intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

HÌNH DẠNG VÂN MÔI

Chia sẻ: Van Tien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

79
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đã có nhiều nghiên cứu về vân môi trên thế giới, nhưng ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về vân môi qua chụp hình. Mục tiêu: Xác định các dạng vân môi và xác định vân môi khác nhau giữa người nầy với người khác. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu vân môi của 420 sinh viên Y – Nha trường Đại học Cần Thơ qua chụp hình bằng máy chụp hình kỹ thuật số. Kết quả: Qua nghiên cứu hình dạng vân môi của 420 sinh viên Y Nha Trường Đại học Y Dược Cần Thơ,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: HÌNH DẠNG VÂN MÔI

  1. HÌNH DẠNG VÂN MÔI TÓM TẮT Đã có nhiều nghiên cứu về vân môi trên thế giới, nhưng ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về vân môi qua chụp hình. Mục tiêu: Xác định các dạng vân môi và xác định vân môi khác nhau giữa người nầy với người khác. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu vân môi của 420 sinh viên Y – Nha trường Đại học Cần Thơ qua chụp hình bằng máy chụp hình kỹ thuật số. Kết quả: Qua nghiên cứu hình dạng vân môi của 420 sinh viên Y Nha Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, chúng tôi phân được 8 dạng vân môi và 6 dạng viền vân môi. Trong đó, dạng có nốt vàng trên vùng môi đỏ là một dạng mới mà chúng tôi ghi nhận được. Tỉ lệ các dạng vân môi xuất hiện ở nam và nữ cũng khác nhau. Và chúng tôi không tìm được mẫu vân môi nào giống mẫu vân môi nào.
  2. Kết luận: Vân môi khác nhau ở các cá thể khác nhau nên có thể ứng dụng để nhận dạng cá thể hay xác định tội phạm. Để được công nhận như một bằng chứng khoa học trong tòa án cần có nhiều cuộc nghiên cứu về lĩnh vực này hơn nữa nhất là nghiên cứu vân môi thay đổi theo thời gian để chứng minh tính duy nhất có một không hai của nó. ABSTRACT Background: The formation of lip prints was investigated in the world, but in Vietnam this problem hasn’t been investigated. Objective: Determine formations of lip prints and determine that lip print of each person is unique and can be distinguish from others. Methods: Determine the formation of lip prints we take the photos of lip prints by digital camera. Result: After the investigation of the formation of lip print of 420 students of Can Tho Medicine - Pharmacy University, 8 types of lip prints were classified and 6 forms of lip print edge area were also grouped. Our new finding is the type of lip print with yellow nods. The ratio of those types greatly varies between women and men groups. Lip print of each person is unique and can be distinguish from others.
  3. Conclusion: Due to the fact that lip print of each person is unique and can be distinguish from others, they are used for personal recognition or crime investigation. For use of lip prints as scientific proofs, it is necessary to have further investigations, especially longitudinal study to prove that lip prints never change during a lifetime. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhân trắc học là khoa học nghiên cứu về kích thước các phần, các cơ quan của cơ thể người theo tuổi, giới tính ... nhằm phục vụ cho nhiều lĩnh vực khác nhau: y học, nhân chủng học, khảo cổ học, các hoạt động xã hội khác ... 7. Trong pháp y, xác định cá thể người dựa vào chỉ số, đặc điểm mà nhân trắc học cung cấp như: vân tay, nhóm máu, mô hình răng ... đã mang lại nhiều thành công trong việc nhận dạng nạn nhân và điều tra tội phạm 13. Tuy nhiên, có trường hợp nạn nhân bị chặt mất tay chân, bị bỏng mất vân tay, không có hồ sơ về răng ... thì việc xác định cá thể sẽ gặp nhiều khó khăn. Trong những trường hợp này, một công cụ mới được các giám định viên sử dụng để hỗ trợ cho những cuộc điều tra đó là: vân môi. Năm 1902, Fischer đã mô tả vân môi. Năm 1930, ngành nhân chủng học đề cập đến sự tồn tại của các nếp nhăn này, nhưng không đề ra ứng dụng nào cho thực tiễn10. Mãi đến năm 1950 lần đầu tiên vân môi được Snyder 11
