intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thiết bị điện gia dụng (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới và Thủy lợi (Năm 2017)

Chia sẻ: Đàm Tuyết Hạ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:55

13
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Thiết bị điện gia dụng (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Trung cấp) được ban hành kèm theo quyết định số 742 ngày 01 tháng 12 năm 2017. Giáo trình kết cấu gồm 3 bài, cung cấp cho học viên kiến thức về thiết bị cấp nhiệt, động cơ điện gia dụng, các loại đèn gia dụng và trang trí,... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thiết bị điện gia dụng (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới và Thủy lợi (Năm 2017)

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ GIỚI VÀ THỦY LỢI GIÁO TRÌNH THIẾT BỊ ĐIỆN GIA DỤNG NGHỀ: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo quyết định số 742 ngày 01 tháng 12 năm 2017) NĂM 2017 0
  2. Bài 1: THIẾT BỊ CẤP NHIỆT .........................................................................................2 1.1 KHÁI NIỆM CHUNG ..................................................................................................... 2 1.2. BÀN ỦI ĐIỆN. ................................................................................................................ 3 1.2.1 Cấu tạo và nguyên lý ................................................................................................ 3 1.2.2. Hư hỏng và cách sửa chữa. ...................................................................................... 6 1.3. NỒI CƠM ĐIỆN. ........................................................................................................... 7 1.3.1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động ............................................................................... 7 1.3.2. Hư hỏng và cách sủa chữa ...................................................................................... 11 1.4. BẾP ĐIỆN. .................................................................................................................... 14 1.4.1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động: ............................................................................ 14 1.4.2. Hư hỏng và cách sửa chữa. ..................................................................................... 15 1.5. Bình nước nóng. ............................................................................................................ 15 1.5.1 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động .............................................................................. 15 1.5.2 Hư hỏng và cách sửa chữa ....................................................................................... 15 1.6. Bếp từ ............................................................................................................................ 16 1.6.1 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động ......................................................................... 16 1.6.2 Hư hỏng và cách sửa chữa .................................................................................. 20 1.7. Lò vi sóng ...................................................................................................................... 20 1.7.1 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động .............................................................................. 20 1.7.2 Hư hỏng và cách sửa chữa .................................................................................. 21 Bài 2: Động cơ điện gia dụng ........................................................................................23 2.1 Khái niệm chung............................................................................................................. 23 2.2 Động cơ một pha kiểu điện dung.................................................................................... 23 2.2.1. Cấu tạo và Nguyên lý ............................................................................................. 23 2.2.2. Cách đấu dây .......................................................................................................... 25 2.2.3. Hư hỏng và cách sửa chữa ...................................................................................... 26 2.3. Động cơ điện một Pha kiểu vòng ngắn mạch ................................................................ 30 2.3.1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động ............................................................................. 30 2.3.2. Cách đấu dây .......................................................................................................... 30 2.3.3. Hư hỏng và cách sửa chữa ...................................................................................... 31 BÀI 3: CÁC LOẠI ĐÈN GIA DỤNG VÀ TRANG TRÍ .............................................39 3.1. Khái niệm chung............................................................................................................ 39 3.2. Đèn sợi đốt..................................................................................................................... 39 3.2.1. Cấu tạo và Nguyên lý ............................................................................................. 39 3.2.2. Lắp đặt mạch đèn tròn ............................................................................................ 40 3.2.3. Hư hỏng và cách sửa chữa ...................................................................................... 42 3.3. Đèn huỳnh quang ........................................................................................................... 43 3.3.1. Cấu tạo và Nguyên lý ............................................................................................. 43 3.3.2. Lắp đặt mạch đèn huỳnh quang .............................................................................. 46 3.3.3. Hư hỏng và cách sửa chữa ...................................................................................... 49 3.4. Đèn thủy ngân cao áp .................................................................................................... 50 3.4.1. Cấu tạo và Nguyên lý ............................................................................................. 50 3.4.2. Lắp đặt mạch đèn thủy ngân ................................................................................... 52 3.4.3. Hư hỏng và cách sửa chữa ...................................................................................... 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................54
