intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Sức khỏe trẻ em (Ngành: Y sỹ đa khoa - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:190

21
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Sức khỏe trẻ em (Ngành: Y sỹ đa khoa - Trung cấp) cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về nguyên nhân, yếu tố nguy cơ gây bệnh, cách chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh thường gặp và chăm sóc sức khỏe trẻ em nói chung. Đồng thời giúp người học hình thành và rèn luyện tác phong nghiêm túc, thận trọng, chính xác, khoa học trong học tập và thực hành trên lâm sàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Sức khỏe trẻ em (Ngành: Y sỹ đa khoa - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA TRƢỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: SỨC KHOẺ TRẺ EM NGÀNH: Y SỸ ĐA KHOA TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐKT ngày ..… tháng ....... năm…….. của Trường Cao đẳng Y tế Sơn La) Sơn La, năm 2020 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Thực hiện một số điều theo Thông tƣ 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 11/3/2017 của Bộ lao động, Thƣơng binh và Xã hội quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chƣơng trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp trình độ cao đẳng, Trƣờng Cao đẳng Y tế Sơn La đã tổ chức biên soạn tài liệu dạy/học một số môn cơ sở và chuyên ngành theo chƣơng trình đào tạo trình độ Cao đẳng nhằm từng bƣớc xây dựng bộ tài liệu chuẩn trong công tác đào tạo. Với thời lƣợng học tập môn học: 75 giờ, (Lý thuyết: 54 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 18 giờ; Kiểm tra: 03 giờ) Môn Sức khỏe trẻ em giảng dạy cho sịnh viên với mục tiêu: Cung cấp những kiến thức cơ bản về nguyên nhân gây bệnh, cơ chế bệnh sinh, triệu chứng điển hình, biến chứng của bệnh. Do đối tƣợng giảng dạy là Y sỹ Đa khoa nên nội dung của chƣơng trình tập trung chủ yếu vào những bệnh thƣờng gặp ở mỗi hệ cơ quan, tƣơng ứng với nội dung giảng dạy môn. Để phục vụ cho thẩm định giáo trình, nhóm biên soạn đã cập nhật kiến thức, điều chỉnh lại những nội dung sát với thực tế. Nội dung của giáo trình bao gồm các bài sau: Bài 1: Sự phát triển cơ thể của trẻ Bài 2. Đặc điểm các hệ cơ quan trẻ em Bài 3. Nuôi dƣỡng trẻ em Bài 4. Chăm sóc trẻ sơ sinh Bài 5. Nhiễm khuẩn sơ sinh Bài 6. Viêm tƣa miệng Bài 7. Vàng da tăng bilirubin Bài 8. Bệnh còi xƣơng Bài 9. Bệnh suy dinh dƣỡng Bài 10. Bệnh khô mắt do thiếu Vitamin A Bài 11. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em Bài 12. Bệnh hen phế quản Bài 13. Bệnh Thấp tim Bài 14. Xuất huyết giảm tiểu cầu Bài 15. Phòng chống bệnh tiêu chảy ở trẻ em Bài 16. Viêm cầu thận cấp Bài 17. Hội chứng thận hƣ Bài 18. Hội chứng co giật ở trẻ em Bài 19. Tiêm chủng mở rộng Bài 20. Sử dụng thuốc cho trẻ em 3
  4. Bài 21. Lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh Tô Màu bát bột (Nuôi dƣỡng trẻ) Pha DD OSR (Tiêu chảy) Theo dõi BĐTT, đo vòng cánh tay (Suy dinh dƣỡng) Ngƣời học muốn tìm hiểu sâu hơn các kiến thức chăm sóc sức khỏe trẻ em có thể sử dụng sách giáo khoa dành cho đào tạo cử nhân điều dƣỡng, bác sĩ về lĩnh vực này nhƣ: Nhi khoa cơ sở, Bài giảng bệnh học Nhi khoa. Các kiến thức liên quan đến sức khỏe trẻ em chúng tôi không đề cập đến trong chƣơng trình giảng dạy. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo và trích dẫn từ nhiều tài liệu đƣợc liệt kê tại mục Danh mục tài liệu tham khảo. Chúng tôi chân thành cảm ơn các tác giả của các tài liệu mà chúng tôi đã tham khảo. Bên cạnh đó, giáo trình cũng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Nhóm tác giả rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp, phản hồi từ quý đồng nghiệp, các bạn ngƣời học và bạn đọc. Trân trọng cảm ơn./. Sơn La, ngày tháng năm 2020 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: ThS. BS. Tòng Thị Thanh 2. Thành viên: ThS. Hoàng Thị Thuý Hà 4
