intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Động cơ học tập bên trong của học sinh trung học cơ sở

Chia sẻ: Lin Yanjun | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:226

67
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án được thực hiện với mục tiêu nhằm nghiên cứu lí luận và thực trạng biểu hiện động cơ học tập bên trong của học sinh THCS, những yếu tố liên quan đến động học tập bên trong của các em; trên cơ sở thực trạng đề xuất một số biện pháp tác động góp phần giúp học sinh THCS nâng cao động cơ học tập bên trong. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Động cơ học tập bên trong của học sinh trung học cơ sở

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN PHÚC LỘC ĐỘNG CƠ HỌC TẬP BÊN TRONG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ LUẬN ÁN TIẾN SỸ TÂM LÝ HỌC HÀ NỘI, 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN PHÚC LỘC ĐỘNG CƠ HỌC TẬP BÊN TRONG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Chuyên ngành: Tâm lý học chuyên ngành Mã số: 931.04.01 LUẬN ÁN TIẾN SỸ TÂM LÝ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN THỊ LỆ THU HÀ NỘI, 2022
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Phúc Lộc
  4. ii LỜI CẢM ƠN Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn sự tận tình, chu đáo, ấm áp và sự giúp đỡ đầy trách nhiệm của PGS.TS. Trần Thị Lệ Thu- người đã luôn bên cạnh giúp tôi vượt qua bao khó khăn để hoàn thành Luận án Tiến sĩ Tâm lí học. Sau nhiều năm học tập và nghiên cứu, tôi nhận được từ Cô thực chất còn nhiều hơn cả một công trình khoa học. Những kinh nghiệm chuyên môn, kỹ năng xã hội và kinh nghiệm cuộc sống nói chung mà Cô dày công vun đắp và truyền lại, đã trở thành hành trang quý báu cho việc học tập và nghiên cứu suốt đời của tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm và các Thầy Cô giáo của Khoa Tâm lý- Giáo dục học, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi được học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ và giúp đỡ tôi trong quá trình làm Nghiên cứu sinh. Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ phòng Đào tạo Sau đại học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện và hoàn thành luận án đúng thời hạn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, tập thể cán bộ Thầy Cô giáo và các em học sinh của ba trường trung học cơ sở trên địa bàn Quận Cầu Giấy và Huyện Gia Lâm (thành phố Hà Nội) đã rất nhiệt tình cộng tác và giúp đỡ trong quá trình điều tra, thu thập dữ liệu và nghiên cứu trường hợp. Sau cùng, tôi đặc biệt cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã luôn động viên, quan tâm, sát cánh bên tôi để tôi hoàn thành được công trình nghiên cứu này. Trong thời gian, điều kiện và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học còn hạn chế nên luận án của tôi khó tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các Quý Thầy, Cô giáo, các nhà khoa học, các anh, chị, em và bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến giúp tôi hoàn thiện luận án này tốt hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, 13 tháng 04 năm 2022 Tác giả Nguyễn Phúc Lộc
  5. iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Nội dung đầy đủ 1 CS Cộng sự 2 ĐCHT Động cơ học tập 3 ĐLC Độ lệch chuẩn 4 ĐTB Điểm trung bình 5 GV Giáo viên 6 HS Học sinh 7 CM Cha mẹ 8 SV Sinh viên 9 THCS Trung học cơ sở 10 THPT Trung học phổ thông
  6. iv DANH MỤC THUẬT NGỮ CHUYỂN DỊCH TỪ ANH SANG VIỆT TT Thuật ngữ tiếng Anh Chuyển ngữ tiếng Việt 1 Academic motivation Động cơ học tập 2 Academic self- concept Quan niệm cá nhân về học tập 3 Agreeableness Dễ chịu 4 Conscientiousnes Tận tâm 5 External regulation Điều chỉnh bên ngoài 6 Extraversion Hướng ngoại 7 Goal achievement theory Thuyết định hướng mục tiêu 8 Identified regulation Điều chỉnh đồng nhất 9 Integrated regulation Điều chỉnh hợp nhất 10 Intrinsic academic motivation Động cơ học tập bên trong 11 Intrinsic motivation (to Động cơ học tập bên trong (học để trải experience stimulation) nghiệm kích thích) 12 Động cơ học tập bên trong (học để hiểu Intrinsic motivation (to know) biết) Intrinsic motivation (towards 13 Động cơ học tập bên trong (học để tiến bộ) accomplishment) 14 Introjected regulation Điều chỉnh tiếp nhận Mastery-approach goal 15 Định hướng mục tiêu tiếp cận học tập orientation 16 Metacognitive Siêu nhận thức 17 Neuroticism Tâm lý bất ổn 18 Openness Cởi mở 19 Organisation for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Co-operation and Development 20 Organismic Integration Theory Lý thuyết hội nhập sinh vật Performance- approach goal 21 Định hướng mục tiêu tiếp cận kết quả orientation Performance-avoidance goal 22 Định hướng mục tiêu lảng tránh kết quả orientation 23 Self- efficacy Niềm tin vào năng lực bản thân 24 Self-determination theory Lý thuyết tự xác định 25 Socioeconomic status Tình trạng kinh tế xã hội
