intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỷ yếu hội thảo Khoa học Quốc tế: Toàn cầu hoá du lịch và địa phương hoá du lịch

Chia sẻ: Lê Thị Thảo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:499

238
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Kỷ yếu hội thảo Khoa học Quốc tế: Toàn cầu hoá du lịch và địa phương hoá du lịch" trình bày về toàn cầu hoá và địa phương hóa du lịch những vấn đề lý luận; toàn cầu hoá, địa phương hoá du lịch và du lịch Việt Nam; toàn cầu hoá và địa phương hoá trong hoạt động lữ hành (khu vực Nam Bộ); toàn cầu hoá và địa phương hoá trong hoạt động lữ hành(khu vực khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỷ yếu hội thảo Khoa học Quốc tế: Toàn cầu hoá du lịch và địa phương hoá du lịch

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ PROCEEDINGS OF THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON TOÀN CẦU HOÁ DU LỊCH VÀ ĐỊA PHƯƠNG HOÁ DU LỊCH TOURISM GLOBALIZATION AND TOURISM LOCALIZATION March, 2015 HOCHIMINH CITY, VIETNAM
  2. BAN TỔ CHỨC/ CONFERENCE ORGANIZING COMMITTEE Trường Đại học Charles de Gaulle – Lille 3 (Cộng hòa Pháp)/ Charles De Gaulle University – Lille 3 (France): Đại diện/ Represent GS.Lê Hữu Khóa Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn/ The Sai Gon College of Art, Cuture and Tourism: Đại diện/ Represent: TS.Vũ Khắc Chương BAN BIÊN TẬP/ EDITORIAL COMMITTEE Trưởng ban/ Chairman: TS.Vũ Khắc Chương - GS.TS Lê Hữu Khóa Thành viên/ Member: TSKH. NSƯT Nguyễn Văn Khánh, PGS.TS.Đặng Ngọc Lệ, PGS.TS.Đoàn Lê Giang, TS.Phan Mạnh Hùng
  3. MỤC LỤC TABLE OF CONTENTS 1. Vũ Khắc Chương Diễn văn khai mạc và báo cáo đề dẫn hội thảo “Toàn cầu hoá du lịch và địa phương hoá du lịch” (Opening speech and presentation - Globalization and Localization In Tourism) ................................................................................ TOÀN CẦU HOÁ VÀ ĐỊA PHƯƠNG HÓA DU LỊCH – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN GLOBALIZATION AND LOCALIZATION IN TOURISM – THEORICAL ISSUES 2. Le Huu Khoa Du lịch bền vững hay Du lịch có hậu (Sustainable tourism or stable tourism) .................................................................. 3. Gille Ferréol Đa dạng văn hoá, du lịch sinh thái và giá trị di sản: vấn đề cụ thể của vùng Madagascar (Cultural Diversity, Eco- Tourism and Heritage valorisation. The example of the Madagascar) ......................................................................... 4. Jacques Barou Vấn đề thách thức của du lịch văn hoá: những trải nghiệm tương phản của một khu vực ở miền đông Senegal (Chellenges of cultural tourism: Contrasting Experiences of a Region in Oriental Senegal) ............................................... TOÀN CẦU HOÁ - ĐỊA PHƯƠNG HOÁ DU LỊCH VÀ DU LỊCH VIỆT NAM GLOBALIZATION AND LOCALIZATION IN TOURISM AND VIETNAMESE TOURISM 5. Hà Văn Siêu Du lịch nông thôn với toàn cầu và phát triển kinh tế địa phương: cơ hội và thách thức (Rural Tourism in the context of globalization and Local Economic Development: Opportunities and Challenging ). ......................................... 6. Trương Nam Thắng Đào tạo nghề du lịch ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa MRA và xu hướng toàn cầu hóa (Vocational Training of Tourism in Vietnam in the context of Globalization). ...... 7. Prak Chandara Du lịch Campuchia trước nhu cầu toàn cầu hóa (measures for development cambodia travel) ........................................
  4. 8. Lã Quốc Khánh Du lịch thành phố Hồ Chí Minh trong xu hướng toàn cầu hóa và địa phương hóa (Ho Chi Minh city tourism in the trend of globalization and localization) ................................ 9. Kiều Thị Vân Anh Du lịch Sinh thái và đối sách phát triển du lịch bền vững (Eco-tourism and A Policy For The Development of Sustainable Tourism) ............................................................. 10. Đoàn Mạnh Cương Phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam trong sự cạnh tranh với các nước trong khu vực ASEAN (Developping Sustainable Tourism In Vietnam in the framework of a Competitiveness within ASEAN Countries) ........................... 11. Vũ Mạnh Cường Quan sát sự cạnh tranh của ngành du lịch trong bối cảnh hội nhập cộng đồng kinh tế thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương trong năm 2015 (Observation on The Competitiveness of Tourism in the Context of The Integration into APEC in 2015) ............................................. 12. Vũ Khắc Chương Du lịch Việt Nam trong thời kỳ toàn cầu hóa: cơ hội và thách thức (Vietnamese Tourism in the Era of Globalization – Opportunities and Challenges) ........................................... 13. Dương Hồng Hạnh Du lịch văn hóa Việt Nam trong thời kỳ toàn cầu hóa (Vietnamese Cultural Tourism in the Context of Globalization) ........................................................................ 14. Nguyễn Thị Vân Hạnh Du lịch vì người nghèo – hướng phát triển mới cho du lịch Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa (Tourism for The Poors – New Trends of Development for Vietnamese Tourism in the Context of Globalization) .............................. 15. Vũ Gia Hiền Năm phạm trù, mười quy luật phát triển du lịch (Five Categories and Ten Laws Governing Development in Tourism)................................................................................. 16. Phan Thị Thu Hiền Quá trình hình thành, phát triển và quang phổ của những hình thức du lịch văn học (từ kinh nghiệm thực tiễn các nước Âu Mỹ và Hàn Quốc) (Formation, Development and Spectrum of Literary Tourism Forms (Experiences of the Western Countries and South Korea) .................................... 17. Nguyễn Minh Huân Why the Choice of Vietnam as Destination by Foreign Tourists (Các lựa chọn của khách quốc tế đến Việt Nam) .... 18. Hoàng Ngọc Hùng Du lịch võ thuật Việt Nam - thực trạng và giải pháp (Vietnam Martial Arts Tourism - the Current Situation and Solutions) ............................................................................... 19. Trần Lương Công Khanh Một số thành tựu của ngành du lịch Pháp và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Achievements of the French Tourism and Lessons for Vietnam) ........................................ 20. Đặng Ngọc Lệ Phát triển ngành du lịch Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa (Development of Vietnamese Tourism in the context of Globalization) ........................................................................
