intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu gạo Việt Nam

Chia sẻ: Bautroibinhyen17 Bautroibinhyen17 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

172
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đâu là nguyên nhân và giải pháp nào để nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như đẩy mạnh xuất khẩu của mặt hàng lúa gạo Việt Nam? Đó cũng là điều mà tác giả muốn đề cập và trao đổi trong bài viết này. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu gạo Việt Nam

Tạp chí Khoa học – 2014, Quyển 3 (2), 52 - 57<br /> <br /> Trường Đại học An Giang<br /> <br /> GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG XUẤT KHẨU GẠO<br /> VIỆT NAM<br /> Phạm Thị Thanh Hà1 và Phạm Hà Phương2<br /> 1<br /> <br /> ThS. Khoa Quản trị Nhân lực, Trường Đại học Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh<br /> ThS. Khoa Quản trị Nhân lực, Trường Đại học Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh<br /> <br /> 2<br /> <br /> Thông tin chung:<br /> Ngày nhận bài: 08/10/13<br /> Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br /> 12/11/13<br /> Ngày chấp nhận đăng:<br /> 30/07/14<br /> Title:<br /> Several solutions for the<br /> improvement of<br /> competitiveness competence in<br /> Vietnamese’s rice export<br /> Từ khóa:<br /> Năng lực cạnh tranh, lúa gạo,<br /> xuất khẩu<br /> Keywords:<br /> Competiteness competence,<br /> rice, export<br /> <br /> ABSTRACT<br /> In the commodity export of Vietnam, rice is always played as key agricultural<br /> commodities, with contributions billions of dollars each year in total export<br /> value. It's not only contributing to the overall growth of the economy, but also<br /> gradually affirmed Vietnam's position on the international rice market. However,<br /> it has not still been commensurate with the value and potential of rice from<br /> Vietnam. In addition, the fact is that in recent years although export rice<br /> increased sharply, brought about many records for Vietnam but lower prices<br /> than other rice exporting countries (Thailand, India, Pakistan). So what is the<br /> cause and solution to enhance competitiveness and promote export of rice<br /> products in Vietnam? That's what the author wanted to mention and exchange in<br /> this article.<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Trong kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam thì gạo luôn giữ vai trò là<br /> mặt hàng nông sản chủ lực với sự đóng góp mỗi năm hàng tỷ USD trong tổng giá<br /> trị xuất khẩu, không những góp phần thúc đẩy tăng trưởng chung của nền kinh<br /> tế, mà còn dần khẳng định được vị thế của Việt Nam trên thị trường gạo quốc tế.