  3. Bài 1: THIẾT BỊ CẤP NHIỆT 1.1 KHÁI NIỆM CHUNG - Trong đời sống cũng như trong sản xuất yêu cầu về sử dụng nhịêt năng rất lớn. Trong các ngành công nghiệp khác nhau, nhiệt năng dùng để nung, sấy, nhiệt luyện nấu chảy các chất cũng như là một yêu cầu không thể thiếu . Nguồn nhiệt năng này được chuyển từ điện năng qua các lò điện là phổ biến, rất thuận tiện, rễ tự đọng hoá điều chỉnh nhiệt đọ trong lò điện. - Trong sinh hoạt đời sống, nhiệt năng chủ yếu dùng để đun, nấu, nướng nguồn nhiệt năng cũng được chuyển từ điện năng qua các bàn là điện, bếp, nồi cơm điện, bình nóng lạnh ...đây là nguồn năng lượng sạch không ảnh hưởng tới môi trường sống, sử dụng thuận tiện rễ ràng. - Biến đổi điện năng thành nhịêt bằng nhiều cách: nhờ hiệu ứng Joule (lò điện trở ), nhờ phóng điện hồ quang (lò hồ quang), nhờ tác dụng nhiệt của dòng điện xoáy foucault thông qua hiện tượng cảm ứng điện từ (lò cảm ứng ). - Phân loại theo nhiệt độ của lò + Lò nhiệt độ thấp 12000c - Phân loại theo mục đích sử dụng + Lò dùng trong công nghiệp (tôi, ram, ủ, nấu chảy ...) + Lò dùng trong phòng thí nghiệm + Lò dùng trong xí nghiệp chế biến + Lò dùng trong gia đình - Phân loại theo đặc tính làm việc + Lò làm việc liên tục + Lò làm việc gián đoạn - Nhiệt: là sự chuyển động của các phân tử trong vật thể, phụ thuộc vào 2 yếu tố nhiệt độ và áp xuất đơn vị xác định là J, kJ, cal; kcal. ứng với mỗi áp xuất nó có một nhiệt độ tương ứng.Các thiết bị loại này được chế tạo dựa trên cơ sở tác dụng nhiệt của dòng điện (định luật joule-lenx). khi dòng điện chạy qua dây dẫn làm cho nó nóng lên. lượng nhiệt sinh ra tỉ lệ với bình phương dòng điện, với điện trở và thời gian duy trì dòng điện. Q = I2 R.t Trong đó: I: Cường độ dòng điện [A] R: Điện trở của vật dẫn t: Thời gian [s] Q: nhiệt lượng [J] 1J = 0,24 (cal) Dựa vào định luật này người ta tính toán thiết kế các đồ dùng điện với nhiều công dụng khác nhau như: bàn ủi, bếp điện, nồi cơm điện, ấm điện, mỏ hàn điện. . . điểm chung của các thiết bị này là dây đốt nóng được làm bằng những vật liệu có điện trở suất lớn như vonfram, constantan, maiso, nicrom. . . để tạo ra một điện trở lớn làm
  4. lượng nhiệt sinh ra được nhiều hơn. ngoài ra các vật liệu này còn có khả năng chịu được nhiệt độ rất cao. 1.2. BÀN ỦI ĐIỆN. Bàn là điện có nhiều loại khác nhau, có loại bàn là tự động điều chỉnh nhiệt độ không có phun nước (bàn là khô), có loại tự động điều chỉnh nhiệt độ và phun nước, có loại bàn là hơi nước. Hiện nay bàn là còn lắp thêm các mạch điện tử, bán dẫn để có thể điều chỉnh nhiệt độ theo chương trình chính xác đến từng độ. 1.2.1 Cấu tạo và nguyên lý 1.2.1.1 Bàn ủi không có điều chỉnh nhiệt độ a) Cấu tạo: Gồm có hai bộ phận chính: Dây đốt nóng và vỏ bàn là . - Dây đốt nóng được làm bằng hợp kim Niken – Crôm, chịu được nhiệt độ cao. vỏ bàn là gồm đế và nắp. - Đế được làm bằng gang hoặc hợp kim nhôn, được đánh bóng hoặc mạ Crôm, - Nắp được làm bằng đồng, thép mạ crôm hoặc nhựa chịu nhiệt, trên có gắn tay cầm cứng bằng nhựa chịu nhiệt. - Điều chỉnh nhiệt độ tự động của bàn là bằng rơle nhiệt RN đóng mở mạch điện cấp cho dây điện trở. Tuỳ vị trí điều chỉnh của rơle nhiệt RN để cho cam lệch tâm C thay đổi thay đổi khoảng cách vị trí tiếp điểm của rơle nhiệt mà bàn là có nhiệt độ làm việc khác nhau. Dòng điện đi vào dây điện trở của bàn là phải đi qua một đoạn điện trở ngắn, tạo sụt áp 2,5V dùng cho đèn tín hiệu Đ. Hình 1-1. Sơ đồ nguyên lý (a) và cấu tạo của bàn là (b) 1- Nắp; 2- Núm điều chỉnh nhiệt độ; 3- Đế; 4- Dây đốt nóng Hình 1-1 là sơ đồ nguyên lí và cấu tạo của bàn là thông thường (bàn là khô), tự động điều chỉnh nhiệt độ, điện áp 220V, công suất 1000W. b) Nguyên lý làm việc Khi cho điện vào bàn là, dòng điện chạy trong dây đốt nóng, dây đốt nóng toả nhiệt, nhiệt được tích vào đế của bàn là làm nóng bàn là. Trong bàn là có rơle nhiệt, phần tử cơ bản của rơle nhiệt là một thanh kim loại kép, cấu tạo từ hai tấm kim loại, một tấm có hệ số dãn nở nhiệt lớn, một tấm có hệ số dãn nở nhiệt nhỏ.Khi nhiệt độ của bàn là đạt đến trị số quy định thì nhiệt lượng toả ra của bàn là làm cho thanh kim loại kép bị uốn cong về phía tấm kim loại có hệ số dãn nở nhỏ, nó đẩy tiếp điểm, kết quả làm cắt mạch điện vào bàn là. Khi bàn là nguội đến mức quy định, thanh kim loại trở về dạng ban đầu, tiếp điểm rơle nhiệt tự động đóng lại làm kín mạch điện, bàn là được đóng điện, đèn tín hiệu Đ sáng. Thời gian đóng
  5. mở của rơle nhiệt phụ thuộc vào việc điều chỉnh vị trí cam C. Khi sử dụng, tuỳ thuộc loại vải nào, nhiệt độ cần thiết là bao nhiêu, trên bàn là đã chỉ vị trí điều chỉnh nhiệt độ tương ứng. 1.2.1.1 Bàn ủi có điều chỉnh nhiệt độ Bàn ủi điện có điều chỉnh nhiệt độ là loại thiết bị gia nhiệt có bộ phận khống chế nhiệt độ (khống chế nhiệt độ bằng rơle nhiệt). Cấu tạo như hình 2. Bộ phận điều chỉnh của bàn ủi thực chất là một rơle nhiệt. Bộ phận điều chỉnh của rơle này là một cặp kim loại kép (12), đặt sát với đế làm việc (11) của bàn ủi. Cặp kim