  5. 21. Dương Hải Long - Trần Thị Tú Dung: Tại sao Việt Nam không trở thành điểm cạnh tranh du lịch nhất Đông Nam Á? (Why Vietnam Cannot Become A Tourist Destination the Most Competitive in ASEAN) ................................................................................. 22. Phạm Trung Lương Phát triển du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập (The Development of Vietnamese Tourism in the Context of Global Integration) ............................................................... 23. Trần Quang Nam - Lê Thành Trung: Du lịch Việt Nam cần giải quyết thật tốt mối quan hệ toàn cầu hóa và địa phương hóa để phát triển bền vững (Vietnam tourism need to solve the relationship between globalization and localization effectively in order to gain sustainable development) .......................................... 24. Trần Thị Mai Nhân Phân tích Swot về du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh toàn cầu hóa và địa phương hóa du lịch (Ho Chi Minh City tourism under SWOT in the context of Globalization and Localization in Tourism) ......................... 25. Trần Thị Mai Phước Pháp luật du lịch Việt Nam trong toàn cầu hóa du lịch (Laws on Vietnam Tourism within Globalization in Tourism) ................................................................................ 26. Trương Ngọc Quỳnh Một vài nhận định về phát triển bền vững ngành du lịch (Comments on the Sustainable Development in Tourism) .... 27. Nguyễn Hữu Sơn Văn hóa du lịch trong xu thế hội nhập và phát triển - nhìn từ vai trò chủ thể trong thể tài du ký người Việt đến nước Pháp nửa đầu thế kỷ XX (Cultural tourism in the tendency of integration and development, seen from the emigration of Vietnam people to France in the first half of the 20th century) ................................................................................. 28. Huỳnh Quốc Thắng Địa danh với toàn cầu hóa và địa phương hóa du lịch (Place names with Tourism Globalization and Tourism Localization ) ........................................................................ 29. Võ Văn Tường Chùa Việt Nam ở Mỹ - điểm đến du lịch mới (Vietnamese Buddhist Pagoda in America – A New Tourist Destination ) ............................................................................................... 30. Nguyễn Quốc Toàn Khai thác thị trường khách du lịch Nhật Bản thành tựu và một số vấn đề đặt ra (Achievements of Japanese tourists market development and some related matters).................... 31. Nguyễn Thanh Tưởng Phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với hoạt động du lịch (Method of Measurement vulnerable climate change due to tourism activities) ........... 32. Lê Anh Tuấn Bàn về phương thức huy động các nguồn lực để phát triển du lịch Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa (Discussing methods to mobilize resources with the view to develop tourism of Vietnam in the context of globalization) .............. 33. Vũ Quốc Trí Du lịch có trách nhiệm – Yêu cầu tất yếu của phát triển du lịch tại Việt Nam trong xu hướng toàn cầu hóa (Responsible
  6. tourism – indispensable requirements of the Vietnamese Tourism Development in the trend of globalization) ............. TOÀN CẦU HOÁ VÀ ĐỊA PHƯƠNG HOÁ TRONG HOẠT ĐỘNG LỮ HÀNH (KHU VỰC NAM BỘ) GLOBALIZATION AND LOCALIZATION TOURISMIN IN TRAVEL ACTIVITIES (SOUTH REGION) 34. Trần Thi Ca - Nguyễn Như Bình: Làng nghề ở Huyện đảo Phú Quốc – Tỉnh Kiên Giang: thực trạng và những vấn đề đặt ra trong việc khai thác phục vụ phát triển du lịch (Trade Villages in the district of Phu Quoc Island - Kien Giang: current situation and the issues raised in the exploitation for tourism development) .......................................................................... 35. Nguyễn Văn Chất Bảo tồn và phát huy các giá trị và di sản kiến trúc Pháp tại thành phố Hồ Chí Minh (Conserving and promoting the architectural heritage) ........................................................... 36. Ngô Thị Kim Dung Du lịch làng nghề đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trade villages tourism in the Mekong River Delta in the context of globalization) .................................... 37. Nguyễn Ngọc Diệp Bảo tồn và phát huy các lễ hội văn hoá đặc trưng của dân tộc Khmer thông qua hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Trà Vinh (Specific cultural festival conservation and promotion of khmer ethnic group through tourism activities in tra vinh city )........................................................................... 38. Sơn Hồng Đức Hình thành hoạt động kinh doanh du lịch ở Nam Bộ - thời đầu Pháp thuộc (Early formation of tourism business in South) ..................................................................................... 39. Mai Ngọc Khương Doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam và mô hình mối quan hệ thành công với các đối tác Thái Lan (International travel companies of Viet Nam and their successful partnership model with Thai Travel partners) ..... 40. Ngô Quang Láng Du lịch đồng bằng sông Cửu Long, đặc trưng và hội nhập (Mekong Delta tourism: Characteristics and integration) ... 41. Trần Trọng Lễ - Võ Văn Thành: Chợ nổi - điểm tham quan độc đáo của đồng bằng sông Cửu Long trong thời đại toàn cầu hóa du lịch (Floating Market, the special attraction of the Mekong Delta in the era of Tourism globalization) ............................ 42. Dương Hoàng Lộc Đặc điểm và giá trị du lịch của âm thực Bến Tre qua ca dao, dân ca (Characteristics and tourism values of cuisine in ben tre through folk songs) ........................................................... 43. Trần Hồng Liên Du lịch văn hoá tâm linh Nam Bộ - một vài suy nghĩ (Religious cultural tourism- some thoughts ) ........................ 44. Trịnh Xuân Thắng - Hà Thị Thùy Dương: Phát triển du lịch ở Thành phố Cần Thơ trong bối cảnh toàn cầu hóa và địa phương hóa du lịch hiện nay (Training tourism human resources in context of tourism globalization in Vietnam today) ...............................