<br /> Nhưng những con số mà mặt hàng gạo tạo ra được trong các năm qua vẫn chưa<br /> tương xứng với giá trị và tiềm năng. Ngoài ra, còn một thực tế nữa là mặc dù<br /> mấy năm gần đây xuất khẩu gạo tăng mạnh, đã mang về nhiều kỷ lục cho Việt<br /> Nam nhưng giá lại thấp hơn so với các nước xuất khẩu gạo khác (Thái Lan, Ấn<br /> Độ, Pakistan). Vậy đâu là nguyên nhân và giải pháp nào để nâng cao khả năng<br /> cạnh tranh cũng như đẩy mạnh xuất khẩu của mặt hàng lúa gạo Việt Nam? Đó<br /> cũng là điều mà tác giả muốn đề cập và trao đổi trong bài viết này.<br /> <br /> thiếu linh hoạt, chính vì thế việc xuất khẩu gạo<br /> của Việt Nam còn kém hiệu quả và thua thiệt<br /> nhiều. Số lượng xuất khẩu của ta nhiều song lại<br /> phải bán với giá thấp vì chưa hấp dẫn với khách<br /> hàng quốc tế. Bên cạnh đó lợi ích của người nông<br /> dân sản xuất lúa gạo cho xuất khẩu không được<br /> đảm bảo, giá trị gia tăng từ sản phẩm cuối cùng<br /> không có sự phân bổ công bằng giữa các chủ thể<br /> tham gia sản xuất kinh doanh lúa gạo, trong đó<br /> người nông dân thường bị thua thiệt. Điều đó<br /> khiến cho hiệu quả của xuất khẩu cũng như năng<br /> lực cạnh tranh của mặt hàng lúa gạo Việt Nam<br /> còn thấp, thiếu tính bền vững.<br /> <br /> 1. GIỚI THIỆU<br /> Hiện nay, lúa gạo của Việt Nam đã có mặt ở trên<br /> 80 quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên điều đó<br /> không có nghĩa xuất khẩu gạo của nước ta đã phát<br /> triển vững chắc và đạt hiệu quả cao. Có nhiều vấn<br /> đề nổi cộm trong xuất khẩu gạo như: chất lượng<br /> gạo còn thấp, chênh lệch giá xuất khẩu của Việt<br /> Nam và thế giới còn lớn. Khả năng cạnh tranh của<br /> Việt Nam trên thị trường thế giới chủ yếu dựa vào<br /> giá thấp, thị trường không ổn định. Hệ thống thu<br /> gom xuất khẩu còn yếu kém, đơn lẻ nên chưa phù<br /> hợp và đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu. Quản lý<br /> điều hành của các Bộ, ngành liên quan còn chậm,<br /> 52<br /> <br /> Tạp chí Khoa học – 2014, Quyển 3 (2), 52 - 57<br /> <br /> Trường Đại học An Giang<br /> <br /> Thiên nhiên: Việt Nam hàng năm phải gánh chịu<br /> hơn 10 cơn bão lớn nhỏ khác nhau và hậu quả<br /> thiệt hại rất nặng nề. Các trận hạn hán cũng<br /> thường xảy ra ở giữa mùa hay gần cuối vụ mùa ở<br /> những nơi thiếu hệ thống thuỷ lợi tốt. Vì nhiều<br /> nơi trong nước chưa có đủ hệ thống tưới tiêu tốt<br /> nên hạn hán hay lũ lụt giữa mùa hay cuối vụ lúa<br /> thường xảy ra. Phèn mặn ở những vùng đất khó<br /> khăn như vùng ven biển bị nước mặn lấn át. Sâu<br /> bệnh luôn hoành hành làm giảm đáng kể sản<br /> lượng thu hoạch<br /> <br /> 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu,<br /> tác giả đã thu thập và sử dụng những tài liệu, số<br /> liệu liên quan đến xuất khẩu gạo từ năm 2008 đến<br /> nay. Tác giả sử dụng phương pháp luận: Phép<br /> biện chứng duy vật, các quan điểm, chủ trương<br /> của Đảng, chính sách của nhà nước về xuất khẩu<br /> gạo, đồng thời kế thừa các kết quả nghiên cứu có<br /> liên quan đến bài viết (các bài báo, tạp chí khoa<br /> học về xuất khẩu gạo) và các phương pháp nghiên<br /> cứu cụ thể: Trừu tượng hóa khoa học, kết hợp<br /> logic với lịch sử, phân tích, tổng hợp, đối chiếu so<br /> sánh, thống kê.