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................. iii DANH MỤC THUẬT NGỮ CHUYỂN DỊCH TỪ ANH SANG VIỆT ..............iv DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU ...................................................................... vii MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... ..................................................................................................................... 9 1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 9 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 10 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ...................................................................... 10 4. Giới hạn đối tượng và khách thể nghiên cứu ........................................................ 11 5. Giả thuyết khoa học .............................................................................................. 11 6. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 12 7. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 12 8. Đóng góp của luận án............................................................................................ 14 9. Cấu trúc luận án .................................................................................................... 16 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU ĐỘNG CƠ HỌC TẬP BÊN TRONG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ .............................. 17 1.1. Tổng quan các nghiên cứu về động cơ học tập và động cơ học tập bên trong .. 17 1.1.1. Nghiên cứu về động cơ học tập nói chung ..............................................17 1.1.2. Các hướng nghiên cứu động cơ học tập bên trong ..................................22 1.2. Động cơ học tập bên trong ở học sinh Trung học cơ sở .................................... 38 1.2.1. Đặc điểm tâm sinh lý và hoạt động học tập của học sinh trung học cơ sở .. ................................................................................................................38 1.2.2. Khái niệm động cơ học tập bên trong ở học sinh Trung học cơ sở .........46 1.2.3. Phân loại động cơ học tập và động cơ học tập bên trong ở học sinh ......49 1.2.4. Biểu hiện động cơ học tập bên trong ở học sinh trung học cơ sở............54 1.2.5. Các yếu tố liên quan tới động cơ học tập bên trong của học sinh Trung học cơ sở ................................................................................................................62 CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỘNG CƠ HỌC TẬP BÊN TRONG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ .. 77 2.1. Tổ chức nghiên cứu ............................................................................................77 2.1.1. Địa bàn nghiên cứu ..................................................................................77 2.1.2. Nội dung nghiên cứu ...............................................................................80 2.1.3. Khách thể nghiên cứu ..............................................................................80 2.1.4. Các giai đoạn nghiên cứu ........................................................................82
  8. vi 2.2. Các phương pháp nghiên cứu............................................................................. 84 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận ..............................................................84 2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi .......................................................85 2.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu ....................................................................95 2.2.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp ......................................................96 2.2.5. Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học ..................................97 2.3. Đạo đức nghiên cứu ........................................................................................... 98 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỘNG CƠ HỌC TẬP BÊN TRONG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ ............................................100 3.1. Thực trạng động cơ học tập bên trong của học sinh Trung học cơ sở .............100 3.1.1. Đánh giá chung về thực trạng động cơ học tập bên trong của học sinh trung học cơ sở ...........................................................................................................100 3.1.2. Các biểu hiện của động cơ học tập bên trong ........................................102 3.1.3. Xem xét động cơ học tập bên trong với thực trạng động cơ học tập bên ngoài và không có động cơ học tập ở học sinh Trung học cơ sở .....................107 3.2. Xem xét động cơ học tập bên trong theo các khía cạnh khác nhau .................109 3.3. Mối quan hệ giữa động cơ học bên trong của học sinh Trung học cơ sở với các yếu tố cá nhân và môi trường..................................................................114 3.3.1. Thống kê mô tả các yếu tố cá nhân và môi trường ................................114 3.3.2. Tương quan giữa các yếu tố tới động cơ học tập bên trong ..................120 3.3.3. Dự báo của các yếu tố liên quan tới động cơ học tập bên trong ............124 3.3.4. Cơ chế tác động của một số yếu tố môi trường đến động cơ học tập bên trong ..............................................................................................................132 