intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kết quả can thiệp dinh dưỡng chu phẫu của ca ghép phổi đầu tiên thành công tại Việt Nam

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

65
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của bài viết là đánh giá và phân tích kết quả can thiệp dinh dưỡng chu phẫu của ca ghép phổi đầu tiên thành công ở Việt Nam để từng bước chuẩn hóa liệu trình dinh dưỡng trị liệu đối với ghép phổi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kết quả can thiệp dinh dưỡng chu phẫu của ca ghép phổi đầu tiên thành công tại Việt Nam

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018<br /> <br /> KẾT QUẢ CAN THIỆP DINH DƯỠNG CHU PHẪU CỦA<br /> CA GHÉP PHỔI ĐẦU TIÊN THÀNH CÔNG TẠI VIỆT NAM<br /> Phạm Đức Minh*; Trần Viết Tiến*; Tạ Bá Thắng*; Đỗ Quyết**<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: đánh giá và phân tích kết quả can thiệp dinh dưỡng chu phẫu của ca ghép phổi<br /> đầu tiên thành công ở Việt Nam để từng bước chuẩn hóa liệu trình dinh dưỡng trị liệu đối<br /> với ghép phổi. Đối tượng: bệnh nhân (BN) nhận phổi: Ly Chương B.; nam, 7 tuổi. Chẩn đoán:<br /> giãn phế quản bẩm sinh lan tỏa 2 phổi, mức độ nặng biến chứng suy hô hấp, tâm phế mạn,<br /> suy dinh dưỡng nặng trên độ 3. Phương pháp mô tả lâm sàng ca bệnh. Kết quả: trước phẫu thuật,<br /> BN được can thiệp dinh dưỡng và đã cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng nặng và cho phép<br /> thực hiện phẫu thuật thành công. Sau phẫu thuật ghép, quá trình can thiệp dinh dưỡng sau<br /> 12 tháng đã đem lại những kết quả rất khả quan: BN có diễn biến lâm sàng, cận lâm sàng tốt.<br /> Kết luận: đã đảm bảo tốt và an toàn công tác can thiệp dinh dưỡng chu phẫu, góp phần thực hiện<br /> thành công ca ghép phổi từ người cho sống người đầu tiên tại Việt Nam. Quá trình và kết quả<br /> can thiệp dinh dưỡng chu phẫu ghép phổi bước đầu giúp hoàn thiện quy trình can thiệp dinh<br /> dưỡng cho BN ghép phổi ở Việt Nam.<br /> * Từ khóa: Ghép phổi; Can thiệp dinh dưỡng; Chu phẫu.<br /> <br /> Perioperative Nutritional Intervention of the First Successful Lung<br /> Transplant in Vietnam<br /> Summary<br /> Objectives: To assess and analyze the results of perioperative nutritional intervention for the<br /> first successful lung transplant in Vietnam in order to gradually standardize therapeutic nutritional<br /> intervention for lung transplantation. Subjects: Lung recipient: Ly Chuong B.; male, 7 years old.<br /> Diagnosis: Congenital severe diffuse bronchiectasis, respiratory failure, cor-pulmonal, severe<br /> malnutrition over grade 3. Methodology: Case study. Results: Before surgery, the patient received<br /> nutritional intervention and improved severe malnutrition, in order to allow for successful surgery.<br /> After the transplant, the nutritional intervention after 12 months produced very good results in<br /> patient in term of clinical and subclinical improvements. Conclusion: Good and safe intervention for<br /> perioperative nutritional care has been successfully implemented, contributing to success of the<br /> first lung transplant from living donors in Vietnam. The process and results of nutritional<br /> interventions in the first lung transplant have initially helped improve the nutritional intervention<br /> protocol for lung transplant patients in Vietnam.<br /> * Keywords: Lung transplant; Nutritional intervention; Perioperation.