intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hội chứng thận hư liên quan viêm gan siêu vi B: Lâm sàng – giải phẫu bệnh qua 15 trường hợp tại Bệnh viện Nhi Đồng 1

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

34
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu nhằm mô tả các đặc trưng lâm sàng, giải phẫu bệnh và diễn tiến của các trường hợp hội chứng thận hư và nhiễm HBV ở trẻ em. Nghiên cứu hồi cứu mô tả 15 trường hợp HCTH và HBsAg máu dương tính được chẩn đoán tại khoa Thận bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 1/2009 đến tháng 5/2011.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hội chứng thận hư liên quan viêm gan siêu vi B: Lâm sàng – giải phẫu bệnh qua 15 trường hợp tại Bệnh viện Nhi Đồng 1

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> HỘI CHỨNG THẬN HƯ LIÊN QUAN VIÊM GAN SIÊU VI B: LÂM SÀNG –<br /> GIẢI PHẪU BỆNH QUA 15 TRƯỜNG HỢP TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1<br /> Nguyễn Đức Quang*, Lại Bích Thủy*, Trần Nguyễn Như Uyên**, Vũ HuyTrụ**, Trịnh Đình Thế<br /> Nguyên*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mô tả các đặc trưng lâm sàng, giải phẫu bệnh và diễn tiến của các<br /> trường hợp hội chứng thận hư và nhiễm HBV ở trẻ em.<br /> Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả 15 trường hợp HCTH và HBsAg máu dương tính được<br /> chẩn đoán tại khoa Thận bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 1/2009 đến tháng 5/2011.<br /> Kết quả:Tuổi trung bình mắc bệnh là 8,5 tuổi (2 – 14 tuổi), 60% trường hợp sau 10 tuổi. Nam chiếm<br /> ưu thế (11/15). Các triệu chứng lâm sàng gồm: cao huyết áp 20%, tiểu máu vi thể 80%, không ghi nhận<br /> tiểu máu đại thể và suy thận lúc chẩn đoán. 100% trường hợp có men gan (ALT, AST ) trong giới hạn<br /> bình thường. 100% trường hợp HBsAg+ / HBsAb – trong máu. 13/14 trường hợp định lượng HBV-DNA<br /> trong máu > 105 copies/ml. 7/8 trường hợp HBV có genotype B kháng Lamivudine. Có 4 loại sang thương<br /> giải phẫu bệnh: viêm cầu thận màng, viêm cầu thận tăng sinh màng, xơ hóa cầu thận khu trú từng phần và<br /> sang thương tối thiểu với tỷ lệ lần lượt là 26,7%, 26,7%, 13,3% và 33,3%. 6/10 trường hợp được điều trị<br /> bằng Prednisone trước tầm soát HBsAg là kháng steroid. 2 trường hợp lui bệnh hoàn toàn cùng với sự<br /> chuyển đổi phản ứng huyết thanh từ HBeAg+/HBeAb- thành HBeAg-/HBeAb+ sau điều trị Lamivudine 17<br /> tháng và 25 tháng.<br /> Kết luận: Các trường hợp HCTH mới chẩn đoán cần làm xét nghiệm HBsAg trong máu để tầm soát<br /> tình trạng nhiễm HBV mạn tính trước khi quyết định điều trị corticoid. Corticoid chỉ được sử dụng một<br /> cách thận trọng với việc theo dõi chặt chẽ họat tính của HBV để có chỉ định thuốc kháng siêu vi ở thời điểm<br /> thích hợp.<br /> Từ khóa: Hội chứng thận hư, viêm gan siêu vi B, viêm cầu thận màng, viêm cầu thận tăng sinh màng.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> HEPATITIS-B VIRUS RELATED NEPHROTIC SYNDROME: CLINICO-PATHOLOGY OF FIFTEEN<br /> CASES AT CHILDREN’S HOSPITAL N1.