intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kết quả điều trị vi phẫu thuật dị dạng thông động tĩnh mạch não độ thấp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Kết quả điều trị vi phẫu thuật dị dạng thông động tĩnh mạch não độ thấp trình bày đánh giá kết quả điều trị vi phẫu thuật dị dạng thông động – tĩnh mạch não độ thấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 65 bệnh nhân dị dạng động tĩnh mạch độ thấp được điều trị bằng vi phẫu thuật tại Trung Tâm Phẫu thuật Thần kinh – Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức từ 01/01/2017 – 30/04/2022.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kết quả điều trị vi phẫu thuật dị dạng thông động tĩnh mạch não độ thấp

  1. HỘI NGHỊ PHẪU THUẬT THẦN KINH VIỆT NAM LẦN THỨ 21 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VI PHẪU THUẬT DỊ DẠNG THÔNG ĐỘNG TĨNH MẠCH NÃO ĐỘ THẤP Nguyễn Văn An1, Lương Quốc Chính2, Ngô Mạnh Hùng3 TÓM TẮT32 SUMMARY Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị vi phẫu THE RESULT OF THE thuật dị dạng thông động – tĩnh mạch não độ MICROSURGICAL TREATMENT OF thấp. LOW-GRADE BRAIN ATERIOVENOUS Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: MALFORMATIONS Nghiên cứu mô tả cắt ngang 65 bệnh nhân dị Objective: Assess the result of the dạng động tĩnh mạch độ thấp được điều trị bằng microsurgical treatment of low-grade brain vi phẫu thuật tại Trung Tâm Phẫu thuật Thần ateriovenous malformations. Patients and kinh – Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức từ Methods: Cross-sectional study of 65 patients 01/01/2017 – 30/04/2022. with low-grade brain AVMs suffering Kết quả: Tuổi trung bình chẩn đoán: 34,5 ± microsurgery at the center of Neurosurgery in 16,6 (tuổi). Tỉ lệ nam/nữ: 1,24. AVM vỡ chiếm tỉ Viet Duc Hospital from 01/01/2017 – lệ 58,5%. Bệnh nhân được điều trị bổ trợ trước 30/04/2022. Results: The mean age at diagnosis mổ chiếm tỉ lệ 16,9%. Có 3 phương pháp phẫu was 34,5 ± 16,6. Male to female ratio: 1,24. thuật được áp dụng cho các bệnh nhân: lấy máu Patients with ruptured AVM account for 58,5%. tụ, dẫn lưu não thất ra ngoài và cắt khối AVM Patients with preoperative adjuvant treatment lần lượt chiếm tỉ lệ 52,3%; 9,2% và 100%. account for 16,9%. There are 3 surgial Không có trường hợp nào tồn dư AVM sau mổ. approaches applied to patients, including: Chưa phát hiện trường hợp AVM nào tái phát. hematoma evacuation, external ventricular Biến chứng trong và sau mổ lần lượt chiếm tỉ lệ drainage (EVD) and AVM resection, accounting 1,5% và 7,7%. Thời gian theo dõi trung bình: for 52,3%; 9,2% and 100% respectively. No 37,8 ± 16,1 (tháng). Điểm mRS trung bình khi cases with postoperative residual AVMs. No khám lại: 0,60 ± 0,86, giảm có ý nghĩa thống kê patients with recurrence of AVM. Intra – and so với trước mổ (1,60 ± 1,23) với p < 0,001. post- operative