<br /> <br /> Cung cấp vật tư và tín dụng nông nghiệp: Khả<br /> năng sản xuất phân hoá học của nước ta còn chưa<br /> đủ, đặc biệt là phân ure còn phải nhập khẩu hàng<br /> năm; Về bảo vệ mùa màng: bình quân dùng thuốc<br /> sát trùng tại Việt Nam còn kém so với các nước<br /> khác nhưng cũng có một số vùng sử dụng thuốc<br /> quá độ; Hạt giống: Do phần đa người nông dân<br /> vẫn còn quen với tập quán “tự để giống” mà<br /> không theo khuyến cáo của ngành Nông nghiệp 1<br /> là phải dùng giống xác định nên phẩm chất hạt<br /> giống thường thấp; Tín dụng: đa số nông dân còn<br /> quá nghèo, không đủ khả năng kinh tế để mua đầy<br /> đủ vật tư nhằm áp dụng đúng kỹ thuật.<br /> <br /> 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> 3.1 Tổng quan về lúa gạo Việt Nam những năm<br /> gần đây<br /> 3.1.1 Thuận lợi<br /> Lãnh thổ nước ta nằm ở vị trí địa lý khá thuận lợi<br /> cho việc liên hệ, giao thương và xây dựng những<br /> trục giao thông có ý nghĩa quốc tế với nhiều nước.<br /> Ngoài ra, Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa với<br /> đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa là nhiều<br /> nắng, lắm mưa, độ ẩm trung bình cao, là điều kiện<br /> rất thuận lợi cho sự sinh trưởng của các loài thực<br /> vật, là điều kiện tốt để xen canh, gối vụ, tăng<br /> nhanh vòng quay ruộng đất, thâm canh tăng năng<br /> suất. Miền khí hậu Nam rất thích hợp cho việc<br /> trồng lúa gạo. Toàn bộ quỹ đất đai của nước ta có<br /> trên 33 triệu ha (đứng thứ 58 trên thế giới) với<br /> nhiều loại đất khác nhau là nguồn lực tự nhiên<br /> phong phú và đa dạng giúp phát triển đa ngành<br /> nghề nông nghiệp.<br /> <br /> Ruộng đất phân mảnh: Ruộng đất thường bị phân<br /> chia thành từng mảnh nhỏ do đất hẹp và người<br /> đông nên gây khó khăn cho vấn đề hiện đại hoá và<br /> cải thiện hiệu năng ngành canh tác lúa, nhất là làm<br /> kém đi hiệu suất của lao động và vốn đầu tư trong<br /> nước<br /> Ảnh hưởng môi trường: Phân hoá học được sử<br /> dụng ngày càng nhiều, nhưng ảnh hưởng đến môi<br /> sinh chưa được báo cáo trong canh tác lúa ở ruộng<br /> nước; Chất khí nhà kính và chất thải trong nông<br /> nghiệp làm nguy hại đến môi trường.<br /> <br /> Việt Nam là một nước đông dân và có tỷ lệ gia<br /> tăng tự nhiên của dân số qua các thời kỳ là rất<br /> cao, khiến cho tốc độ tăng nguồn lao động cũng<br /> rất cao. Dẫn đến nguồn lao động dồi dào phục vụ<br /> cho ngành nông nghiệp.<br /> <br /> Chất lượng nguồn lao động: Nguồn nhân lực nông<br /> nghiệp, nông thôn chưa phát huy hết tiềm năng do<br /> trình độ chuyên môn của lao động thấp kỹ thuật<br /> lạc hậu; Mặt khác, lao động nước ta do thu nhập<br /> thấp nên dẫn đến các nhu cầu thiết yếu hàng ngày<br /> chưa đáp ứng được một cách đầy đủ. Vì vậy, sức<br /> khỏe của nguồn lao động cả nước nói chung và<br /> của nông thôn nói riêng là chưa tốt.