<br /> Nguyen Duc Quang, Lai Bich Thuy, Tran Nguyen Nhu Uyen, Vu Huy Tru, Trinh Dinh The Nguyen<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 165 - 172<br /> Objective: The purpose of this study was to describe clinical features, renal pathology and outcome of<br /> childhood nephrotic syndrome and HBV infection.<br /> Method: A descriptive, retrospective study about fifteen cases with serum HBsAg positive and<br /> nephrotic syndrome was conducted at Nephrology Department, Children’s hospital N1 from January 2009<br /> to May 2011.<br /> Results: Mean age at onset was 8,5 years ( 2 – 14 years ), 60% of cases were after the year of ten. Male<br /> was predominant (11/15). Clinical findings included: hypertension 20%, microscopic hematuria 80%,<br /> macroscopic hematuria and renal failure at diagnosis 0%. Serum ALT, AST were in normal level in 100%<br /> * Bệnh viện Nhi Đồng 1 TpHCM; ** Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược TpHCM<br /> Tác giả liên lạc: ThS Nguyễn Đức Quang<br /> ĐT: 0908106434<br /> Email: drquang73@yahoo.com<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011<br /> <br /> 165<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br /> <br /> of cases. All patients had serum HBsAg+/HBsAb–. Of 14 cases, serum HBV-DNA titer above 105 copies/ml<br /> was observed in 13. Lamivudine resistant HBV genotype B was present in 7 of 8 cases. Four types of lesions<br /> were observed on renal biopsy: membranous glomerulopathy, menbranoproliferative glomerulonephritis,<br /> focal segmental glomerulonephrits and minimal change disease with the rate of 26,7%, 26,7%, 13,3% and<br /> 33,3% respectively. Of ten cases treated with prednisone before HBsAg screening test, 6 was steroid<br /> resistant. Two patients gained complete remission following HBeAg+ seroconvertion to HBeAb+ after 17<br /> and 25 months of treatment with Lamivudine.<br /> Conclusion: Newly diagnosed cases with nephrotic syndrome should be performed HBsAg screening<br /> test to discover chronic HBV infection. Corticosteroid should be prescribed meticulously with a close<br /> evaluation the active replication of HBV in order to indicate an anti-viral agent appropriately.<br /> Key word: Nephrotic syndrome,hepatitis-B virus.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Nhiễm HBV là một gánh nặng sức khỏe ở<br /> vùng châu Á – Thái Bình Dương, với tần suất<br /> người mang HBV lên đến 10% dân số(20).<br /> Ngoài các tổn thương gan như viêm gan cấp,<br /> viêm gan mạn, xơ gan, ung thư tế bào gan, các<br /> tổn thương cầu thận gây ra do nhiễm HBV<br /> mạn đã được ghi nhận ở nhiều nơi trên thế<br /> giới. Tuy cơ chế bệnh sinh chưa được hiểu<br /> biết rõ ràng, các tổn thương cầu thận này đã<br /> được chứng minh là bệnh do phức hợp miễn<br /> dịch(9,26,2). Hầu hết các dạng tổn thương giải<br /> phẫu bệnh tại thận như bệnh cầu thận màng,<br /> viêm cầu thận tăng sinh màng, viêm cầu thận<br /> tăng sinh trung mô, bệnh cầu thận tối thiểu,<br /> bệnh thận IgA, xơ hóa cầu thận khu trú từng<br /> phần đã được mô tả trong các bệnh cầu thận<br /> liên quan nhiễm HBV mạn(21,11,2). Các biểu hiện<br /> lâm sàng tổn thương thận gồm nhiều mức độ:<br /> từ tiểu đạm không triệu chứng, tiểu