  4. sử dụng để xác định cá thể người. Santos 8 1967 đề nghị phân các nếp nhăn ở môi người làm hai loại: đơn và kép. Trong một nghiên cứu về mối quan hệ nha - pháp y giữa son môi và 12 môi nữ giới ở 107 phụ nữ Nhật năm 1967, K. Suzuki bất ngờ phát hiện rãnh chứ không phải là nếp nhăn ở vùng môi đỏ như từ trước tới giờ vẫn nghĩ. Cấu trúc rãnh môi chưa có trong thuật ngữ giải phẫu, nên ông đặt tên cho nó là “rãnh hay khe môi” (“sulci labiorum rubrorum”), và thuật ngữ “vân môi” (“figura linearum labiorum rubrorum”) là mô hình các rãnh này trên môi người. Năm 1970 ông nghiên cứu vân môi của 280 người Nhật từ 6 - 57 tuổi (150 nam, 130 nữ) bằng cách chụp hình môi với máy Medical NIKKOR và lấy vân môi bằng máy Finger Printer của Mỹ. Ông phân vân môi thành 5 loại và thấy rằng không có vân môi nào giống nhau. 13 từ 1969-1974 nghiên cứu 1364 người (757 nam, 607 nữ) và Tsuchihashi 49 cặp song sinh cùng trứng, các kết quả nghiên cứu theo chiều dọc cho ông kết luận không có sự thay đổi của vân môi theo thời gian, các cặp song sinh thì 99% có mô hình vân môi giống nhau và tương tự cha mẹ chúng. Những năm sau này vân môi được nghiên cứuo73 nhiều nước khác nhau như: Ludwig Hirth 2 1975 ở Đức. Kisin 5 1983 ở Nga. Jerzy Kasprzak 3 1990 ở Ba 9 10 2000 ở Tây Ban Nha. Sivapathasundharam 2001 ở Ấn Độ. Lan. Segui Ball J. 1 2002 ở Út. Jin Ok Kim 4 2004 ở Hàn Quốc. Utsuno14 2005 ở Nhật.
  5. Các kết quả nghiên cứu đều xác nhận: giống như vân tay, vân môi ở mỗi người mang tính đặt trưng riêng biệt. Nó củng cố cho việc sử dụng vân môi để xác định tội phạm, nhưng lại chưa được công nhận như một bằng chứng khoa học trên tòa án. Cần có nhiều nghiên cứu về vân môi hơn nữa nhằm tập hợp, giải thích, và chứng minh tính duy nhất của vân môi 1. Ở Việt Nam, mới công bố một nghiên cứu về hình dạng các rãnh vân môi vào 03/2005 6(1). Với mong muốn bổ sung thêm những đặc điểm cụ thể về vân môi của người Việt Nam, và góp phần vào công cuộc nghiên cứu về lĩnh vực còn mới mẽ này, chúng tôi đã tiến hành làm đề tài “ Hình dạng vân môi của sinh viên trường Đại học Y Dược Cần Thơ”. Mục tiêu nghiên cứu Phân loại các dạng vân môi. Khảo sát sự khác biệt của vân môi ở nam giới và nữ giới. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng Công trình nghiên c ứu trên 420 sinh viên Y Nha năm thứ 2, 3; từ 18 - 25 tuổi; gồm 238 nam và 182 nữ của Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ. Phương pháp nghiên cứu
  6. Chụp hình vân môi bằng máy chụp hình kỹ thuật số Olympus C 60 6.1MP. Sau đó quan sát vân môi chụp được phóng đại trên màn hình máy vi tính. Người chụp hình: bác sĩ Võ Huỳnh Trang Phân vùng môi đỏ: Ÿ P hần trung tâm (vùng A) khoảng 2/3 d ưới chiều cao môi đỏ trên và 2/3 trên chiều cao môi đỏ dưới. Ÿ Phần ngoại biên (vùng B) gọi là vùng viền môi đỏ, chiếm khoảng 1/3 trên chiều cao môi đỏ trên và 1/3 dưới chiều cao môi đỏ dưới. Vùng B Vùng A Ghi nhận hình dạng các rãnh vân môi ở vùng trung tâm và các dạng rãnh nằm ở vùng ngoại biên tức vùng viền môi. So sánh sự khác biệt vân môi ở nam và nữ. Các số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 12.0.