complications account for 1,5% Kết luận: Phẫu thuật AVM độ I và II theo and 7,7% respectively. The average follow-up phân độ Spetzler – Martin là phương pháp an time: 37,8 ± 16,1 (months); average mRS: 0,60 toàn và hiệu quả. ± 0,86 with a statistically significant reduction of mRS compared to preoperative one (1,60 ± 1,23) 1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định with p-value < 0,001. Conclusions: Surgery to 2 Bệnh viện Bạch Mai remove AVM is an effective and safe approach 3 Bệnh viện Việt Đức for patients with Spetzler – Martin I and II grade Chịu trách nhiệm chính: Ngô Mạnh Hùng AVM. Email: ngomanhhung2000@gmail.com Ngày nhận bài: 20.10.2022 Ngày phản biện khoa học: 24.10.2022 Ngày duyệt bài: 31.10.2022 248
  2. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 521 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn Dị dạng động tĩnh mạch não (AVM: − Bệnh nhân được chẩn đoán lâm sàng là Arteriovenous Malformations) là loại dị dạng AVM độ I, độ II theo Spetzler – Martin [5]. nguy hiểm nhất trong số các dị dạng mạch − Được điều trị bằng vi phẫu thuật. máu não. AVM não chiếm khoảng 0,1% dân − Có kết quả giải phẫu bệnh sau mổ là số nói chung, 90% các dị dạng ở trên lều tiểu AVM. não, phần còn lại nằm ở hố sau. AVM là − Có đầy đủ hồ sơ bệnh án. nguyên nhân của 1 – 2% tổng số các đột quỵ 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ não và tỉ lệ này còn tăng lên ở nhóm bệnh − Bệnh nhân được chẩn đoán lâm sàng là nhân đột quỵ trẻ tuổi (3%) [4]. Phát hiện và AVM độ I hoặc độ II theo Spetzler – Martin. chẩn đoán sớm các triệu chứng của dị dạng − Không có ít nhất 1 trong các tiêu chuẩn động tĩnh mạch não độ thấp sẽ giúp loại bỏ lựa chọn còn lại ở trên. khối dị dạng bằng vi phẫu thuật do đó làm 2.2. Phương pháp nghiên cứu giảm tối đa nguy cơ xuất huyết về sau và từ 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu đó làm giảm các gánh nặng bệnh tật do vỡ dị hồi cứu, mô tả cắt ngang. dạng gây ra. Báo cáo này trình bày về kết 2.2.2. Phương pháp chọn cỡ mẫu: quả điều trị vi phẫu thuật trên một nhóm 65 Chúng tôi chọn cỡ mẫu thuận tiện, bao gồm bệnh nhân dị dạng động tĩnh mạch não độ tất cả các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn trong thời thấp đã được chẩn đoán và điều trị tại Trung gian nghiên cứu. Tâm Phẫu Thuật Thần kinh–Bệnh viện Việt 2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Đức từ 01/01/2017 – 30/04/2022. 2.3.1. Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm phẫu thuật thần kinh – Bệnh viện Việt Đức. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.2. Thời gian nghiên cứu: Từ 2.1. Đối tượng nghiên cứu 01/01/2017 đến 30/04/2022 III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Dịch tễ học Bảng 3.1. Đặc điểm dịch tễ học của đối tượng nghiên cứu Tuổi trung bình của bệnh nhân: 34,5 ± 16,6 (tuổi). Dao động từ 11 – 75 (tuổi) Vỡ(%) Chưa vỡ(%) Tổng (%) Nam 25 (38,5) 11 (16,9) 36 (55,4) Giới Nữ 13 (20) 16 (24,6) 29 (44,6) Có 3 (4,6) 8 (12,3) 11 (16,9) Điều trị bổ trợ Không 35 (53,8) 19 (29,3) 54 (83,1) Lấy máu tụ 34 (52,3) 0 (0) 34 (52,3) Phương pháp Dẫn lưu não thất ra 6 (9,2) 0 (0) 6 (9,2) phẫu thuật ngoài Cắt khối AVM 38 (58,5) 27 (41,5) 65 (100) Tổng 38 (58,5) 27 (41,5) 65 (100) 249