máu vi<br /> thể hoặc đại thể (hiếm), đến HCTH và / hoặc<br /> hội chứng viêm thận cấp(9, 26, 2). Các đặc trưng<br /> lâm sàng của viêm cầu thận gây ra do HBV<br /> không thể phân biệt với nhiều thể viêm cầu<br /> thận kéo dài khác (23, 9, 17). Phần lớn các trẻ viêm<br /> cầu thận màng do HBV có diễn tiến lành tính,<br /> với tỷ lệ lui bệnh tự nhiên của HCTH được<br /> báo cáo từ 30 – 60% trường hợp(2, 26,10, 8). Ngược<br /> lại, một số báo cáo ghi nhận viêm cầu thận do<br /> HBV có diễn tiến lâm sàng chậm chạp nhưng<br /> tiến triển không ngừng(14). 4/7 trường hợp<br /> HCTH do HBV được ghi nhận tại Ả rập bị suy<br /> thận mạn giai đọan cuối(7). Tiến triển tới suy<br /> <br /> 166<br /> <br /> thận được báo cáo ở các bệnh nhân không có<br /> khả năng lọai trừ HBV(20). Trong nghiên cứu<br /> này, chúng tôi báo cáo các đặc trưng lâm<br /> sàng, giải phẫu bệnh và diễn tiến của các<br /> trường hợp thận hư và nhiễm HBV để góp<br /> phần vào sự hiểu biết về bệnh cầu thận gây ra<br /> do HBV.<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Nghiên cứu hồi cứu mô tả 15 trường hợp<br /> HCTH và HBsAg máu dương tính được chẩn<br /> đóan tại khoa Thận bệnh viện Nhi Đồng 1 từ<br /> tháng 1/2009 đến tháng 5/2011. Bệnh nhân có các<br /> biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh<br /> Lupus, Henoch-Shonlein được lọai ra khỏi<br /> nghiên cứu.<br /> Các biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân như<br /> tuổi, giới, phù, tiểu máu, cao huyết áp (trên 95%<br /> bách phân vị theo tuổi và giới ) và các xét<br /> nghiệm như huyết đồ, albumin, cholesterol, urê,<br /> creatinin, ALT, AST, C3 C4, ANA / anti-dsDNA<br /> máu, tổng phân tích nước tiểu, đạm niệu 24 giờ<br /> hoặc đạm/cretinine niệu được ghi nhận theo<br /> bệnh án. Các xét nghiệm HBsAg, HBsAb,<br /> HBeAg và HBeAb trong máu được thực hiện<br /> bằng phương pháp sắc ký miễn dịch định tính<br /> (ACON LABS, INC. USA) tại bệnh viện Nhi<br /> Đồng 1. Định lượng HBV DNA và xác định<br /> genotype HBV kháng Lamivudine trong máu<br /> được thực hiện bằng phương pháp Multicolor<br /> Realtime PCR tại Medic Medical Center.<br /> Mẫu mô thận được xử lý thường quy và<br /> được nhuộm bằng hematoxylin-eosin (HE),<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br /> periodic acid-Schiff (PAS), Jones’s silver và<br /> Masson’s trichrome. Để phân tích miễn dịch<br /> huỳnh quang, mẫu thận được nhuộm với các<br /> kháng huyết thanh chống IgG, IgA, IgM, C3,<br /> C1q người. Chẩn đóan mô học thận được thực<br /> hiện bởi một bác sĩ tại khoa Giải phẫu bệnh,<br /> bệnh viện Nhi đồng 1 dựa trên phân tích bằng<br /> kính hiển vi quang học và miễn dịch hùynh<br /> quang.<br /> HCTH được chẩn đoán khi phù, albumine<br /> máu < 25g/l, cholesterol máu > 200mg%, đạm<br /> niệu 24g ≥ 50 mg/kg/ngày họăc đạm/cretinine<br /> niệu ≥ 200 mg/mmol. Lui bệnh hoàn toàn khi hết<br /> phù và đạm niệu âm hoặc vết. Lui bệnh một<br /> phần khi hết phù và đạm niệu từ 100mg% đến <<br /> 300mg% trên giấy nhúng nước tiểu. Suy thận<br /> mạn được chẩn đoán khi creatinin máu lớn hơn<br /> giá trị bình thường theo tuổi.