  5. MỤC LỤC Trang LỜI GIỚI THIỆU ......................................................................................................................... 3 MỤC LỤC .................................................................................................................................... 5 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC ........................................................................................................... 6 BÀI 1: SỰ PHÁT TRIỂN CƠ THỂ CỦA TRẺ ......................................................................... 13 BÀI 2. ĐẶC ĐIỂM CÁC HỆ CƠ QUAN TRẺ EM .................................................................. 31 BÀI 3. NUÔI DƢỠNG TRẺ EM ............................................................................................... 46 BÀI 4: CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH .......................................................................................... 53 BÀI 5: NHIỄM KHUẨN SƠ SINH ........................................................................................... 60 BÀI 6. VIÊM TƢA MIỆNG....................................................................................................... 67 BÀI 7. VÀNG DA DO TĂNG BILIRUBIN .............................................................................. 72 BÀI 8: BỆNH CÕI XƢƠNG ...................................................................................................... 80 BÀI 9: BỆNH SUY DINH DƢỠNG.......................................................................................... 86 BÀI 10. BỆNH KHÔ MẮT DO THIẾU VITAMIN A .............................................................. 95 BÀI 11. NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ EM ................................................. 101 BÀI 12. BỆNH HEN PHẾ QUẢN ........................................................................................... 111 BÀI 13. BỆNH THẤP TIM ...................................................................................................... 118 BÀI 14. XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU ........................................................................... 127 BÀI 15. PHÕNG CHỐNG BỆNH TIÊU CHẢY Ở TRẺ EM ................................................. 133 BÀI 16. VIÊM CẦU THẬN CẤP ............................................................................................ 144 BÀI 17. HỘI CHỨNG THẬN HƢ ........................................................................................... 151 BÀI 18. HỘI CHỨNG CO GIẬT Ở TRẺ EM ......................................................................... 157 BÀI 19: TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG ....................................................................................... 164 BÀI 20: CÁCH DÙNG THUỐC CHO TRẺ EM ..................................................................... 172 BÀI 21: LỒNG GHÉP CHĂM SÓC TRẺ BỆNH ................................................................... 183 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 190 5
