intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát thực trạng kỹ thuật sử dụng thuốc có thiết bị đi kèm ở bệnh nhân hen phế quản điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hen phế quản là một bệnh lý mạn tính phổ biến ở cả người lớn và trẻ em gây gánh nặng bệnh tật lớn trên toàn thế giới. Bài viết trình bày xác định tỷ lệ bệnh nhân sử dụng thuốc có thiết bị đi kèm đạt kỹ thuật và khảo sát mức độ ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm soát hen.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát thực trạng kỹ thuật sử dụng thuốc có thiết bị đi kèm ở bệnh nhân hen phế quản điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định

  1. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỐ 137 | TẬP 1 | 2023 | TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG KHẢO SÁT THỰC TRẠNG KỸ THUẬT SỬ DỤNG THUỐC CÓ THIẾT BỊ ĐI KÈM Ở BỆNH NHÂN HEN PHẾ QUẢN ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH Võ Tường Vi1 TÓM TẮT Nguyễn Ngọc Quý1 Đặt vấn đề: Hen phế quản là một bệnh lý mạn tính phổ Nguyễn Cấp Tăng2 biến ở cả người lớn và trẻ em gây gánh nặng bệnh tật lớn trên Phan Hữu Duy2 toàn thế giới. Thuốc điều trị hen phế quản phần lớn được sử Phạm Hồng Thắm1,2 dụng đường tại chỗ (dạng hít), kỹ thuật sử dụng các loại thuốc có thiết bị đi kèm có ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm soát cơn hen. 1 Trường Đại học Nguyễn Tất Thành 2 Bệnh viện Nhân dân Gia Định Mục tiêu: Xác định tỷ lệ bệnh nhân sử dụng thuốc có thiết bị đi kèm đạt kỹ thuật và khảo sát mức độ ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm soát hen. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 192 bệnh nhân hen tại Phòng Quản lý Hen, Bệnh viện Nhân dân Gia Định từ 02/2023 đến 05/2023. Tất cả bệnh nhân được đánh giá mức độ kiểm soát triệu chứng hen theo GINA 2023 và kiểm tra kỹ thuật sử dụng thuốc theo hướng dẫn kèm theo cho từng thiết bị được công bố. Kết quả: Mức độ kiểm soát triệu chứng hen hoàn toàn chiếm tỷ lệ cao là 68,2%, nhóm hen kiểm soát một phần và hen không kiểm soát chiếm tỷ lệ lần lượt là 28,6% và 3,1%. Tỷ lệ kỹ thuật sử dụng thuốc hít “đạt” của bệnh nhân là 61,5% và tỷ lệ mắc ít nhất một lỗi là 38,5%. Lỗi thường gặp nhất đối với thiết bị bình xịt định liều (Metered Dose Asthma Inhaler - MDI) là bước “ấn xịt đồng thời hít chậm và đều” và bình hít bột khô (Dry Powder Inhaler - DPI) là “bước thở ra hết sức” trước khi hít. Chúng tôi tìm thấy có mối liên quan giữa trình độ học vấn, BMI, thời gian mắc bệnh và việc có thay đổi loại thiết bị hít với kỹ thuật hít của bệnh nhân. Nghiên cứu cũng ghi nhận mức độ kiểm soát triệu chứng hen có khả năng tăng gấp 8,23 lần ở nhóm bệnh nhân có kỹ thuật sử dụng thuốc Tác giả chịu trách nhiệm đạt so với nhóm còn mắc sai sót trong cách sử dụng thuốc. Võ Tường Vi Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng thuốc đúng kỹ thuật Trường Đại học Nguyễn Tất Thành còn chưa cao (61,5%) và có thể ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm Email: viv546254@gmail.com soát hen. Vì vậy cần đẩy mạnh vai trò tư vấn của nhân viên y tế, đặc biệt là dược sĩ lâm sàng nhằm gia tăng sử dụng thuốc Ngày nhận bài: 21/8/2023 đúng cách giúp nâng cao hiệu quả điều trị. Ngày phản biện: 26/9/2023 Ngày đồng ý đăng: 11/10/2023 Từ khóa: kỹ thuật dùng thuốc hít, kiểm soát hen Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn Trang 113