  7. Hình chụp vân môi bằng máy ảnh kỹ thuật số (được phóng to trên màn hình vi tính) KẾT QUẢ Qua khảo sát vân môi của 420 sinh viên trường Đại Học Y Dược Cần Thơ, chúng tôi có kết quả như sau Số liệu chung Bảng 3.1: Giới tính trong mẫu nghiên cứu Giới Số Tỉ lệ (%) lượng (n) Nam 238 56,7 Nữ 182 43,3 Tổng 420 100 cộng Bảng 3.2: Dân tộc trong mẫu nghiên cứu
  8. Dân Số Tỉ lệ tộc (%) lượng (n) Kinh 383 91,2 Khơ 28 6,7 me Hoa 9 2,1 Tổng 420 100 cộng Bảng 3.3: Tuổi, chiều cao và cân nặng trung bình của mẫu nghiên cứu Tối Tối Trung SD thiểu bình đa Tuổi 19 25 21,50 1,20 Chiều 145 185 161,56 7,36 cao (cm) Cân 35 80 51,69 7,86 nặng (kg)
  9. Kết quả khảo sát vân môi Sau khi chụp hình và quan sát các rãnh vân môi được phóng to trên màn hình vi tính, chúng tôi đã phân vân môi thành 8 dạng như bảng 3.4 và 6 dạng viền vân môi như bảng 3.5: Bảng 3.4: Các dạng vân môi Kết quả Loại vân môi Tỉ Giới N lệ % Nam 68 28,6 Dạng I: Rãnh thẳng Nữ 72 39,6 (Đi hết bề dầy môi hoặc Chung 140 33,3 không) Nam 26 10,9 Dạng II: Rãnh phân Nữ 24 13,2
  10. Kết quả Loại vân môi Tỉ Giới N lệ % nhánh (Đi hết bề dầy môi hoặc Chung 50 11,9 không) Nam 80 33,6 Dạng III: Giao rãnh Nữ 49 26,9 (Có thể kết hợp với ít rãnh Chung 129 30,7 dạng I, II, IV) Nam 18 7,6 Dạng IV: Lưới rãnh Nữ 16 8,8 (Có thể kết hợp với ít rãnh Chung 34 8,1 dạng I, II, III) Nam 6 2,5 Dạng V:
  11. Kết quả Loại vân môi Tỉ Giới N lệ % Có củ môi Nữ 8 4,4 Chung 14 3,3 Nam 15 6,3 Dạng VI: Có xoắn môi Nữ 6 3,3 Chung 21 5,0 Nam 21 8,8 Dạng VII: Có nốt vàng Nữ 5 2,7 Chung 26 6,2 Nam 4 1,7 Dạng VIII: Có rãnh Nữ 2 1,1 ngang Chung 6 1,4
  12. Bảng 3.5: Các dạng viền vân môi Kết quả Loại viền vân môi Tỉ Giới N lệ Nam 27 11,3 Dạng A: Rãnh thẳng Nữ 31 17,0 (Chiếm < Chung 58 13,8 1/3 bề dầy môi) Nam 11 4,6 Dạng B: Rãnh phân Nữ 13 7,1 nhánh (Chiếm < 1/3 bề dầy Chung 24 5,7 môi) Nam 74 31,1 Dạng C: Giao rãnh Nữ 45 24,7 (Chiếm < Chung 119 28,3 1/3 bề dầy môi)
  13. Nam 24 10,1 Dạng D: Lưới rãnh Nữ 30 16,5 (Chiếm < Chung 54 12,9 1/3 bề dầy môi) Nam 3 1,3 Dạng E: Không có rãnh Nữ 00 00 hoặc có ít rãnh ngang hay dọc Chung 3 0,7 mờ Nam 99 41,6 Dạng F: Không có viền Nữ 63 34,6 môi (Luôn đi chung với dạng Chung 162 38,6 III, IV) BÀN LUẬN Các yếu tố về giới tính, dân tộc, nơi cư ngụ, tuổi, chiều cao và cân nặng:
  14. Mẫu nghiên cứu chọn ngẫu nhiên theo lớp sinh viên nên có tỉ lệ nam là 56,7% với 238 sinh viên và tỉ lệ nữ là 43,3% với 182 sinh viên. Dân tộc Kinh chiếm đa số 91,2%. Còn lại là dân tộc Khơ me 6,7%, dân tộc Hoa 2,1%. Sinh viên trong mẫu nghiên cứu có tuổi trung bình là 21,5 ± 1,20 tuổi, chiều cao trung bình là 161,56 ± 7,36 cm và cân nặng trung bình là 51,69 ± 7,86 Kg. Tất cả đều nằm trong chuẩn trung bình của thanh niên Việt Nam. Về hình dạng vân môi Kết quả nghiên cứu cho thấy có 8 dạng vân môi. Trong đó dạng I rãnh thẳng chiếm cao nhất 33,3%; các dạng khác có tỉ lệ giảm dần theo thứ tự: dạng III giao rãnh 30,7%; dạng II rãnh phân nhánh 11,9%; dạng IV lưới rãnh 8,1%; dạng VII có nốt vàng 6,2%; dạng VI có xoắn môi 5,0%; dạng V có củ môi 3,3%; dạng VIII thấp nhất 1,4%. Bảng 4.1: So sánh dạng vân môi với các tác giả khác Dạng Chúng Lê Sivapathasundharam vân môi tôi Văn Cường Rãnh 33,3% 42,2% 27,04% thẳng
  15. Phân 11,9% 13,2% 12,76% nhánh Giao 30,7% 9,0% 41,33% rãnh Lưới 8,1% 3,6% 10,71% rãnh 15,9% Có 3,3% (Có củ môi củ môi trên) 1,7% Có nốt 5,0% (Có xoắn môi tròn) 8,16% 1,3% Có 6,2% (Có hình nốt vàng chuỗi hạt) Có 13,6% 1,4% rãnh ngang (Rãnh ngang
  16. bờ ngoài) Tác giả Lê Văn Cường6 nghiên cứu trên 220 sinh viên Đại học Y Dược TP HCM ghi nhận dạng rãnh thẳng chiếm cao nhất giống với chúng tôi. Còn Sivapathasundharam10 nghiên cứu trên 200 người Ấn Độ thì dạng giao rãnh phổ biến nhất, sau đó tới rãnh thẳng, ngược lại với chúng tôi. Sivapathasundharam có dạng V là dạng các rãnh không rõ ràng, chiếm 8,16%. Nhưng chúng tôi và tác giả Lê Văn Cường đã chia thêm 4 dạng nữa. Dạng có củ môi và có rãnh ngang của chúng tôi tỉ lệ thấp nhưng của tác giả thì cao. Do cách lấy mẫu khác nhau, nên chúng tôi không thể so sánh dạng có xoắn môi, dạng có nốt vàng của chúng tôi với dạng có nối tròn, dạng có chuỗi hạt của tác giả có phải là một hay không. Dạng II của tác giả Lê Văn Cường là rãnh thẳng và có củ môi trên, nhưng dạng V của chúng tôi là chỉ cần có củ môi trên thôi. Qua khảo sát chúng tôi ghi nhận củ môi trên có thể xuất hiện cùng với các dạng rãnh khác như giao rãnh, rãnh phân nhánh... Tác giả Ludwig Hirth2 nghiên cứu trên 500 người Đức, ông ghi nhận 31,2% vân môi có hình xoắn ốc, và có 3 dạng: hoặc 1 xoắn ốc ở giữa môi trên, hoặc 2 xoắn ốc ở môi dưới, hoặc 3 xoắn ốc: 1 ở môi trên, 2 ở môi dưới.