  6. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 1. Tên môn học: Sức khỏe trẻ em 2. Mã môn học: 430128 Thời gian thực hiện môn học: 75 giờ, (Lý thuyết: 54 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 18 giờ; Kiểm tra: 03 giờ) 3. Vị trí, tính chất của môn học: 3.1. Vị trí: Giáo trình dành cho ngƣời học trình độ y sỹ đa khoa tại trƣờng Cao đẳng Y tế Sơn La. 3.2. Tính chất: Giáo trình cung cấp kiến thức, kỹ năng và năng lực tự chủ và trách nhiệm cho ngƣời học liên quan đến sức khoẻ trẻ em, gồm có: nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng, hƣớng điều trị và chăm sóc các bệnh lý nhi khoa thƣờng gặp. Qua đó, ngƣời học đang học tập tại trƣờng sẽ: (1) có bộ giáo trình phù hợp với chƣơng trình đào tạo của trƣờng; (2) dễ dàng tiếp thu cũng nhƣ vận dụng các kiến thức và kỹ năng đƣợc học vào môi trƣờng học tập và thực tế lâm sàng. 3.3. Ý nghĩa và vai trò của môn học: Sức khoẻ trẻ em là môn học chuyên môn ngành nghề cung cấp cho ngƣời học các kiến thức cơ bản về nguyên nhân, yếu tố nguy cơ gây bệnh, cách chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh thƣờng gặp và chăm sóc sức khỏe trẻ em nói chung. Đồng thời giúp ngƣời học hình thành và rèn luyện tác phong nghiêm túc, thận trọng, chính xác, khoa học trong học tập và thực hành trên lâm sàng. 4. Mục tiêu môn học: 4.1. Về kiến thức: A1. Trình bày và phân tích đƣợc nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng hƣớng điều trị các bệnh nhi khoa thƣờng gặp. A2. Trình bày đƣợc những kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khoẻ trẻ em. 4.2. Về kỹ năng: B1. Vận dụng đƣợc kiến thức chẩn đoán, điều trị bệnh thƣờng gặp ở trẻ em và giáo dục ngƣời nhà bệnh nhi cách chăm sóc sức khoẻ trẻ em. B2. Vận dụng đƣợc các kiến thức đã học vào thực hành lâm sàng. 4.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: C1. Thể hiện đƣợc năng lực tự học, tự nghiên cứu trong học tập. C2. Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân, sự chính xác trong công tác chuyên môn sau này. 5. Nội dung của môn học 5.1. Chƣơng trình khung 6
  7. THỜI GIAN HỌC TẬP (GIỜ) Trong đó Số Mã môn Thực hành/ TÊN MÔN HỌC tín Tổng học thực tập/ chỉ số Lý Thi/ thí nghiệm/ Kiểm thuyết bài tập/thảo tra luận I Các môn học chung 11 210 85 112 13 210101 Chính trị 2 30 22 6 2 210102 Ngoại ngữ 3 60 30 28 2 210103 Tin học 1 30 0 28 2 210104 Giáo dục thể chất 1 30 3 24 3 210105 Giáo dục QP- An ninh 3 45 19 23 3 210106 Pháp luật 1 15 11 3 1 II Các môn học chuyên môn 82 2.130 572 1479 79 II.1 Môn học cơ sở 14 240 142 82 16 210107 Giải phẫu – Sinh lý 5 90 58 26 6 210108 Vi sinh – Ký sinh trùng 2 30 28 0 2 210109 Dƣợc lý 4 60 28 28 4 Điều dƣỡng cơ bản – Kỹ 3 60 28 28 4 210110 thuật điều dƣỡng II.2 Môn học chuyên môn 55 1.635 308 1277 50 210111 Lâm sàng KTĐD 2 90 86 4 210112 Bệnh Nội khoa 5 75 40 32 3 210113 Bệnh Ngoại khoa 4 60 34 23 3 210114 Sức khỏe trẻ em 5 75 54 18 3 210115 Sức khỏe sinh sản 5 90 50 36 4 210116 Bệnh truyền nhiễm, xã hội 5 75 72 3 7
  8. 210117 Y học cổ truyền 3 60 29 26 5 210118 Phục hồi chức năng 2 30 29 0 1 210119 Lâm sàng BH Nội V1 2 90 88 2 210120 Lâm sàng BH Ngoại V1 2 90 88 2 210121 Lâm sàng BH SKSS V1 2 90 88 2 210122 Lâm sàng BH SKTE V1 2 90 88 2 Lâm sàng BH Truyền 2 90 88 2 210123 nhiễm 210124 Lâm sàng BH Nội V2 2 90 88 2 210125 Lâm sàng BH Ngoại V2 2 90 88 2 210126 Lâm sàng BH SKSS V2 2 90 88 2 210127 Lâm sàng BH SKTE V2 2 90 88 2 210128 Lâm sàng Y học cổ truyền 2 90 88 2 210129 Thực hành nghề nghiệp 4 180 0 176 4 II.3 Môn học tự chọn 13 255 122 120 13 210130 Vệ sinh phòng bệnh 2 30 23 5 2 210131 Y tế cộng đồng 2 30 28 2 Kỹ năng giao tiếp và 3 45 28 14 3 210132 GDSK 210133 Tổ chức và quản lý y tế 2 30 28 0 2 Dinh dƣỡng - Vệ sinh an 2 30 15 13 2 210134 toàn thực phẩm 210135 Thực tế cộng đồng 2 90 88 2 Tổng cộng 93 2.340 657 1591 92 5.2. Chƣơng trình chi tiết môn học Số Tên bài học Thời gian (giờ) 8