  3. HỘI NGHỊ PHẪU THUẬT THẦN KINH VIỆT NAM LẦN THỨ 21 Nhận xét: − Nam giới có tỉ lệ mắc bệnh nhiều hơn nữ giới (55,4%) với p > 0,05. − Có 11 trường hợp được điều trị bổ trợ trước mổ, chiếm 16,9%. − 100% các trường hợp được phẫu thuật cắt khối AVM. Phẫu thuật lấy máu tụ được thực hiện ở hầu hết các bệnh nhân có AVM vỡ. 3.2. Kết quả điều trị Bảng 3.2. Tình trạng khối AVM sau phẫu thuật Tình trạng khối AVM Số BN Tỉ lệ % Loại bỏ hoàn toàn 64 100% Tồn dư 0 0% Tổng 64 100% Nhận xét: Trong số 65 bệnh nhân của nhóm nghiên cứu, ngoại trừ 1 bệnh nhân bị tử vong vào ngày thứ 5 sau mổ, các trường hợp còn lại đều được chụp mạch kiểm tra sau mổ. 100% loại bỏ hoàn toàn AVM sau mổ. Bảng 3.3. Biến chứng của phẫu thuật và tái phát AVM Có (%) Không (%) Tổng (%) Biến chứng trong mổ 1 (1,5) 64 (98,5) 65 (100) Biến chứng sau mổ 5 (7,7) 60 (92,3) 65 (100) * Tái phát AVM 0 (0) 50 (100%) 50 (100%) * Tỉ lệ tái phát AVM được tính theo số lượng bệnh nhân được khám lại (n = 50) Nhận xét: − Tỉ lệ biến chứng trong và sau mổ lần lượt là 1,5% và 7,7%. − 0% tái phát AVM. Bảng 3.4. mRS ở thời điểm khám lại Thời gian theo dõi trung bình (tháng): 37,8 ± 16,1 mRS Trước mổ (%) Khám lại (%) P 0 0 (0) 27 (54) 1 38 (76) 20 (40) 2 4 (8) 0 (0) mRS 3 1 (2) 2 (4) 4 4 (8) 1 (2) 5 3 (6) 0 (0) 6 0 (0) 0 (0) Tổng 50 (100) 50 (100) mRS trung bình 1,60 ± 1,23 0,60 ± 0,86 < 0,001 Nhận xét: Điểm mRS ở thời điểm khám lại giảm đáng kể so với trước mổ với p < 0,001. 250
  4. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 521 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022 IV. BÀN LUẬN não thất ra ngoài. Phẫu thuật lấy máu tụ được 4.1. Dịch tễ học thực hiện ở hầu hết các trường hợp AVM vỡ. Theo nghiên cứu của chúng tôi, tuổi Có 9,2% các trường hợp được kết hợp dẫn trung bình của các đối tượng nghiên cứu là lưu não thất ra ngoài. Phẫu thuật dẫn lưu não 34,5 (tuổi). Bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 11 và thất ra ngoài được thực hiện ở những bệnh lớn nhất là 75 (tuổi). Kết quả này của chúng nhân có AVM vỡ, gây chảy máu vào trong tôi tương tự với kết quả của các tác giả khác: não thất. Trong nghiên cứu của chúng tôi, có tuổi trung bình là 33,1 (tuổi) theo Lê Văn 6 trường hợp được đặt dẫn lưu não thất ra Bằng 1; 36,1 (tuổi) theo Nguyễn Tất Đặng 3 ngoài trong đó có 2 bệnh nhân được phẫu và 38,1 (tuổi) theo Potts và CS6. AVM độ thuật đặt dẫn lưu não thất ra ngoài trước sau thấp gặp nhiều nhất ở nhóm tuổi 21 – 30, đó tiến hành phẫu thuật cắt khối dị