  17. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, chỉ có 5,0% vân môi có xoắn ốc, và chỉ thấy 2 dạng: hoặc 2 xoắn ở môi dưới hoặc 1 xoắn ở môi trên. Một dạng mới mà chúng tôi ghi nhận được là dạng có nốt vàng, các nốt có thể chiếm gần hết diện tích phần môi đỏ, hoặc rải rác vài nốt; có thể xếp thành chuỗi hoặc hợp lại thành đám nằm 2 bên môi đỏ; có thể thấy ở môi trên hoặc môi dưới hoặc cả 2 môi. Khi quan sát vân môi được phóng to dưới màn hình máy vi tính, chúng tôi phát hiện ngoài những rãnh chính, rõ nét thường tập trung ở vùng trung tâm, thì mỗi môi còn có một phần nhỏ nằm dọc theo đường viền của môi trên, môi dưới và chiếm ít hơn hoặc bằng 1/3 bề dầy của từng môi; vùng này có những rãnh nhỏ, nông, ngắn hơn các rãnh ở vùng trung tâm. Dạng III giao rãnh và dạng IV lưới rãnh thường không có vùng này. Chúng tôi dựa theo các đặc điểm này mà phân thành 6 dạng viền vân môi như bảng 6 ở trên. Bảng 4.2: So sánh dạng vân môi với các tác giả khác ở nam và nữ Dạng Chúng Lê Y. Giới vân môi tôi Văn Cường Tsuchihashi Nam 28,6% 44,2% 27,3% Rãnh
  18. Dạng Chúng Lê Y. Giới vân môi tôi Văn Cường Tsuchihashi thẳng Nữ 39,6% 40,5% 26,2% Nam 10,9% 13,4% 18,2% Phân nhánh Nữ 13,2% 12,9% 23,8% Nam 33,6% 9,6% 31,3% Giao rãnh Nữ 26,9% 8,6% 33,3% Nam 7,6% 4,8% 13,6% Lưới rãnh Nữ 8,8% 2,5% 11,9% Nam 2,5% 14,4% Có củ môi Nữ 4,4% 17,2% Nam 6,3% 1,9% 9,1% Có xoắn môi Nữ 3,3% 1,7% 4,8% Nam 8,8% 1,9% Có
  19. Dạng Chúng Lê Y. Giới vân môi tôi Văn Cường Tsuchihashi nốt vàng Nữ 2,7% 0,8% Nam 1,7% 10,5% Có rãnh ngang Nữ 1,1% 13,6% Khi so sánh riêng từng dạng vân môi ở nam và nữ với các tác giả Lê Văn Cường và Tsuchihashi13 đo trên 64 người Nhật (22 nam, 42 nữ); thì chúng tôi thấy dạng rãnh thẳng phổ biến nhất ở nữ trong kết quả của chúng tôi giống với của tác giả Lê Văn Cường. Nhưng ở nam thì chiếm cao nhất là dạng giao rãnh giống kết quả của Y. Tsuchihashi. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu hình dạng vân môi của 420 sinh viên (238 nam, 182 nữ) trường Đại học Y Dược Cần Thơ, chúng tôi ghi nhận: † Có 8 dạng vân môi - Ở nữ dạng I phổ biến nhất chiếm 39,6%. Ở nam dạng III phổ biến nhất chiếm 33,6%.
  20. - Dạng V: Củ môi có thể kết hợp với dạng I, II, III hoặc có dấu sao 2 bên. - Dạng VI: có thể 1 xoắn ốc ở giữa môi trên hoặc 2 xoắn ốc ở môi dưới. - Dạng VII: có nốt vàng là dạng mới. † Có 6 dạng viền vân môi † Không có vân môi của người nào giống người nào trong 420 mẫu vân môi khảo sát.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2