  9. TT TH, TN Tổng Lý Bài tập, Kiểm số thuyết thảo luận (cả lớp) tra 1 Bài 1: Sự phát triển cơ thể của 4 4 trẻ 2 Bài 2. Đặc điểm các hệ cơ quan 4 4 trẻ em 3 Bài 3. Nuôi dƣỡng trẻ em 4 4 4 Bài 4. Chăm sóc trẻ sơ sinh 2 2 5 Bài 5. Nhiễm khuẩn sơ sinh 2 2 6 Bài 6. Viêm tƣa miệng 2 2 7 Bài 7. Vàng da tăng bilirubin 2 2 8 Bài 8. Bệnh còi xƣơng 2 2 9 Bài 9. Bệnh suy dinh dƣỡng 2 2 10 Bài 10. Bệnh khô mắt do thiếu 2 2 Vitamin A 11 Bài 11. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp 5 3 1 1 tính ở trẻ em 12 Bài 12. Bệnh hen phế quản 2 2 13 Bài 13. Bệnh Thấp tim 4 4 14 Bài 14. Xuất huyết giảm tiểu cầu 2 2 15 Bài 15. Phòng chống bệnh tiêu 5 3 1 1 chảy ở trẻ em 16 Bài 16. Viêm cầu thận cấp 2 2 17 Bài 17. Hội chứng thận hƣ 2 2 18 Bài 18. Hội chứng co giật ở trẻ 4 4 em 19 Bài 19. Tiêm chủng mở rộng 3 3 20 Bài 20. Sử dụng thuốc cho trẻ 2 2 9
  10. em 21 Bài 18. Lồng ghép chăm sóc trẻ 10 1 8 1 bệnh Thực hành 1 Tô Màu bát bột (Nuôi dƣỡng trẻ) 2 2 2 Pha DD OSR (Tiêu chảy) 2 2 3 Theo dõi BĐTT, đo vòng cánh 4 4 tay (Suy dinh dƣỡng) Tổng 75 54 10 8 3 6. Điều kiện thực hiện môn học: 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 6.2. Trang thiết bị dạy học: Máy vi tính, máy chiếu projector, phấn, bảng. 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phƣơng tiện: Giáo trình, bài tập tình huống. 6.4. Các điều kiện khác: mạng Internet. 7. Nội dung và phƣơng pháp đánh giá: 7.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, ngƣời học cần: + Nghiên cứu bài trƣớc khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lƣợng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Phƣơng pháp: 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành k m theo Thông tƣ số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trƣởng Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội. - Hƣớng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trƣờng Cao đẳng Y tế Sơn La nhƣ sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thƣờng xuyên (Hệ số 1) 40% 10
  11. + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 7.2.2. Phƣơng pháp đánh giá Phƣơng pháp Phƣơng pháp Hình thức Chuẩn đầu ra Số Thời điểm đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột kiểm tra Thƣờng xuyên Viết/ Tự luận/ A1, A2, 1 Sau 29 giờ. Thuyết trình B1, B2, C1, C2 (sau khi học xong bài 10) Định kỳ Viết/ Tự luận/ A1, A2, 2 Sau 57giờ Thuyết trình Bài tập B1, B2, (sau khi học xong bài 20, bài 26) Kết thúc môn Viết Tự luận cải A1, A2, 1 Sau 75 giờ học tiến B1, B2, C1, C2 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học đƣợc chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tƣơng ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân. 8. Hƣớng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi, đối tƣợng áp dụng: Môn học đƣợc áp dụng cho đối tƣợng Y sỹ Đa khoa hệ chính quy học tập tại Trƣờng CĐYT Sơn La. 8.2. Phƣơng pháp giảng dạy, học tập môn học 8.2.1. Đối với ngƣời dạy + Lý thuyết: Thuyết trình, động não, thảo luận nhóm, làm việc nhóm, giải quyết tình huống. + Thực hành, bài tập: Thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, đóng vai. + Hƣớng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trƣởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 8.2.2. Đối với ngƣời học: Ngƣời học phải thực hiện các nhiệm vụ nhƣ sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trƣớc khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ đƣợc cung cấp nguồn trƣớc khi ngƣời học vào học môn học này (trang web, thƣ viện, tài liệu...) 11