<br /> <br /> 3.1.2 Khó khăn<br /> Lợi tức nông dân và hạ tầng cơ sở nông thôn:<br /> Hiện nay phần lớn đầu tư nước ngoài chỉ nhằm<br /> vào dịch vụ, du lịch, khách sạn, công nghiệp nhẹ<br /> và dầu khí. Còn đầu tư vào nông nghiệp chỉ chiếm<br /> 11%. Với 1 hecta lúa, một gia đình nông dân 6<br /> người thu lợi tức được 570 USD ở Đồng bằng<br /> sông Cửu Long, khoảng 95 USD/người cho mỗi<br /> vụ lúa. Ở Đồng bằng sông Hồng, mỗi người thu<br /> hoạch lợi tức độ 169 USD/1ha/1 vụ.<br /> <br /> 3.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của lúa<br /> gạo Việt Nam hiện nay<br /> 3.2.1 Thực trạng xuất nhập khẩu gạo<br /> Sản lượng và kim ngạch<br /> 53<br /> <br /> Tạp chí Khoa học – 2014, Quyển 3 (2), 52 - 57<br /> <br /> Trường Đại học An Giang<br /> <br /> Sau hơn 20 năm liên tiếp xuất khẩu gạo trên quy<br /> mô lớn, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước<br /> xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới (chỉ sau Thái<br /> Lan) và có lúc đã đứng đầu thế giới (2012) với<br /> mức đóng góp gần 92 triệu tấn và mức bình quân<br /> <br /> 4,5 triệu tấn/năm cho thị trường gạo thế giới. Xuất<br /> khẩu gạo tăng về lượng, nhưng giá trị lại không<br /> tăng hoặc tăng ở tốc độ không tương xứng (Bảng<br /> 1, Hình 1).<br /> <br /> Bảng 1. Xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2013<br /> Năm<br /> 2008<br /> 2009<br /> 2010<br /> 2011<br /> 2012<br /> 6/2013<br /> <br /> Khối lượng gạo xuất khẩu (triệu tấn)<br /> 4,679<br /> 6,053<br /> 6,754<br /> 7,105<br /> 7,72<br /> 2,858<br /> <br /> 0,000<br /> 1,374<br /> 0,701<br /> 0,351<br /> 0,615<br /> <br /> Trị giá FOB (tỷ USD)<br /> 2,663<br /> 2,464<br /> 2,912<br /> 3,507<br /> 3,45<br /> 1,241<br /> <br /> 0,000<br /> -0.199<br /> 0,448<br /> 0,595<br /> -0,057<br /> <br /> Nguồn: Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA)<br /> <br /> cao của Việt Nam không nhiều và chủ yếu vẫn là<br /> loại gạo phẩm cấp trung bình. Trong tỷ trọng xuất<br /> khẩu gạo năm 2001 thì gạo chất lượng cao (5%<br /> tấm) chiếm 25%, gạo tấm 25% chiếm 32%, gạo<br /> 100% tấm chiếm 5%. Đến năm 2010, tỷ trọng<br /> gạo 5% tấm cũng chỉ tăng lên khoảng 30%, gạo<br /> 7%-10% tấm chiếm khoảng 8%, các loại gạo 15%<br /> tấm và 25% tấm chiếm tỷ trọng lớn nhất tới trên<br /> 55% kim ngạch xuất khẩu. Năm 2012, Việt Nam<br /> đã đẩy mạnh được xuất khẩu gạo cao cấp với tỷ lệ<br /> chiếm hơn 46%. Gạo phẩm cấp thấp chỉ chiếm<br /> hơn 11%.<br /> Nguồn: Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA)<br /> <br /> Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam<br /> <br /> Hình 1. Khối lượng và trị giá FOB của gạo xuất khẩu<br /> từ năm 2008 đến hết 6/2013<br /> <br /> Việt Nam đã mở rộng thị trường ra trên 80 quốc<br /> gia và vùng lãnh thổ. Nhìn chung, cho đến nay thị<br /> trường gạo của Việt Nam đã có sự phát triển đáng<br /> kể, không những về chiều rộng mà còn theo chiều<br /> sâu (Bảng 2).