R Câu 3: Khi đặt một kim nam châm gần một dây dẫn có dòng điện chạy qua, kim nam châm bị lệch. Điều đó chứng tỏ: A.nam châm bị nhiễm điện trái dấu so với dây dẫn B.dòng điện tác dụng 1 lực từ lên nam châm C.nam châm làm biến đổi lực hấp dẫn trong vùng không gian quanh đó. D.dòng điện tạo ra luồng gió đẩy nam châm Câu 4. Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, công thức nào sau đây là sai? A. R = R1 = R2 = …= Rn B. I = I1 = I2 = …= In C. U = U1 + U2 + …+ Un D. R = R1 + R2 + …+ Rn Câu 5. Để tìm hiểu sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn ta tiến hành thí nghiệm A. Đo hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn với những cường độ dòng điện khác nhau. B. Đo điện trở của dây dẫn với những hiệu điện thế khác nhau. C. Đo cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn ứng với các hiệu điện thế khác nhau đặt vào hai đầu dây dẫn. D. Đo điện trở của dây dẫn với những cường độ dòng điện khác nhau. Câu 6. Mạch điện kín gồm 2 bóng đèn mắc nối tiếp, khi một trong hai bóng đèn bị hỏng thì bóng đèn còn lại sẽ: A. Sáng hơn. B. Vẫn sáng như cũ. C. Tối hơn. D. Không hoạt động. Câu 7. Công thức nào là đúng khi mạch điện có hai điện trở mắc song song? A. U = U1 + U2 B. C. U = U1 = U2 D. Câu 8. Các công thức sau đây công thức nào là công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song ?. A. B. R = C. R = R1 + R2 D. R = Câu 9: Trong các biểu thức sau đây, biểu thức nào là biểu thức của định luật Jun-Lenxơ? A. Q = I.R.t B. Q = I.R².t C. Q = I².R².t D. Q = I².R.t Câu 10: Từ trường không tồn tại ở đâu: A. Xung quanh trái đất. B. Xung quanh dòng điện.
  4. C. Xung quanh nam châm. D. Xung quanh điện tích đứng yên. Câu 11. Phát biểu nào sau đây đúng với nội dung định luật Ôm? A. Cường độ dòng điện qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn, với điện trở của mỗi dây. B. Cường độ dòng điện qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn, và tỉ lệ nghịch với điện trở của mỗi dây. C. Cường độ dòng điện qua một dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn, và tỉ lệ thuận với điện trở của mỗi dây. D. Cường độ dòng điện qua một dây dẫn không phụ thuộc vào hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và điện trở của mỗi dây. Câu 12: Số điện của công tơ điện gia đình cho biết: A. Công suất điện mà gia đình sử dụng B. Điện năng mà gia đình đã sử dụng C. Thời gian sử dụng điện của gia đình D. Số dụng cụ điện đang sử dụng Câu 13. Ý nghĩa các con số ghi trên bóng đèn (6V - 0,5A) là gì? A. 6V là hiệu điện thế thấp nhất cần đặt vào bóng đèn; 0,5A là cường độ dòng điện định mức của bóng đèn. B. 6V là hiệu điện thế định mức của bóng đèn; 0,5A là cường độ dòng điện thấp nhất của bóng đèn. C. 6V là hiệu điện thế cao nhất của bóng đèn; 0,5A là cường độ dòng điện luôn chạy qua bóng đèn với mọi hiệu điện thế khác nhau. D. 6V là hiệu điện thế định mức của bóng đèn; 0,5A là cường độ dòng điện định mức của bóng đèn. Câu 14. Để tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào tiết diện dây dẫn, cần phải xác định và so sánh điện trở của các dây có những đặc điểm: A. cùng vật liệu, nhưng có chiều dài và tiết diện khác nhau. B. cùng tiết diện, được làm từ cùng một vật liệu, nhưng có chiều dài khác nhau. C. cùng chiều dài, được làm từ cùng một vật liệu, nhưng có tiết diện khác nhau. D. cùng chiều