  2. TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG | 2023 | SỐ 137 | TẬP 1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ quản lý tại phòng Quản lý hen; (3) Đang sử dụng Hen phế quản là một bệnh lý đường hô hấp thuốc dạng hít; (4) Đồng ý tham gia nghiên cứu. phổ biến thường gặp ở cả người lớn và trẻ em Tiêu chí loại trừ: (1) Không có khả năng trả trên toàn thế giới. Theo tổ chức gánh nặng toàn lời câu hỏi phỏng vấn (rối loạn tâm thần, sa sút cầu (Global Burden Of Disease) năm 2019, hen trí tuệ, lú lẫn); (2) Đang trong cơn hen nặng. phế quản ảnh hưởng đến 262 triệu người và gây Cỡ mẫu: Ước lượng theo công thức ước ra 455.000 ca tử vong. Ước tính đến năm 2025 số tính một tỷ lệ. Ta có p = 0,92 theo nghiên cứu trường hợp mắc hen phế quản có thể lên đến 400 của Nguyễn Thị Thanh Hòa (2021 tại Việt Nam) triệu người [1]. Mục tiêu điều trị hen là kiểm soát [5]. Ước tính 20% bệnh nhân không đáp ứng được triệu chứng hen và các thuốc kháng viêm, nghiên cứu nên tổng số mẫu cần thu thập là 192 dãn phế quản đường hít vẫn là lựa chọn hàng bệnh nhân. đầu trong điều trị. Tuy nhiên, bệnh nhân thường mắc lỗi kỹ thuật sử dụng thuốc, có đến 80% bệnh Công cụ nghiên cứu nhân hen sử dụng bình hít không hiệu quả [2]. - Bảng kiểm đánh giá hai loại thiết bị hít đi Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng kỹ thuật sử dụng kèm phổ biến được sử dụng tại bệnh viện bao thuốc có thể ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm soát gồm bình hít bột khô DPI dạng tubuhaler có hen [2,3]. Mặt khác, kết quả của một nghiên cứu thành phần hoạt chất là budesonide-formoterol tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho thấy 71,4% và bình xịt định liều MDI với phối hợp fluticason bệnh nhân sử dụng thuốc sai kỹ thuật và sau đó propionate – salmeterol. được cải thiện nhờ được hướng dẫn từ nhân viên - Tất cả bệnh nhân sau khi được khảo sát y tế, đặc biệt vai trò của dược sĩ lâm sàng, trong quá trình cấp phát thuốc và hướng dẫn sử thuốc đều được tư vấn cách sử dụng thuốc đúng cách cho bệnh nhân [4]. Vì vậy, nghiên cứu này được từ dược sĩ lâm sàng. thực hiện nhằm khảo sát thực trạng kỹ thuật sử - Bảng kiểm MDI gồm 8 bước, trong đó có 6 dụng thuốc của bệnh nhân, đồng thời đánh giá bước quan trọng* hiệu quả tư vấn, hỗ trợ của dược sĩ lâm sàng góp Bước 1. Mở nắp* phần nâng cao hiệu quả kiểm soát hen của bệnh Bước 2. Lắc bình* nhân và giảm bớt áp lực cho đội ngũ bác sĩ và Bước 3. Giữ bình xịt thẳng đứng điều dưỡng tại bệnh viện. Bước 4. Thở ra hết sức* 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Bước 5. Ngậm kín bình xịt* Thiết kế nghiên cứu Bước 6. Ấn xịt đồng thời hít chậm và đều* Bước 7. Nín thở* Nghiên cứu cắt ngang mô tả, tiến cứu. Bước 8. Bỏ bình xịt ra và thở từ từ Đối tượng nghiên cứu - Bảng kiểm DPI gồm 8 bước, trong đó có 6 Bệnh nhân hen phế quản điều trị ngoại trú bước quan trọng* tại Phòng khám Quản lý Hen, Bệnh viện Nhân Bước 1. Vặn mở nắp hộp* Dân Gia Định, từ tháng 02/2023 - 05/2023, thỏa Bước 2. Giữ bình hít thẳng đứng mãn các tiêu chuẩn lựa chọn và không có tiêu Bước 3. Nạp thuốc* chuẩn loại trừ. Bước 4. Thở ra hết sức* Tiêu chí lựa chọn: (1) Bệnh nhân 18 tuổi trở Bước 5. Ngậm kín ống thuốc* lên; (2) Có chẩn đoán hen phế quản và có hồ sơ Bước 6. Hít mạnh, sâu bằng miệng* Trang 114 Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn
  3. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỐ 137 | TẬP 1 | 2023 | VÕ TƯỜNG VI VÀ CỘNG SỰ Bước 7. Nín thở* hiện đầy đủ các bước chung. Bước 8. Bỏ ống thuốc ra và thở từ từ - Bệnh nhân được đánh giá là có cách sử Tiêu chí đánh giá dụng thiết bị “không đạt” khi thực hiện sai hoặc trả lời không biết cách sử dụng. Đánh giá mức độ kiểm soát triệu chứng hen theo GINA, dựa trên tần suất xuất hiện các Xử lý dữ liệu: Phân tích dữ liệu bằng triệu chứng ban ngày, về đêm hay việc sử dụng Microsoft Excel 365 và SPSS 26.0. Các phép kiểm thuốc cắt cơn trong 4 tuần của bệnh nhân và thống kê bao gồm thống kê mô tả số trung bình, phân loại thành 3 nhóm bao gồm kiểm soát tần số, tỷ lệ phần trăm của các biến. Phương hen hoàn toàn, kiểm soát hen một phần và hen pháp hồi quy logisctic đa biến để đánh giá mối không kiểm soát [6]. liên quan giữa các yếu tố khảo sát với kỹ thuật sử dụng thuốc hít của bệnh nhân. Cách đánh giá kỹ thuật sử dụng thuốc hít của bệnh nhân như sau: 3. KẾT QUẢ - Bệnh nhân được đánh giá là có cách sử Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu dụng thiết bị “đạt” khi thực hiện đúng tất cả các Kết quả khảo sát trên 192 bệnh nhân với bước quan trọng, có thể có hoặc không thực đặc điểm nhân khẩu học được mô tả ở Bảng 1. Bảng 1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu (n = 192) Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%) Nhóm tuổi Tuổi TB ± ĐLC (60 ± 13,4) < 45 tuổi 28 14,6 45 – 59 57 29,7 ≥ 60 107 55,7 Giới tính Nam 59 30,7 Nữ 133 69,3 Trình độ học vấn Dưới THCS 31 16,1 THCS 73 38,0 THPT 61 31,8 Trên THPT 27 14,1 BMI < 23 92 47,9 23-25 58 30,2 > 25 42 21,9 Hút thuốc lá Không có 154 80,2 Đang hút thuốc lá 4 2,1 Đã cai thuốc lá 34 17,7 Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn Trang 115
  4. TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG | 2023 | SỐ 137 | TẬP 1 Số lượng bệnh kèm 0 67 34,9 1 79 41,1 2 37 19,3 ≥3 9 4,7 Loại bệnh kèm Viêm mũi dị ứng 89 46,4 Trào ngược dạ dày 27 14,1 Thời gian mắc bệnh < 1 năm 16 8,3 1 – 3 năm 17 8,9 3 - 5 năm 19 9,9 > 5 năm 140 72,9 > 5 năm 140 72,9 Bệnh nhân nữ chiếm 69,3%. Tuổi trung năm (72,9%) và mắc ít nhất một loại bệnh kèm Bệnh nhân nữ chiếm 69,3%. Tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu là 60 ± 13,4 tuổi140 – (19 bìnhtuổi). bệnh nhân trongcủa bệnh nhân là 60 ± là THCS (38,0 %) đó THPT (31,8%). Khôngdị ứng và 72,9 89 của Trình độ học vấn nghiên cứu chủ yếu (65,1%) trong 5 năm yếu là viêm mũi có > và chủ 13,4 tuổi (19 – 89 tuổi). Trình độ bệnh vấn Bệnh thời nữ chiếm 69,3%. dạ trên 5 bình của tỷ lệ lầntrong nghiên cứu là 60 ± 13,4 tuổi (1 của nhân trào mắc bệnh dày chiếm(72,9%) và mắclà Tuổi trung bệnh nhân lượt tiền sử hút thuốc lá (80,2%). Đa số học nhân89 tuổi). Trình độ ngượccủa bệnh nhân chủ yếu là THCS (38,0 %)ít46,4%(31,8%). Không có gian học vấn năm và THPT bệnh nhân chủ yếu là (65,1%) trong đóvà THPT làhút và 14,1%. ứng và trào ngược thời dày mắc bệnhtỷ 5 năm (72,9%) và mắ nhất một loại bệnh kèm THCS (38,0 %) chủ yếusử viêm mũi dị Đa số bệnh nhân có dạ gian chiếm trên tiền thuốc lá (80,2%). (31,8%). Không có tiền14,1%. thuốc lá (80,2%).một loại bệnh kèm (65,1%) trong đó chủ yếu là viêm mũi dị ứng và trào ngược dạ dày chiếm lệ lần lượt là 46,4% và sử hút nhất Phân loại mức độ kiểm soát hen theo lệ lần lượt là 46,4% và 14,1%. Đa số bệnhmức độcó thời gian mắc bệnh trên 5 loại mức độ kiểm soát hen theo GINA 2023 của mẫu nghiên cứu như sau: Phân loại nhân kiểm soát hen theo GINA 2023 củaGINA nghiên cứu như sau: Phân mẫu 2023 Biểu đồ 3.1. Phân loại mức độ kiểm soát Biểu đồ 3.1. Phân loại2023độ kiểm soát hen