dạng thì chiếm tỉ lệ 30,8%. Có tới 44,6% bệnh nhân 2. Còn lại 4 bệnh nhân khác được phẫu thuật nằm trong nhóm có độ tuổi từ 20 – 40 tuổi, là cắt khối AVM và đặt dẫn lưu não thất ra độ tuổi lao động. Vì vậy, nếu AVM vỡ sẽ để ngoài trong mổ. Chảy máu trong não thất có lại gánh nặng bệnh tật nặng nề cho cả gia thể gây tắc nghẽn hệ thống não thất, làm cản đình và xã hội. trở sự lưu thông của dịch não tủy do đó gây Tỉ lệ mắc bệnh ở nam (55,4%) nhiều hơn suy giảm tri giác. Vì vậy, trong điều kiện cấp nữ (44,6%), không có sự khác biệt có ý nghĩa cứu hoặc ở tuyến y tế cơ sở nếu chưa thể tiến thống kê với p > 0,05. Theo nghiên cứu của hành phẫu thuật cắt AVM thì phẫu thuật dẫn Potts và CS, năm 2015, tỉ lệ nữ trong 232 lưu não thất ra ngoài là một lựa chọn phù bệnh nhân AVM độ thấp là 56% và không có hợp, giúp cứu sống bệnh nhân. sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và 4.2. Kết quả điều trị nữ6. Theo Lê Văn Bằng (2015), tỉ lệ nam Có 1 bệnh nhân tử vong sau mổ nên 72,9% và nữ 27,1%1. Theo Phạm Văn Thành không tiến hành chụp mạch kiểm tra sau mổ. Công, tỉ lệ nam và nữ lần lượt là 65,5% và 100% các bệnh nhân còn lại đều được chụp 34,5%2. Tỉ lệ nam nhiều hơn nữ có thể là do mạch kiểm tra sau mổ và không có trường tình trạng gắng sức ở nam giới nhiều hơn ở hợp nào còn tồn dư AVM. Potts và CS nữ giới. (2015) đã thực hiện nghiên cứu hồi cứu trên Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 11 232 bệnh nhân AVM não độ thấp và chỉ có trường hợp được điều trị bổ trợ trước mổ, 218 bệnh nhân được chụp mạch kiểm tra sau chiếm tỉ lệ 16,9% trong đó chỉ có 1 trường mổ. Kết quả là cũng không có trường hợp hợp được chẩn đoán là AVM chẩm phải và nào còn tồn dư AVM sau mổ 6. được điều trị bằng Gamma Knife tại một Hầu hết các bệnh nhân không có biến bệnh viện khác trước đó 3 năm; 10 trường chứng trong mổ. Chỉ có 1 trường hợp (1,5%) hợp còn lại được nút mạch trước khi mổ. phù não trong mổ và đã được mở nắp sọ giải Theo 1 nghiên cứu về AVM độ thấp của ép. Không có trường hợp nào chảy máu trong Potts và CS, tỉ lệ xạ phẫu trước mổ chỉ chiếm mổ. 2%, tỉ lệ tắc mạch trước mổ là 43% 6. 92,3% bệnh nhân không có biến chứng Tất cả các bệnh nhân đều được điều trị sau mổ. Có 1 trường hợp (1,5%) có chảy bằng phẫu thuật cắt bỏ khối dị dạng đơn máu vùng mổ, được điều trị nội khoa. Có 1 thuần hoặc kết hợp với lấy máu tụ và dẫn lưu trường hợp tử vong sau mổ, chiếm 1,5%. 251
  5. HỘI NGHỊ PHẪU THUẬT THẦN KINH VIỆT NAM LẦN THỨ 21 Biến chứng liệt nửa người xảy ra ở 2 trường 1,23) với p < 0,001. Trước và sau mổ không hợp, chiếm tỉ lệ 3,1%. Kết quả này của chúng có bệnh nhân nào đạt được điểm mRS 0. Tuy tôi cũng phù hợp với kết quả theo 1 nghiên nhiên, ở thời điểm khám lại, có 27 trường cứu về AVM độ thấp của Potts và CS: Tỉ lệ hợp có mRS 0, chiếm tỉ lệ 54%. Không còn suy giảm thần kinh sau phẫu thuật chỉ chiếm bệnh