3.4. Nghiên cứu trường hợp về động cơ học tập bên trong cho học sinh Trung học cơ sở ........................................................................................................136 3.4.1. Trường hợp động cơ học tập bên trong mạnh .......................................136 3.4.2. Trường hợp động cơ học tập bên trong yếu hoặc không có ..................142 3.4.3. Kết luận về hai nghiên cứu trường hợp .................................................148 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................152 1. Kết luận ..............................................................................................................152 2. Kiến nghị .............................................................................................................154 3. Hạn chế của đề tài ...............................................................................................158 4. Hướng phát triển của đề tài .................................................................................158 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ...........................................160 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................161 DANH MỤC PHỤ LỤC .......................................................................................176
  9. vii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Trang Bảng 1.1. Các hướng nghiên cứu động cơ học tập và động cơ học tập bên trong ............. 22 Bảng 2.1. Phân bố khách thể nghiên cứu (N=745) ............................................................. 81 Bảng 2.2. Cấu trúc phiếu hỏi .............................................................................................. 90 Bảng 3.1. Phân tích mô tả chung thực trạng động cơ học tập bên trong .......................... 100 Bảng 3.2. Tương quan giữa các khía cạnh biểu hiện động cơ học tập bên trong ............. 102 Bảng 3.3. Các biểu hiện của động cơ học tập bên trong ở học sinh trung học cơ sở .............. 103 Bảng 3.4. Động cơ học tập bên trong và các động cơ học tập khác ở học sinh trung học cơ sở ..................................................................................................................... 107 Bảng 3.5. Phân bố động cơ học tập theo mức điểm ......................................................... 108 Bảng 3.6. So sánh chéo động cơ học tập bên trong với động cơ học tập bên ngoài ......... 109 Bảng 3.7. Động cơ học tập bên trong theo giới tính ......................................................... 110 Bảng 3.8. Động cơ học tập bên trong theo trường ............................................................ 111 Bảng 3.9. Động cơ học tập bên trong theo khối lớp ......................................................... 111 Bảng 3.10. Động cơ học tập bên trong theo học lực ......................................................... 112 Bảng 3.11. Động cơ học tập bên trong theo kinh tế gia đình ........................................... 113 Bảng 3.12. Các yếu tố cá nhân liên quan tới động cơ học tập bên trong.......................... 115 Bảng 3.13. Các yếu tố môi trường liên quan đến động cơ học tập bên trong................... 117 Bảng 3.14. Mối quan hệ giữa động cơ học tập bên trong và các yếu tố cá nhân.............. 120 Bảng 3.15. Mối quan hệ giữa động cơ học tập bên trong và các yếu tố môi trường ........ 122 Bảng 3.16. Mô hình hồi quy đơn biến yếu tố cá nhân dự báo động cơ học tập bên trong 125 Bảng 3.17. Mô hình hồi quy đa biến các yếu tố cá nhân dự báo động cơ học tập bên trong . 126 Bảng 3.18. Hồi quy đơn biến các yếu tố nhà trường dự báo động cơ học tập bên trong . 128 Bảng 3.19. Hồi quy đa biến các yếu tố nhà trường dự báo động cơ học tập bên trong .... 129 Bảng 3.20. Mô hình hồi quy các yếu tố gia đình dự báo động cơ học tập bên trong ....... 130 Bảng 3.21. Mô hình hồi quy các yếu tố cá nhân và môi trường dự báo động cơ học tập bên trong................................................................................................................. 131 Bảng 3.22. Tác động trực tiếp và gián tiếp của mục tiêu lớp học tiếp cận học tập đến động cơ học tập bên trong ........................................................................................ 133
  10. viii Bảng 3.23. Tác động trực tiếp và gián tiếp của không khí học tập đến động cơ học tập bên trong................................................................................................................. 134 Bảng 3.24. Tác động trực tiếp và gián tiếp của cha mẹ khuyến khích tự chủ đến động cơ học tập bên trong ............................................................................................. 135 Bảng 3.25. Mô tả điểm trung bình động cơ học tập ......................................................... 137 Bảng 3.26. Mô tả điểm trung bình các yếu tố tác động .................................................... 138 Bảng 3.27. Mô tả điểm trung bình động cơ học tập ......................................................... 142 Bảng 3.28. Mô tả điểm trung bình các yếu tố tác động .................................................... 