  7. 45. Nguyễn Ngọc Thơ Du lịch sành điệu thời hậu hiện đại (Sophisticated tourism in the post-modern period ) ................................................... 46. Phạm Thị Thuý Vinh Du lịch đồng bằng sông Cửu Long: đặc trưng và hội nhập – từ góc nhìn của các nhà du ký nửa đầu thế kỷ 20 (Tourism Mekong Delta: Characteristics and integration - from the point of view of traveller’s notes in the first half of the 20th century notes in the first half of the 20th century) ................ TOÀN CẦU HOÁ VÀ ĐỊA PHƯƠNG HOÁ TRONG HOẠT ĐỘNG LỮ HÀNH (KHU VỰC KHU VỰC BẮC BỘ VÀ TRUNG BỘ) GLOBALIZATION AND LOCALIZATION TOURISMIN IN TRAVEL ACTIVITIES (NORTH AND CENTRAL REGIONS) 47. Nguyễn Văn Chất - Dương Đức Minh: Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù cho khu vực phía nam tỉnh Lâm Đồng (Building typical tourism products for the sourthern areas of Lam Dong) ................... 48. Mai Tiến Dũng Du lịch Hà Nội và toàn cầu hóa (Hanoi Tourism in the context of Globalization) ....................................................... 49. Lê Tiến Dũng Du lịch về miền trung qua những vần ca dao (Tourism in the central of vietnam via vietnamese folk-songs) ................ 50. Nguyễn Thị Kim Hoa Thách thức của toàn cầu hóa đối với du lịch Hòa Bình (Challenges of Globalization for Hoa Binh Tourism) .......... 51. Lê Hoằng Bá Huyền - Nguyễn Thị Thu Phương: Ecological tourism development based on community in Pu Luong natural reserve - Thanh Hoa province, Vietnam (Phát triển du lịch sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên Pu Lương – tỉnh Thanh Hóa, Viet Nam) ............................................................................................... 52. Nguyễn Văn Khánh Đô thị hoá và địa phương hóa du lịch trên vùng đất Nha Trang – Khánh Hòa (Tourism Globalization and Tourism Localization in Nha Trang - Khanh Hoa) ............................. 53. Đinh Thiện Phương Sự sáng tạo trong du lịch biển Corpus Christi – Texas và kinh nghiệm cho du lịch biển Ninh Thuận (The creation of Corpus Christi – Texas sea tourism and experience to Ninh Thuan Sea Tourism ) ............................................................. 54. Nguyễn Quyết Thắng Giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững tại một số địa phương miền Trung – Việt Nam (Việt Nam Solution forsustain ableeco tourism development of central tourism region – Vietnam).................................................................. 55. Trịnh Thị Thu - Chris Ryan - Lê Quang Hùng: Liên kết các làng nghề truyền thống trong phát triển du lịch di sản văn hóa tại Hội An và Đà Nẵng (Associating with traditional villages in developing cultural heritage tourism in Da Nang and Hoi An) .............. 56. Nguyễn Văn Thưởng - Nguyễn Thị Ngạn: Kết nối du lịch vùng miền bền vững: trường hợp du lịch Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
  8. (Connecting sustainable regional tourism: the case of tourism in the Central South and Central Highlands)........... 57. Võ Thị Ánh Tuyết - Đào Vĩnh Hợp: Phát triển du lịch Hội An trong thời kỳ toàn cầu hóa - tiềm năng và thách thức (Hoi An Tourism Development in the context of the Globalization - Potentialities and Challenges) ............................................... 58. Lê Xuân Tiến Những nỗ lực trong công tác bảo tồn và phát triển du lịch tại khu di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn (Efforts tourism preservation and development in the My Son world's cultural heritage) ................................................................... 59. Đoàn Văn Tín - Anna Funck: Interpretation of the cultural heritage role in a village specialized in tourism: case of Droong village, Đong Giang district, Quang Nam province (Giải thích vai trò di sản văn hóa trong việc duy trì cộng đồng dựa vào du lịch: trường hợp của bản Droong, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam) ............................................................................................... 60. Nguyễn Thị Thanh Xuân - Trần Nhật Hải: Liên kết hoạt động du lịch khu vực Bắc Trung Bộ - Nam Sông Hồng hướng đến phát triển bền vững (Associating tourism activities in Central North with Southern Red River towards sustainable development ) ....... 61. Phan Huy Xu Du lịch Văn hóa Huế trong tiến trình toàn cầu hóa du lịch và địa phương hóa du lịch (Hue cultural tourism in the process of tourism globalization and tourism localization) .. TOÀN CẦU HOÁ - ĐỊA PHƯƠNG HOÁ DU LỊCH VÀ HOẠT ĐỘNG NHÀ HÀNG - KHÁCH SẠN, ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC GLOBALIZATION AND LOCALIZATION TOURISMIN AND RESTAURANT ACTIVITIES – TRAINING HUMAN RESOURCES 62. Hoàng Đức Đoàn Solutions to improving the training quality of tourism majored students of saodo university in the tendency of globalization (Giải pháp để nâng cao chất lượng chuyên ngành du lịch cho sinh viên trường Đại học Sao đỏ trong xu thế toàn cầu hoá ) .................................................................. 63. Đặng Hoàng Giang Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh toàn cầu hóa (Efforts tourism preservation and development in the My Son world's cultural heritage) .......... 64. Nguyễn Thị Huyên Hồng Lợi ích và rủi ro của các khách sạn và nhà hàng nhượng quyền trong điều kiện toàn cầu hóa du lịch (Benefits and risks of the hotels and restaurants in context of tourism Globalization) ........................................................................ 65. Nguyễn Văn Lưu Đào tạo, dạy nghề du lịch: tư duy toàn cầu và hành động địa phương (Training, tourism vocational training: Global thought and local action) .......................................................
  9. 66. Vũ Đức Minh - Dương Hồng Hạnh: Đào tạo và phát triển nhân lực ngành du lịch trong giai đoạn đến năm 2020 (Human resources training and development of tourism industry to the period of 2020) ............................................................................................... 67. Hãn Nguyên Nguyễn Nhã Ẩm thực Việt Nam: thực trạng và giải pháp cho phát triển du lịch (Culinary tourism or sustainable tourism in Vietnam: Current Situation and Solutions) ........................... 68. Vũ Hoài Phương Công tác đào tạo nguồn nhân lực của trường Cao đẳng nghề du lịch Huế trong bối cảnh toàn cầu hoá (The training of human resources of Hue vocational tourism college in the context of globalization)........................................................ 69. Trịnh Xuân Thắng Đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch trong bối cảnh toàn cầu hóa du lịch ở Việt Nam hiện nay (Training tourism human resources in the context of tourism globalization Vietnam toda) ........................................................................ 70. Đào Thị Diễm Trang Một số khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp ở Việt Nam (so sánh với một số nước Đông Nam Á) (Some complex resorts in Vietnam (compared with some countries in Southeast Asia) ...................................................................................... 71. Phạm Thị Huyền Trang Yếu tố giao văn hóa trong giảng dạy ngoại ngữ cho sinh viên ngành du lịch (Cross-cultural factors in foreign languages teaching for students of tourism major) .............. 72. Đặng Thanh Vũ Nhân lực du lịch Việt Nam - cơ hội và thách thức trong cộng đồng ASEAN 2015 (Vietnam Tourism human resources - Opportunities and Challenges in the ASEAN Community in 2015) .............................................................. 73. Kiều Anh Vũ Đào tạo nhân lực ngành du lịch Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa và địa phương hóa du lịch (Training Vietnam tourism human resources to meet the economic development requirements in the context of tourism globalization and tourism localization) ............... 74. Ban Tổ chức Danh mục bài viết chưa in kỷ yếu .........................................