theo GINA 2023 (n=192) hen theo GINA mức (n=192) Hen không kiểm soát 3,1% (n=6) Hen không kiểm soát 3,1% (n=6) Hen kiểm soát một phần 28,6% (n=55) Hen kiểm soát một phần 28,6% (n=55) Hen kiểm soát hoàn toàn 68,2% (n=1 Hen kiểm soát hoàn toàn Theo phân loại GINA 2023, bệnh nhân có mức độ kiểm soát triệu chứng hen hoàn toàn chiếm tỷ 68,2% (n=131) cao nhất 68,2%. Hen kiểm soát một phần chiếm tỷ lệ là 28,6% và hen không kiểm soát có tỷ lệ 3,1 Khảo sát kỹ thuật sử dụng thuốc hít Phân loại các thiết bị phân phối thuốc bệnh nhân đang sử dụng được trình bày tại biểu đồ 3.2 Theo phân loại GINA 2023, bệnh nhân có mức độ kiểm soát triệu chứng hen hoàn toàn chiếm tỷ lệ Biểu đồ 1. Phân loại mức độ kiểm soát hen theo GINA 2023 (n=192) cao nhất 68,2%. Hen kiểm soát một phần chiếm tỷ lệ là 28,6% và hen không kiểm soát có tỷ lệ 3,1%. Theo phân loại GINA 2023, bệnh nhân có Khảo sát kỹ thuật sử dụng thuốc hít mức độ kiểm soát triệu chứng hen hoàn toàn chiếm loại các thiết bị 68,2%. Hen kiểm soát một Phân tỷ lệ cao nhất phân phối thuốc bệnh nhân đang sử dụng được trình bày tại biểu đồ 3.2 MDI 35.4% phần chiếm tỷ lệ là 28,6% và hen không kiểm DPI (n=68) soát có tỷ lệ 3,1%. 64.6% (n=124) Khảo sát kỹ thuật sử dụng thuốc hít Phân loại các thiết bị phân phối thuốc bệnh nhân đang sử dụng được trình bày tại biểu đồ 2 MDI đồ 3.2. Sự phân bố các loại thuốc hít bệnh nhân đang sử dụng Biểu đồ 2. Sự phân bố các loại thuốc hít Biểu 35.4% Có 124 bệnh nhân sử dụngbệnh nhân DPI chiếm 64,6%, đây là loại thiết bị hít chiếm đa số bình hít bột khô đang sử dụng (n=68) DPI trong nghiên cứu. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng bình xịt định liều MDI thấp hơn, chiếm 35,4%. Với k 64.6% thuật sử dụng thiết bị thuốc hít (bình xịt định liều MDI và bình hít bột khô DPI) được đánh giá về (n=124)thao tác sai trong từng bước cụ thể như sau: Trang 116 Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn Biểu đồ 3.2. Sự phân bố các loại thuốc hít bệnh nhân đang sử dụng
  5. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỐ 137 | TẬP 1 | 2023 | VÕ TƯỜNG VI VÀ CỘNG SỰ Có 124 bệnh nhân sử dụng bình hít bột 35,4%. Với kỹ thuật sử dụng thiết bị thuốc hít khô DPI chiếm 64,6%, đây là loại thiết bị hít (bình xịt định liều MDI và bình hít bột khô DPI) chiếm đa số trong nghiên cứu. Tỷ lệ bệnh nhân được đánh giá về thao tác sai trong từng bước sử dụng bình xịt định liều MDI thấp hơn, chiếm cụ thể như sau: Bảng 2. Tỷ lệ bệnh nhân thực hiện thao tác sai trong từng bước kỹ thuật sử dụng thiết bị thuốc hít Các bước sử dụng MDI n (%) Các bước sử dụng DPI n (%) Bước 1. Mở nắp* 0 Bước 1. Vặn mở nắp hộp* 0 Bước 2. Lắc bình* 5 (12,5) Bước 2. Giữ bình hít thẳng đứng 0 Bước 3. Giữ bình xịt thẳng đứng 0 Bước 3. Nạp thuốc* 2 (3,3) Bước 4. Thở ra hết sức* 11 (27,5) Bước 4. Thở ra hết sức* 32 (53,3) Bước 5. Ngậm kín bình xịt* 1 (2,5) Bước 5. Ngậm kín ống thuốc* 2 (3,3) Bước 6. Ấn xịt đồng thời hít chậm 16 (40,0) Bước 6. Hít mạnh, sâu bằng miệng* 13 (21,7) và đều* Bước 7. Nín thở* 7 (17,5) Bước 7. Nín thở* 11 (18,3) Bước 8. Bỏ bình xịt ra và thở từ từ 0 Bước 8. Bỏ ống thuốc ra và thở từ từ 0 Tỷ lệ bệnh nhân sai nhiều nhất là bước 6 “ấn 4 “thở ra hết sức” cao nhất (53,3%), tiếp đến là xịt đồng thời hít chậm và đều” (40%) và bước 4 bước 6 “hít mạnh, sâu bằng miệng”. “thở ra hết sức” trước khi hít thuốc (27,5%). Tỷ lệ Số lỗi trong các bước quan trọng khi sử bệnh nhân sử dụng sai từng bước khi dùng DPI dụng thiết bị