  12. - Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết. Nếu ngƣời học vắng >30% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới đƣợc tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: là một phƣơng pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 ngƣời học sẽ đƣợc cung cấp chủ đề thảo luận trƣớc khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi ngƣời học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thƣờng xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Tài liệu tham khảo: 1. Bộ môn Nhi, Trƣờng Đại học Y Hà Nội (2009), Bài giảng Nhi khoa, tập I, NXB Y học, Hà Nội. 2. Bộ môn Nhi, Trƣờng Đại học Y Hà Nội (2009), Bài giảng Nhi khoa, tập II, NXB Y học, Hà Nội. 3. Bộ Y tế (2019), Hướng dẫn xử trí lồng ghép các bệnh thường gặp ở trẻ em, NXB y học, Hà Nội. 4. Bệnh viện Nhi đồng 1 (2017), Phác đồ điều trị Nhi khoa, phần ngoại trú, NXB Y học. 5. Nguyễn Ngọc Sáng (2018), Viêm cầu thận cấp trẻ em, Sách chuyên khảo, NXB Y học. 12
  13. BÀI 1: SỰ PHÁT TRIỂN CƠ THỂ CỦA TRẺ  GIỚI THIỆU BÀI 1 Bài 1 là bài giới thiệu tổng quan về giới thiệu các thời kỳ hình thành và phát triển của trẻ qua các giai đoạn, biết đƣợc các đặc điểm sinh lý, bệnh lý và cách phòng chống một số bệnh thƣờng gặp trong các thời kỳ phát triển. Đồng thời giúp ngƣời học vận dụng đƣợc kiến thức để giáo dục cho ngƣời nuôi dƣỡng trẻ về cách chăm sóc trẻ em.  MỤC TIÊU BÀI 1 Sau khi học xong bài này, ngƣời học có khả năng:  Về kiến thức: - Trình bày đƣợc đặc điểm và cách chăm sóc cho trẻ em trong từng thời kỳ phát triển. - Mô tả đƣợc sự phát triển tinh thần, vận động của trẻ qua từng lứa tuổi.  Về kỹ năng: - Vận dụng các kiến thức trong bài học đánh giá đƣợc sự phát triển thể chất và phân tích đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển thể chất của trẻ em. - Vận dụng những kiến thức đã học vào việc chăm sóc, nuôi dƣỡng, giáo dục và phòng bệnh cho trẻ em  Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Chủ động học tập nghiêm túc việc tự học, nghiên cứu tài liệu sự phát triển cơ thể của trẻ. - Có tinh thần trách nhiệm trong công tác chuyên môn và trong thực tập lâm sàng.  PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1 - Đối với ngƣời dạy: sử dụng phƣơng pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu ngƣời học thực hiện câu hỏi thảo luận bài 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với ngƣời học: chủ động đọc trƣớc giáo trình (Bài 1) trƣớc buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho ngƣời dạy đúng thời gian quy định.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chƣơng trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có  KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1 - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức 13
  14.  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phƣơng pháp kiểm tra đánh giá:  Điểm kiểm tra thường xuyên: Không có  Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có 14
  15. NỘI DUNG BÀI 1. 