  10. DIỄN VĂN KHAI MẠC VÀ BÁO CÁO ĐỀ DẪN HỘI THẢO “TOÀN CẦU HÓA DU LỊCH VÀ ĐỊA PHƯƠNG HÓA DU LỊCH” Tổ chức ngày 6 tháng 3 năm 2015 tại Trường Cao đẳng Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn TS. Vũ Khắc Chương, (Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Văn hóa-Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn, Trưởng Ban Tổ chức) Kính thưa Quý vị lãnh đạo, quý vị giáo sư và các nhà nghiên cứu, Thưa các anh chị em NCS, HVCH và các em SV Hôm nay, ngày 6 tháng 3 năm 2015, tại Trường Cao đẳng Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn diễn ra một sự kiện hết sức quan trọng: Hội thảo quốc tế Toàn cầu hóa du lịch và địa phương hóa du lịch. Hội thảo được Trường Cao đẳng Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn và Trường Đại học Charles de Gaulle - Lille 3 (Pháp) đồng tổ chức. Có thể coi đây là hoạt động khoa học quan trọng mở đầu năm mới - một năm mới đầy hy vọng với những hoạt động tích cực, sôi nổi và hứa hẹn thành công của Trường Cao đẳng Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn cũng như của tất cả chúng ta. Tới tham dự Hội thảo lần này có Phó thủ tướng chính phủ - ông Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch – ông Hoàng Tuấn Anh, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo – ông Bùi Văn Ga, Tổng cục du lịch, Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và các quý vị giáo sư, các nhà nghiên cứu, các nghệ sĩ, các nhà hoạt động văn hoá đến từ các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu và cơ quan văn hoá như: Viện Phát triển Du lịch, Viện Văn học, Trường Đại học KHXH&NV-ĐHQG TP.HCM, Trường Đại học Văn hoá, Trường Đại học Sài Gòn, Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, các trường ĐH An Giang, ĐH Trà Vinh; các trường ĐH, cao đẳng ở Hà Nội, Hải Dương, Thanh Hóa, Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Phú Yên, …Các vị đã dành thì giờ quý báu của mình đến đây với những bài tham luận công phu, sâu sắc, mới mẻ - những tham luận ấy đã góp phần quyết định thành công cho Hội thảo. Đặc biệt là sự có mặt của ngài Thong Khon - Bộ trưởng Bộ du lịch Campuchia cùng các cán bộ của ngành du lịch Campuchia. Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được 113 tham luận từ Pháp và từ khắp ba miền Bắc - Trung - Nam Việt Nam gửi tới. Từ 113 tham luận đó, Ban Tổ chức đã chọn ra hơn 70 tham luận để in toàn văn trong Kỷ yếu, và 28 tham luận sẽ trình bày chính thức trong Hội thảo. Thay mặt cho Ban Tổ chức và hai trường: Cao đẳng Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn và Đại học Charles de Gaulle - Lille 3, tôi xin gửi lời chào mừng nồng nhiệt, lời cám ơn chân thành và lời chúc sức khoẻ đến quý vị lãnh đạo, các nhà nghiên cứu, và tất cả các vị khách quý có mặt trong buổi Hội thảo ngày hôm nay. Kính thưa quý vị đại biểu, Du lịch là ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của các nước. Được hình thành từ rất sớm, nhưng trong vài chục năm trở lại đây, du lịch toàn cầu đã phát triển như vũ bão. Bất cứ nơi đâu tàu xe, thuyền bè, bàn chân con người có thể đi đến đều có thể trở thành các địa điểm du lịch. Từ các thành phố hoa lệ, hiện đại như Paris, London, New York, Washington DC, Tokyo, Bắc Kinh… đến các di tích cổ xưa như: Kim Tự Tháp, đấu trường La Mã, đền Taj Mahal, đền Angkor…; từ các bãi cát
  11. trắng ở Địa Trung Hải, Đông Nam Á, Nam Phi đến các đỉnh núi cao Himalaya ở Nepal, Alaska ở Mỹ…; từ các đồng bằng châu thổ phì nhiêu của sông Mississippi, sông Trường Giang, sông Mekong… cho đến sa mạc khô cằn ở châu Phi, châu Úc… tất cả đều trở thành những điểm du lịch toàn cầu. Thế giới ngày xưa, khi mà các quốc gia, các dân tộc còn tồn tại độc lập, khoa học kỹ thuật còn yếu, việc di chuyển chủ yếu bằng các phương tiện thô sơ thì chưa thể có du lịch toàn cầu như một ngành kinh tế. Từ khi khoa học kỹ thuật phát triển, các phương tiện cơ khí giúp con người có thể đi lại mau chóng giữa các châu lục, thị trường hàng hóa quốc tế liên kết các quốc gia lại, từ đó quá trình toàn cầu hóa mới bắt đầu, và du lịch toàn cầu mới thực sự bắt đầu. Có thể nói, thị trường hàng hóa càng lớn mạnh, khoa học kỹ thuật càng phát triển, đời sống của con người càng được nâng cao thì quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới nói chung và toàn cầu hóa du lịch nói riêng càng phát triển. Từ cuối thập niên 80, khi chiến tranh lạnh kết thúc, bức tường Berlin sụp đổ, thế giới không còn chia thành hai phe đối đầu, xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển kinh tế để tạo nên sự thịnh vượng chung, đã trở thành xu hướng chủ đạo trong quan hệ quốc tế, thì quá trình toàn cầu hóa du lịch phát triển ngày càng mạnh. Có 3 nhân tố quan trọng góp phần làm gia tăng xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế: Thứ nhất, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã tạo ra mạng lưới thông tin toàn cầu, cùng với nó là các hình thức giao dịch thương mại điện tử và hệ thống trụ sở lao động toàn cầu; Thứ hai, sự phát triển mạnh mẽ của các công ty đa quốc gia tạo thành lực lượng chi phối toàn cầu; Thứ ba, các tổ chức kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế đóng vai trò thúc đẩy tiến trình toàn cầu hóa với ba trụ cột là IMF, WB và WTO. Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan không thể đảo ngược được. Thế giới càng ngày càng trở nên nhỏ bé và mong manh. Chiến tranh, ô nhiễm môi trường, khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên, biến đổi khí hậu, chủ nghĩa khủng bố và tội phạm có tổ chức… tất cả những vấn đề ấy diễn ra trong phạm vi toàn cầu, không một nước nào có thể đứng ra ngoài để tự mình giải quyết được. Du lịch là ngành hoạt động đặc biệt nhạy cảm với các vấn đề trên. Toàn cầu hóa du lịch đem đến những lợi ích to lớn: quốc gia nào gia nhập quá trình này thì sẽ trở nên thịnh vượng và văn minh, quốc gia nào quay lưng lại với nó thì nghèo đói và lạc hậu. Toàn cần hóa du lịch không chỉ có nghĩa là du lịch toàn cầu, mà còn có nghĩa là phát triển du lịch theo những tiêu chuẩn toàn cầu. Tiêu chuẩn toàn cầu thể hiện ở cung cách phục vụ, tiêu chuẩn phòng ốc, thức ăn, nhưng quan trọng nhất chính là ở chỗ phải tôn trọng những giá trị chung, trong đó thái độ với văn hóa và môi trường sinh thái là quan trọng nhất. Vì vậy toàn cầu hóa du lịch không có nghĩa xóa mờ những đặc tính riêng biệt của mỗi nền văn hóa và mỗi vùng sinh quyển. Nhìn từ phương diện văn hóa, toàn cầu hóa là quá trình xác lập những giá trị và chuẩn mực chung trên phạm vi toàn cầu; nhưng toàn cầu hóa văn hóa cũng phải đi liền với việc khẳng định và bảo vệ các giá trị đặc thù của mỗi nền văn hóa. Nhìn từ phương diện sinh thái, toàn cầu hóa du lịch tạo ra việc khám phá và thưởng thức trên phạm vi toàn cầu các vùng sinh quyển, các sản vật địa phương khác nhau, điều ấy rất dễ làm tổn thương các hệ sinh thái, và làm cạn kiện các nguồn tài nguyên thiên nhiên, vì vậy toàn cầu hóa du lịch cũng chính là tạo ra một tư duy toàn cầu về việc tôn trọng, giữ gìn, bảo vệ những giá trị đặc thù của các nền văn hóa và các hệ sinh thái, cũng có nghĩa là tạo ra những động thái của việc phát triển du lịch bền vững. Đối với Việt Nam, trên quan điểm toàn cầu hóa du lịch và địa phương hóa du lịch mà nhìn nhận, nước ta có nguồn tài nguyên du lịch hết sức phong phú: Việt Nam có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp, di sản vật thể, phi vật thể phong phú và quý giá trải đều từ Bắc vào Nam. Đó là hồ Ba Bể, núi Bạch Mã, vịnh Bái Tử Long, đảo Cát Bà, Côn Đảo, rừng quốc gia Cúc Phương, động Phong Nha - Kẻ Bàng, Tràm Chim Đồng Tháp, rừng ngập mặn U Minh… Đó còn là những bãi tắm đẹp: Mỹ Khê, Nha Trang, Mũi Né, Vũng Tàu, Phú Quốc…; những suối nước nóng rất tốt: Kim Bôi - Hòa Bình, Tháp Bà - Nha Trang, Bình Châu - Bà Rịa - Vũng Tàu…; những vịnh đẹp nổi tiếng thế giới: vịnh Hạ Long, vịnh Lăng Cô, vịnh Vũng Rô, vịnh Nha Trang…
  12. Việt Nam có lịch sử và văn hóa phong phú. Đó là những di tích, bảo tàng nổi tiếng như: khu di tích đền Hùng, đền Cổ Loa, khu di tích Hoa Lư, phố cổ Hội An, tháp Chàm, địa đạo Vĩnh Mốc, địa đạo Củ Chi, bảo tàng lịch sử Việt Nam, bảo tàng Cách mạng Việt Nam… Bên cạnh đó còn có nhiều di sản vật thể, phi vật thể quý giá đã được Unesco công nhận như: Nhã nhạc cung đình Huế; Không gian văn hóa Cồng Chiêng (Tây Nguyên); Dân ca Quan họ; Ca trù; Hội Gióng đền Phù Đổng và đền Sóc (Hà Nội); Hát Xoan; Đờn ca tài tử Nam bộ; Ví dặm Nghệ Tĩnh; Quần thể di tích Cố đô Huế; Phố cổ Hội An; Thánh địa Mỹ Sơn; Hoàng thành Thăng Long; Thành nhà Hồ… Việt Nam có nhiều phong tục, lễ hội văn hóa độc đáo, nhiều làng nghề truyền thống và nền ẩm thực đặc sắc. Mỗi năm nước ta có có hàng ngàn lễ hội lớn nhỏ diễn ra trên cả nước, đặc biệt vào dịp Tết Nguyên đán. Các lễ hội lớn phải kể đến như: giỗ Tổ Hùng Vương, lễ hội Đền Hùng, hội Lim, lễ hội Chùa Hương, lễ hội Đua Voi, hội Gióng… Việt Nam có những làng nghề truyền thống, được gìn giữ và lưu truyền bao đời nay như gốm Bát Tràng, tranh Đông Hồ, chiếu Nga Sơn, đồ đồng Ngũ Xá, đồ gỗ Đồng Kị, đồ gốm Đông Triều, lụa Vạn Phúc… Việt Nam còn có một nền ẩm thực truyển thống với những món ăn đặc sắc thu hút sự quan tâm của du khách. Thế nhưng vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra với du lịch Việt Nam: du lịch Việt Nam vẫn chưa phát triển đúng với tầm vóc và tiềm năng của nó. Làm thế nào du lịch Việt Nam đạt được những tiêu chuẩn toàn cầu? Làm thế nào chúng ta cạnh tranh được với các nước trong khu vực hay xa hơn là các nước trong các châu lục khác, để Việt Nam thự sự là “điểm đến toàn cầu”? Làm sao chúng ta giải quyết tốt bài toán: phát triển hài hòa giữa tăng trưởng du lịch với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc? Hội thảo “Toàn cầu hóa và địa phương hóa du lịch” mở ra hôm nay, chúng tôi mong muốn quý vị trình bày, thảo luận những vấn đề sau: 1) Những vấn đề lý luận của toàn cầu hóa và địa phương hóa du lịch. Cần phải làm rõ hơn về phương diện lý thuyết tính cần thiết, bản chất, quá trình của toàn cầu hóa du lịch; tính cần thiết, nội dung, đặc điểm của địa phương hóa du lịch. 2) Những vấn đề của toàn cầu hóa và địa phương hóa du lịch đối với Việt Nam như thế nào? Việc phát huy thương hiệu du lịch Việt Nam, việc cạnh tranh và hợp tác trong du lịch Việt Nam với các nước trong khu vực và nước khác trên thế giới như thế nào? 3) Toàn cầu hóa và địa phương hóa du lịch trong hoạt động lữ hành ở Việt Nam qua 3 miền Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ như thế nào? Những di tích, danh thắng nào cần được đưa vào khai thác du lịch? Khai thác làm sao cho hiệu quả? Những đặc trưng nào cho du lịch từng vùng, miền, từng tỉnh và từng di tích, danh thắng cụ thể. 4) Toàn cầu hóa và địa phương hóa du lịch thể hiện qua hoạt động nhà hàng khách sạn thế nào? Ý kiến đánh giá thực sự của du khách nước ngoài đối với khách sạn, nhà hàng ở Việt Nam? Những bài học kinh nghiệm nào trong quá khứ cũng như cũa các nước trong việc tổ chức, điều hành hoạt động của các nhà hàng khách sạn? Làm thế nào để đưa món ăn Việt Nam trở thành thương hiệu toàn cầu? 5) Cuối cùng là vấn đề đào tạo nguồn nhân lực du lịch: làm thế nào để đáp ứng được yêu cầu toàn cầu hóa và địa phương hóa du lịch. Làm thế nào để nâng cao chất lượng giảng dạy kỹ năng hướng dẫn du lịch, phục vụ ở nhà hàng khách sạn? Làm sao để giảng dạy có hiệu quả ngoại ngữ cho sinh viên ngành du lịch, không chỉ tiếng Anh mà còn cả các ngôn ngữ khác nữa? Làm thế nào giải quyết được bài toán: nhân lực phục vụ cho ngành du lịch vừa thừa lại vừa thiếu – sinh viên thất nghiệp nhiều, nhưng các công ty vẫn thiếu trầm trọng những sinh viên được đào tạo bài bản, vừa có trình độ kỹ năng tốt, vừa có tác phong, thái độ làm việc chuyên nghiệp. Những vấn đề to lớn như trên không thể trả lời hết trong một Hội thảo như thế này, nhưng chúng tôi vẫn mong muốn Hội thảo là dịp thúc đẩy tất cả chúng ta cùng suy nghĩ và cùng giải đáp. Đồng thời Hội thảo cũng tạo ra mối liên kết giữa các nhà khoa học, nhà giáo, các nhà hoạt động văn hoá, du lịch để chúng ta cùng nhau tiếp tục nghiên cứu và hành động trong tương lai.