nhân nào mRS 5 - 6.94% bệnh nhân đạt 3%6. Có 1 trường hợp chảy máu sau mổ được mRS 0 - 1. Kết quả này của chúng tôi (1,5%) và được điều trị nội khoa. Có 1 cao hơn kết quả nghiên cứu của Potts với tỉ trường hợp viêm màng não sau mổ, chiếm tỉ lệ mRS 0 - 1 là 78%6. Sự khác biệt này có lệ 1,5%. thể là do thời gian theo dõi trung bình của 100% bệnh nhân chưa phát hiện tái phát chúng tôi (37,8 tháng) dài hơn thời gian theo AVM ở thời điểm khám lại. Tình trạng tái dõi trung bình ở nghiên cứu của Potts (20,4 phát AVM thường xảy ra với các phương tháng)6. pháp điều trị xạ phẫu hoặc nút mạch. Với phương pháp nút mạch, chúng ta chỉ nút tắc V. KẾT LUẬN được các nhánh mạch lớn vào nidus còn Phẫu thuật AVM độ I và II theo phân độ nhiều nhánh mạch xiên nhỏ vào nidus chúng Spetzler – Martin là phương pháp an toàn và ta không thể kiểm soát được. Với phương hiệu quả. pháp xạ phẫu, phải cần một khoảng thời gian từ 2 – 3 năm sau xạ phẫu để hình thành tổ TÀI LIỆU THAM KHẢO chức xơ trong lòng mạch và đạt được tác 1. Lê Văn Bằng, Các yếu tố tiên lượng liên dụng tắc mạch, tuy nhiên các mạch lớn có quan đến nguy cơ tăng chảy máu và đánh giá thể tắc không hoàn toàn hoặc không phải tất kết quả vi phẫu thuật của dị dạng động-tĩnh cả các mạch vào nidus đều bị tắc. Đó là mạch não, 2015, Đại Học Y Hà Nội. những nguyên nhân gây tái phát AVM. 2. Phạm Văn Thành Công, Nhận xét đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, đánh giá kết Chúng tôi thực hiện nghiên cứu trên các quả phẫu thuật dị dạng động - tĩnh mạch não AVM độ thấp, có đặc điểm: hầu hết là kích trên lều tiểu não vỡ, 2012, Đại Học Y Hà thước nhỏ < 3cm, ở vùng não ít chức năng và Nội. chủ yếu là có dạng hình khối. Đây là những 3. Đặng Nguyễn Tất, Kết quả điều trị phẫu đặc điểm tạo điều kiện thuận lợi cho quá thuật dị dạng thông động tĩnh mạch não trình phẫu tích và loại bỏ triệt để khối dị đường giữa vỡ, 2019, Đại Học Y Hà Nội. dạng mạch mà ít để lại di chứng nặng nề. 4. Al-Shahi, R, and C, Warlow, A systematic Điều đó lý giải vì sao trong nghiên cứu của review of the frequency and prognosis of chúng tôi, tỉ lệ loại bỏ hoàn toàn AVM là arteriovenous malformations of the brain in 100% chưa phát hiện tình trạng tái phát ở adults, Brain, 2001, 124(Pt 10): p, 1900-26. thời điểm khám lại. 5. Spetzler, R,F, and N,A, Martin, A Trong số 65 bệnh nhân của chúng tôi, có proposed grading system for arteriovenous 50 bệnh nhân được theo dõi và khám lại. malformations, J Neurosurg, 1986, 65(4): p, Thời gian theo dõi trung bình là: 37,8 ± 16,1 476-83. 6. Potts, M,B,, et al, Current surgical results (tháng), dao động từ 3 đến 66 tháng. Ở thời with low-grade brain arteriovenous điểm khám lại, điểm mRS trung bình (0,60 ± malformations, J Neurosurg, 2015, 122(4): p, 0,86) giảm đáng kể so với trước mổ (1,60 ± 912-20. 252
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2