1. Các thời kỳ tuổi trẻ 1.1. Thời kỳ phát triển trong tử cung 1.1.1. Giới hạn: Từ lúc trứng đƣợc thụ tinh cho đến khi trẻ ra đời, trung bình là 270 - 280 ngày. Thời kỳ này đƣợc chia ra 2 giai đoạn: - Giai đoạn phát triển phôi thai: 3 tháng đầu. - Giai đoạn phát triển thai nhi: 6 tháng cuối. 1.1.2. Đặc điểm sinh lý - 3 tháng đầu là thời kỳ hình thành các phủ tạng và tạo dáng thai nhi - 6 tháng cuối là thời kỳ phát triển thai nhi. Đây là thời kỳ thai nhi lớn rất nhanh về khối lƣợng và hoàn thiện dần về chức năng của các cơ quan. - Sự hình thành và phát triển thai nhi hoàn toàn phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ (thể chất, tinh thần, xã hội và bệnh tật) của ngƣời mẹ. 1.1.3. Đặc điểm bệnh lý - Trong 3 tháng đầu của thời kỳ mang thai, nếu ngƣời mẹ bị nhiễm virus nhƣ cúm, cận cúm, rubeole, adenovirus hoặc sử dụng một số thuốc chống ung thƣ, thuốc kháng sinh (tetracyclin), thuốc an thần (gacdenal)…có thể sẽ gây rối loạn quá trình hình thành thai nhi, dẫn đến quái thai hoặc các dị tật bẩm sinh nhƣ: sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh, lộ bàng quang, tịt hậu môn vv... - 6 tháng cuối của thời kỳ mang thai là giai đoạn phát triển thai nhi nếu ngƣời mẹ ăn uống kém, lao động nặng, bị ngã hoặc bị các bệnh mạn tính sẽ gây nên các bệnh nhƣ suy dinh dƣỡng bào thai, thai chết lƣu, đẻ non, đẻ yếu vv... 1.1.4. Chăm sóc và quản lý thai nghén Để tạo điều kiện cho thai nhi phát triển tốt, cần hƣớng dẫn cho bà mẹ: - Ăn uống đầy đủ, cân đối các chất đạm, đƣờng, mỡ, vitamin và muối khoáng, trong đó cần đặc biệt chú ý đến chất đạm - Nghỉ ngơi và lao động hợp lý, tránh lao động nặng, té ngã, nhất là trong 3 tháng cuối của thời kỳ thai nghén - Tập thể dục phù hợp nhƣ đi bộ nhẹ nhàng, tinh thần thoải mái. - Không tiếp xúc với các chất độc hại: Thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thủy ngân; không dùng các loại thuốc: tetracyclin, thuốc phiện, thuốc lá, thuốc chống ung thƣ, thuốc an thần (gacdenal)… - Phòng tránh các bệnh lây do virus nhƣ cúm, cận cúm, rubeole, adenovirus sốt phát ban, các bệnh ký sinh trùng nhất là trong 3 tháng đầu của thời kỳ thai nghén. - Đi khám thai định kỳ, ít nhất 3 lần trong suốt thời kỳ thai nghén. Tiêm phòng uốn ván đủ 1.2. Thời kỳ sơ sinh 1.2.1. Giới hạn: Từ lúc trẻ ra đời cho đến khi trẻ tròn 4 tuần lễ. 1.2.2. Đặc điểm sinh lý 15
  16. - Thời kỳ thích nghi của cơ thể với cuộc sống bên ngoài tử cung, đƣợc thể hiện bằng các hiện tƣợng: - Trẻ bắt đầu thở bằng phổi - Vòng tuần hoàn chính thức hoạt động - Bộ máy tiêu háo bắt đầu làm việc: trẻ biết ngậm bắt vú, mút và nuốt khi cho bú. ống tiêu hóa có nhiệm vụ tiêu hóa và hấp thụ sữa mẹ. - Hệ thần kinh chƣa hoàn chỉnh, cho nên trẻ ngủ suốt ngày. - Một số hiện tƣợng sinh lý xảy ra trong thời kỳ này là: Đỏ da sinh lý, vàng da sinh lý, bong da sinh lý, sụt cân sinh lý, giảm chiều cao sinh lý, tăng trƣơng lực cơ sinh lý, rụng rốn, ỉa phân su, thân nhiệt không ổn định. 1.2.3. Đặc điểm bệnh lý - Do cơ thể của trẻ rất non yếu cho nên trẻ dễ bị bệnh và bệnh thƣờng diễn biến nặng, dễ dẫn đến tử vong. - Đứng đầu về bệnh tật trong lứa tuổi sơ sinh là các bệnh nhiễm trùng nhƣ viêm rốn, uốn ván rốn, viêm da, viêm phổi, nhiễm trùng máu và các bệnh nhiễm trùng khác. - Đứng thứ hai là các bệnh do rối loạn quá trình hình thành và phát triển thai nhi: quái thai, đẻ non, các dị tật bẩm sinh nhƣ sứt môi, hở vòm miệng, tịt hậu môn, lộ bàng quang, tim bẩm sinh vv... - Sau cùng là các bệnh liên quan đến quá trình sinh đẻ nhƣ: ngạt, sang chấn nhƣ bƣớu huyết thanh, gãy xƣơng, chảy máu não - màng não vv... 1.2.4. Chăm sóc và nuôi dưỡng - Cho trẻ bú ngay sau đẻ càng sớm càng tốt. Hƣớng dẫn cho bà mẹ cách cho trẻ bú đúng (xem phần nuôi con bằng sữa mẹ) - Giữ vệ sinh cho trẻ sơ sinh: Rốn, da, tã lót sạch sẽ. - Giữ ấm cho trẻ về mùa lạnh, thoáng mát về mùa nóng. - Giáo dục bà mẹ về chế độ ăn của mẹ và con, cho trẻ uống Vitamin K liều dự phòng xuất huyết não - màng não. - Hƣớng dẫn để bà mẹ đƣa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch. - Hƣớng dẫn cho các bà mẹ biết theo dõi các hiện tƣợng sinh lý của trẻ và biết khi nào phải đƣa trẻ đi khám. 1.3. Thời kỳ bú mẹ 1.3.1. Giới hạn: Từ khi trẻ đƣợc 4 tuần lễ cho đến khi trẻ đƣợc 12 tháng tuổi. 1.3.2. Đặc điểm sinh lý - Trẻ lớn rất nhanh: cuối năm trọng lƣợng của trẻ tăng gấp 3 lần, chiều cao tăng gấp rƣỡi, vòng đầu tăng thêm 35% so với lúc trẻ ra đời. - Cơ quan tiêu hoá động yếu so với nhu cầu dinh dƣỡng của trẻ. - Khả năng miễn dịch còn yếu. - Hệ thần kinh cao cấp hình thành và hoạt động, trẻ phát triển nhanh về tâm 16