  6. loại gồm hai tấm kim loại có hệ số giãn nở nhiệt khác nhau được hàn chặt với nhau. Khi bị đốt nóng cặp kim loại sẽ cong về phía tấm kim loại ít giãn nở hơn. Nhiệt độ càng cao, cặp kim loại cong càng nhiều, đến mức nào đó, nó sẽ đẩy tấm tiếp điểm trên (7) lên, mở tiếp điểm (30, ngắt dòng điện cấp nhiệt đi qua dây điện trở (10). Khi bị ngắt điện, bàn ủi nguội dần, cặp kim loại thẳng dẫn trở lại cho đến khi đóng tiếp điểm 3, bàn ủi lại có điện. Khi xoay cam (1), mặt cam tì vào con lăn (2) sẽ thay đổi vị trí của lá tiếp điểm dưới (8), do đó sẽ thay đổi được thời gian mở tiếp điểm (3), tức là thay đổi được nhiệt độ duy trì của của bàn ủi. Trục cam (1) được nối tới núm điều chỉnh nhiệt độ của bàn ủi (núm 7, hình 2a). Như vậy, bàn ủi có điều chỉnh nhiệt độ ngoài các bộ phận như bàn ủi thường còn có thêm bộ phận điều chỉnh nhiệt độ, để điều chỉnh nhiệt độ ủi và duy trì nhiệt độ đó trong một thời gian nhất định. Giới hạn này có thể lựa chọn được tùy thuộc vào loại vải cần ủi như sau: - Kiểm tra cách điện của bàn ủi trước khi sử dụng. - Sử dụng núm điều chỉnh để điều chỉnh nhiệt độ thích hợp với từng loại vải. - Khi sử dụng bàn là, không để cho trẻ em đến gần tránh gây bỏng. Trong khi chờ để sử dụng, nên để bàn là dựng đứng. Tuyệt đối không được bỏ ra ngoài khi bàn là đang trong trạng thái hoạt động. - Khi sử dụng bàn là, nguy cơ bị cháy là rất lớn, đó là cháy quần áo, cháy tay, cháy nhà... Nguyên nhân chủ yếu là do người sử dụng bàn là không biết chọn mua và điều chỉnh nhiệt độ của bàn là, không chú ý đến các thiết bị phụ trợ như dây dẫn điện, ổ cắm và phích cắm. Để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, không xảy ra cháy, bỏng, người sử dụng nên đọc tất cả những hướng dẫn về sử dụng và bảo quản bàn là, dùng bàn là đúng mục đích. - Để tránh quá tải mạch điện, không nên dùng những thiết bị có công suất lớn trên cùng một mạch điện. Tốt nhất nên dùng công tắc tự động đi liền với ổ cắm bàn là. Một bàn là đạt tiêu chuẩn chất lượng phải có tuổi thọ không dưới 500 giờ sử dụng, mặt đáy bằng gang mạ crôm, phẳng không trầy xước, nhiệt độ ổn định, đặc biệt tay cầm phải có lớp sơn bảo vệ có thể chịu được nhiệt độ đến 120 0C. Các bàn là hiện nay đều có thể tự động điều khiển nhiệt độ để không bị cháy quần áo. - Bàn là dùng trong gia đình nên chọn mua loại có công suất 400-500W là thích hợp. Nếu sử dụng loại bàn là có phun hơi nước, phun sương thì công suất phải đạt 1000W hoặc 1200W. Nên chọn mua những loại có thương hiệu uy tín. - Khi mua bàn là, cần phải cắm thử vào ổ điện để kiểm tra hiện tượng rò điện. Với loại ổ cắm hai chấu thì phải thử hai lần (tráo đầu phích cắm). Ổ cắm phải chắc chắn, phích cắm không han gỉ.
  7. - Dây dẫn điện (dây dẫn của bàn là, dây dẫn của ổ cắm điện) phải chọn loại chịu tải lớn hơn công suất của bàn là. - Đối với dây dẫn của bàn là, thường là loại dây mềm 3 lõi đồng, có cách điện bằng cao su và có bọc vải bông. Tốt nhất là chọn loại bàn là có dây cách điện hai lần. - Đối với dây dẫn của ổ cắm, nên chọn loại dây dẫn và ổ cắm có công suất lớn của các thương hiệu có uy tín. - Để tránh nguy hiểm do bị điện giật, không được nhúng bàn là vào nước hoặc các chất lỏng khác. - Nên tắt bàn là trước khi cắm điện hoặc tháo phích cắm ra khỏi ổ cắm. Không giật mạnh dây khi rút khỏi ổ cắm, cầm tay vào phích cắm rút phích ra. - Không để dây dẫn của bàn là chạm vào bề mặt nóng tránh làm hỏng cách điện gây nên hở điện. - Phải để bàn là nguội mới đem cất. Khi cho nước vào bình hay đổ nước ra và khi không dùng bàn là nữa thì phải tháo bàn là khỏi nguồn điện. Không dùng bàn là khi dây dẫn bị hỏng hoặc nếu bàn là đã bị hỏng hay bị yếu. - Để tránh nguy hiểm do bị điện giật, không nên tự tháo bàn là ra khi chưa hiểu rõ về cấu tạo, nguyên lý làm việc và cách sửa chữa nó, cần mang đến thợ sửa chữa để kiểm tra và sửa chữa. 1.2.2. Hư hỏng và cách sửa chữa. T HIỆN TƯỢNG NGUYÊN NHÂN CÁCH KHẮC PHỤC T 1 Chạm tay vào vỏ - Dây điện trở bị chạm vỏ - Đo kiểm tra bằng cách loại bị điện giật - Nơi nối từ dây nguồn trừ để tìm chỗ chạm và xử lý. vào dây điện trở bị chạm vào vỏ - Chạm vỏ ở mạch đèn báo 2 Bàn ủi không - Mất nguồn - Kiểm tra nguồn: ổ cắm, nóng đường dây, điểm nối … - - Sự cố do rơle nhiệt - Kiểm tra tiếp xúc, làm vệ sinh, uốn nắn, chỉnh lại vít - Điện trở chính bị đứt bên trong. - Thay mới 3 Nối nguồn bàn - Đèn báo bị cháy - Đo kiểm tra, tìm chỗ hỏng ủi nóng nhưng để xử lý. - Hở mạch đèn báo đèn báo không sang 4 Núm điều - Vít chỉnh bị tuột - Kiểm tra sửa chữa hoặc chỉnh không tác thay thế mới dụng (nhiệt độ sai)
  8. 5 Nối nguồn, bàn - Dây nguồn bị đứt - Quan sát kết hợp đo ủi không nóng. ngầm (do di động nhiều) kiểm tra thông mạch để tìm - Đứt hoặc tại mối nối chỗ đứt và xử lý. dây nguồn và dây điện trở - Đứt dây điện trở -Tiếp điểm của rơ le nhiệt bị tiếp xúc xấu. 6 Bàn ủi không - Điện áp nguồn quá - Đo kiểm lại điện áp đạt độ nóng cao thấp nguồn (hết nấc điều - Điều chỉnh sai rơ le - Kiểm tra rơ le nhiệt. chỉnh) nhiệt 7 Cắm điện vào - Ngắn mạch đường dây - Kiểm tra, bọc lại cách điện, nổ cầu chì ngay - Lắp mạch sai sơ đồ hoặc thay dây mới - Kiểm tra sơ đồ, lắp lai mạch 8 Cắm điện vào - Quá tải - Kiểm tra, giảm tải hoặc bàn ủi sau một lúc thay dây mới. cầu chì bị đứt - Kiểm tra, thay thế dây chảy lớn hơn. 1.3. NỒI CƠM ĐIỆN. 1.3.1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động Nồi cơm điện ngày càng được sử dụng rộng rãi vì nó có những ưu điểm sau: làm việc tin cậy, an toàn, rất tiện lợi. Nếu nấu cơm bằng nồi cơm điện sẽ không có cháy, tiết kiệm được gạo, tiết kiệm điện so với nấu cơm bằng bếp điện. Nồi cơm điện có nhiều loại, dung tích từ 0,75; 1,0; 1,8; 2,5 lít. Có loại nắp rời, có loại nắp dính liền, có loại nồi đơn giản tiếp điểm cơ khí, có loại nồi tự động nấu cơm theo chương trình, hẹn giờ nấu, ủ... Theo cách tác động mở tiếp điểm khi cơm chín, nồi cơm điện thường chia ra làm hai loại chính: Nồi cơm điện cơ, dùng tiếp điểm cơ khí và nồi cơm điện tử. Điều khiển nhiệt độ quá trình nấu dùng các linh kiện điện tử. Cấu tạo nồi cơm điện gồm ba phần chính: - Vỏ nồi: vỏ nồi thường có hai lớp, giữa hai lớp vỏ có lớp bông thuỷ tinh cách nhiệt để giữ nhiệt bên trong. Trên vung nồi có van an toàn, được đậy chặt, khít với nồi để nhiệt năng không phát tán ra ngoài. Ngoài vỏ còn có cốc hứng nước ngưng tụ để khỏi rơi xuống nền bếp. - Nồi nấu: nồi nấu làm bằng hợp kim nhôm đặt khít trong vỏ, trong nồi có phủ một lớp men chống dính màu ghi nhạt. - Phần đốt nóng (mâm nhiệt): Dây điện trở được đúc trong ống có chất chịu nhiệt và cách điện với vỏ ống và đặt trong mâm dưới đáy nồi, giống như một bếp điện. - Ở giữa mâm nhiệt có bộ cảm biến nhiệt bên dưới nồi dùng để tự động ngắt điện khi cơm chín.
