intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giao thoa văn hóa

Chia sẻ: Anhtuanhungnguyen Anhtuanhungnguyen | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

213
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

 Bài viết sau đây trình bày bày nét đẹp văn hóa trong ẩm thực, cách ăn uống ở Việt Nam, từ đó biết trân trọng, gìn giữ nét đẹp văn hóa của Việt Nam. Tham khảo nội dung chi tiết tài liệu để hiểu rõ hơn về các nội dung trên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giao thoa văn hóa

Trong cuốn “Người Việt cao quý”, Pazzi, một tác giả  ngoại quốc, đã ca tụng tình yêu  <br /> thương hợp nhất của người Việt Nam qua hình  ảnh chén nước mắm. Tác giả  viết: “Ý <br /> thức về  tinh thần cộng đồng và hợp nhất nơi người Việt được thểhiện rõ ràng trong <br /> chén nước mắm đặt ở giữa mâm cơm. Mắm là nón ăn phổ biến, có nhiều sinh tố, mắm  <br /> còn là thức ăn căn bản của mọi gia đình Việt Nam. Người Việt Nam khi sống ngoài đất  <br /> nước mình bao giờ cũng tưởng nhớ tới nước mắm một cách tha thiết. Chén nước mắm  <br /> không bao giờ thiếu trong các bữa ăn, hay nói cách khác, nó không thể nào thiếu được. <br /> Mọi người đều chấm chung trong một chén nước mắm, như cùng gặp nhau trong một  <br /> điểm hoà đồng”.<br /> <br /> Vì là một trong những sinh hoạt chính yếu, nên các gia đình thường thoả thuận ngầm  <br /> với nhau: Đến bữa, mọi người đều phải có mặt đông đủ, bởi vì“người đi không bực,  <br /> cho bằng người chực nồi cơm”. Cơm nấu xong, phải ăn liền tù tì khi còn nóng hổi thì <br /> mới ngon, chứ  còn kẻ  chờ  và người đợi, tới khi nguội tanh nguội ngắt, thì dù thức ăn <br /> được nấu ngon cũng trở thành dở.<br /> <br /> Khi ngồi xuống mâm cơm, ông bà hay cha mẹ thường ngồi trước, rồi sau đó mới đến <br /> con cháu. Trước khi dùng bữa, nếu là con nhà có đạo, thì người chủ  gia đình sẽ  làm  <br /> dấu Thánh Giá và cùng nhau đọc kinh Lạy Cha, để  cảm tạ  và xin Chúa thánh hoá  <br /> những của ăn sắp được hưởng dùng. Sau đó, những người dưới phải mời những người  <br /> trên. Thí dụ đứa cháu thì phải mời ông bà, cha mẹ và các anh các chị… xơi cơm. Nghi  <br /> thức này xem ra hơi bị kéo dài, nhất là đối với những gia đình đông con nhiều cháu.<br /> <br /> Khi ăn, con cháu thường nhường những miếng ngon miếng ngọt cho ông bà và cha <br /> mẹ. Thế  nhưng,  ông bà và cha mẹ  cũng thường nhường lại cho con cháu, nhất là <br /> những đứa còn nhỏ. Ngoài ra, người xưa còn nhắc nhở  chúng ta: Ăn trông nồi, ngồi  <br /> trông hướng. Có nghĩa là khi ăn phải trông xem trong nồi còn nhiều cơm hay ít, để liệu  <br /> có nên ăn thêm nữa hay thôi, cho phải phép. Còn khi muốn ngồi xuống chỗ nào, phải  <br /> trông xem cái hướng mình ngồi có gây cản trở cho ai hay không, rồi mới ngồi.<br /> <br /> Suốt ngày chúng ta làm lụng vất vả, mỗi người một việc và mỗi việc một nơi. Bởi đó, <br /> như gã đã viết  ở trên, bữa cơm phải là nơi hội tụ, phải là lúc sum họp của mọi người  <br /> trong gia đình. Nhiều khi gã thấy các bữa cơm thật tẻnhạt và rời rạc vì thiếu vắng  <br /> những khuôn mặt thân yêu, mạnh ai người  ấy ăn, còn những người khác thì lại đang  <br /> làm những việc đâu đâu. Tới giờ cơm, chúng ta hãy tạm gác bỏ  mọi công việc không <br /> mấy cần thiết ấy để  đoàn tụ, để  họp mặt.Đồng thời cố  gắng tạo cho bữa ăn một bầu  <br /> khí tươi vui, cởi mở.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Ngoài việc là lúc sum họp của gia đình, bữa ăn còn là lúc để  hướng con trẻ  cách sống, đạo <br /> đức. Dạy lớp trẻ  về  ăn uống là truyền thụ  cho chúng cả  một nền văn hóa. Trong một buổi  <br /> chuyện trò về văn hóa ẩm thực, giáo sư Trần Văn Khê bộc bạch: “Nếu đem cách ăn uống của  <br /> ta   so   với   người   Tây,   sẽ   có   những   điểm...   vượt   trội.