  17. thần và vận động. 1.3.3. Đặc điểm bệnh lý - Trẻ dễ bị rối loạn tiêu hoá, ỉa chảy, suy dinh dƣỡng và còi xƣơng. - Trẻ hay bị các bệnh lây: sởi, ho gà, thuỷ đậu (trên 6 tháng). 1.3.4. Chăm sóc và nuôi dưỡng - Giáo dục để bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, cho trẻ bú theo nhu cầu. - Hƣớng dẫn bà mẹ cho trẻ ăn bổ sung đúng phƣơng pháp. - Tiêm chủng đầy đủ theo đúng lịch. 1.4. Thời kỳ răng sữa 1.4.1. Giới hạn: Từ khi trẻ 1 tuổi cho đến 6 tuổi và chia ra 2 giai đoạn: - Tuổi vƣờn trẻ: từ 1 - 3 tuổi. - Tuổi mẫu giáo: từ 4 - 6 tuổi. 1.4.2. Đặc điểm sinh lý - Trẻ lớn chậm hơn, chức năng các bộ phận đƣợc hoàn thiện dần. - Phát triển nhanh về vận động, có khả năng phối hợp động tác khéo léo hơn. - Hệ thống thần kinh cao cấp phát triển mạnh: 1-2 tuổi trẻ mới tập nói, 3 tuổi trẻ nói sõi, 4 tuổi trẻ biết hát và thuộc nhiều bài thơ, lúc 6 tuổi trẻ bắt đầu đi học. - Trẻ hiếu động, ham thích tìm hiểu môi trƣờng xung quanh, thích tiếp xúc với bạn b và ngƣời lớn, trẻ hay bắt chƣớc, vì vậy những hành vi xấu, tốt của ngƣời lớn đều ảnh hƣởng đến tính tình, nhân cách của trẻ 1.4.3. Đặc điểm bệnh lý - Do tiếp xúc rộng rãi với môi trƣờng xung quanh, cho nên trẻ dễ mắc các bệnh lây nhƣ cúm, sởi, ho gà, bạch hầu, bại liệt, lao, bệnh giun. - Trẻ 1-3 tuổi hay bị các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, tiêu chảy. - Trẻ 3 - 6 tuổi, do hệ thống đáp ứng miễn dịch đã phát triển, cho nên dễ bị các bệnh dị ứng hay nhiễm trùng - dị ứng nhƣ: mẩn ngứa, hen, viêm cầu thận cấp, thận nhiễm mỡ. 1.4.4. Chăm sóc và giáo dục Chăm sóc và giáo dục ở lứa tuổi này có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành nhân cách của trẻ sau này: - Giáo dục cho trẻ có ý thức vệ sinh nhƣ rửa tay trƣớc khi ăn, không ăn những gì đã rơi xuống đất, vệ sinh sau khi đại tiểu tiện, không chơi ở nơi bẩn bụi, thƣờng xuyên tắm rửa, giữ gìn áo quần sạch sẽ... - Tạo điều kiện để trẻ hoạt động vui chơi ngoài trời - Hƣớng dẫn trẻ cách mặc quần áo, đi giầy dép đúng theo mùa - Cách ly sớm các cháu bị bệnh 17
  18. - Hƣớng dẫn mẹ, ngƣời trông giữ trẻ về cách phòng tránh tai nạn tại nhà: ngã, bỏng nƣớc sôi, điện giật, chết đuối. 1.5. Thời kỳ thiếu niên 1.5.1. Giới hạn: Từ khi trẻ đƣợc 6 tuổi cho đến 15 tuổi, chia ra 2 giai đoạn: - Tiểu học: Từ 6 - 12 tuổi. - Tiền dậy thì 12 - 15 tuổi. 1.5.2. Đặc điểm sinh lý - Cấu tạo và chức năng các bộ phận đã hoàn chỉnh. - Trí tuệ của trẻ phát triển rất nhanh: Trẻ có khả năng tiếp thu học đƣờng, tƣ duy, sáng tạo và ứng xử khéo léo. - Tâm sinh lý giới tính phát triển rõ rệt. - Răng vĩnh viễn thay thế dần răng sữa. - Hệ thống cơ phát triển mạnh. - Trẻ từ 6 - 7 tuổi phát triển nhanh về chiều cao. - Trẻ từ 8 - 12 tuổi phát triển rất chậm về chiều cao - Trẻ từ 13 - 18 tuổi chiều cao lại bắt đầu lớn rất nhanh. 