  9. - Với những nồi cơm điện rẻ tiền thì rơle chính sử dụng loại nam châm vĩnh cửu kém chất lượng, sau một thời gian mất đi tính chính xác để bật lò xo, dẫn đến hậu quả xảy ra là cơm sượng chưa chín hoặc chín khét (cháy cơm). - Khi nấu cơm mà để thời gian hâm liên tục cũng làm giảm tuổi thọ của nam châm bên trong nồi cơm điện. a) Sơ đồ nguyên lý 1 2 N 4 N H Rp N U R®  N 3 NC R Sơ đồ nguyên N lý nồi cơm điện điều khiển bằng rơ le nhiệt. 1. Nam ch©m 2. CÇn ®iÒu khiÓn 3. B¶n l-ëng kim 4. VÝt ®iÒu chØnh Rc: §iÖn trë chÝnh (nÊu) Rp: §iÖn trë phô (h©m) R®: §iÖn trë ®Ìn N, H : c¸c tiÕp diÓm b) Nguyên lý hoạt động. - Ấn cần điều khiển 2, nam châm 1 được đẩy vào đáy trụ sắt nên bị hút chặt làm tiếp điểm n đóng lại cấp điện cho RC và đèn báo sáng lên. nhiệt độ nồi tăng lên, đến khoảng 700C bản lưởng kim 3 cong lên đóng tiếp điểm H, một phần dòng điện chạy qua RP nhưng không ảnh hưởng tới sự đốt nóng (vì khi đó RP bị nối tắt) và nhiệt độ vẫn tiếp tục tăng lên. - Nhiệt độ tăng đến khoảng 900C, bản lưởng kim cong nhiều đến mức làm cho thanh động của tiếp điểm H chạm vào đầu vít 4 và tiếp điểm bị cắt, lúc này RC vẫn được cấp điện qua tiếp điểm N.
  10. - Khi nhiệt độ tăng đến 1250C (cơm đã cạn nước gần chính) nam châm 1 mất từ tính và nhã ra làm cắt tiếp điểm N. - Nhiệt độ giảm dần dưới 900C, tiếp điểm H đóng lại RP được nối tiếp với RC hâm nóng cơm ở nhiệt độ từ (70 - 90)0C. Nguyên lý làm việc của nồi cơm điện cơ ( còn gọi là nồi cơm cơ). a) Sơ đồ nguyên lý b) Nguyên lý hoạt động - Chế độ nấu cơm, dùng một điện trở mâm chính R1 đặt dưới đáy nồi. - Chế độ ủ cơm hoặc ninh thực phẩm dùng thêm một điện trở phụ công suất nhỏ R2 gắn vào thành nồi. Việc nấu cơm, ủ cơm được thực hiện hoàn toàn tự động. - Khi nấu cơm, ấn nút M để đóng công tắc, điện trở R2 được nối tắt, nguồn điện trực tiếp vào mâm chính R1 có công suất lớn để nấu cơm. Khi cơm chín, nhiết độ trong nồi tăng lên, nam châm vĩnh cửu NS gắn dưới đáy nồi nóng lên, từ tính của nam châm giảm, công tắc K tự động mở tiếp điểm và chuyển sang chế độ ủ cơm, lúc này R 1 nối tiếp với R2, đèn vàng sáng báo cơm ở chế độ ủ. c) Hướng dẫn sử dụng nồi cơm điện - Đong gạo và vo gạo: Cốc đong sử dụng để đong gạo nấu, cốc đong gạo nấu tương đương 0,18 lít (tương đương 150g). Không nên vo gạo trực tiếp trong nồi con, để tránh xước lớp chống dính, hoặc méo do va chạm, đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng gia nhiệt kém vì tiếp xúc với mâm phát nhiệt không tốt. - Cho gạo vào nồi con và cho nước vào các mức tương ứng. Ví dụ, cho nước vào nồi ở mức cao nhất, mức 10 nếu lượng gạo nấu là 10 cốc), có thể tăng hoặc giảm lượng nước tùy vào loại gạo nở nhiều hay ít. - Dùng vải mềm lau khô bên ngoài lòng nồi rồi nhẹ nhàng đặt vào thân nồi. Xoay lòng nồi vài lần sao cho đáy nồi và mâm phát nhiệt tiếp xúc với nhau. - Không được để các vật lạ nằm giữa đáy lòng nồi và mâm điện phát nhiệt.