hít (n=128) được trình bày ở bảng 3. Sai sót ở bước Bảng 3. Số lỗi trong các bước quan trọng khi sử dụng thiết bị hít MDI DPI Tổng cộng P Số lỗi n (%) n (%) n (%) 0 43 (22,4) 75 (39,1) 118 (61,5) 0,538 1 15 (7,8) 37 (19,3) 52 (27,1) 2 8 (4,2) 10 (5,2) 18 (9,4) 3 2 (1,0) 2 (2,1) 4 (2,1) Số lỗi cao nhất trong thao tác sử dụng thiết quả tổng hợp số lỗi mắc phải với hai loại thiết bị bị là 3, cao hơn ở thiết bị MDI, tuy nhiên không được trình bày trong Bảng 4. Bệnh nhân không khác biệt vê tỷ lệ sai sót giữa hai thiết bị. Kết mắc lỗi nào chiếm tỷ lệ cao nhất 61,5%. Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn Trang 117
  6. 2 8 (4,2) 10 (5,2) 18 (9,4) 3 2 (1,0) 2 (2,1) 4 (2,1) Số lỗi cao nhất trong thao tác sử dụng thiết bị là 3, cao hơn ở thiết bị MDI, tuy nhiên không có khác TẠP CHÍ Y HỌCtỷ lệ sai sót giữa2023 | SỐ 137 quả tổng hợp số lỗi mắc phải với hai loại thiết bị được trình biệt về LÂM SÀNG | hai thiết bị. Kết | TẬP 1 bày trong Bảng 4. Bệnh nhân không mắc lỗi nào chiếm tỷ lệ cao nhất 61,5%. Phân loại cách sử dụng thiết bị thuốc hít Phân loại cách sử dụng thiết bị thuốc hít 78 (62,9) 46 (37,1) n(%) 40 (58,8) MDI 28 (41,2) DPI Đạt Không đạt 118 (61,5) 74 (38,5) Biểu đồ 3. Kết quả đánh giá kỹ thuật sử dụng dụnghít Biểu đồ 3. Kết quả đánh giá kỹ thuật sử thuốc thuốc hít Phần lớn bệnh nhân trong nghiên cứu được đánh giá có kỹ thuật sử dụng thiết bị thuốc hít “đạt” Phần lớn bệnh nhân trong nghiên cứu hít “đạt” chiếm 61,5%. Tỷ lệ nhóm có kỹ thuật chiếm 61,5%. Tỷ lệ nhóm có kỹ thuật “không đạt” chiếm tỷ lệ 38,5%. được đánh giá có kỹ thuật sử dụng thiết bị thuốc “không đạt” chiếm tỷ lệ 38,5%. Phân tích hồi quy logistic mối liên quan giữa các yếu tố khảo sát đến kỹ thuật sử dụng thuốc hít của đối tượng Bảng 4. Kết quả mô hình hồi quy logistic đa biến Kỹ thuật Đa biến Các yếu tố khảo sát Không đạt Đạt OR P Nhóm tuổi < 45 tuổi 6 (8,1) 22 (18,6) 1 45 – 59 17 (23,0) 40 (33,9) 0,52 (0,10 – 2,60) 0,425 ≥ 60 51 (68,9) 56 (47,5) 0,31 (0,06 – 1,58) 0,160 Giới tính Nam 20 (27,0) 39 (33,1) 1 Nữ 54 (73,0) 79 (66,9) 0,50 (0,19– 1,34) 0,170 Trình độ học vấn Dưới THCS 24 (32,4) 7 (5,9) 1 THCS 38 (51,4) 35 (29,7) 1,96 (0,63– 6,06) 0,244 THPT 8 (10,8) 53 (44,9) 27,28 (6,80– 109,43) < 0,01 Trên THPT 4 (5,4) 23 (19,5) 15,92 (2,28 - 111,21) 0,005 BMI < 23 31 (41,9) 61 (51,7) 1 23-25 24 (32,4) 34 (28,8) 0,28 (0,11– 0,77) 0,013 > 25 19 (25,7) 23 (19,5) 0,44 (0,15– 1,30) 0,136 Trang 118 Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn
  7. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỐ 137 | TẬP 1 | 2023 | VÕ TƯỜNG VI VÀ CỘNG SỰ Số lượng bệnh kèm 0 21 (28,4) 46 (39,0) 1 1 36 (48,6) 43 (36,4) 0,70 (0,27- 1,83) 0,464 2 14 (18,9) 23 (19,5) 0,86 (0,27- 2,76) 0,796 ≥3 3 (4,1) 6 (5,1) 5,67 (0,63- 51,33) 0,123 Thời gian mắc bệnh < 1 năm 8 (10,8) 8 (6,8) 1 1 – 3 năm 5 (6,8) 12 (10,2) 8,26 (0,87- 78,89) 0,067 3 - 5 năm 11 (14,9) 8 (6,8) 2,26 (0,32- 16,21) 0,417 > 5 năm 50 (67,6) 90 (76,3) 10,81 (1,96- 59,70) 0,006 Loại thiết bị hít MDI 28 (37,8) 40 (33,9) 1 DPI 46 (62,2) 78 (66,1) 0,52 (0,21– 1,28) 0,156 Có thay đổi loại thiết bị thuốc hít Không 44 (59,5) 84 (71,2) 1 Có 30 (40,5) 34 (28,8) 0,32 (0,12– 0,83) 0,020 Mức độ kiểm soát hen Không 42 (56,8) 19 (16,1) 1 Có 32 (43,2) 99 (83,9) 8,84 (3,49 - 22,38) < 0,01 Kết quả phân tích đa biến cho thấy các yếu Qua khảo sát, nghiên cứu cho thấy bệnh tố về trình độ học vấn, thời gian mắc bệnh, thay nhân có tỷ lệ kiểm soát triệu chứng hoàn