<br /> Prednisone 2mg/kg/ngày được điều trị cho<br /> các bệnh nhân HCTH giai đọan họat động. Khi<br /> có kết quả HBsAg trong máu dương tính và<br /> chẩn đoán mô học thận, prednisone sẽ được<br /> giảm liều và ngưng ở những trường hợp sinh<br /> thiết thận không phải sang thương tối thiểu. Các<br /> trường hợp này sẽ được điều trị bằng<br /> Lamivudine hoặc Adefovir /Tenofovir nếu xét<br /> nghiệm máu xác định có HBV genotype B kháng<br /> Lamivudine. Các trường hợp sang thương tối<br /> thiểu sẽ được tiếp tục điều trị prednisone hoặc<br /> kết hợp thêm một thuốc ức chế miễn dịch<br /> (Endoxan hoặc Cyclosporine) nếu có tình trạng<br /> kháng steroid. Thời gian theo dõi trung bình từ<br /> khi có chẩn đóan HCTH liên quan HBV là 9<br /> tháng (1 tháng – 25 tháng).<br /> Các số liệu được thu thập và xử lý bằng<br /> phần mềm SPSS 11.05.<br /> <br /> KẾT QUẢ<br /> 15 trường hợp HCTH và HBsAg trong máu<br /> dương tính được chọn vào nghiên cứu. Tuổi<br /> trung bình mắc bệnh là 8,5 tuổi (2 tuổi – 14 tuổi),<br /> 60% bệnh nhân ≥ 10 tuổi. Tỷ lệ nam/nữ là 11/4.<br /> Cao huyết áp được ghi nhận trong 3/15 (20%)<br /> trường hợp, tiểu máu vi thể 12/15 (80%), tiểu<br /> máu đại thể và suy thận lúc chẩn đóan HCTH là<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> 0%. Không có bệnh nhân nào có triệu chứng của<br /> viêm gan cấp hoặc tiền sử viêm gan và các xét<br /> nghiệm men gan ALT đều trong giới hạn bình<br /> thường (< 40 U/l). 2/7 trường hợp có nồng độ C3<br /> máu giảm < 80mg%.<br /> HBsAg+/HBsAb- trong máu được ghi nhận<br /> ở 100% bệnh nhân. 12/15 trường hợp có<br /> HBeAg+/HBeAb- và 3/15 trường hợp có HBeAg. Trong 3 trường hợp HBeAg trong máu âm tính,<br /> kết quả định lượng HBV DNA trong máu lần<br /> lượt là 587×106 copies/ml ở 1 bệnh nhân có<br /> HBeAg-/HBeAb- và âm tính ở 1 bệnh nhân có<br /> HBeAg-/HBeAb+. 13/14 bệnh nhân có kết quả<br /> định lượng HBV DNA > 105 copies/ml. Trong 8<br /> bệnh nhân được xét nghiệm tìm đột biến kháng<br /> Lamivudine, 7 trường hợp có HBV genotype B<br /> kháng Lamivudine.<br /> Có 4 lọai sang thương được xác định trên<br /> sinh thiết thận: sang thương tối thiểu 5/15<br /> (33,3%), bệnh cầu thận màng 4/15 (26,7%),<br /> viêm cầu thận tăng sinh màng 4/15 (26,7%) và<br /> xơ hóa cầu thận khu trú từng phần 2/15<br /> (13,3%). Miễn dịch huỳnh quang ghi nhận có<br /> sự lắng đóng dạng hạt chủ yếu của IgG, IgM,<br /> C1q và C3 quanh mao mạch trên các sang<br /> thương khác sang thương tối thiểu. Các dấu<br /> hiệu lâm sàng và giải phẫu bệnh của các bệnh<br /> nhân được tóm tắt trong bảng 1.<br /> 5 bệnh nhân sang thương tối thiểu được<br /> điều trị bằng prednisone: 3/5 lui bệnh hoàn toàn,<br /> 2 trong 3 trường hợp này tái phát HCTH sau<br /> ngưng prednisone và đạt được lui bệnh hoàn<br /> toàn sau 2 tuần điều trị prednisone<br /> 2mg/kg/ngày. 2/5 trường hợp sang thương tối<br /> thiểu kháng steroid: 1 trường hợp được điều trị<br /> bằng Cyclosporine và prednisone uống cách<br /> ngày, chưa lui bệnh sau 2 tháng điều trị; 1<br /> trường hợp có HBeAg-/HBeAb+ và HBV DNA<br /> âm tính trong máu (gợi ý HCTH nguyên phát<br /> mới xuất hiện sau diễn tiến tự hồi phục của<br /> HBV) lui bệnh hòan tòan sau 4 tháng với điều trị<br /> Endoxan uống trong 3 tháng và prednisone cách<br /> ngày. Có sự tăng nhẹ men ALT trong máu<br /> nhưng vẫn trong giới hạn bình thường.