<br /> <br /> Thứ  nhất, người Việt ta ăn toàn diện, nghĩa là ăn bằng ngũ quan. Thực phẩm chế biến ra có <br /> nhiều màu sắc. Không chỉ  trình bày đẹp mà còn có hương thơm. Cho thức ăn vào miệng ta <br /> cảm nhận được cái mềm mềm của bún, dai dai của thịt, tiếng lóc cóc của hạt đậu phụng... <br /> Chúng ta ăn bằng mắt, ngửi mùi thơm và nghe âm thanh của thức ăn rồi mới thưởng thức. Đó  <br /> gọi   là   cách   ăn   toàn   diện.<br /> <br /> Người Việt ta ăn khoa học. Khi ăn cũng là uống thuốc. Ăn làm sao cho "âm dương tương <br /> xứng, hàn nhiệt phân minh". Trong món ăn của chúng ta có cả  âm dương: món mặn thuộc <br /> dương, ngọt thuộc âm. Nước mắm bỏ chút đường, chút giấm là trong bát mắm ấy có cả  âm  <br /> lẫn dương rồi! Kho cá, kho thịt, ngoài muối ta còn cho thêm cả  đường. Thậm chí, ăn bưởi <br /> chua quá hay ăn dưa hấu ngọt quá cũng "chế" thêm chút muối cho "đậm". Người phương Tây <br /> ăn bưởi chua thì chấm với rất nhiều đường. Tôi đã từng trình diễn cách ăn bưởi theo kiểu <br /> phương Tây và kiểu ta cho nhiều người nước ngoài. Có đến 80% công nhận ăn theo cách của  <br /> Việt   Nam   rất   ngon!<br /> <br /> Người Việt Nam còn để ý sự âm dương giữa người ăn và món ăn: khi ta bị cảm lạnh, các má,  <br /> các chị thường nấu cho ta chén cháo gừng ­ cái lạnh đem cái âm vào người nên ta phải đem cái  <br /> dương để  chế  ngự. Khi cảm nóng thì ta lại được ăn cháo hành do vậy mà âm dương được  <br /> điều   hòa,   người   hết   bệnh.<br /> <br /> Đi xa hơn, người Việt còn để  ý món ăn trong môi trường. Câu "mùa hè ăn cá sông, mùa đông <br /> ăn cá biển" đã chứa trong đó sự thâm thúy về ẩm thực. Mùa hè, cá nước ngọt thấm nhiều cái  <br /> âm của nước ngọt, sẽ làm cân bằng cái dương trong cơ thể của chúng ta. Còn mùa đông khi  <br /> cơ  thể  ta thấm cái lạnh là âm, sẽ  rất tốt khi ăn cá biển ­ cá biển thấm muối biển là có cái  <br /> dương   trong   chúng.<br /> <br /> Xưa, Hải Thượng Lãn Ông đã viết hẳn quyển sách về các loại thức ăn, cái nào có âm, cái nào  <br /> có dương. Điều đó càng khẳng định tính khoa học trong cách ăn uống của người Việt ta.<br /> <br /> Thứ  ba, người Việt ăn dân chủ: không bắt người ra ăn món mà họ  không thích.  Ở  phương <br /> Tây, khi ăn món bít­tết, dù anh có  ưa hay không  ưa khoai tây rán cũng phải ăn vài lát. Còn  ở <br /> Việt   Nam,   thức   ăn   được   dọn   cả   lên   bàn,   ai   ưa   món   nào   thì   ăn   món   đó.<br /> <br /> Trong cách ăn, người Việt ta ăn tế nhị, ăn lễ phép. Câu "ăn trông nồi ngồi trông hướng" đã nói  <br /> lên tất cả điều đó. Bưng bát cơm lên người dưới phải lễ phép mời người trên, cách ngồi cũng  <br /> theo thứ tự trên dưới. Người Việt biết "nhịn miệng đãi khách". Cách ăn của ta còn là ăn cộng  <br /> đồng: không phải là cách ăn cá biệt cá nhân, mỗi người một chén cơm nhưng có một chén <br /> canh,   chén   nước   mắm...   ở   giữa.<br /> <br /> Các gia đình người Việt  ở nước ngoài đã thích nghi với fastfood. Khi nói về  ẩm thực, nhiều  <br /> bạn trẻ tỏ ra ngỡ ngàng. Họ chỉ ăn cho mau chứ không biết ăn ngon, việc nấu nướng tại nhà  <br /> đã thành xa lạ. Nếp sống gia đình truyền thống bị phá vỡ và đó là xu hướng chung. Trong khi  <br /> đó, có nhiều gia đình giàu có bắt đầu dạy con cách nấu nướng, ăn uống theo truyền thống.  <br /> Chẳng phải vì "phú quý sinh lễ  nghĩa", mà cần phải cho lớp trẻ  hiểu về sự quan trọng của <br /> ẩm thực, của bữa cơm gia đình. Vì đó là truyền thống văn hóa. Nói cho hiểu, hiểu rồi mới  <br /> quý, mới biết trân trọng những giá trị  truyền thống văn hóa ông cha để  lại. Cũng là cách giữ <br /> gìn hạnh phúc cho mái ấm gia đình".<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2