toàn đổi loại thuốc hít trong quá trình điều trị có ảnh (68,8%) cao hơn đáng kể so với nghiên cứu của hưởng đến kỹ thuật sử dụng thuốc, đồng thời kỹ các tác giả Nguyễn Văn Chường 2019 (17,2%) thuật sử dụng thuốc và mức độ kiểm soát hen [7], Nguyễn Thị Thanh Hòa 2021 (43,1%) [5]. Sự có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). khác biệt có thể do khác nhau về địa điểm thực hiện nghiên cứu, đặc điểm của dân số và cỡ mẫu 4. BÀN LUẬN nghiên cứu. Mặt khác, số lỗi bệnh nhân mắc Sử dụng thuốc cùng thiết bị hít đi kèm là phải khi sử dụng thuốc hít trong nghiên cứu một yếu tố then chốt trong điều trị hen ở giai thấp hơn so với các nghiên cứu trước đó) [5,7]. đoạn duy trì. Tuy nhiên, việc sử dụng các thuốc Kết quả này cũng phần nào phản ánh được hiệu dạng hít của bệnh nhân là không dễ dàng và quả của công tác tại phòng Quản lý Hen - Bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Theo khuyến cáo viện Nhân Dân Gia Định. của GINA, đánh giá kỹ thuật sử dụng thuốc hít Phần lớn bệnh nhân (64,6%) đang sử dụng được xem như một bước quan trọng trong chu bình hít bột khô – DPI với thành phần hoạt chất trình điều trị dựa trên sự kiểm soát hen [6]. là budesonid – formoterol, phối hợp được ưu Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn Trang 119
  8. TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG | 2023 | SỐ 137 | TẬP 1 tiên theo khuyến cáo của GINA, vừa làm thuốc Có thể giải thích rằng trong nhóm bệnh cắt cơn và điều trị dự phòng trong một bình hít nhân có trình độ học vấn cao, khả năng tiếp thu sẽ giúp BN tránh được sai sót trong thao tác và thông tin được hướng dẫn có thể cao hơn, từ đó tránh lạm dụng SABA cắt cơn. Nghiên cứu ghi giúp họ đạt kỹ thuật hít tốt hơn so với nhóm còn nhận tỷ lệ thực hành “đạt” chiếm 61,5% với 2 loại lại. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Chường thiết bị hít. Kết quả này cao hơn so với nghiên 2019 cũng đưa ra kết quả tương tự [7]. Tiếp đến, cứu của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hòa 2021 đối với nhóm bệnh nhân mắc bệnh lâu năm (> 5 (8%) [5], tuy nhiên lại thấp hơn so với nghiên năm), việc phải sử dụng thuốc liên tục và được cứu của tác giả và tác giả Nguyễn Văn Chường kiểm tra kỹ thuật thường xuyên trong những lần 2019 (78,1%) [7]. Sự chênh lệch này có thể được tái khám giúp bệnh nhân thành thạo và có kỹ lí giải do cỡ mẫu của trong nghiên cứu trên nhỏ thuật sử dụng thuốc tốt hơn. Kết quả này tương hơn so với nghiên cứu của chúng tôi và có sự đồng với nghiên cứu của tác giả Chaicharn khác biệt về kiểu thiết kế nghiên cứu, địa điểm Pothirat 2021 (nhóm bệnh nhân có thời gian nghiên cứu, độ tuổi và trình độ học vấn của đối điều trị dưới 2 năm có kỹ thuật sử dụng thuốc tượng nghiên cứu. “không đạt” cao hơn 64,1% so với nhóm còn lại) [9]. Đáng chú ý, nghiên cứu cho thấy ở nhóm Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân mắc ít bệnh nhân có mức độ kiểm soát triệu chứng hen nhất một lỗi sai là 38,5%. Kết quả này thấp hơn hoàn toàn có kĩ thuật sử dụng thuốc “đạt” cao so với nghiên cứu của tác giả Janezic A. 2020 hơn đáng kể (83,9%) so với nhóm không kiểm (70% bệnh nhân mắc ít nhất một lỗi trong kỹ soát (16,1%), trong đó bệnh nhân thực hiện thuật hít) [8]. Lỗi thường gặp nhất đối với MDI là đúng kỹ thuật sử dụng thuốc cũng có cơ hội bước 6 “ấn xịt đồng thời hít chậm và đều” (40%) tăng gấp 8,84 lần mức độ kiểm soát triệu chứng và đối với DPI là bước 4 “thở ra hết sức” (53,3%), hen. Kết