<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011<br /> <br /> 167<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br /> <br /> 10 bệnh nhân có các lọai sang thương khác<br /> sang thương tối thiểu: 4/10 trường hợp kháng<br /> steroid, prednisone được giảm liều rồi ngưng và<br /> bắt đầu điều trị bằng 1 loại thuốc kháng siêu vi<br /> uống (1 bệnh nhân điều trị bằng Adefovir; 1<br /> bệnh nhân chỉ điều trị triệu chứng; 2 bệnh nhân<br /> được điều trị bằng Lamivudine, 1/2 bệnh nhân<br /> lui bệnh hoàn toàn sau 25 tháng với sự chuyển<br /> đổi phản ứng huyết thanh từ HBeAg+ thành<br /> HBeAb+, 1/2 bệnh nhân không đáp ứng sau 10<br /> tháng và mất khỏi nghiên cứu ). 6/10 trường hợp<br /> <br /> còn lại: 1 bệnh nhân điều trị Tenofovir lui bệnh 1<br /> phần sau 9 tháng; 2 bệnh nhân điều trị Adefovir<br /> mới 1 tháng; 2 bệnh nhân điều trị Lamivudine (1<br /> chưa lui bệnh sau 2 tháng, 1 lui bệnh hòan tòan<br /> sau 17 tháng với sự chuyển đổi phản ứng huyết<br /> thành thành HBeAb+); 1 bệnh nhân lui bệnh<br /> hoàn toàn sau 7 tháng điều trị prednisone mà<br /> không kèm thuốc kháng siêu vi (HBeAg/HBeAb<br /> và HBV DNA máu chưa được kiểm tra lại nên<br /> không rõ lui bệnh do điều trị prednisone hay do<br /> diễn tiến tự lui bệnh của HBV).<br /> <br /> Bảng 1: Các đặc trưng lâm sàng và giải phẫu bệnh của bệnh nhân (* hội chứng thận hư kháng steroid)<br /> Số Tuổi Tăng Tiểu Albu- Creati- Đạm AST/ HBsA HBe HBV<br /> HBV<br /> bệnh (năm) huyế máu min nine niệu ALT g/HBe Ag/ DNA Genotype<br /> nhân / giới t áp<br /> máu (μmol/ 24<br /> Ab HBe (copies/ kháng<br /> (g/l)<br /> )<br /> Ab<br /> ml)<br /> LAM<br /> giờ<br /> 500<br /> 22/11 +/ mg%<br /> <br /> 1<br /> <br /> 6/<br /> nam<br /> <br /> 2*<br /> <br /> 6/<br /> Nam<br /> <br /> +<br /> <br /> +<br /> <br /> 11,8<br /> <br /> 40,6 1,44g 50/37 +/ -<br /> <br /> +/ -<br /> <br /> 3<br /> <br /> 11.2<br /> nữ<br /> <br /> -<br /> <br /> -<br /> <br /> 30,3 57,46 ( _ ) 40/36 +/ -<br /> <br /> +/ -<br /> <br /> 4*<br /> <br /> 3.4<br /> nam<br /> <br /> -<br /> <br /> +<br /> <br /> 25,8 40,89 3,46g 28/21 +/ -<br /> <br /> -/-<br /> <br /> 5<br /> <br /> 10<br /> nam<br /> <br /> +<br /> <br /> +<br /> <br /> 27<br /> <br /> 60,1 7,2g 36/20 +/ -<br /> <br /> +/ -<br /> <br /> 6<br /> <br /> 2<br /> nam<br /> <br /> -<br /> <br /> -<br /> <br /> 30,4<br /> <br /> 11,4 1,3g 39/31 +/ -<br /> <br /> +/ -<br /> <br /> 7<br /> <br /> 10<br /> nam<br /> <br /> -<br /> <br /> +<br /> <br /> 24<br /> <br /> 4,32g 27/18 +/ -<br /> <br /> -/-<br /> <br /> 8<br /> <br /> 7.9<br /> nam<br /> <br /> -<br /> <br /> +<br /> <br /> 18<br /> <br /> 43,3 ( _ ) 24/27 +/ -<br /> <br /> +/ -<br /> <br /> 9<br /> <br /> 13<br /> nữ<br /> <br /> -<br /> <br /> +<br /> <br /> 19,1 105,19 4,1g 18/16 +/ -<br /> <br /> +/ -<br /> <br /> 168<br /> <br /> -<br /> <br /> +<br /> <br /> 23<br /> <br /> 33,94<br /> <br /> 71<br /> <br /> +/ -<br /> <br /> Sinh<br /> thiết<br /> thận<br /> <br /> Điều trị sau Theo Kết quả<br /> sinh thiết dõi sau<br /> sinh<br /> thiêt<br /> <br /> Viêm<br /> 3055.