1.5.3. Đặc điểm bệnh lý - Bệnh lý ở lứa tuổi này gần giống ngƣời lớn. - Trẻ hay bị các bệnh nhiễm trùng - dị ứng nhƣ thấp tim, hen, viêm họng, viêm amydal. - Trẻ có thể bị các bệnh do sai lầm về tƣ thế khi ngồi học nhƣ gù, vẹo cột sống, cận thị. 1.5.4. Giáo dục phòng bệnh - Giáo dục cho trẻ làm tốt vệ sinh răng miệng, tránh nhiễm lạnh. - Phát hiện sớm bệnh viêm họng, thấp tim để điều trị kịp thời. - Hƣớng dẫn trẻ ngồi học đúng tƣ thế, bàn ghế trong nhà trƣờng phải có kích cỡ phù hợp với từng lứa tuổi. - Phát hiện những trẻ bị cận thị, điếc để đeo kính hoặc đeo máy nghe giúp cho trẻ học tập tốt. 1.6. Thời kỳ dậy thì 1.6.1. Giới hạn: Giới hạn của thời kỳ dậy thì không cố định mà phụ thuộc vào giới và môi trƣờng xã hội - Trẻ gái, tuổi dậy thì đến sớm hơn, thƣờng bắt đầu từ 13 - 14 tuổi, kết thúc lúc 18 tuổi. - Trẻ trai, tuổi dậy thì đến muộn hơn, thƣờng bắt đầu từ 15 - 16 tuổi, kết thúc lúc 19 - 20 tuổi. 1.6.2. Đặc điểm sinh lý 18
  19. - Trẻ lớn rất nhanh. - Biến đổi nhiều về tâm sinh lý. - Hoạt động của các tuyến nội tiết, nhất là tuyến sinh dục chiếm ƣu thế. - Chức năng của cơ quan sinh dục đã trƣởng thành. 1.6.3. Đặc điểm bệnh lý - Trẻ em ở lứa tuổi này rất ít bị các bệnh nhiễm khuẩn. - Lứa tuổi này có tỷ lệ tử vong thấp nhất. - Trẻ dễ bị các rối loạn về tâm thần và tim mạch. - Thƣờng phát hiện thấy những dị tật ở cơ quan sinh dục. - Biểu hiện lâm sàng của các bệnh ở lứa tuổi này cũng giống nhƣ ở ngƣời lớn. 1.6.4. Giáo dục sức khoẻ - Cần giáo dục để trẻ biết yêu thể dục thể thao, rèn luyện thân thể, góp phần cho cơ thể phát triển tốt, cân đối. - Giáo dục giới tính, quan hệ nam nữ lành mạnh. - Đề phòng các bệnh do quan hệ tình dục, do nghiện hút gây nên. 2. Sự phát triển về thể chất của trẻ em 2.1. Sự phát triển về cân nặng 2.1.1. Cân nặng của trẻ mới đẻ - Trung bình: 2,8-3kg. - Nếu dƣới 2,5kg là đẻ non, đẻ yếu hoặc suy dinh dƣỡng trong bào thai. - Nếu từ 4 kg trở lên là trẻ quá to. 2.1.2. Cân nặng của trẻ trong năm đầu - Trong năm đầu, trọng lƣợng của trẻ tăng rất nhanh: 6 tháng trọng lƣợng tăng gấp đôi và cuối năm trọng lƣợng tăng gấp 3 lần so với lúc đẻ. - Trong 6 tháng đầu, trung bình mỗi tháng trẻ tăng đƣợc 600g, do vậy ta có thể ƣớc tính cân nặng của trẻ theo công thức sau: P = P đẻ + 600 . n Trong đó: P: Là trọng lƣợng của trẻ. n: Là tháng tuổi của trẻ. Pđẻ: Là trọng lƣợng của trẻ lúc đẻ. (tính bằng gam) 600: Là trọng lƣợng (tính bằng gam) tăng trung bình mỗi tháng. - Sáu tháng cuối, trọng lƣợng của trẻ tăng chậm hơn, trung bình mỗi tháng tăng đƣợc 400g. Do vậy ta có thể ƣớc tính cân nặng của trẻ theo công thức sau: 19
  20. P = P đẻ + 3600 + 400 x ( n – 6) Trong đó: P: Là trọng lƣợng của trẻ. P đẻ: Là trọng lƣợng của trẻ lúc đẻ. n: Là tháng tuổi của trẻ. 3600: Là trọng lƣợng (tính bằng gam) của trẻ tăng thêm trong 6 tháng đầu 400: Là trọng lƣợng (tính bằng gam) tăng trung bình mỗi tháng 2.1.3. Cân nặng của trẻ trên 1 tuổi - Từ sau 1 tuổi đến 9 tuổi, cân nặng của trẻ tăng chậm hơn, trung bình mỗi năm tăng thêm 1,5 kg. Có thể tính gần đúng cân nặng của trẻ trên 1 tuổi đến 9 tuổi theo công thức sau: P = 9kg + 1,5kg . (N -1) Trong đó; P: Là trọng lƣợng của trẻ trên 1 tuổi tính bằng kg. 9kg: Là trọng lƣợng của trẻ 1 tuổi. 1,5kg: Là trọng lƣợng tăng thêm mỗi năm. N: Là số tuổi của trẻ. - Từ 10 – 15 tuổi, cân nặng của trẻ tăng nhanh hơn, trung bình mỗi năm tăng them 4 kg. Do vậy có thể tính gần đúng cân nặng của trẻ theo công thức sau: P = 21kg + 4.(N - 9) 2.2. Sự phát triển chiều cao 2.2.1. Chiều cao của trẻ mới đẻ - Trung bình 48-50 cm. - Dƣới 45 cm là đẻ non. 2.2.2. Chiều cao của trẻ dưới 1 tuổi Trong năm đầu chiều cao của trẻ tăng thêm đƣợc 24-25 cm - Quý I, mỗi tháng tăng đƣợc 3,5 cm. - Quý II, mỗi tháng tăng đƣợc 2 cm. - Quý III, mỗi tháng tăng đƣợc 1,5 cm. - Quý IV, mỗi tháng tăng đƣợc 1 cm. - Nhƣ vậy lúc 1 tuổi, chiều cao của trẻ khoảng 75 cm. 2.2.3. Chiều cao của trẻ trên 1 tuổi 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2