  13. Trước khi dứt lời, một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn quý vị lãnh đạo, quý vị giáo sư, các nhà nghiên cứu, các nhà hoạt động văn hóa, du lịch trong nước và nước ngoài đã quan tâm gửi bài và dành thì giờ đến tham dự Hội thảo hôm nay. Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Charles de Gaulle - Lille 3 với tư cách là đơn vị phối hợp đã cùng Trường chúng tôi chuẩn bị kịp thời và chu đáo cho Hội thảo này. Tôi xin dành lời cám ơn sâu sắc đến quý vị lãnh đạo Bộ Thể thao, Văn hóa và Du lịch, quý vị lãnh đạo ở TP. Hồ Chí Minh… đã đến tham dự Hội thảo. Sự hiện diện của quý vị khiến cho Hội thảo thêm phần trang trọng. Cuối cùng tôi chân thành cám ơn các giảng viên, nhân viên các phòng ban, trung tâm và các anh chị sinh viên trong Trường đã góp sức chuẩn bị cho Hội thảo. Xin cám ơn và chúc sức khoẻ quý vị. Chúc Hội thảo thành công tốt đẹp. OPENING SPEECH AND GUIDELINE FOR THE CONFERENCE “TOURISM GLOBANIZATION AND TOURISM LOCALIZATION” organized on March 6th, 2015 at The Saigon College of Art Culture and Tourism (Saigon ACT) By Vũ Khắc Chương, Ph.D. Rector of Saigon ACT Dear top officers, delegates and speakers, Dear teachers and students, Ladies and gentlemen, Today, March 6th, 2015, at the Saigon College of Art Culture and Tourism (Saigon ACT) takes place an important event: International Conference on Tourism Globanization and Tourism Localization co-hosted by Saigon ACT and the University of Charles de Gaulle – Lille 3 (France). It can be considered as a important scientific activity for starting a new year – a year of hope with many active and exciting activities permitting more success to our Saigon ACT and to all of us. To attend this workshop we have a great honor to receive Your Excellency Nguyễn Xuân Phúc, Vice Prime Minister; Your Excellency Hoàng Tuấn Anh, Minister of Culture, Sports and Tourism; Your Excellency Bùi Văn Ga, Vice Minister of Education and Training; Ms. Nguyễn Thị Hồng, Vice Chairwoman of Ho Chi Minh City’s People Committee, the representatives of Tourism Department, of Ho Chi Minh City’s People Committee, and all the professors, researchers, artists, cultural activists from many universities, colleges, research institutes and cultural institutions such as the Institute for Tourism Development, Institute of Literature, HCMC University of Social Sciences and Humanities, University of Culture, saigon University, Tôn Đức Thắng University, HCMC University of Technology, An Giang University, Trà Vinh Unviversity, Universities and Colleges from Hà nội, Hải Dương, Thanh Hóa, huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Phú Yên…I am sure that you all devote your valuable time to come here with your elaborate, profound and innovative presentations. For sure your such presentations have contributed to the success of this workshop. Especially we have the great honor to have with us Your Excellency Thong Khon, Minister of Tourism of Campuchea.
  14. The organizers of the workshop received 113 presentations from France and from all over our country. Among 113 presentations, 70 of them were chosen to be printed in the summary record of the conference, and 28 of which are officially presented in the conference. On behalf of the Organizing Committee and our two schools, Saigon ACT and the University of Charles de Gaulle – Lille 3 (France), I would like to convey our warm greetings, our sincere thanks and our best wishes to all our distiguished guests, all researchers in this conference. Ladies and Gentlemen, Tourism is an important economic sector in the national economy of every country. Though it was formed long time ago, international travel has grown very rapidly since few decades. Wherever trains and boats, automobiles and human feet come to, there can become a tourist destination. From the magnificent and modern cities such as Paris, London, New York< Washington D.C, Tokyo, Beijing…to ancient monuments like the Pyramids, the Roman arena, the Taj Mahal, Angkor; from the white sandy beaches in Mediterranea, in South-East Asia, South Africa to the mountain peaks of Himalaya in Nepal, of Alaska in the United States…; from the fertile delta of the Mississippi, Yangtze, Mekong rivers…to the arid deserts of Africa, Australia…all are now tourist destinations of the world. The world in the ancient time, when every nation was still closed on itself, science and technology were still very primary, then transportation was primitive, tourism could not be developped as an economic sector as it is. With the development of science and technology, automiblie means have helped people travel quickly from a continent to the other . The commodities markets make all nations closer and nearer, and…globanization comes from there, global travel has started in earnest. We cannot be sure if globanization of the world’ s economy as a whole and then globanization in tourism could work if the commodities markets did not go stronger, science and technology did not get developped. Since the later part of 1980’s, when the Cold War ended, the wall of Berlin collapsed, the world has no longer two conflicting fronts, the trend of peace, cooperation and economic development to form a common wealth, has become the mainstream in the international relations, thanks to those factors, globanization in tourism has well developped. There are three important factors contributing to push forward globalization and integration. First, the scientific and technological revolution established well a global network of information, along with it e-commerce and mobile offices expand on over the world. Second, the strong growth of multinational companies forms the dominant global force in the world’s economy. Third, international economic, financial and commercial organizations with the three pillars of IMF, World Bank and WTO play an important role in advancing globalization. Globalization is an objective and irreversible trend. The world becomes increasingly small and fragile. Wars, pollution, over-exploitation of natural resources, climate change, terrorism and organized crimes…all those problems occur in the global scope, no any single country can live separately for solving them by itself. Tourism is very sensitive to those problems. Globanization in tourism brings huge benefits: the involvement into globanization will help a country to become prosperous and modern, the refusal to globanization will bring a country to poverty and backwardness.