<br /> cầu thận Lamivudin 17 tháng Lui bệnh<br /> Không<br /> làm<br /> 6<br /> 10<br /> hoàn toàn<br /> màng<br /> Ednyt<br /> Không đáp<br /> Viêm Lamivudin<br /> ứng (mất<br /> 3850.<br /> cầu thận<br /> Không làm<br /> x10 tháng 10 tháng khỏi<br /> 6<br /> 10<br /> tăng sinh<br /> nghiên<br /> màng<br /> cứu )<br /> Genotype Sang Prednisone<br /> Lui bệnh<br /> 5<br /> 416. 10 B Kháng thương<br /> 9 tháng<br /> hoàn toàn<br /> Ednyt<br /> LAM<br /> tối thiểu<br /> Prednisone<br /> Genotype Viêm<br /> Không<br /> giảm liếu,<br /> Chưa đáp<br /> B Kháng cầu thận<br /> 6 tháng<br /> làm<br /> Chưa dùng<br /> ứng<br /> LAM<br /> màng<br /> kháng virus<br /> Xơ hóa<br /> Genotype cầu thận Tenofovir<br /> 89.125.<br /> Lui bệnh 1<br /> B Kháng khu trú<br /> 9 tháng<br /> 6<br /> 10<br /> phấn<br /> Ednyt<br /> LAM<br /> từng<br /> phần<br /> Lui bệnh<br /> Lamivudine<br /> hoàn toàn<br /> Sang Prednisone<br /> 84.625.<br /> (tái phát 1<br /> Không làm thương cách ngày, 7 tháng<br /> 6<br /> 10<br /> lần, điều trị<br /> tối thiểu giảm liều <br /> pred lui<br /> ngưng<br /> bệnh<br /> Viêm Lamivudine<br /> Không đáp<br /> 6<br /> 587. 10<br /> (_)<br /> cầu thận<br /> 2 tháng<br /> ứng<br /> Ednyt<br /> màng<br /> Chưa dùng<br /> Genotype Viêm<br /> 2.371.<br /> kháng virus,<br /> Lui bệnh<br /> B Kháng cầu thận<br /> 7 tháng<br /> 6<br /> 10<br /> giảm liều<br /> hoàn toàn<br /> LAM<br /> màng<br /> prednisone<br /> Không dùng<br /> Sang kháng virus,<br /> 3.075.<br /> Lui bệnh<br /> Không làm thương prednisone 19 tháng<br /> 6<br /> 10<br /> hoàn toàn<br /> tối thiểu tấn công,<br /> cách ngày,<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br /> Số Tuổi Tăng Tiểu Albu- Creati- Đạm AST/ HBsA HBe HBV<br /> HBV<br /> bệnh (năm) huyế máu min nine niệu ALT g/HBe Ag/ DNA Genotype<br /> nhân / giới t áp<br /> máu (μmol/ 24<br /> Ab HBe (copies/ kháng<br /> (g/l)<br /> )<br /> Ab<br /> ml)<br /> LAM<br /> giờ<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> Sinh<br /> thiết<br /> thận<br /> <br /> Điều trị sau Theo Kết quả<br /> sinh thiết dõi sau<br /> sinh<br /> thiêt<br /> giảm liều<br /> ngưng<br /> <br /> 10*<br /> <br /> 14<br /> nam<br /> <br /> +<br /> <br /> +<br /> <br /> 11*<br /> <br /> 10<br /> nam<br /> <br /> -<br /> <br /> +<br /> <br /> 12<br /> <br /> 15<br /> <br /> 18,86 66,12<br /> <br /> Adefovir<br /> Enyt<br /> <br /> Chưa đáp<br /> ứng<br /> <br /> 9,4g 22/14 +/ -<br /> <br /> +/ -<br /> <br /> 300<br /> 18/15 +/ mg%<br /> <br /> Neoral,<br /> Sang<br /> 51.425.<br /> Chưa đáp<br /> Không<br /> làm<br /> thương<br /> Prednisone<br /> 2 tháng<br /> +/ - 106<br /> ứng<br /> tối thiểu<br /> <br /> 12<br /> <br /> 12<br /> nữ<br /> <br /> -<br /> <br /> + 17,45 44,7 1,76g 37/31 +/ -<br /> <br /> 13<br /> <br /> 10<br /> nam<br /> <br /> -<br /> <br /> + 14.67 68,93 4,77g 37/15 +/ -<br /> <br /> 14*<br /> <br /> 10<br /> nữ<br /> <br /> -<br /> <br /> -<br /> <br /> 15*<br /> <br /> 3<br /> nam<br /> <br /> -<br /> <br /> +<br /> <br /> 21<br /> <br /> Xơ hóa<br /> Genotype cầu thận<br /> 1.818.