quả này một lần nữa nhấn mạnh việc kết quả này tương đồng với nghiên cứu Nguyễn kiểm tra thường xuyên và hướng dẫn cho bệnh Thị Thanh Hòa 2021 [5]. Bước “ấn xịt đồng thời nhân thực hiện sử dụng thuốc đúng kỹ thuật có hít chậm và đều” là một trong các bước quan ảnh hưởng lớn đến hiệu quả điều trị hen. Các trọng đối với thiết bị MDI nhằm đảm bảo thuốc nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự) [2], được đưa đến đúng nơi cần tác động (phổi). Bên [8]. Ngược lại, những bệnh nhân có BMI tăng, có cạnh đó, sai sót ở bước “thở ra hết sức” trước khi thể kèm theo thể chất không tốt (nguy cơ béo hít thuốc làm khí trong phổi không được đuổi ra phì) làm ảnh hưởng đến kỹ thuật sử dụng thuốc để tạo chỗ trống cho thuốc có thể vào sâu trong (OR = 0,28 95% CI: 0,11– 0,77; p = 0,013) , đồng phổi. Bước này không khó thực hiện, tuy nhiên thời việc thay đổi loại thiết bị hít cũng có thể làm đa số bệnh nhân thường bỏ qua do chưa thấy cho bệnh nhân có nhầm lẫn cách sử dụng giữa được vai trò quan trọng của thao tác trên. Do đó, các loại thuốc hít gây giảm tỷ lệ thực hành thiết cần lưu ý tư vấn bệnh nhân ghi nhớ và thực hiện bị “đạt” (OR = 0,32; 95% CI: 0,12– 0,83; p = 0,020), tốt các bước quan trọng để tối ưu hiệu quả của kết quả này tương đồng với nghiên cứu của tác thuốc. giả Nguyễn Đình Phương (2021) [10]. Trên thực Kết quả cho thấy mối tương quan thuận thế, việc thay đổi này có thể do bệnh nhân gặp giữa các biến trình độ học vấn, thời gian mắc khó khăn trong quá trình sử dụng loại dụng cụ bệnh và mức độ kiểm soát hen với kỹ thuật sử hít đó, xảy ra tác dụng phụ khi dùng thuốc hoặc dụng thuốc hít “đạt”, trong khi các biến số về chỉ do tình hình cung ứng thuốc ở thời điểm hiện số cơ thể BMI và việc thay đổi loại thiết bị hít có tại. tương quan nghịch. Trang 120 Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn
  9. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỐ 137 | TẬP 1 | 2023 | VÕ TƯỜNG VI VÀ CỘNG SỰ Nghiên cứu này còn tồn tại hạn chế về thời khí dung định liều của các bệnh nhân hen gian tiến hành nên chỉ tập trung khảo sát trên phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn bệnh nhân ngoại trú, do đó kết quả chưa đại tính”, Y học TP. Hồ Chí Minh. Tập 7(Số 1), tr. diện cho toàn bộ đối tượng mắc hen phế quản. 103 - 110. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy hiệu quả 5. Nguyễn Thị Thanh Hòa và Nguyễn Tứ Sơn của chương trình tư vấn do các dược sĩ lâm sàng (2021), “Đánh giá sự hiểu biết và kỹ thuật đã góp phần giảm bớt công việc cho bác sĩ, điều dùng thuốc hít của bệnh nhân hen tại Bệnh dưỡng và cải thiện kỹ thuật hít của bệnh nhân Viện Vinmec Times City”, Tạp chí Y học Việt so với các nghiên cứu khác trước đó [2, 4]. Nam. Tập 500(Số 2). 5. KẾT LUẬN 6. The Global Initiative for Asthma (update Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng thuốc đúng kỹ 2023), Global Strategy for Asthma thuật còn chưa cao (61,5%) và điều này một Management and Prevention. phần có ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm soát hen. 7. Nguyễn Văn Chường, Trần Thiện Trung và Vì vậy cần đẩy mạnh vai trò tư vấn của nhân viên Ann Henderso (2019), “Hiệu quả chương y tế, đặc biệt là dược sĩ lâm sàng nhằm gia tăng trình hướng dẫn kỹ thuật hít và sử dụng sử dụng thuốc đúng cách giúp nâng cao hiệu bình xịt định liều cho người bệnh hen phế quả điều trị. quản”, Tạp chí Y học TP.Hồ Chí Minh. Phụ bản Tập 23(Số 5), tr. 201-204. TÀI LIỆU THAM KHẢO 8. Janežič, A., Locatelli, I., and Kos, M. (2020), “Inhalation technique and asthma 1. Masoli, M., et al. (2004), “The global burden outcomes with different corticosteroid- of asthma: executive summary of the GINA containing inhaler devices”, J Asthma. Dissemination Committee report”, Allergy. 