dài, cùng tiết diện và được làm từ các vật liệu khác nhau. Câu 15. Hai đoạn dây dẫn bằng đồng, cùng chiều dài, có tiết diện và điện trở tương ứng là và . Hệ thức đúng là: A. . B. . C. . D. . Câu 16. Hai dây dẫn bằng đồng có cùng tiết diện, một dây dài 3m có điện trở và một dây dài 9m có điện trở . Tỉ số điện trở tương ứng bằng: A. B. 9 C. 3 D. Câu 17. Mắc một dây dẫn có điện trở R = 12Ω vào hiệu điện thế 3V thì cường độ dòng điện qua nó là A. 4A. B.2,5A. C. 0,25A. D. 36A. Câu 18. Trong bệnh viện, các bác sĩ phẩu thuật có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân một cách an toàn bằng A. một viên bi sắt. B. kìm. C. kéo. D. nam châm Câu 19. Trong phòng học đang sử dụng một bóng đèn dây tóc và một quạt trần có cùng hiệu điện thế định mức 220V. Hiệu điện thế của nguồn là 220V. Biết các dụng cụ đều hoạt động bình thường. Thông tin nào sau đây là đúng? A. Cường độ dòng điện qua bóng đèn và qua quạt trần có giá trị bằng nhau.
  5. B. Bóng đèn và quạt trần được mắc song song với nhau. C. Tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu các dụng cụ bằng hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch. D. Điện trở của bóng đèn và của quạt luôn luôn bằng nhau. Câu 20. Phát biểu nào dưới đây không đúng đối với đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp? A. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch. B. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch. C. Cường độ dòng điện là như nhau tại mọi vị trí của đoạn mạch. D. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch tỉ lệ thuận với điện trở đó. Câu 21: Phát biểu nào sau đây là đúng với nội dung quy tắc nắm tay phải? A.Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ bên ngoài ống dây B.Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây C.Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo của đường sức trong lòng ống dây D.Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây Câu 22 . Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về cường độ dòng điện trong đoạn mạch mắc nối tiếp? A. Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện qua vật dẫn sẽ càng lớn nếu điện trở vật dẫn đó càng lớn. B. Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện qua vật dẫn sẽ càng lớn nếu điện trở vật dẫn đó càng nhỏ. C. Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện qua vật dẫn không phụ thuộc vào điện trở vật dẫn đó. D. Cường độ dòng điện ở bất kì vật dẫn nào mắc nối tiếp với nhau cũng bằng nhau. Câu 23. Cho hai điện trở, R1 = 15Ω chịu được dòng điện có cường độ tối đa 2A và R2 = 10Ω chịu được dòng điện có cường độ tối đa 1A. Hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu đoạn mạch gồm R1 và R2 mắc song song là: A. 40V. B. 30V. C. 10V. D. 25V. Câu 24. Nếu tăng đồng thời chiều dài và tiết diện tròn của một dây dẫn lên 2 lần thì điện trở của dây dẫn đó sẽ: A. không đổi. B. giảm 4 lần. C. tăng 4 lần. D. tăng 2 lần. Câu 25 . Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó? A. Không thay đổi khi thay đổi hiệu điện thế. B. Tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế. C. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế. D. Giảm khi hiệu điện thế tăng. Câu 26. Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn lên 4 lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này thay đổi như thế nào? A. Giảm 4 lần. B. Tăng 4 lần. C. Tăng 2 lần. D. Giảm 2 lần. Câu 27: Thiết bị nào sau đây hoạt động dựa vào ứng dụng của nam châm điện: A. Bàn là điện B. Chuông xe đạp C. Nồi cơm điện D. Chuông điện Câu 28. Khi đặt hiệu điện thế 12V vào hai đầu một dây dẫn thì dòng điện chạy qua nó có cường độ 6mA. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn đó có cường độ giảm đi 4mA thì hiệu điện thế là: A. 4V B. 3V C. 8V D. 5V Câu 29: Khi đặt vào hai đầu một đoạn mạch hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch là 0,5A, công của dòng điện sản ra trên đoạn mạch đó trong 10 giây là: A. 6J B. 6000J C. 600J D. 60J
  6. Câu 30: Một dây dẫn làm bằng đồng có chiều dài l = 100 cm, tiết diện 2 mm 2, điện trở suất là = 1 ,7.10 -8 m. Điện trở của dây dẫn là: A. 8,5.10 -2 . B. 0,85.10-2 . C. 0,085.10-2 . D. 85.10-2 . Câu 31: Một dây dẫn bằng đồng có điện trở 9,6 với lõi gồm 30 sợi đồng mảnh có tiết diện như nhau. Điện trở của mỗi sợi dây mảnh là: A. R = 288 B. R = 9,6 C. R = 0,32 D. R = 28,8 Câu 32: Một bóng đèn loại 220V-100W sử dụng ở hiệu điện thế 220V, điện năng tiêu thụ của đèn trong 1h là A. 1 KWh B. 0,1 KWh C. 220 KWh D. 100 KWh Câu 33. Hai điện trở R1 = 8Ω , R2 = 2Ω mắc song song với nhau vào hiệu điện thế U = 3,2V . Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là : A.1A. B. 1,5A. C. 2,5A. D. 2,0A. Câu 34: Công thức nào không phải là công thức tính công suất P của đọan mạch chỉ chứa điện trở R, được mắc vào hiệu điện thế U, dòng điện có cường độ I ? A. B. C. P= U.I D. P=I 2.R . Câu 35: Người ta dùng dụng cụ nào để nhận biết từ trường A. Ampe kế. B.Kim nam châm có trục quay. C. Vôn kế. D. Oát kế Câu 36: Kim loại nào sau đây bị Nam châm hút: A.Nhôm B.Đồng C.Niken D.Chì Câu 37. Phát biểu nào sau đây là chính xác ? A. Khi các bóng đèn được mắc song song, nếu bóng đèn này tắt thì các bóng đèn kia vẫn hoạt động . B. Để tăng điện trở của mạch , ta phải mắc một điện trở mới song song với mạch cũ . C. Cường độ dòng điện qua các mạch song song luôn bằng nhau. D. Khi mắc song song, mạch có điện trở lớn thì cường độ dòng diện đi qua lớn Câu 38. Một mạch điện gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song với nhau . Khi mắc vào một hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là : I = 1,2A và cường độ dòng điện chạy qua R 2 là I2 = 0,5A . Cường độ dòng điện chạy qua R1 là : A. I1 = 0,8A B. I1 = 0,7A C. I1 = 0,6A D. I1 = 0,5A Câu 39: Nam Châm điện được sử dụng trong thiết bị: A. Máy phát điện. B. Làm các la bàn. C. Rơle điện từ. D. Bàn ủi điện. Câu 40: Nếu tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở R lên 2,5 lần thì giá trị điện trở lúc đó thay đổi như thế nào? A. Không thay đổi B. 2,5R C. R/2,5 D. RI/2,5 ----------- HẾT ----------
  7. TRƯỜNG THCS NINH HIỆP ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN VẬT LÝ 9 NĂM HỌC 2021- 2022 Đề số: 02 Thời gian làm bài: 45 phút Học sinh làm bài ra phiếu trả lời trắc nghiệm Câu 1. Mắc một dây dẫn có điện trở R = 12Ω vào hiệu điện thế 3V thì cường độ dòng điện qua nó là A. 4A. B.2,5A. C. 36A. D. 0,25A. Câu 2. Phát biểu nào sau đây đúng với nội dung định luật Ôm? A. Cường độ dòng điện qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn, với điện trở của mỗi dây. B. Cường độ dòng điện qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn, và tỉ lệ nghịch với điện trở của mỗi dây. C. Cường độ dòng điện qua một dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn, và tỉ lệ thuận với điện trở của mỗi dây. D. Cường độ dòng điện qua một dây dẫn không phụ thuộc vào hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và điện trở của mỗi dây. Câu 3 . Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó? A. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế. B. Tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế. C. Không thay đổi khi thay đổi hiệu điện thế. D. Giảm khi hiệu điện thế tăng. Câu 4: Thiết bị nào sau đây hoạt động dựa vào ứng dụng của nam châm điện: A. Bàn là điện B. Chuông điện C. Nồi cơm điện D. Chuông xe đạp Câu 5. Để tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào tiết diện dây dẫn, cần phải xác định và so sánh điện trở của các dây có những đặc điểm: A. cùng vật liệu, nhưng có chiều dài và tiết diện khác nhau. B. cùng chiều dài, cùng tiết diện và được làm từ các vật liệu khác nhau. C. cùng tiết diện, được làm từ cùng một vật liệu, nhưng có chiều dài khác nhau. D. cùng chiều dài, được làm từ cùng một vật liệu, nhưng có tiết diện khác nhau. Câu 6: Khi đặt vào hai đầu một đoạn mạch hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch là 0,5A, công của dòng điện sản ra trên đoạn mạch đó trong 10 giây là: A. 600J B. 60J C. 6J D. 6000J Câu 7: Một dây dẫn bằng đồng có điện trở 9,6 với lõi gồm 30 sợi đồng mảnh có tiết diện như nhau. Điện trở của mỗi sợi dây mảnh là: A. R = 288 B. R = 9,6 C. R = 0,32 D. R = 28,8 Câu 8: Một bóng đèn loại 220V-100W sử dụng ở hiệu điện thế 220V, điện năng tiêu thụ của đèn trong 1h là A. 1 KWh B. 220 KWh C. 0,1 KWh D. 100 KWh Câu 9. Ý nghĩa các con số ghi trên bóng đèn (6V - 0,5A) là gì? A. 6V là hiệu điện thế thấp nhất cần đặt vào bóng đèn; 0,5A là cường độ dòng điện định mức của bóng đèn. B. 6V là hiệu điện thế định mức của bóng đèn; 0,5A là cường độ dòng điện thấp nhất của bóng đèn. C. 6V là hiệu điện thế cao nhất của bóng đèn; 0,5A là cường độ dòng điện luôn chạy qua bóng đèn với mọi hiệu điện thế khác nhau. D. 6V là hiệu điện thế định mức của bóng đèn; 0,5A là cường độ dòng điện định mức của bóng đèn. Câu 10. Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn lên 4 lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này thay đổi như thế nào? A. Giảm 4 lần. B. Tăng 2 lần. C. Tăng 4 lần. D. Giảm 2 lần.
  8. Câu 11. Hai dây dẫn bằng đồng có cùng tiết diện, một dây dài 3m có điện trở và một dây dài 9m có điện trở . Tỉ số điện trở tương ứng bằng: A. B. 9 C.3 D. Câu 12. Trong bệnh viện, các bác sĩ phẩu thuật có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân một cách an toàn bằng A. một viên bi sắt. B. kìm. C. kéo. D. nam châm Câu 13. Một mạch điện gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song với nhau . Khi mắc vào một hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là : I = 1,2A và cường độ dòng điện chạy qua R 2 là I2 = 0,5A . Cường độ dòng điện chạy qua R1 là : A. I1 = 0,8A B. I1 = 0,7A C. I1 = 0,6A D. I1 = 0,5A Câu 14: Nam Châm điện được sử dụng trong thiết bị: A. Máy phát điện. B. Bàn ủi điện. C. Làm các la bàn. D. Rơle điện từ. Câu 15. Trong phòng học đang sử dụng một bóng đèn dây tóc và một quạt trần có cùng hiệu điện thế định mức 220V. Hiệu điện thế của nguồn là 220V. Biết các dụng cụ đều hoạt động bình thường. Thông tin nào sau đây là đúng? A. Cường độ dòng điện qua bóng đèn và qua quạt trần có giá trị bằng nhau. B. Bóng đèn và quạt trần được mắc song song với nhau. C. Tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu các dụng cụ bằng hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch. D. Điện trở của bóng đèn và của quạt luôn luôn bằng nhau. Câu 16: Phát biểu nào sau đây là đúng với nội dung quy tắc nắm tay phải? A.Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây B.Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ bên ngoài ống dây C.Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo của đường sức trong lòng ống dây D.Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây Câu 17: Số điện của công tơ điện gia đình cho biết: A. Công suất điện mà gia đình sử dụng B. Điện năng mà gia đình đã sử dụng C. Thời gian sử dụng điện của gia đình D. Số dụng cụ điện đang sử dụng Câu 18. Hai điện trở R1 = 8Ω , R2 = 2Ω mắc song song với nhau vào hiệu điện thế U = 3,2V . Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là : A.1A. B. 1,5A. C. 2,5A. D. 2,0A. Câu 19. Hai đoạn dây dẫn bằng đồng, cùng chiều dài, có tiết diện và điện trở tương ứng là và . Hệ thức đúng là: A. . B. . C. . D. . Câu 20: Công thức nào không phải là công thức tính công suất P của đọan mạch chỉ chứa điện trở R, được mắc vào hiệu điện thế U, dòng điện có cường độ I ? A. B. C. P= U.I D. P=I 2.R .
  9. Câu 21. Khi đặt hiệu điện thế 12V vào hai đầu một dây dẫn thì dòng điện chạy qua nó có cường độ 6mA. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn đó có cường độ giảm đi 4mA thì hiệu điện thế là: A. 4V B. 3V C. 8V D. 5V Câu 22: Kim loại nào sau đây bị Nam châm hút: A.Nhôm B.Đồng C.Niken D.Chì Câu 23. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về cường độ dòng điện trong đoạn mạch mắc nối tiếp? A. Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện qua vật dẫn sẽ càng lớn nếu điện trở vật dẫn đó càng lớn. B. Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện qua vật dẫn sẽ càng lớn nếu điện trở vật dẫn đó càng nhỏ. C. Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện qua vật dẫn không phụ thuộc vào điện trở vật dẫn đó. D. Cường độ dòng điện ở bất kì vật dẫn nào mắc nối tiếp với nhau cũng bằng nhau. Câu 24. Nếu tăng đồng thời chiều dài và tiết diện tròn của một dây dẫn lên 2 lần thì điện trở của dây dẫn đó sẽ: A. không đổi. B. giảm 4 lần. C. tăng 4 lần. D. tăng 2 lần. Câu 25. Phát biểu nào sau đây là chính xác ? A. Để tăng điện trở của mạch , ta phải mắc một điện trở mới song song với mạch cũ . B. Cường độ dòng điện qua các mạch song song luôn bằng nhau. C. Khi mắc song song, mạch có điện trở lớn thì cường độ dòng diện đi qua lớn D. Khi các bóng đèn được mắc song song, nếu bóng đèn này tắt thì các bóng đèn kia vẫn hoạt động . Câu 26. Các công thức sau đây công thức nào là công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song ?. A. B. R = C. R = R1 + R2 D. R = Câu 27: Người ta dùng dụng cụ nào để nhận biết từ trường A. Ampe kế. B.Kim nam châm có trục quay. C. Vôn kế. D. Oát kế Câu 28: Trong các biểu thức sau đây, biểu thức nào là biểu thức của định luật Jun-Lenxơ? A. Q = I.R.t B. Q = I.R².t C. Q = I².R².t D. Q = I².R.t Câu 29. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn có dạng là A. Một đường thẳng đi qua gốc tọa độ. B. Một đường thẳng không đi qua gốc tọa độ. C. Một đường cong đi qua gốc tọa độ. D. Một đường cong không đi qua gốc tọa độ. Câu 30. Công thức nào sai? A. I = B. R = C. I = U. R D. U = I.R Câu 31. Cho hai điện trở, R1 = 15Ω chịu được dòng điện có cường độ tối đa 2A và R2 = 10Ω chịu được dòng điện có cường độ tối đa 1A. Hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu đoạn mạch gồm R1 và R2 mắc song song là: A. 40V. B. 30V. C. 10V. D. 25V. Câu 32: Khi đặt một kim nam châm gần một dây dẫn có dòng điện chạy qua, kim nam châm bị lệch. Điều đó chứng tỏ: A.nam châm bị nhiễm điện trái dấu so với dây dẫn
  10. B.dòng điện tác dụng 1 lực từ lên nam châm C.nam châm làm biến đổi lực hấp dẫn trong vùng không gian quanh đó. D.dòng điện tạo ra luồng gió đẩy nam châm Câu 33: Một dây dẫn làm bằng đồng có chiều dài l = 100 cm, tiết diện 2 mm 2, điện trở suất là = 1 ,7.10 -8 m. Điện trở của dây dẫn là: A. 8,5.10 -2 . B. 0,85.10-2 . C. 0,085.10-2 . D. 85.10-2 . Câu 34. Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, công thức nào sau đây là sai? A. R = R1 = R2 = …= Rn B. I = I1 = I2 = …= In C. U = U1 + U2 + …+ Un D. R = R1 + R2 + …+ Rn Câu 35. Để tìm hiểu sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn ta tiến hành thí nghiệm A. Đo hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn với những cường độ dòng điện khác nhau. B. Đo điện trở của dây dẫn với những hiệu điện thế khác nhau. C. Đo cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn ứng với các hiệu điện thế khác nhau đặt vào hai đầu dây dẫn. D. Đo điện trở của dây dẫn với những cường độ dòng điện khác nhau. Câu 36: Nếu tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở R lên 2,5 lần thì giá trị điện trở lúc đó thay đổi như thế nào? A. Không thay đổi B. 2,5R C. R/2,5 D. RI/2,5 Câu 37. Mạch điện kín gồm 2 bóng đèn mắc nối tiếp, khi một trong hai bóng đèn bị hỏng thì bóng đèn còn lại sẽ: A. Sáng hơn. B. Vẫn sáng như cũ. C. Không hoạt động. D. Tối hơn. Câu 38. Công thức nào là đúng khi mạch điện có hai điện trở mắc song song? A. U = U1 + U2 B. U = U1 = U2 C. D. Câu 39: Từ trường không tồn tại ở đâu: A. Xung quanh trái đất. B. Xung quanh dòng điện. C. Xung quanh nam châm. D. Xung quanh điện tích đứng yên. Câu 40. Phát biểu nào dưới đây không đúng đối với đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp? A. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch. B. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch. C. Cường độ dòng điện là như nhau tại mọi vị trí của đoạn mạch. D. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch tỉ lệ thuận với điện trở đó. ----------- HẾT ----------
  11. TRƯỜNG THCS NINH HIỆP ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN VẬT LÝ 9 NĂM HỌC 2021- 2022 Thời gian làm bài: 45 phút Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm ĐỀ 1 1-A 2-C 3-B 4-A 5-C 6-D 7-C 8-A 9-D 10-D 11-B 12-B 13-D 14-C 15-A 16-A 17-C 18-D 19-B 20-A 21-B 22-D 23-C 24-A 25-C 26-B 27-D 28-A 29-D 30-B 31-A 32-B 33-D 34-A 35-B 36-C 37-A 38-B 39-C 40-A ĐỀ 2 1-D 2-B 3-A 4-B 5-D 6-B 7-A 8-C 9-D 10-C 11-A 12-D 13-B 14-D 15-B 16-A 17-B 18-D 19-A 20-A 21-A 22-C 23-D 24-A 25-D 26-A 27-B 28-B 29-A 30-C 31-C 32-B 33-D 34-A 35-C 36-A 37-C 38-B 39-D 40-A BGH duyệt TTCM GV ra đề Hồ Chiến Thắng Đàm Thị Thanh Trúc Đào Thị Thanh Hương
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2