<br /> B Kháng khu trú<br /> 6<br /> 10<br /> LAM<br /> từng<br /> phần<br /> <br /> 37,12 6,45g 25/27 +/ -<br /> <br /> 300<br /> không<br /> 8,84<br /> 8/9<br /> có<br /> mg%<br /> <br /> +/ -<br /> <br /> Viêm<br /> cầu thận<br /> Genotype<br /> 30.376.<br /> tăng sinh Adefovir<br /> B Kháng<br /> +/ - 106<br /> gian<br /> Ednyt<br /> LAM<br /> mao<br /> mạch<br /> Genotype Viêm<br /> 5.955. B Kháng cầu thận Adefovir<br /> +/ - 106<br /> LAM tăng sinh Ednyt<br /> màng<br /> <br /> 1 tháng<br /> <br /> 1 tháng<br /> <br /> Chưa đáp<br /> ứng<br /> <br /> 1 tháng<br /> <br /> Chưa đáp<br /> ứng<br /> <br /> Sang<br /> Endoxan,<br /> Lui bệnh<br /> Không làm thương prednisone 4 tháng<br /> hoàn toàn<br /> tối thiểu cách ngày<br /> Prednisone<br /> Viêm giảm liều <br /> Định tính<br /> cầu thận ngưng.<br /> Lui bệnh<br /> Không làm<br /> 25 tháng<br /> +/ (+)<br /> tăng sinh<br /> hoàn toàn<br /> màng Lamivudine<br /> + Ednytt<br /> <br /> -/+<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Nhiều chứng cứ khẳng định mối liên quan<br /> giửa nhiễm HBV mạn và các bệnh cầu thận, đặc<br /> biệt bệnh cầu thận màng. Tuy vậy, chưa có tiêu<br /> chuẩn được áp dụng quốc tế để chẩn đóan bệnh<br /> cầu thận gây ra do HBV(20). Chẩn đóan được<br /> thiết lập khi HBsAg hoặc HBeAg dương tính<br /> trong máu, sự hiện diện của viêm cầu thận do<br /> phức hợp miễn dịch và quan trọng nhất là các<br /> kháng nguyên của HBV được xác định trong<br /> cầu thận(25,26). Khẳng định vai trò gây bệnh của<br /> HBV trong bất kỳ các rối lọan này thường khó vì<br /> dựa trên các kỷ thuật không có sẳn để phát hiện<br /> kháng nguyên của siêu vi trong thận. Tuy nhiên,<br /> chẩn đóan có thể được giả định dựa vào đánh<br /> giá tình trạng sao chép của siêu vi, sinh thiết<br /> thận và các bằng chứng lâm sàng bao gồm bệnh<br /> nhi trong vùng dịch lưu hành hoặc bệnh nhân<br /> có tăng men gan(3). Sự hiện diện HBsAg và<br /> <br /> (-)<br /> <br /> HBeAg trong máu những bệnh nhân của chúng<br /> tôi mà không kèm các triệu chứng của bệnh gan<br /> gợi ý tình trạng người mang HBsAg hơn là tình<br /> trạng nhiễm cấp. Hơn nữa, không có bệnh nhân<br /> nào được truyền máu hoặc các chế phẩm của<br /> máu từ khi được chẩn đóan HCTH đến khi được<br /> tầm sóat HBsAg. Chúng tôi nghĩ rằng các bệnh<br /> nhân thận hư của chúng tôi có thể liên quan tới<br /> tình trạng nhiễm HBV mạn dù không có điều<br /> kiện phát hiện các kháng nguyên của HBV trên<br /> các mẫu sinh thiết thận.<br /> Chúng tôi ghi nhận 4 lọai sang thương thận:<br /> sang thương tối thiểu, bệnh cầu thận màng,<br /> viêm cầu thận tăng sinh màng, xơ hóa cầu thận<br /> khu trú từng phần với tỷ lệ lần lượt là 33,3%,<br /> 26,7%, 26,7% và 13,3%. Theo y văn, tất cả các<br /> lọai sang thương cầu thận đều có thể gặp trong<br /> bệnh cầu thận đi kèm HBV(21,11,2). Tuy nhiên, hai<br /> lọai sang thương được ghi nhận nhiều nhất là<br /> bệnh cầu thận màng và viêm cầu thận tăng sinh<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011<br /> <br /> 169<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2