57(6), pp. 654-662. 59(5), pp. 469-78. 9. Pothirat, C., et al. (2021), “Real-world 2. Melani, A. S., et al. (2011), “Inhaler observational study of the evaluation of mishandling remains common in real life inhaler techniques in asthma patients”, and is associated with reduced disease Asian Pac J Allergy Immunol. 39(2), pp. 96- control”, Respir Med. 105(6), pp. 930-8. 102. 3. Chogtu, Bharti, et al. (2017), “Evaluation 10. Nguyễn Đình Phương (2021), “Tuân thủ of relationship of inhaler technique with điều trị thuốc hít và thực hành sử dụng asthma control and quality of life”. 49(1), p. dụng cụ ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn 110. mạn tính tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, 4. Nguyễn Ngọc Thụy và Nguyễn Thị Tố Như TP. Hồ Chí Minh”, Y học TP. Hồ Chí Minh. Tập (2003), “Khảo sát cách sử dụng ống phun 25(Số 2), tr. 15 - 21 Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn Trang 121
  10. TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG | 2023 | SỐ 137 | TẬP 1 Abstract OBSERVATIONAL STUDY OF THE INHALER TECHNIQUES FOR OUTPATIENT ASTHMA TREATMENT AT NHAN DAN GIA DINH HOSPITAL Introduction: Asthma is a common chronic disease in both adults and children causing a large burden of disease worldwide. Asthma medications are mostly used topically (inhaled). The technique of using devices with an associated device affects the effectiveness of asthma control. Objective: This study aimed to determine the proportion of patients achieving proper inhaler technique and investigate the associated factors. Subjects and methods: A descriptive cross-sectional study was conducted on 193 asthma patients at the Respiratory Outpatient Department, Nhan dan Gia Dinh hospital from February 2023 to May 2023. All patients were assessed for asthma symptom control according to GINA 2023 and tested for medication technique according to published instrument-by-device guidelines. Results: The level of well controlled asthma symptom accounted for a high rate of 68.2%, the group of partially controlled asthma and uncontrolled asthma accounted for 28.6% and 3.1%, respectively. The rate of patients using inhaler technique “passed” was 61.5% and the rate of at least one error was 38.5%. The most common mistake with a metered dose inhaler (MDI) is the “press the spray while inhaling slowly and evenly” step and the dry powder inhaler (DPI) is the “full exhalation step”. strength” before inhaling. We found an association between education level, BMI, disease duration and change in inhaler device type and inhalation technique of patients. The study also noted that the level of asthma symptom control was 8.23 times more likely to be in the group of patients with good medication technique compared to the group of patients who still made errors in using the medicine. Conclusion: Accounting for approximately one-third of the study sample. Therefore, enhancing the role of clinical pharmacists’ counseling is essential to reduce patient errors in inhaler use. Keywords: inhaler technique, asthma control. Trang 122 Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2