  11. - Lớp chống dính được phủ bên trong lòng nồi phù hợp với tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, hoàn toàn không gây hại sức khỏe con người. - Nhẹ nhàng nhấn mặt nắp xuống cho đến khi nút mở nắp ăn khớp nhau: Cần chắc chắn là nắp nồi đã được đậy khít, nếu không sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả nấu. Lưu ý: Luôn để chức năng "Cook" khi bắt đầu nấu và chức năng "Warm" khi hâm nóng lại. - Khi đã chuẩn bị nấu xong, trước tiên cắm dây nguồn vào ổ cắm của nồi, sau đó cắm dây nguồn vào ổ cắm nguồn điện xoay chiều. - Sau khi cắm phích vào nguồn điện, đèn "Giữ ấm" - "Keep Warm" sẽ sáng lên, bạn phải nhấn nút nấu "Nấu cơm" - "Cooking" xuống để khởi động việc nấu cơm. (Nếu để đèn "Warm" cơm sẽ không chín) - Khi hoàn tất việc nấu "Nút nấu" sẽ nhảy lên tự động bạn sẽ nghe "Tắc" 1 tiếng. Đồng thời "Đèn nấu" - "Cooking" sẽ tắt và đèn "Giữ ấm" - "Keep Warm" sẽ sáng. Chú ý: - Nếu trong cụm thoát hơi có vật thể lạ phải làm vệ sinh để tránh hiện tượng tràn nước ảnh hưởng đến hiệu quả nấu cơm. - Khi làm vệ sinh cụm thoát hơi không được nhấn hoặc kéo zuăng thoát hơi một cách tuỳ ý - Không được dùng lòng nồi để nấu trực tiếp trên thiết bị ra nhiệt khác điều đó làm cho lòng nồi dễ biến dạng. - Khi cơm mới vừa chuyển sang trạng thái giữ ấm, không nên dùng cơm ngay, cơm sẽ mềm và ngon hơn nếu giữ ấm 15 phút. - Thời gian giữ ấm không được kéo dài quá 12 giờ tránh cơm bị biến dạng d) Vệ sinh nồi cơm điện - Cụm thoát hơi phải được làm vệ sinh kịp thời, nắp và thân cụm thoát hơi phải vệ sinh riêng. - Dùng vài lau khô vắt khô để lau sạch nắp cụm thoát hơi, thân cụm thoát hơi. - Lấy lòng nồi ra khỏi thân nồi cơm, rửa sạch bằng chất tẩy rửa dùng trong gia đình và rửa lại bằng nước sạch và sau đó lau lại bằng vải mềm. - Không dùng các loại bàn chải bằng kim loại hoặc các dụng cụ cứng khác để chủi rửa lòng nồi nhằm tránh làm hỏng lớp chống dính bên trong lòng nồi. - Tháo hộp chứa nước ra và đổ nước thừa bên trong, rửa sạch và lắp lại giá đỡ hộp chứa nước. - Các hạt cơm vật thể lạ khác có thể dính trên mâm nhiệt, có thể dùng các giấy nhám mịn để chà và dùng vải lau lại để giữ cho bề mặt tiếp xúc của mâm phát nhiệt và lòng nồi được tốt. e) Chú ý an toàn - Phích cắm phải được cắm vào chắc chắn. Không nên sử dụng các loại ổ cắm nhiều lồ cắm để sự dụng nhiều loại thiết bị gia dụng cùng 1 thời điểm. - Khi không sự dụng nồi nhớ phải rút dây nguồn khỏi ổ cắm nguồn. - Khi cắm phích nguồn vào ổ cắm, phải cắm phích thật khớp, nếu phích cắm tiếp xúc không tốt dẫn đến phích cắm bị cháy. - Nồi cơm điện không được đặt ở vị trí không bằng phẳng, ẩm ướt hoặc gần với các dụng cụ phát nhiệt khác, đó là nguyên nhân làm hỏng nồi phát sinh sự cố khác. - Khi nấu cơm, cụm thoát hơi rất nóng, vì vậy không để tay hay tiếp xúc trực tiếp với lỗ thoát hơi nhằm tránh trường hợp bỏng. - Thân nồi và nắp nồi không được vệ sinh trực tiếp bằng nước, tránh làm hỏng các bộ phận cách điện gây nguy hiểm.
  12. - Để tránh bị điện giật không được để nắp nồi cơm hoặc các bộ phận mang điện khác tiếp xúc với nước hay tất cả các loại dung dịch khác. - Nếu dây nguồn của nồi bị hư, phải thay thế bằng một dây mới của chính nhà SX. - Không được để trẻ em sử dụng sản phẩm một mình. 1.3.2. Hư hỏng và cách sủa chữa - Dây điện bị đứt, tiếp xúc xấu. Nên dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra tìm ra chỗ đứt và chỗ tiếp xúc xấu để sửa chữa. - Chập mạch, dính tiếp điểm. Khi bị chập mạch thì cầu chì nổ. Dùng đồng hồ vạn năng để tìm ra chỗ chập, cũng có thể chỉ cần kiểm tra bằng mắt thường cũng phát hiện được. Khi bị dính tiếp điểm, cơm sẽ bị khê, sửa lại tiếp điểm. - Đối với nồi cơm sử dụng vi mạch, những hư hỏng ở mạch điện tử có thể xảy ra như mất điều khiển, hỏng các linh kiện điện tử, hỏng mạch in, tụ điện... Cần phải mang đến cơ sở sửa chữa để kiểm tra và khắc phục. - Vo gạo trực tiếp bằng nồi nấu cũng dễ bị hư lớp chống dính khiến cơm nấu không ngon và dính nồi. Những loại nồi cơm điện rẻ tiền có phần xoong làm bằng chất liệu nhôm mỏng và lớp chống dính kém chất lượng dễ bong tróc sau một thời gian sử dụng. - Khi vo gạo xong, nếu bỏ nồi nấu vào bằng một tay cũng có thể làm hỏng rờ-le chính của nồi cơm điện bởi thiết kế của đáy xoong hơi lõm nên khi đặt bằng một tay dễ khiến rờ le tiếp xúc không đều dẫn đến cơm bên sống bên chín. Do vậy, khi đặt xoong nên lau nước xung quanh xoong và đặt bằng hai tay nhẹ nhàng sau đó