<br /> <br /> Cơ cấu và chất lượng gạo xuất khẩu<br /> Trong những năm qua, chất lượng gạo xuất khẩu<br /> của Việt Nam tuy đã được cải thiện, song vẫn<br /> thấp hơn so với các nước xuất khẩu gạo chính trên<br /> thế giới. Hiện các loại gạo xuất khẩu phẩm cấp<br /> Bảng 2. Xuất khẩu gạo của Việt Nam mùa vụ 2011/2012<br /> ĐVT: tấn<br /> 5%<br /> Châu Á<br /> 2.684.815<br /> Châu Phi 821.826<br /> Châu Âu và39.828<br /> các<br /> nước<br /> CIS<br /> Châu Mỹ 32.014<br /> Châu Úc<br /> 19.235<br /> Tổng<br /> 3.597.718<br /> <br /> 10%<br /> <br /> 15%<br /> <br /> 25%<br /> <br /> 100%<br /> <br /> Glutinous<br /> <br /> Jasmine<br /> <br /> 24.699<br /> <br /> 1.505.767<br /> 75.947<br /> 756<br /> <br /> 793.317<br /> 98.407<br /> -<br /> <br /> 15.925<br /> 365.610<br /> -<br /> <br /> 309.434<br /> -<br /> <br /> 433.707<br /> 104.162<br /> 24.564<br /> <br /> Các loại<br /> Tổng<br /> khác<br /> 5.832 5.748.797<br /> 52.356 1.518.308<br /> 89.847<br /> <br /> 24.699<br /> <br /> 213.090<br /> 1.795.560<br /> <br /> 2.901<br /> 894.625<br /> <br /> 55.883<br /> 437.418<br /> <br /> 309.434<br /> <br /> 25.445<br /> 11.036<br /> 598.914<br /> <br /> 329.333<br /> 30.271<br /> 58.188 7.716.556<br /> <br /> Nguồn: Thông tin thương mại/ Tổng cục Hải quan Việt Nam/ Hiệp hội Lương thực Việt Nam<br /> <br /> Châu Á là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của<br /> Việt Nam, chiếm 77,7% tổng lượng gạo xuất khẩu<br /> của cả nước (tương đương 6 triệu tấn). Năm 2012,<br /> <br /> Indonesia, Phillipines và Malaysia vẫn tiếp tục là<br /> ba thị trường nhập khẩu truyền thống. Tiềm năng<br /> tiêu thụ gạo của các thị trường này vẫn còn khá<br /> <br /> 54<br /> <br /> Tạp chí Khoa học – 2014, Quyển 3 (2), 52 - 57<br /> <br /> Trường Đại học An Giang<br /> <br /> lớn, tuy nhiên, theo USDA, trong vài năm tới,<br /> lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang các thị<br /> trường này sẽ bị thu hẹp dần.<br /> <br /> thêm việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo<br /> ở khu vực nông thôn nói riêng và trong cả nước<br /> nói chung; Xuất khẩu gạo đã đi cùng quá trình hội<br /> nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam từ buổi đầu<br /> (1989) và góp phần quan trọng vào quá trình này.<br /> <br /> Theo báo cáo của USDA, Việt Nam đang muốn<br /> tiếp cận thị trường mới để đẩy mạnh xuất khẩu.<br /> Việt Nam đã xuất khẩu gạo đến Chile và Haiti<br /> trong năm ngoái và đang tìm cách mở rộng thị<br /> phần tại Tây bán cầu.<br /> <br /> 3.2.2.2 Hạn chế và một số vấn đề đặt ra<br /> Trong thời gian vừa qua thị trường xuất khẩu gạo<br /> của Việt Nam vẫn là thị trường có sức mua thấp<br /> thiếu tính bền vững, chủ yếu là thị trường đòi hỏi<br /> phẩm cấp sản phẩm không cao (Châu Phi, Trung<br /> Quốc,…).