143 Sơ đồ 1.1. Lý thuyết tự xác định ......................................................................................... 23 Sơ đồ 1.2. Phổ động cơ theo lý thuyết tự xác định (Deci và Ryan, 2000).......................... 52 Sơ đồ 1.3. Yếu tố liên quan tới động cơ học tập bên trong của học sinh Trung học cơ sở 75 Sơ đồ 3.1. Mô hình trung gian giữa mục tiêu lớp học tiếp cận học tập và động cơ học tập bên trong .......................................................................................................... 134 Sơ đồ 3.2. Mô hình trung gian giữa bầu không khí học tập và động cơ học tập bên trong .... ....................................................................................................................... 134 Sơ đồ 3.3. Mô hình trung gian giữa phong cách khuyến khích tự chủ của mẹ và động cơ học tập bên trong ............................................................................................. 135 Sơ đồ 3.4. Mô hình trung gian giữa phong cách khuyến khích tự chủ của bố và động cơ học tập bên trong .................................................................................................... 136 Biểu đồ 3.1. Động cơ học tập bên trong của học sinh Trung học cơ sở ........................... 101 Biểu đồ 3.2. Ba thành phần của động cơ học tập bên trong ............................................. 101 Biểu đồ 3.3. Không có động cơ học tập của học sinh Trung học cơ sở ........................... 109 Biểu đồ 3.4. Các yếu tố cá nhân tác động tới động cơ học tập bên trong ......................... 117 Biểu đồ 3.5. Các yếu tố nhà trường tác động tới động cơ học tập bên trong ................... 119 Biểu đồ 3.6. Các yếu tố gia đình tác động tới động cơ học tập bên trong ........................ 120
  11. 9 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trên cơ sở định hướng của Nghị quyết Trung Ương 8, khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của Đảng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã xây dựng và ban hành chương trình giáo dục phổ thông tổng thể; chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của HS; tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp HS phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực, tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh các tri thức và kĩ năng nền tảng, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện về nhân cách của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước [1],[2]. Để đạt được mục tiêu giáo dục như vậy, rất cần hình thành và duy trì hứng thú, thói quen và động cơ học tập tích cực, động cơ học tập tự thân và hơn cả là động cơ học tập (ĐCHT) bên trong cho mỗi học sinh (HS). Theo nhiều nghiên cứu thì lứa tuổi học sinh trung học cơ sở (THCS) là giai đoạn có tỉ lệ học sinh mất hứng thú học tập, chán học, đi muộn, bỏ học khá cao so với tuổi tiểu học [3]. Giai đoạn học sinh THCS cũng là giai đoạn có nhiều thay đổi cả về thể chất và tâm lý, đồng thời cũng là giai đoạn quan trọng để hình thành và phát triển ĐCHT bên trong cho các em; nếu giai đoạn này làm tốt thì sẽ tạo nền tảng vững vàng và thuận lợi để các em có hứng thú, có động lực và ĐCHT bên trong bền vững; góp phần thúc đẩy phát triển nhân cách mạnh mẽ ở giai đoạn tuổi trưởng thành. Đề tài thực sự cần thiết trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo tại nước ta hiện nay; vì thực tế để hành thành thói quen học tập tích cực, để tạo hứng thú học tập, để hình thành và duy trì động cơ học tập tích cực là một hành trình đòi hỏi
  12. 10 sự bền bỉ, kiên trì và nỗ lực của không chỉ HS mà của cả gia đình, nhà trường cũng như nhiều yếu tố liên quan trực tiếp hay gián tiếp khác nữa. Từ cơ sở lý luận và kết quả nghiên cứu bằng chứng đến nay cho thấy vẫn rất cần thực hiện các nghiên cứu sâu về ĐCHT nói chung, đặc biệt là ĐCHT bên trong với tiếp cận tích hợp, đa lý thyết; đồng thời xác định những nhân tố khiến HS phát triển hoặc mất dần đi ĐCHT bên trong; trên cơ sở đó mới có thể đề xuất các chiến lược và biện pháp phát triển ĐCHT bên trong cho HS; góp phần trực tiếp thúc đẩy hiệu quả học tập cho các em. Hơn nữa, cho tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về ĐCHT ở người học từ HS tiểu học, đến THCS, THPT, SV Đại học và người đi làm. Song, nghiên cứu sâu về ĐCHT bên trong đối với học sinh THCS tại Việt Nam chưa nhiều. Vì vậy, chúng tôi chọn nghiên cứu về “Động cơ học tập bên trong của học sinh trung học cơ sở”. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lí luận và thực trạng biểu hiện ĐCHT bên trong của học sinh THCS, những yếu tố liên quan đến động học tập bên trong của các em; trên cơ sở thực trạng đề xuất một số biện pháp tác động góp phần giúp học sinh THCS nâng cao ĐCHT bên trong. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Biểu hiện ĐCHT bên trong của học sinh THCS và các yếu tố liên quan đến ĐCHT bên trong của học sinh THCS. 3.2. Khách thể nghiên cứu 3.2.1. Khách thể nghiên cứu thực trạng: 776 HS tại 03 trường THCS ở Hà Nội. 3.2.2. Khách thể nghiên cứu trường hợp, phỏng vấn sâu: Khách thể phỏng vấn sâu: 16 học sinh THCS. Khách thể nghiên cứu trường hợp: 02 học sinh THCS thuộc trường dân lập tại Hà Nội.