<br /> * Bệnh viện Quân y 103<br /> ** Học viện Quân y<br /> Người phản hồi (Corresponding): Phạm Đức Minh (drminh103@yahoo.com)<br /> Ngày nhận bài: 23/02/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 21/03/2018<br /> Ngày bài báo được đăng: 28/03/2018<br /> <br /> 34<br /> <br /> t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Ghép phổi được chỉ định cho một số<br /> BN mắc bệnh phổi mạn tính, giai đoạn<br /> cuối và là biện pháp cuối cùng kéo dài<br /> cuộc sống, đặc biệt với bệnh nhi [1]. Hỗ<br /> trợ dinh dưỡng là yếu tố không thể thiếu<br /> trong thành công các ca ghép tạng [2].<br /> Chuyên gia dinh dưỡng ghép tạng có thể<br /> theo dõi BN từ tiền cấy ghép cho tới thời<br /> điểm ghép tạng và sau đó theo dõi, đánh<br /> giá trạng thái dinh dưỡng, đề xuất hỗ trợ<br /> dinh dưỡng, đảm bảo lượng dinh dưỡng<br /> cần thiết để phục hồi và duy trì sức khoẻ.<br /> Nếu chế độ ăn uống của BN không đạt<br /> nhu cầu năng lượng, chuyên gia dinh<br /> dưỡng sẽ phối hợp với nhóm chuyên gia<br /> ghép tạng để cung cấp dinh dưỡng qua<br /> đường tiêu hóa và/hoặc qua đường tĩnh<br /> mạch cho BN [3]. Chuyên gia dinh dưỡng<br /> ghép tạng cũng cần biết các loại thuốc<br /> mà BN dùng có thể ảnh hưởng đến tình<br /> trạng dinh dưỡng, giúp ngăn ngừa và<br /> điều trị những biến chứng liên quan giữa<br /> tương tác dinh dưỡng-thuốc [4].<br /> Can thiệp dinh dưỡng chu phẫu đối với<br /> ca ghép phổi đầu tiên tại Việt Nam bao<br /> gồm các giai đoạn trước, trong và sau<br /> ghép. Trong đó, đặc biệt quan trọng là<br /> bảo đảm cung cấp đủ nhu cầu năng<br /> lượng tổng số cũng như protein và các<br /> chất dinh dưỡng khác để tái lập sự phát<br /> triển bình thường của BN sau ghép. Mục<br /> tiêu của nghiên cứu này: Đánh giá kết<br /> quả can thiệp dinh dưỡng chu phẫu của<br /> ca ghép phổi đầu tiên thành công ở Việt<br /> Nam, từng bước chuẩn hóa liệu trình dinh<br /> dưỡng trị liệu đối với các ca ghép phổi<br /> tiếp theo.<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tượng nghiên cứu.<br /> - BN nhận phổi: Ly Chương B.; nam,<br /> 7 tuổi.<br /> - Chẩn đoán: giãn phế quản bẩm sinh<br /> lan tỏa 2 phổi, mức độ nặng biến chứng<br /> suy hô hấp, tâm phế mạn, suy dinh dưỡng<br /> trên độ 3.<br /> * Địa điểm và thời gian nghiên cứu:<br /> Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y.<br /> Thời gian từ tháng 10 - 2016 đến 01 - 2018.<br /> 2. Phương pháp nghiên cứu.<br /> Nghiên cứu mô tả lâm sàng ca bệnh.<br /> * Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của BN:<br /> - Lâm sàng:<br /> + Tình trạng toàn thân: da, niêm mạc,<br /> lông, tóc, móng, tình trạng phù ngoại vi và<br /> teo cơ; mạch, nhiệt độ, huyết áp; tình trạng<br /> chán ăn, buồn nôn và nôn.<br /> + Các chỉ số nhân trắc: WHO (2007)<br /> hướng dẫn đánh giá tình trạng dinh dưỡng<br /> nhi khoa, sử dụng các chỉ số chiều cao<br /> (H), cân nặng (W) cùng chỉ số khối cơ thể<br /> (BMI). Để đánh giá so với tham chiếu<br /> chuẩn, sử dụng các chỉ số: WAZ (weightfor-age Z-score); HAZ (Height-for-Age<br /> Z Score); BAZ BMI-for-age z-score) [5, 6].<br /> - Đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa<br /> vào các chỉ số sinh hóa máu và huyết học:<br /> sinh hóa máu: protein, albumin, prealbumin;<br /> huyết học: hồng cầu, huyết sắc tố, lympho.<br /> * Lập kế hoạch nuôi dưỡng:<br /> - Nhu cầu các chất dinh dưỡng:<br /> khuyến nghị chung về chế độ ăn: không<br /> ăn bưởi hay nước bưởi; không ăn thức<br /> 35<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018<br /> ăn chưa nấu chín; tuyệt đối đảm bảo an<br /> toàn thực phẩm.<br /> Mức năng lượng được tăng cường<br /> theo hướng dẫn điều trị của Hiệp hội<br /> châu Âu về Gan mật, Tiêu hóa và Dinh<br /> dưỡng Nhi khoa (ESPGHAN) [7], cập nhật<br /> của Hội Dinh dưỡng Đức [8]. Công thức<br /> tính nhu cầu năng lượng: TEE = REE x<br /> PAL x 1.01 [8]. Trong đó: TEE (total energy<br /> expenditure): tổng năng lượng tiêu hao;<br /> REE (resting energy expenditure): năng<br /> lượng tiêu hao khi nghỉ ngơi; PAL (physical<br /> activity level): mức độ hoạt động thể lực<br /> (bao gồm cả stress do bệnh mạn tính); hệ<br /> số năng lượng cho cơ thể phát triển: 1,01.