<br /> Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam còn kém,<br /> gạo 5% tấm, gạo nếp, gạo thơm mới chiếm<br /> khoảng 50%. Chất lượng gạo xuất khẩu thấp do<br /> một số nguyên nhân chính như: Do nông dân vẫn<br /> sử dụng những loại giống kém chất lượng (tự để<br /> giống); Sản phẩm gạo cấp thấp vẫn được thị<br /> trường tiêu thụ với số lượng lớn; Công nghệ chế<br /> biến lạc hậu, các công việc sau thu hoạch chưa đạt<br /> được tiêu chuẩn làm thất thoát một lượng gạo<br /> đáng kể.<br /> <br /> Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam<br /> Giá trung bình xuất khẩu gạo mùa vụ 2010/2011<br /> vào khoảng 493 USD/tấn so với mức giá 479<br /> USD/tấn trong mùa vụ 2009/2010 và mức giá 406<br /> USD/tấn trong mùa vụ 2008/2009.<br /> Ngành gạo tuy có thể tự hào với kỷ lục mới về<br /> lượng gạo xuất khẩu, nhưng lại không thể vui bởi<br /> giá gạo giảm mạnh so với năm 2011. 11 tháng đầu<br /> năm 2012, giá gạo xuất khẩu bình quân giảm tới<br /> 43,03 USD/tấn so với cùng kỳ của năm trước đó.<br /> Vì thế, dù lượng gạo xuất khẩu năm 2012 có thể<br /> cao hơn năm 2011 tới 500-600 ngàn tấn, nhưng<br /> giá trị thì lại chỉ bằng hoặc thấp hơn (giá trị xuất<br /> khẩu gạo năm 2011 là trên 3,5 tỷ USD). Do giá<br /> gạo xuất khẩu giảm mạnh nên lợi nhuận của các<br /> doanh nghiệp xuất khẩu gạo là khá thấp. Lợi<br /> nhuận của nông dân trồng lúa cũng giảm đi khá<br /> nhiều, vì giá lúa gạo hàng hóa trong nước giảm<br /> khá nhiều so với năm 2011. Với 3 loại gạo xuất<br /> khẩu chính của Việt Nam là gạo 5% tấm, 25%<br /> tấm và gạo thơm đều có giá thấp hơn so với các<br /> nước xuất khẩu gạo khác như Thái Lan, Ấn Độ,<br /> Pakistan.<br /> <br /> Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn giá gạo<br /> xuất khẩu của một số nước như Thái Lan, Ấn Độ,<br /> Mỹ vì thế kim ngạch xuất khẩu tăng chủ yếu là do<br /> tăng khối lượng xuất khẩu.<br /> Những tồn tại nổi cộm của sản phẩm lúa gạo hiện<br /> nay:<br /> - Quan hệ giữa khối lượng và kim ngạch xuất<br /> khẩu<br /> Những con số tăng trưởng liên tục về khối lượng<br /> gạo xuất khẩu lại báo động một thực tế đáng lo về<br /> xuất khẩu gạo. Xuất khẩu gạo năm 2011 và 2012<br /> không thoát khỏi căn bệnh “tích cực bán ra khi giá<br /> thấp, còn khi giá tăng thì co lại” như thực tế đã<br /> từng xuất hiện và gần đây nhất là năm 2008. Cụ<br /> thể, theo số liệu của VFA, nếu tính theo quý, khi<br /> giá xuất khẩu gạo quý II năm 2011 ở mức đáy 465<br /> USD/tấn thì khối lượng xuất khẩu lại ở mức đỉnh<br /> 2,053 triệu tấn, chiếm 28,9% tổng khối lượng xuất<br /> khẩu cả năm. Ngược lại, khi giá quý IV đạt đỉnh<br /> 562 USD/tấn thì khối lượng xuất khẩu chỉ đạt<br /> 1,234 triệu tấn, chỉ chiếm 17,4%.