  13. 11 4. Giới hạn đối tượng và khách thể nghiên cứu 4.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu Đề tài giới hạn nghiên cứu sâu ĐCHT bên trong và biểu hiện của ĐCHT bên trong ở ba loại ĐCHT bên trong cụ thể là: (1) học để hiểu biết, (2) học để tiến bộ và (3) học để trải nghiệm kích thích. Đề tài cũng chỉ xem xét ĐCHT bên trong với 6 nhóm yếu tố liên quan: (1) nhu cầu tâm lý, (2) tư duy, (3) mục tiêu học tập, (4) mục tiêu lớp học, (5) bầu không khí học tập và (6) phong cách làm cha mẹ (CM). 4.2. Giới hạn khách thể nghiên cứu Do điều kiện hạn chế vì dịch bệnh Covid-19 nên nghiên cứu chỉ có thể thực hiện tại địa bàn Thành phố Hà Nội với mẫu thuận tiện là 03 trường cho phép nhóm nghiên cứu vào khảo sát. Đề tài thực hiện trên 776 HS của 03 trường THCS; trong đó có 01 trường công lập: viết tắt là THCS1 (thuộc địa bàn Huyện Gia Lâm), 01 trường tư thục: THCS2 (thuộc Quận Cầu Giấy) và 01 trường bán công: THCS3 (Quận Cầu Giấy). 5. Giả thuyết khoa học 5.1. Động cơ học tập bên trong biểu hiện rõ nét nhất ở khía cạnh học để tiến bộ, sau đó là học để hiểu biết và cuối cùng là học để trải nghiệm kích thích. 5.2. Động cơ học tập bên trong tương quan với các yếu tố (1) nhu cầu tâm lý trong đó tương quan mạnh nhất với việc được đáp ứng nhu cầu năng lực, (2) tư duy, (3) mục tiêu học tập, (4) bầu không khí học tập, (5) mục tiêu lớp học và (6) phong cách làm CM. 5.3. Động cơ học tập bên trong có liên quan nhất định với đặc điểm nhân khẩu xã hội như giới tính, kinh tế gia đình và các yếu tố: học lực, khối lớp và loại trường. 5.4. Dựa trên kết quả nghiên cứu lí luận, thực tiễn và nghiên cứu trường hợp, có thể đề xuất một số kiến nghị ở các mức độ khác nhau gồm phòng ngừa diện rộng và/hoặc tư vấn nhóm và/hoặc can thiệp cá nhân góp phần hình thành và cải thiện ĐCHT bên trong phù hợp cá nhân HS và hoàn cảnh mỗi gia đình, mỗi trường học.
  14. 12 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Xây dựng cơ sở lý luận về ĐCHT bên trong ở người học nói chung và ĐCHT bên trong ở học sinh THCS nói riêng. Bao gồm: các cách tiếp cận lý thuyết, khái niệm, biểu hiện, các yếu tố tác động đến ĐCHT bên trong của học sinh THCS. 6.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng biểu hiện ĐCHT bên trong ở học sinh THCS và thực trạng các yếu tố liên quan đến biểu hiện ĐCHT bên trong cũng như xác định cơ chế tác động giữa các yếu tố liên quan và ĐCHT bên trong. 6.3. Nghiên cứu 02 trường hợp sâu để tìm hiểu thực trạng và các yếu tố liên quan ở từng HS cụ thể. 6.4. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất một số kiến nghị giúp học sinh THCS hình thành và phát triển ĐCHT bên trong. 7. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Các hướng tiếp cận nghiên cứu Mô hình lý thuyết nghiên cứu ĐCHT bên trong rất đa dạng, đề tài chọn nghiên cứu theo cách tiếp cận tích hợp, bao gồm một số lý thuyết tâm lý học nền tảng như: tâm lý học hoạt động, tâm lý học phát triển, tâm lý học trường học, tâm lý học văn hoá; và một số lý thuyết nghiên cứu sâu về ĐCHT bên trong như: lý thuyết tự xác định, lý thuyết tư duy, lý thuyết niềm tin vào bản thân, lý thuyết định hướng mục tiêu và các lý thuyết hành vi- nhận thức. 7.1.1. Tiếp cận theo tâm lý học hoạt động và tâm lý học phát triển: Nghiên cứu sự hình thành, biểu hiện, phát triển ĐCHT bên trong của học sinh THCS trong các hoạt động và tương tác đa dạng của HS tại gia đình, trường lớp cũng như ngoài cộng đồng; trong mối liên quan với các hoạt động giáo dục cụ thể của nhà trường, của GV; xem xét trên cơ sở đặc trưng tâm sinh lý của từng giai đoạn tuổi, đặc điểm nhân cách của HS, với nhân tố chủ quan, khách quan tác động tới từng độ tuổi khác nhau.