xoay xoong nửa vòng qua trái hoặc qua phải để rờ-le tiếp xúc đều thì cơm nấu sẽ không bị sượng. - Một bệnh khác của nồi cơm điện rẻ tiền chính là đế cảm biến nhiệt dưới đáy nồi có khe hở lớn nên côn trùng như gián, hoặc hạt gạo rớt xuống khe hở này khiến chạm mạch điện làm hư hỏng đế cảm biến nhiệt. - Hiện nay nhiều loại nồi cơm điện hiện đại đã khắc phục được nhược điểm này bằng cách thiết kế đế cảm biến nhiệt dính hẳn với đáy nồi, không có khe hở. Tuỳ theo nguyên nhân hư hỏng mà phán đoán xem sự cố ở khu vực nào, từ đó có biện pháp sử lý. Một số hiện tượng hư hỏng thong thường, nguyên nhân và cách khắc phục như sau: TT HIỆN TƯỢNG NGUYÊN NHÂN CÁCH KHẮC PHỤC 1 Vừa cắm điện - Do dây dẫn bên trong - Sửa chữa hoặc thay dây nồi cơm điện thì bị chập. mới. cháy cầu chì bảo - Do dây dẫn tại phích cắm bị lỏng cũng gây ra - Xiết chặt lại dây dẫn tại vệ ngay phích cắm. chập mạch
  13. 2 Cắm điện nồi - Dây dẫn nối giữa các -Thay dây nối cách điện cơm điện, nhấn linh kiện điện bị chập làm tốt. Nếu thay dây nối xong mà chuyển mạch tấm linh kiện tăng điện bị sự cố vẫn còn thì dung đồng nguồn xuống thì chập mạch. hồ vạn năng bật ở nấc Rx10 cầu chì bảo vệ để đo hai đầu dây của linh liền bị cháy kiện, nếu không thấy chỉ giá trị điện trở (kim đồng hồ chỉ ở số 0) có nghĩa là linh kiện đó bị chập, phải thay tấm tăng nhiệt khác. 3 Rò điện ra vỏ - Các linh kiện hoặc - Cắm điện cho nóng nồi công tắc bị ướt. trong 10 phút để cho khô - Vật liệu làm linh hẳn, hiện tượng rò điện sẽ kiện bắt kín miệng nồi lâu hết. ngày bị lão hóa cũng gây - Hãy cạo rửa sạch bộ ra rò điện. phận này, cắm điện sấy khô - Lớp cách điện của khoảng 3 – 5 phút để bên dây dẫn nồi bên trong trong không bị thấm ướt, sau mạch điện bị chập. đó đợi cao su silíc cứng hẳn - Lớp nhựa của công thì có thể sử dụng được bình tắc nguồn bị đánh thủng thường. hoặc nứt vỡ. - Thay dây nối khác. - Thay công tắc khác. 4 Nồi cơm điện - Ốc điều chỉnh nhiệt bị - Dùng tuốc nơ vít vặn theo không tự ổn định lỏng làm cho nhiệt độ cố chiều ngược lại, thử nhiều lần nhiệt được định của bộ cố định nhiệt để đạt nhiệt độ thích hợp và bằng lưỡng kim quá thấp. cố định chết ốc này lại. - Đàn hồi ở đầu tiếp xúc của bộ cố định nhiệt bằng Cách thử nhiệt độ như sau: tấm lưỡng kim bị yếu. Vặn nhẹ ốc về phía trái, đổ nước vào nồi và đặt nồi vào, đặt nhiệt kế vào nồi nước, đóng điện cho nồi, chú ý không cần nhấn chuyển mạch xuống. Quan sát nhiệt kế, nếu nhiệt kế chỉ thấp hơn 60oC lại vặn ngược ốc thêm một chút, nếu nhiệt kế chỉ 800 C, lại vặn ngược ốc chiều ban đầu sao cho nhiệt cố định trong phạm vi 60 – 800C là tốt nhất. Nếu không có nhiệt kế thì dùng cảm giác để thử. - Thay bộ cố định nhiệt khác.
  14. 5 Cơm đã chín - Kết cấu liên động của - Kiểm tra lại cần lien nhưng công tắc cần chuyển mạch không động, điều chỉnh để cần lien chuyển mạch nhạy, nhiệt độ đã đạt ở động chuyển mạch linh hoạt. không phục hồi vị mức cao nhưng miếng từ trí được, làm cho mền không rời ra nên cơm bị cháy không nhả công tắc điện. - Nhiệt độ cố định của - Xem cách điều chỉnh ở bộ cố định nhiệt bằng tấm phần trên để giải quyết. lương kim quá cao. - Đầu tiếp xúc của bộ cố - Dùng mũi dao sắc cạo định nhiệt lưỡng kim phẳng mặt tiếp xúc, su đó không nhả, dẫn tới đầu tiếp dung giấy nhám mịn đánh mịn xúc bị nóng cháy. hoặc cần thiết có thể thay cái khác. 6 Cơm nấu - Giữa đáy nồi và tấm - Kiểm tra loại trừ vật lạ. không chin tăng nhiệt có vật là rơi vào Nếu đáy nồi bị méo mó, lồi làm cho đáy nồi không tiếp lõm thì nắn lại đáy nồi. xúc tốt với tấm tăng nhiệt nên không đạt được nhiệt độ làm cơm chin. Ngoài ra khi đáy nồi bị méo mó, lồi lõm … cũng sẽ làm cho cơm nấu không chin. - Tiếp xúc của chuyển - Điều chỉnh đàn hồi đầu mạch nhấn không tốt, làm tiếp xúc, sao cho điểm tiếp cho nhiệt độ ở đây tăng xúc thật tốt. lên, mạch bị hở. - Vành trong và vành - Sửa chữa những chỗ biến ngoài của nồi bị biến dạng, dạng đó, khi đặt nồi vào vỏ làm cho nồi không tiếp xúc ngoài rồi xoay đi xoay lại vài tốt với tấm tăng nhiệt. vòng, nếu thấy cảm giác chật, có nghĩa là đáy nồi và tấm tăng nhiệt đã tiếp xúc tốt 7 Cắm điện và - Mạch điện bị đứt. - Kiểm tra và thay dây nhấn công tắc - Đầu tiếp xúc của bộ cố khác. xuống vẫn không định nhiệt có một lớp ô xy - Dùng dây nhám đánh kỹ có điện vào, tấm hóa nên tiếp xúc không tốt. lớp ô xy hóa. tăng nhiệt không - Ốc điều chỉnh bị hỏng - Tham khảo cách sửa chữa nóng nên đầu tiếp xúc không thể ở phần trên. nhập vào nhau. - Sửa lại tiếp xúc của bộ - Do đàn hồi ở đầu tiếp cố định. xúc của bộ cố định nhiệt bị biến dạng. 8 Đèn báo không - Chưa nhấn chuyển - Nhấn chuyển mạch nguồn sáng mạch. xuống - Đầutiếp xúc ở thanh - Sửa lại đầu tiếp xúc cho