<br /> <br /> 3.2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh lúa gạo<br /> VN hiện nay<br /> 3.2.2.1 Những thành tựu<br /> Xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt được một số<br /> thành tựu nổi bật như: Thực hiện đường lối, chính<br /> sách đổi mới của Đảng và nhà nước, kinh tế nông<br /> nghiệp và nông thôn nước ta đã có những bước<br /> phát triển đáng kể; Khối lượng và kim ngạch xuất<br /> khẩu gạo không ngừng tăng lên; Kết cấu chủng<br /> loại gạo xuất khẩu đã có những cải thiện nhất định<br /> trong những năm gần đây; Thị trường xuất khẩu<br /> gạo không ngừng được mở rộng; Xuất khẩu gạo<br /> góp phần quan trọng đưa đất nước vượt qua thời<br /> kỳ khó khăn, tạo sự ổn định kinh tế, chính trị, xã<br /> hội, tạo tiền đề bước vào giai đoạn phát triển mới;<br /> Xuất khẩu gạo có vai trò quan trọng đối với phát<br /> triển nông nghiệp, nông thôn; Xuất khẩu gạo tạo<br /> <br /> - Lợi ích của người nông dân trồng lúa trong<br /> chuỗi giá trị xuất khẩu gạo<br /> Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Luật và<br /> Nguyễn Đức Lộc thì tham gia vào chuỗi giá trị<br /> gạo xuất khẩu có 5 tác nhân: nông dân, thương lái,<br /> 55<br /> <br /> Tạp chí Khoa học – 2014, Quyển 3 (2), 52 - 57<br /> <br /> Trường Đại học An Giang<br /> <br /> nông nghiệp, các cơ sở chế biến, bảo quản, vận<br /> chuyển,...<br /> Thứ hai: Đổi mới cơ cấu sản xuất lúa gạo theo<br /> hướng tạo sản phẩm chất lượng cao<br /> <br /> nhà máy xay xát, nhà máy lau bóng, công ty xuất<br /> khẩu. Tổng giá trị gia tăng của 1 kg gạo xuất khẩu<br /> là 100% thì nông dân được 36,5%, thương lái<br /> 18,9%, nhà máy xay xát 12,3%, công ty xuất khẩu<br /> 28,9%. Như vậy, người nông dân trực tiếp sản<br /> xuất ra lúa gạo xuất khẩu chỉ được hưởng chưa<br /> đến 2/5 lợi ích thu được từ xuất khẩu gạo. Người<br /> nông dân là người trực tiếp sản xuất ra lúa gạo<br /> nhưng lợi ích mà họ đang nhận được là quá thấp,<br /> trong khi đó thương lái và các công ty xuất khẩu<br /> thì chỉ cần những khâu đơn giản đã có thể thu lợi<br /> gấp nhiều lần.<br /> <br /> Trong thời gian tới, Việt Nam cần phải tập trung<br /> vào một số hướng chính sau: Quy hoạch vùng sản<br /> xuất lúa gạo xuất khẩu với chất lượng cao đảm<br /> bảo cho sản phẩm đầu ra tiêu thụ nhanh chóng với<br /> mức giá có lợi; Cơ cấu lại giống lúa theo hướng<br /> nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng<br /> trong nước và xuất khẩu; Thực hiện chính sách<br /> bảo hiểm sản xuất lúa gạo để nông dân yên tâm<br /> đầu tư phát triển các loại lúa mới có chất lượng<br /> cao.<br /> <br /> Tính bền vững của xuất khẩu gạo<br /> Đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu gạo nhằm thực<br /> hiện đa mục tiêu công: An ninh lương thực; Phát<br /> triển nông thôn và phát triển kinh tế - xã hội vùng;<br /> Thương mại.<br /> <br /> Thứ ba: Phát triển mạnh công nghiệp chế biến và<br /> bảo quản<br /> Việt Nam đã bước vào giai đoạn hội nhập sâu và<br /> toàn diện vào nền kinh tế toàn cầu hóa giai đoạn<br /> thực hiện nhiều hơn, sâu hơn các cam kết khi gia<br /> nhập WTO. Sản xuất và xuất khẩu lúa gạo đứng<br /> trước những cơ hội hết sức to lớn. Đó là sự mở<br /> rộng thị trường, tiếp thu khoa học công nghệ tiên<br /> tiến trong sản xuất và chế biến gạo<br /> <br /> - Cái bẫy của kỷ lục xuất khẩu gạo về khối lượng<br /> Năm 2009, xuất khẩu gạo của Việt Nam đã vượt<br /> qua ngưỡng 6 triệu tấn/năm. Năm 2011, 2012 Việt<br /> Nam xuất khẩu gạo vượt ngưỡng 7 triệu tấn/năm.