  15. 13 7.1.2. Tiếp cận theo tâm lý học trường học: Xem xét ĐCHT bên trong theo mô hình dịch vụ tâm lý học đường ba cấp độ. Với những HS thuộc tầng dịch vụ 1- là nhóm khoảng 80% HS đang có ĐCHT bên trong ổn sẽ được xem xét để giáo dục giúp hình thành và phát triển ĐCHT tự chủ, tích cực; đồng thời phòng ngừa sự suy giảm ĐCHT bên trong. Với những HS thuộc tầng 2- là nhóm khoảng 15% HS có vấn đề hoặc nguy cơ cao là sẽ có vấn đề về ĐCHT bên trong sẽ cần được quan tâm phát hiện và can thiệp kịp thời thông qua tham vấn cá nhân, tham vấn nhóm, tư vấn hoặc trị liệu. Ngoài ra can thiệp lâm sàng chuyên sâu sẽ dành cho các HS thuộc tầng 3- là nhóm khoảng 5% HS không có ĐCHT hoặc ĐCHT bên trong có vấn đề trầm trọng. 7.1.3. Tiếp cận theo tâm lý học văn hóa: Xuất phát từ một quan điểm chung nhất là sự hình thành và phát triển tâm lý luôn là kết quả của những tương tác giữa gien, văn hóa và môi trường mà con người tham vào các hoạt động, trải nghiệm. Hướng tiếp cận theo tâm lý học văn hóa xem xét ĐCHT bên trong của học sinh THCS trong bối cảnh văn hoá học đường, văn hoá gia đình và văn hoá cộng đồng. 7.1.4. Tiếp cận theo các lý thuyết chuyên sâu về ĐCHT: Tiếp cận theo lý thuyết tự xác định: Nghiên cứu ĐCHT bên trong theo một phổ động cơ đa dạng gồm 3 nhóm với 7 loại ĐCHT: 3 loại ĐCHT bên ngoài, 3 loại ĐCHT bên trong và loại không có ĐCHT. Lý thuyết này xem xét ĐCHT bên trong gắn với ba nhu cầu tâm lý cơ bản của HS, đó là tự chủ, kết nối và năng lực; xem xét những điều kiện đáp ứng ba nhu cầu này trong việc hình thành và phát triển ĐCHT bên trong của học sinh THCS. Tiếp cận theo lý thuyết tư duy: Nghiên cứu ĐCHT trong mối liên quan tới các kiểu tư duy của học sinh THCS; bao gồm tư duy phát triển và tư duy cố định. Tìm hiểu xem HS có kiểu tư duy khác nhau thì việc hình thành và phát triển ĐCHT bên trong sẽ chịu ảnh hưởng như thế nào.
  16. 14 Tiếp cận theo lý thuyết niềm tin vào bản thân: Nghiên cứu ĐCHT bên trong theo thuyết này thường tập trung tìm hiểu ĐCHT bên trong, đặc biệt là vai trò của niềm tin vào năng lực bản thân với việc hình thành và phát triển ĐCHT bên trong ở người học. Tiếp cận theo lý thuyết định hướng mục tiêu: Là xem xét ĐCHT bên trong với mối liên quan tới các kiểu mục tiêu học tập khác nhau, gồm mục tiêu tiếp cận học tập, mục tiêu lảng tránh học tập, mục tiêu lảng tránh kết quả và mục tiêu tiếp cận kết quả; cụ thể là xem xét lý do và mục đích mà học sinh THCS tham gia vào hoạt động học tập. Tiếp cận theo lý thuyết hành vi- nhận thức: Nghiên cứu ĐCHT bên trong biểu hiện thông qua nhận thức và hành động của học sinh THCS, xem xét cả ĐCHT bên ngoài và bên trong; tìm hiểu vai trò của các chiến lược củng cố đối với việc hình thành ĐCHT bên trong; tìm hiểu những nhân tố thúc đẩy ĐCHT bên trong. 7.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp nghiên cứu trường hợp, phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học. 8. Đóng góp của luận án 8.1. Đóng góp về lí luận Luận án đã tổng quan cập nhật về ĐCHT bên trong với 152 công trình, từ hơn 90 nguồn của các nhà xuất bản tin cậy trong nước và quốc tế; đã xây dựng khung lý luận, cách tiếp cận tổng hợp, cập nhật về nghiên cứu ĐCHT bên trong ở học sinh THCS; đã khái quát hóa được các xu hướng nghiên cứu về ĐCHT và ĐCHT bên trong của học sinh THCS và làm sáng tỏ các vấn đề: (1) khái niệm công cụ: ĐCHT bên trong và ĐCHT bên trong của học sinh THCS, trong đó nhấn mạnh sự thỏa mãn và hài lòng đến từ bên trong