  15. Globanization in tourism does not mean only global travel, but tourism must be developped in a way of the international standards. International standards mean good services, better rooms, good foods, but the most important thing is that people involving in tourism must respect the common values, in which attitudes to cultures and ecological environment is the the most important. Consequently tourism globalization does not mean blurring the originality of a culture and a biopheric zone. From the point of view of culture, globalization is the formation of common values and norms on a global scale. But cultural globalization must go along with the affirmation and preservation of original values of every culture. From an ecological point of view, tourism globalization pushes more discoveries of new biospheres on the global scale, various local products; that could make ecosystem more vulnerable and could deplete natural resources. So thinking globalization in tourism is also to form a thinking on a global basis on respect, preservation and concervation of original values of the cultures and the ecosystems, from that comes a sustainable tourism. For Vietnam, on the point of view on tourism globalization and localization, she enjoys very abundantly natural resources in service to tourism: We have beautiful natural landscapes, various tangible and intangible heritages spread from the North to the South of the whole country. They are Ba Bể lake, Bạch Mã Mountain, Bái Tử Long Bay, Cát Bà Island, Côn Đảo Island, Cúc Phương National Park, Phong Nha-Kẻ Bàng National Park, Tràm Chim Đồng Tháp, U Minh mangrove forests…also the beaches Mỹ Khê Đà Nẵng, Nha Trang Khánh Hòa, Mũi Né Bình Thuận, Phú Quốc Kiên giang; they are hot springs like Kim Bôi Hòa Bình, Tháp Bà Nha Trang, Bình Châu Bà rịa Vũng Tàu…they are beautiful bays Hạ Long, Lăng Cô, Vũng Rô, Nha Trang…acclaimed on the world over. Vietnam is rich in history and culture. They are famous monuments and museums like Hùng King Temple, Cổ Loa Temple, Hội An ancient town, Chàm Tower, Vĩnh Mốc Tunnels, Củ Chi Tunnels, Vietnam Historical Museum, Vietnam Revolutionary Meseum ... They are also tangible and intangivle cultural heritages recognized by UNESCO like Huế Court Musics, Space of Gong Culture (Highlands); Folk Quan Họ; Ca trù; Gióng Festival of Phù Đổng temple and Sóc Temple in Hanoi; Xoan Singing; Amator Traditional Music of the South, Ví Dặm in Nghệ Tĩnh, Huế Relics, Hội An ancient town, Mỹ Sơn Sanctuary, Imperial Citadel of Thang Long, Hồ’s Citadel…. Vietnam is rich in customs and original cultural festivals; she has many traditional vocational villages and specific cuisine. Every year we have big and small festivals to take place everywhere in the country, particularly on the occasion of the Lunar New Year festivities. The major festivals must be mentioned like the anniversary of Hùng King, Hùng Kinh Temple Festival, Festivals in Lim, in Hương Pagoda, Elephant Race Festival, Gióng Festival ... Vietnam h in traditional vocational villages, preserved until the present time like Bat Trang ceramics village, Đông Hồ paintings, Nga Sơn Mat, Ngũ Xá Bronze, Đông Triều Pottery, Vạn Phúc Silk ... Vietnam also has a tradition cuisine with specific dishes attracting the attention of tourists. But there are still many issues posed to Vietnamese tourism: Regretfully Vietnamese tourism has not developped itself as it is and it must be. How can Vietnamese tourism reach its international level? How does Vietnamese tourism compete with other countries in the region and with the countries in all over the world, in order to become a true tourist “destination” of the globe? How can Vietnamese tourism solve this problem: to develop in a harmonious way growth of tourism and preservation and promotion of our cultural identity?
  16. Conference on "Tourism Globalization and Tourism Localization" today, we would like you to present, discuss the following issues: 1) The theoretical issues of globalization and localization in tourism. It is important to clarify its necessity, its nature, its own process of tourism globalization in terms od theory; its necessity, its content, its characteristics of tourism localization. 2) What is the impact on Vietnamese tourism with globalization and localization in tourism? How to promote Vietnam's tourism brand? What happens in terms of competition and cooperation in tourist sector with other countries on over the world during globalization? 3) How to globalize and localize tourist travelling in three parts of the country, Northern, Central and Southern parts? Which monuments, which landscapes to be exploited? How to exploit them effectively? How to chose an originality in tourism for every proper part, province, monument, landscape? These monuments, landscapes should be put into tourism? 4) How do globalization and localization in tourism materialize in hotels and reataurants sector? Please don’t hesitate to give the assessments of tourists on Vietnamese hotels and restaurants. Which lessons to be taken from the experiences of other countries in management hotel and restaurant activity? How to bring Vietnamese foods as international brand? 5) The final issue is about human resource training in tourism: how to meet the requirements of globalization and localization in tourism. How to improve the quality of teaching on travel guiding skills, hotel and restaurant service? How to effectively teach foreign languages to students of tourism, not only in English but also other languages? How to solve the problem: human resources for the tourism industry: many people in tourist industry don’t meet the professional skills, many graduated students could not find a job when many tourist companies still to seek well trained in tourism? All the above mentioned problems could not be for sure satisfied in a short workshop like ours, but we’ d like to use this golden occasion of our workshop to promote the problems and to find a same voice for an good answer to them. We hope that through this workshop, scientists and professors, cultural activists and all of us continue our researches for our future actions. In taking to this opportunity, Iwould like once again to say thank you to our top officers, professors, researchers, cultural activists leadership, your professors, researchers, activists, cultural, all our friends for your contribution of your presentations and your attendance to the workshop. I would like to thank the University of Charles de Gaulle - Lille 3 as the co-organizer of this workshop. I would like to say thank you specially to the ministry of Sports, Culture and Tourism, the officials from HCMC’ s People Committee. Your presence in the workshop is preciously appreciated. Finally I would like to sincerely thank all the teaching staff, the officers of Saigon ACT departments and my students for your tiredless effort for the workshop. Thank you and good health. Every success to you and to our workshop.