<br /> Tới hết tháng 10/2012, Việt Nam đứng đầu thế<br /> giới về khối lượng gạo xuất khẩu và vị trí này có<br /> thể duy trì hết 2012 thậm chí sang năm 2013. Tuy<br /> nhiên, chất lượng gạo xuất khẩu thấp dẫn tới giá<br /> thấp vì vậy kim ngạch xuất khẩu gạo không tăng<br /> tương xứng với sản lượng gạo xuất khẩu. Xét về<br /> kim ngạch xuất khẩu, trong số 3 quốc gia xuất<br /> khẩu gạo lớn nhất thế giới hiện nay (Việt Nam,<br /> Ấn Độ, Thái Lan) thì Việt Nam lại đứng ở hạng<br /> cuối cùng. Vì thế càng xuất khẩu nhiều gạo, tính<br /> bền vững càng không đậm nét. Vì vậy, Việt Nam<br /> không nên quá bận tâm với vị trí thứ nhất hay thứ<br /> nhì trong xuất khẩu gạo. Vì vị trí thứ nhất hay thứ<br /> nhì chưa chắc mang lại sự giàu có, sung túc mà có<br /> thể là một cái bẫy với nhiều ảo tưởng và mang lại<br /> nhiều rủi ro.<br /> <br /> Thứ tư: Xây dựng thương hiệu cho gạo xuất khẩu<br /> Một ví dụ điển hình về việc xây dựng thương hiệu<br /> lúa gạo mà Công ty Bảo vệ thực vật An Giang đã,<br /> đang làm là áp dụng mô hình cánh đồng mẫu lớn<br /> với sự liên kết chặt chẽ giữa người nông dân với<br /> nhà sản xuất, nhà khoa học đã mang lại hiệu quả<br /> cho các bên.<br /> Chuyên gia lúa gạo Đặng Đình Bích đã nói trên<br /> Đối thoại chính sách: “Để xây dựng thương hiệu<br /> lúa gạo bền vững thì thay vì với thương hiệu<br /> chung chung như hiện nay là gạo 5% tấm, 10%<br /> tấm… sẽ thay bằng thương hiệu gắn với một<br /> doanh nghiệp cụ thể để tạo nên tên tuổi cũng như<br /> chất lượng đặc trưng riêng cho từng loại gạo của<br /> từng doanh nghiệp”.<br /> <br /> 3.3 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh<br /> của xuất khẩu gạo Việt Nam<br /> Thứ nhất: Hoàn thiện cơ chế và chính sách<br /> <br /> Thứ năm: Mở rộng thị trường cả về chiều rộng lẫn<br /> chiều sâu<br /> <br /> Nhà nước phải tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách<br /> về đất đai; hoàn thiện chính sách tín dụng và đầu<br /> tư cho sản xuất lúa gạo. Bổ sung, đổi mới chính<br /> sách và giải pháp thị trường, chú trọng phát triển<br /> các ngành công nghiệp hỗ trợ trực tiếp cho sản<br /> xuất, chế biến và lưu thông lúa gạo, như sản xuất<br /> phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công cụ cơ giới<br /> <br /> Để đạt được mục tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu,<br /> tăng thị phần của gạo Việt Nam trên thị trường thế<br /> giới, nên thực hiện chiến lược đa dạng hóa thị<br /> trường với các biện pháp như giữ vững thị trường<br /> quen thuộc và truyền thống như Malaysia,<br /> Singapore, Trung Đông, Nam Phi,… Đổi mới hơn<br /> <br /> 56<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2