  15. lưỡng kim của bộ cố định tốt nhiệt xấu. - Mất điện - Kiểm tra cầu chì bảo vệ, ổ cắm, rắc cắm dây chì bảo vệ, rắc cắm dây nối có tốt không. Nếu không phải xử lý tốt các điểm này. Nếu các điểm trên kiểm tra đều bình thường, thì xem đèn báo có tốt không ? điện trở hạn đèn mắc nối tiếp với đèn, dây dẫn còn tốt không ? Nếu hỏng phải thay thế. 1.4. BẾP ĐIỆN. 1.4.1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động: Bếp điện là một thiết bị gia nhiệt dùng dây điện trở. Bếp điện có nhiều loại có công suất khác nhau, có loại bếp đơn, có loại bếp kép (2 kiềng). Bếp điện kiểu hở không an toàn, hiệu suất thấp nên ít dùng. Bếp điện kiểu kín được được dùng rộng rãi vì có hiệu suất cao hơn, an toàn hơn. Hình 1-11 chỉ ra bếp điện đơn và bếp điện đôi. Ở bếp điện kiểu kín, vỏ ngoài bằng sắt có tráng men, dây điện trở được đúc kín trong ống, đảm bảo độ bền, hiệu suất cao, cách điện tốt, công suất tối đa 2 KW, điện áp220V. Với bếp kép, mỗi kiềng có một công tắc chuyển mạch để nấu được các chế độ khác nhau: nhiệt độ cao (650-7000C), nhiệt độ trung bình (550 – 6500C và nhiệt độ thấp (250-4000C). Hình 1-11: Một số loại bếp điện đơn và đôi. Nguyên lý hoạt động chung của nhóm thiết bị này đều sử dụng dây đốt (điện trở) để làm nóng trực tiếp hoặc gián tiếp cho nên nguy cơ rò rỉ điện rất cao nếu nhà sản xuất sử dụng nguyên liệu không bảo đảm chất lượng hoặc lắp ráp không đúng kỹ thuật. Dây dẫn điện không đạt chuẩn dẫn đến tình trạng quá tải gây nóng, chảy, chạm mạch. Đối với dây đốt sử dụng nguyên liệu kém chất lượng, lắp ráp không đúng kỹ thuật sẽ chạm vào thành bao, hoặc mâm nhiệt gây chập điện. Ngoài ra, do sử dụng trong môi trường nhiệt cao, các linh kiện dễ bị lão hoá, gỉ sét cũng dẫn đến chập điện. Đặc biệt với bếp điện không được để nước từ dụng cụ đun nấu tràn ra bếp, làm chóng hỏng bếp. Phải luôn giữ bếp sạch sẽ, sau mỗi lần đun nấu phải lau chùi bếp.
  16. 1.4.2. Hư hỏng và cách sửa chữa. Hư hỏng thông thường của bếp là rơle nhiệt dùng để đóng mở tiếp điểm khi bếp đã đủ nóng, dây điện trở đứt, chuyển mạch không tiếp xúc... Cần tìm hiểu đúng nguyên nhân hư hỏng để sửa chữa hiệu quả. Không đặt bếp trên đất, nhất là nơi ẩm ướt, phải đặt bếp trên cao, nơi khô ráo. Khi không sử dụng bếp cần phải rút phích điện ra. 1.5. Bình nước nóng. 1.5.1 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động Một thiết bị gần gũi chúng ta nữa là ấm điện. Đây là thiết bị truyền nhiệt trực tiếp qua nước chứ không gián tiếp như bếp điện. Vì vậy điện trở có trị số nhỏ và cần phải tản nhiệt nhanh vì dòng điện qua tương đối cao. Vì vậy không nên để cho ấm bị khô nước vì như vậy không thể tản nhiệt được và làm cháy điện trở. Cần chú ý là nên thường xuyên kiểm tra độ rò của điện trở vì nó có thể gây nguy hiểm chết người. 1.5.2 Hư hỏng và cách sửa chữa Phần lớn nguyên nhân gây ra tình trạng nước không nóng là do thanh đốt nóng bị hỏng (thanh biến trở). Lắp đặt không đúng cách. Sử dụng lâu ngày gây hỏng bo mạch. Lớp cách điện của thanh điện trở bị ăn mòn gây rò điện ra nguồn nước. Nguyên nhân bình nóng lạnh bị chạm điện: Trường hợp bình nóng lạnh mới mua về bị chạm mạch điện thì nguyên nhân chính là do không được lắp đặt đúng cách. Nếu bình nóng lạnh đã sử dụng lâu ngày bị lỗi chạm điện thì có thể do một số nguyên nhân sau: Lớp cách điện của thanh điện trở bị ăn mòn gây rò điện ra nguồn nước. Rò rỉ nguồn điện do va chạm, kéo dây điện quá căng hoặc bị chuột cắn dây. Máy bị rỉ nước vào nguồn điện. Hỏng bo mạch chính do sử dụng máy lâu ngày hoặc lỗi của nhà sản xuất. Cách khắc phục bình nóng lạnh bị chạm điện: Đầu tiên, bạn nên lắp ngay cầu dao tự động chống ngắt mạch (thường gọi là CB), hoặc nếu đã lắp rồi thì không cần thực hiện thao tác này. Sau đó, dựa vào nguyên nhân gây ra hiện tượng chạm mạch mà bạn tìm cách xử lý. Để đảm bảo an toàn, bạn hãy nhờ sự giúp đỡ của thợ sửa chữa chuyên nghiệp. Nguyên nhân bình nóng lạnh bị rỉ nước: Hầu như, bình nóng lạnh bị rỉ nước thường gặp ở máy đã được sử dụng trên 2 năm và không bảo dưỡng định kỳ. Thanh magie (thường có tác dụng chống ăn mòn thành bình) bên trong bình nước nóng bị ăn mòn hết và ăn mòn sang thành bình nên gây hiện tượng rỉ nước.