  17. 15 khi tham gia vào hoạt động học tập với mức độ tự chủ cao; (2) ba thành phần của ĐCHT bên trong gồm học để hiểu biết, học để tiến bộ và học để trải nghiệm kích thích; (3) các yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến ĐCHT bên trong của học sinh THCS; (4) các biện pháp nâng cao ĐCHT bên trong của học sinh THCS một cách hiệu quả. Nghiên cứu đồng thời khẳng định các lý thuyết Tâm lý học hiện hành như lý thuyết tự xác định, thuyết tư duy, thuyết niềm tin vào năng lực bản thân, thuyết định hướng mục tiêu, thuyết nhân văn cũng như các lý thuyết hành vi và nhận thức có liên quan tới ĐC học tập bên trong. 8.2. Đóng góp về thực tiễn Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu đã cho thấy ĐCHT bên trong của học sinh THCS đạt mức trung bình cao với biểu hiện của khía cạnh học để tiến bộ rõ nét nhất, tiếp đó là học để hiểu biết và học để trải nghiệm kích thích. Ba thành phần của ĐCHT bên trong tương quan thuận với nhau chứng tỏ khi một khía cạnh được làm mạnh thì các khía cạnh còn lại cũng sẽ phát triển tích cực. ĐCHT bên trong và bên ngoài cùng tồn tại ở mỗi HS và không mạnh hơn động cơ bên ngoài. Chỉ có một số lượng rất ít học sinh THCS hoàn toàn không có ĐCHT. Nghiên cứu đã chỉ ra sự khác biệt về thực trạng ĐCHT bên trong theo khối lớp và tình trạng kinh tế gia đình; đồng thời làm rõ các yếu tố cá nhân, nhà trường và gia đình đều tương quan và có khả năng dự báo ĐCHT bên trong ở học sinh THCS. Cơ chế tác động của mục tiêu lớp học tiếp cận học tập đến ĐCHT bên trong thông qua mục tiêu tiếp cận học tập và cơ chế tác động của bầu không khí học tập, phong cách làm CM khuyến khích tự chủ đến ĐCHT bên trong thông qua nhu cầu tự chủ của HS cũng được khẳng định. Nghiên cứu trường hợp giúp sáng tỏ phổ ĐCHT và cho thấy các nhân tố mới liên quan đến sự phát triển cũng như suy giảm ĐCHT bên trong. Kết quả nghiên cứu thực tiễn là cơ sở để các nhà quản lý giáo dục, đội ngũ GV và cha mẹ HS ứng dụng những cách khác nhau để duy trì và nâng cao ĐCHT của học sinh THCS hiệu quả và linh hoạt theo thực tế của từng HS. Nghiên cứu giúp các nhà tâm lý học trường học nắm bắt được nguyên nhân và dự đoán cơ chế tác động đến ĐCHT bên trong
  18. 16 để từ đó xây dựng chương trình phòng ngừa diện rộng, tham vấn nhóm và can thiệp sâu cho cá nhân HS. 9. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu, kiến nghị, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận án gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận nghiên cứu động cơ học tập bên trong của học sinh Trung học cơ sở. Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu động cơ học tập bên trong của học sinh Trung học cơ sở. Chương 3: Kết quả nghiên cứu động cơ học tập bên trong của học sinh Trung học cơ sở.