  17. TOÀN CẦU HOÁ - ĐỊA PHƯƠNG HOÁ DU LỊCH NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN GLOBALIZATION AND LOCALIZATION IN TOURISM – THEORICAL ISSUES
  18. ĐA DẠNG VĂN HÓA, DU LỊCH SINH THÁI VÀ GIÁ TRỊ DI SẢN: VẤN ĐỀ CỤ THỂ CỦA VÙNG MADAGASCAR Gilles FERRÉOL(*) CULTURAL DIVERSITY, ECO-TOURISM AND HERITAGE VALORISATION THE EXAMPLE OF THE MADAGASCAR Abstract In the twentieth century, tourism has become a factor of development in many countries around the world. If at the beginning, this activity relied on the theme of “triple S”sea-sand-sun, especially in countries “starting-up” in tourism, nowadays this tends to turn from “blue” to “green”. The article presents the example of Madagascar covering its cultural diversity, eco-tourism and cultural heritage preservation. * Vào thế kỷ XX, du lịch đã trở thành một yếu tố phát triển mạnh ở nhiều nước trên thế giới. Nếu trước đây, lĩnh vực hoạt động này thiên về các vấn đề liên quan đến biển- cát-nắng, đặc biệt là ở các quốc gia mới bắt đầu phát triển về du lịch. Tuy nhiên, các hình thức và giới thiệu quảng cáo của họ về vấn này đã phát triển qua thời gian và du lịch, hiện nay có xu hướng là tìm hiểu về nông thôn. Nhu cầu của thế giới bắt đầu thích "xanh của lá cây" hơn "màu xanh của nước biển". Hơn nữa, các chính sách kinh tế và xã hội của một quốc gia ngày càng quan tâm hơn đến các khía cạnh môi trường trong phát triển địa phương và khu vực của mình, và đi đầu trong các mục tiêu quốc gia của mình. Du lịch sẽ được xem như là một cách để giới thiệu những vùng xa xôi của vùng lãnh thổ này. Để đối phó với sự suy giảm tính đa dạng sinh thái và bảo vệ các khu vực nông thôn từ những tác động của du lịch đại chúng ở Madagascar, trong quá trình thúc đẩy "Madagascar phát triển một cách tự nhiên", quyết định để thực hành du lịch sinh thái. Do vậy, đất nước có tiềm năng rất lớn, tạo thành một điểm đến ưa thích cho hoạt động du dịch này,di sản thiên nhiên, di sản văn hoá hay nông thôn là một phần tất yếu của du lịch sinh thái. Vào thời điểm khi mà ngày càng có nói nhiều vể việc biến đổi khí hậu, vấn đề đặt ra là vai trò của du lịch sinh thái trong bảo tồn di sản này là gì. Điều gì có thể tác động đến sự phát triển dân số địa phương hoặc khu vực? Đầu tiên, chúng tôi trình bày bối cảnh chung của du lịch sinh thái ở Madagascar, sau khi có khái niệm. Phần thứ hai sẽ là nội dung của thực trạng những địa danh này. Những tác động của hoạt động này sẽ được phân tích như một phương sách cuối cùng. BỐI CẢNH CHUNG CỦA DU LỊCH SINH THÁI Theo Bộ Môi trường, Lâm Ngư nghiệp và Du lịch, du lịch sinh thái chiếm 55% hoạt động du lịch ở Madagascar, theo bảng dưới đây. Bảng 1: Phân bố các hoạt động du lịch ở Madagascar Du lịch sinh Nắng và bãi hoạt động văn Thể thao và thái biển hóa chuyến phiêu khác lưu (*) GS., Giám đốc Trung tâm Xã hội học Trường Đại học Besançon (Pháp).
  19. Tỷ lệ 55 % 19 % 15 % 8% 3% Nguồn: Bộ Môi trường, Lâm Ngư nghiệp và du lịch. Vậy, du lịch sinh thái nói lên điều gi? A. Khái niệm về du lịch sinh thái Theo Bộ sách bách khoa, du lịch sinh thái hay gọi là du lịch xanh là một loại hình du lịch bền vững, tập trung hơn vào việc khám phá thiên nhiên (hệ sinh thái, mà còn các hệ thống nông nghiệp và du lịch nông thôn) hoặc thậm chí sinh thái đô thị (khu vườn sinh thái , khoảng xanh công viên, khu bảo tồn thiên nhiên ...). Ra đời cách đây ba mươi năm, câu nói được trích trong tư liệu TIES (Hiệp hội quốc tế về Du lịch sinh thái”- năm 1991 vẫn còn nhắc đến và áp dụng gần đây: "Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm với môi trường tự nhiên nơi nguồn thiên nhiên và sung túc của người dân được bảo tồn. » Loại du lịch này có mục tiêu chính là khám phá hoặc khám phá thiên nhiên, phong cảnh hay các loài vật cụ thể (quan sát và / hoặc nghiên cứu các loài vượn cáo và loại cá voi khác), bằng việc tôn trọng các hệ sinh thái, góp phần bảo tồn chúng, bằng cách tiếp cận để tìm cách khắc phục những hậu quả, những dấu vết mà du lịch gây ra làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái B. Mục tiêu Theo Văn phòng Du lịch Madagascar (MTO), "Du lịch sinh thái hướng tới một mục tiêu "bền vững" do sự gia tăng đáng báo động của khách du lịch đại chúng không có ý thức khi đi du lịch đã đe dọa , gây ảnh hưởng đến môi trường. Sự phát triển của du lịch đã chuyển sang tiêu dùng với chiều hướng phát triển nhanh và những chuyến du lịch "có lợi nhuận", nơi mà tất cả mọi người nghĩ rằng mình có quyền để khám phá những vùng đất xa xôi nhất trên thế giới, làm ảnh hưởng đến sự hồi phục và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên như nước ngọt, rừng và các rạn san hô, và gây nguy hiểm cho sự tồn tại của nhiều loài sinh sống, tất cả đều do sự tò mò của du khách tưởng tượng như mình đang trong vườn thú với sự thoải mái. " Các hoạt động du lịch sinh thái thường liên quan đến giáo dục và giải thích, giảng giải và giúp nâng cao nhận thức về sự cần thiết để bảo tồn các di sản thiên nhiên và văn hóa. Du lịch sinh thái cần phải có một tác động môi trường tích cực và đóng góp vào sự thịnh vượng của người dân địa phương. Du lịch là một trong những lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới, du lịch sinh thái là một cách để tăng cường sự đa dạng sinh học, kết hợp một chiều đạo đức và nhận thức về môi trường không giống như du lịch đại chúng mà làm thoái hóa môi trường tự nhiên. Với hình thức du lịch này được gắp liền vời là các nguyên tắc phát triển. C. Nguyên tắc và Tiêu chí Sự kết hợp các nguyên tắc của du lịch sinh thái với sự phát triển bền vững đáp ứng được sự ủng hộ của nhiều tổ chức quốc tế (Liên Hiệp Quốc, các tổ chức, các chính phủ và các cơ quan liên quan); và phải được đưa đáp ứng các tiêu chí: - "Bảo tồn", cần thiết cho việc bảo tồn đa dạng sinh học và chức năng của mình; - Giáo dục du khách về tầm quan trọng của việc bảo tồn này; - Tôn trọng sự đa dạng văn hóa và mối quan hệ đối với môi trường; - Nêu ra các nổi bật cho các nhà điều hành tour du lịch về vấn đề phải chịu trách nhiệm với môi trường sinh thái bằng việc đánh giá dựa trên các tiêu chí rõ ràng và minh bạch; - Xây dựng quy hoạch khu du lịch để hạn chế và / hoặc bồi thường cho các ảnh hưởng bất lợi và thích nghi với đặc điểm của khu vực thiên nhiên và môi trường sống đã đến thăm;
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2