  17. Cách khắc phục bình nóng lạnh bị rỉ nước: Liên hệ với trung tâm bảo hành để kỹ thuật viên giúp bạn bảo dưỡng máy, trường hợp nếu phát hiện thanh magie bị mòn gần hết và họ sẽ thay thanh mới cho máy bạn. 1.6. Bếp từ Bếp từ là thiết bị đun nấu thông minh sử dụng điện năng để hoạt động. Với nguyên lý khi bếp hoạt động, dòng điện sẽ chạy qua cuộn dây đồng đặt dưới mặt kính bếp và sinh ra dòng từ trường trong phạm vi vài milimet trên mặt bếp, từ đó đun nóng nồi có đế nhiễm từ làm chín thức ăn. 1.6.1 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động 1.6.1.1 Cấu tạo Bếp từ được thiết kế các hình dáng đa dạng như hình vuông, hình tròn, tùy theo mong muốn của bạn mà bạn có thể chọn hình dáng bếp từ mình yêu thích. Với gam màu đen cổ điển pha chút hiện đại sẽ giúp không gian bếp của gia đình bạn thêm phần sang trọng. Cùng tùy vào loại bếp từ âm hay dương sẽ ảnh hưởng đến độ dày của bếp. Chủ yếu độ dày sẽ nằm trong khoảng 7cm - 25cm rất dễ lắp đặt nên bạn không cần lo lắng về điều này. Đối với bề mặt phía trên của bếp được cấu tạo từ lớp kính có cách nhiệt, chịu lực tốt, có độ dày từ 4cm - 7cm. Bề mặt được thiết kế bảng điều khiển, nút bấm giúp bạn thao tác dễ dàng trong quá trình sử dụng bếp. a. Mâm nhiệt
  18. Mâm nhiệt hay còn gọi là cuộn cảm, là linh kiện quan trọng trong cấu tạo của bếp từ. Bộ phận này góp phần sinh nhiệt và đảm bảo độ ổn định, độ bền cũng như an toàn cho quá trình sử dụng bếp từ. Cuộn cảm bếp từ được cấu tạo bởi vòng tròn đơn, gắn kết bằng các sợi dây đồng siêu bền, được cuộn trên một mặt phẳng. Khi kích hoạt dòng điện chạy qua mâm điện, bếp từ sẽ tự động nhận diện kích thước của nồi và chỉ sinh ra nhiệt đủ với kích thước của nồi nấu. Do đó, khi nấu ăn bằng bếp từ, vô tình tay bạn chạm vào ngoài vùng nấu nhưng không cảm thấy nóng. Ngoài bộ phận cảm biến nhiệt được gắn liền trên mâm dây thì trong bếp từ còn có một cảm biến nhiệt được gắn vào sò công suất IGBT bắt với tấm tản nhiệt. Nó được gắn chắc trên núm cao su có độ đàn hồi tốt với khả năng hút chặn của mặt kính bếp từ. Nó cũng có tác dụng đo nhiệt độ trên mặt kính và thường trực nhiệt độ cho sò công suất IGBT trong bếp từ. Nếu có sự thay đổi nhiệt từ sò công suất, ngay lập tức nó sẽ báo cho bộ phận vi xử lý đưa ra lệnh điều khiển tắt bếp. b. Quạt làm mát Quạt làm mát hay quạt tản nhiệt, quạt thông gió trong bếp từ đảm nhiệm vai trò làm mát, giảm nhiệt các linh kiện trong bếp từ, cân bằng lại nhiệt độ khi bếp hoạt động với công suất quá cao. Điều này sẽ giúp bảo vệ linh kiện và hoạt động của bếp từ luôn ổn định.
  19. Mỗi bếp từ đều được trang bị 1 đến 2 quạt làm mát tùy vào số lượng vùng nấu của bếp và chất lượng quạt. Theo quy tắc thông thường, những loại bếp từ đôi sẽ thiết kế 2 quạt làm mát, cùng có bếp từ chỉ có 1 quạt. Tuy nhiên, số lượng quạt làm mát không quan trọng, quan trọng là bếp từ đang được sử dụng loại tản nhiệt nào để cân bằng được nhiệt độ bếp khi nấu ăn. c. Bo mạch bếp từ Mỗi thiết bị bếp từ có cấu tạo vi mạch khác nhau. Tuy nhiên, cấu tạo vi mạch bếp từ thường sẽ có: - Nguồn điện và mạch chỉnh lưu - Nguồn chuyển mạch ngắt mở, nguồn xung - Sò công suất IGBT - Tụ điện - Cuộn dây Panel - Các cảm biến nhiệt độ - Khối vi xử lý MUC - Quạt làm mát - Cảm biến nhiệt - Diode cầu - Và một vài linh kiện nhỏ khác trong mạch điện bếp từ. Với cấu tạo của bếp từ, bo mạch bếp từ là bộ phận có kích thước khá lớn và dễ nhận thấy. Đối với bếp từ đôi thì bo mạch khá phức tạp vì được in hai lớp.
  20. Bo mạch điều khiển đóng vai trò quan trọng, nó quyết định toàn bộ quá trình hoạt động của bếp từ. Mạch điện bếp từ sẽ làm nhiệm vụ cung cấp dòng điện có tần số cao cho cuộn cảm bếp từ. Bo mạch điện là bộ phận nhận lệnh thao tác trực tiếp của người dùng thông qua bảng điều khiển các phím bấm trên mặt bếp. Nhưng so với bo mạch chính thì bo mạch điều khiển có cấu tạo đơn giản hơn rất nhiều. Các linh kiện chủ yếu của bo mạch điều khiển là đèn led hiển thị và các phím bấm chọn chức năng nấu. d. Mặt kính bếp từ Kính Ceramic là loại kính được lựa chọn để thiết kế mặt bếp từ vì nó có khả năng chống trầy xước, chịu va đập, chịu lực tốt, chịu nhiệt rất tốt. Mặt kính đóng vai trò khá quan trọng trong bếp từ, nó vừa có nhiệm vụ bảo vệ thân bếp và các linh kiện bên trong bếp. Đồng thời sẽ giúp gia tăng đảm thẩm mỹ cho toàn bộ chiếc bếp trở nên sang trọng. Mặt kính cao cấp hiện nay mà bạn có thể lựa chọn khi mua bếp từ là kính Schott Ceran của Đức và kính EuroKera của Pháp vì đây là 2 loại kính có chất lượng tốt, khả năng chịu lực cao. Hầu hết các loại bếp từ nhập Việt Nam, bếp từ Tây Ban Nha đều sử dụng loại mặt kính cao cấp này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2