  19. 17 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU ĐỘNG CƠ HỌC TẬP BÊN TRONG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1. Tổng quan các nghiên cứu về động cơ học tập và động cơ học tập bên trong Cho đến nay ở Việt Nam và trên thế giới đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về ĐCHT nói chung và một số các nghiên cứu về ĐCHT bên trong nói riêng trên các đối tượng và lứa tuổi khác nhau. 1.1.1. Nghiên cứu về động cơ học tập nói chung Từ các nghiên cứu về ĐCHT nói chung, có thể khái quát thành 05 hướng nghiên cứu cơ bản về vấn đề này gồm (1) biểu hiện ĐCHT theo lứa tuổi, (2) phân loại ĐCHT, (3) đo lường ĐCHT, (4) nghiên cứu các yếu tố liên quan đến ĐCHT, (5) phòng ngừa và can thiệp những trường hợp có vấn đề về ĐCHT. 1.1.1.1. Nghiên cứu biểu hiện động cơ học tập theo lứa tuổi Những nghiên cứu về ĐCHT ở các nhóm khách thể cụ thể đã được xem xét. Trên HS tiểu học có nghiên cứu của Trịnh Quốc Thái (1996) [4], Bùi Thị Thúy Hằng (2010) [5]; đối tượng học sinh THCS có các nghiên cứu của tác giả Nhâm- Văn Chăn Con (1990) [6], Nguyễn Chí Tăng & Phạm Văn Hiếu, 2015 [7], Gnambs và Hanfstingl (2016) [8]; nhóm khách thể là học sinh THPT có nghiên cứu của Hoàng Gia Trang và CS (2015) [9]; Đinh Thị Kim Loan & Phạm Văn Lục, 2015 [10]; trên SV có các công trình nghiên cứu của Huỳnh Mộng Tuyền và Nguyễn Thị Trang Thanh (2015) [11] và Dương Hải Hưng (2015) [12]. Các công trình nghiên cứu trên được thực hiện tại nhiều thành phố trong nước như Hà Nội, Hồ Chí Minh và Hải Dương cũng như các quốc gia khác như Lào, Pháp, …. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng: hoạt động học tập được thúc đẩy bởi một hệ thống động cơ khác nhau hứng thú, sự yêu thích, sự tự chủ, được lựa chọn học tập [5], có kiến thức, làm vui lòng CM, có công ăn việc làm ổn định sau này, trở thành người có ích, biết cư xử phù hợp, hiểu mình và người khác cũng như được mọi người kính trọng [7],[11], học để có thể đạt kết quả tốt trong kỳ thi tốt nghiệp và đỗ đại học, tìm được việc làm ổn định, kiếm được nhiều tiền cũng như hoàn thiện bản thân và được mọi
  20. 18 người tôn trọng [10],[12]. Những động cơ này có liên quan, chi phối, tác động qua lại với nhau; trong đó, có những động cơ giữ vị trí cơ bản, có những loại động cơ giữ vị trí thứ yếu. Cũng có nghiên cứu cho thấy ĐCHT bên trong suy giảm rõ rệt ở lứa tuổi thanh thiếu niên đặc biệt là từ lớp 7 lên lớp 8 [8]. Do vậy, nghiên cứu thực trạng mức độ, biểu hiện ĐCHT của người học đang là một nhu cầu cấp thiết. 1.1.1.2. Nghiên cứu phân loại động cơ học tập Có một số nghiên cứu đã hướng vào nghiên cứu và phân loại ĐCHT theo tiếp cận tiêu chí, thực chất cách tiếp cận cụ thể này xét về bản chất khá gần với hướng tiếp cận hành vi/hoạt động và thuyết kỳ vọng - giá trị. Theo tác giả Kim Oanh (2013), có ba tiêu chí chính để phân loại ĐCHT ở người học. Thứ nhất, căn cứ vào thời gian tác động của ĐCHT tới hoạt động học tập, các tác giả A. N. Lêônchiev, X. L. Rubinxtein, B. M. Chieplop phân chia động cơ thành ĐCHT khái quát rộng lớn (ví dụ: học để có được học vấn cao, học để chuẩn bị cho các hoạt động trong tương lai..) và ĐCHT riêng lẻ, hẹp (ví dụ: học tập để được khích lệ, học tập để tránh bị trách phạt…). Thứ hai, căn cứ vào mối quan hệ giữa ĐCHT và xu hướng nhân cách của người học để phân loại động cơ. Theo tiêu chí này, L.I. Bôzhôvich, A. K. Marcova, Vũ Thị Nho phân loại thành động cơ nhận thức (liên quan đến nội dung và quá trình thực hiện hoạt động học tập) và động cơ xã hội. Thứ ba, căn cứ vào hướng tác động của ĐCHT đến người học, E. L. Deci, Anita E. Woolfolk, Nguyễn Kế Hào chia động cơ thành động cơ bên trong và động cơ bên ngoài. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn đưa thêm động cơ trung gian vào hệ thống các loại ĐCHT. Đây là loại động cơ không ổn định, lúc thuộc nhóm động cơ bên ngoài, lúc lại thuộc nhóm động cơ bên trong [13]. Tuy nhiên cách tiếp cận nghiên cứu phân chia động cơ theo hai cực đối lập như vậy được cho rằng còn quá đơn giản để mô tả và giải thích hành vi của con người. Hơn nữa, thực tế mục tiêu và các yêu cầu về phẩm chất và năng lực học tập trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, đặc biệt là yêu cầu về năng lực tự chủ, tự học, các nghiên cứu trên còn nhiều hạn chế trong đánh giá và đo lường ĐCHT.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2