<br /> + Lượng protein, bột đường và lipid:<br /> cung cấp đủ lượng protein và tổng lượng<br /> calo giúp lành vết thương và giúp khắc<br /> phục suy nhược cơ do sử dụng prednisone<br /> <br /> liều cao. Kiểm soát nhóm bột đường do<br /> thuốc steroid có thể làm giảm khả năng<br /> sử dụng lượng đường trong máu của<br /> cơ thể. Tăng năng lượng do lipid cung cấp,<br /> chiếm 25 - 30% năng lượng khẩu phần.<br /> - Rau, củ, trái cây và nước trái cây: rau<br /> lá xanh, khoai tây, đậu tương, cà chua,<br /> bí ngô, dưa hấu, chuối, cam và nước cam.<br /> - Muối khoáng: hạn chế natri trong chế<br /> độ ăn uống và dựa vào mức kali huyết<br /> thanh của người bệnh để yêu cầu thay<br /> đổi thuốc và/hoặc chế độ ăn uống.<br /> - Nước: lượng nước vào = nước<br /> tiểu/24 giờ + 500 - 700 ml.<br /> * Đường nuôi dưỡng: trong trường hợp<br /> đường tiêu hóa không cung cấp đủ năng<br /> lượng, cần cung cấp thêm năng lượng<br /> qua đường tĩnh mạch.<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> 1. Tình trạng dinh dưỡng chu phẫu của người bệnh.<br /> <br /> (WAZ: weight-for-age Z-score; HAZ: Height-for-Age Z Score; BAZ: BMI-for-age zscore; PROD: Preoperative day; POD: Postoperative day)<br /> Biểu đồ 1: Tình trạng phát triển của BN trước và sau ghép phổi.<br /> Khi người bệnh đạt BMI 50th (BAZ ~ 0), được chỉ định can thiệp phẫu thuật ghép.<br /> 36<br /> <br /> t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018<br /> <br /> Biểu đồ 2: Một số chỉ điểm sinh hóa dinh dưỡng chu phẫu của BN.<br /> Trước ghép, các chỉ số đạm máu cải thiện tốt cùng với tăng cân của BN. Ngay sau<br /> phẫu thuật, chế độ can thiệp dinh dưỡng tích cực đã giúp BN phục hồi các chỉ số sau 2<br /> tuần và tiến triển rất tốt sau đó. Hiệu quả can thiệp dinh dưỡng được chứng minh rất<br /> rõ thông qua chỉ số pre-albumin.<br /> <br /> Biểu đồ 3: Một số chỉ điểm huyết học dinh dưỡng chu phẫu của BN.<br /> Các chỉ số huyết học được cải thiện tốt sau can thiệp dinh dưỡng: Trước ghép, chỉ<br /> số lympho máu ngoại vi thấp và được cải thiện dần trong quá trình can thiệp dinh<br /> dưỡng. Sau phẫu thuật, chế độ can thiệp dinh dưỡng tích cực đã giúp BN phục hồi các<br /> chỉ số sau 4 tuần và tiến triển rất tốt sau đó. Hiệu quả can thiệp dinh dưỡng được<br /> chứng minh rất rõ thông qua chỉ số tuyệt đối và tương đối của lympho bào trong máu<br /> ngoại vi, giúp cơ thể BN phục hồi dinh dưỡng và hệ miễn dịch.<br /> 37<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018<br /> 2. Phác đồ can thiệp dinh dưỡng chu phẫu trên BN.<br /> <br /> Biểu đồ 4: Mức năng lượng can thiệp dinh dưỡng chu phẫu của BN.<br /> Trước ghép phổi, áp dụng mức cung cấp năng lượng cao nhất cho BN (~200 Kcal/<br /> kg/24 giờ), mức thấp nhất tại thời điểm ngay sau phẫu thuật (100 Kcal/kg/24 giờ).<br /> Sau phẫu thuật, mức năng lượng tăng dần và giữ ổn định khi BN đã phục hồi hoàn toàn<br /> trên lâm sàng.<br /> 3. Biến đổi của nồng độ thuốc ức chế miễn dịch trong quá trình can thiệp<br /> dinh dưỡng.<br /> <br /> Biểu đồ 5: Biến đổi cyclosporin trong quá trình can thiệp dinh dưỡng.<br /> Nồng độ thuốc ức chế miễn dịch được duy trì ổn định khoảng 10 mg cyclosporin/kg<br /> cân nặng và xét nghiệm liên tục để kiểm soát nồng độ thuốc trong huyết thanh. Tại thời<br /> điểm 2 tuần sau phẫu thuật, nồng độ C0 đang từ bình thường (~15 ng/cL) tăng đột ngột<br /> cao gấp 2,5 lần (~37,6 ng/cL). Sau khi điều chỉnh chế độ ăn (không cho BN ăn quýt),<br /> nồng độ C0 trở về bình thường (17 - 18 ng/cL).<br /> 38<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2