intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố tại NHTM Cổ phần Quân Đội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:108

49
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ việc nghiên cứu công tác triển khai cũng như thực hiện công tác PCRT và TTKB tại Ngân hàng TMCP Quân Đội để từ đó đánh giá được tình hình thực hiện công tác trên của MB nói riêng và các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam nói chung, để từ đó đề ra các giải pháp hợp lý nhằm tăng cường công tác PCRT và TTKB tại Ngân hàng TMCP Quân Đội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố tại NHTM Cổ phần Quân Đội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN CÔNG ĐAN ANH PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN VÀ TÀI TRỢ KHỦNG BỐ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp.Hồ Chí Minh – Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN CÔNG ĐAN ANH PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN VÀ TÀI TRỢ KHỦNG BỐ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số : 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Trƣơng Thị Hồng Tp.Hồ Chí Minh – Năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn “Phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố tại NHTM Cổ phần Quân Đội” là bài nghiên cứu của chính tôi. Ngoại trừ các tài liệu được trích dẫn trong luận văn, tôi cam đoan rằng toàn phần hoặc những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được dùng để nhận bằng cấp ở những nơi khác. Không có trích dẫn, sản phẩm hay nghiên cứu nào được dùng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định. Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bằng cấp tại bất kỳ các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017 Ngƣời cam đoan Nguyễn Công Đan Anh
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................1 1.1.Giới thiệu vấn đề nghiên cứu .............................................................................1 1.2.Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu .....................................................2 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................2 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................2 1.3.Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................2 1.4.Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................2 1.5.Ý nghĩa nghiên cứu và giới hạn nghiên cứu .....................................................3 1.5.1. Ý nghĩa nghiên cứu........................................................................................3 1.5.2. Giới hạn nghiên cứu: .....................................................................................3 1.6. Kết cấu luận văn ............................................................................................3 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN NGHIÊN CỨU. ...........4 2.1. Lý luận chung về rửa tiền và tài trợ khủng bố...............................................4 2.1.1. Khái niệm về rửa tiền .................................................................................4 2.1.2. Khái niệm Tài trợ khủng bố .......................................................................6 2.1.3. Mối quan hệ giữa rửa tiền và tài trợ khủng bố ..............................................8 2.2. Tầm quan trọng của phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố ....................9 2.2.1. Tác động của rửa tiền và tài trợ khủng bố đối với phát triển nền kinh tế quốc gia ....................................................................................................................9 2.2.2. Những ảnh hưởng bất lợi đối với các nước đang phát triển: .......................11 2.2.2.1. Làm tăng tội phạm và tham nhũng ...........................................................11 2.2.2.2. Những hậu quả đối với quốc tế và đầu tư nước ngoài .............................12 2.2.2.3. Làm suy yếu các tổ chức tài chính. ..........................................................12
  5. 2.2.2.4. Nền kinh tế và khu vực tư nhân bị tổn thương .........................................14 2.2.2.5. Những nỗ lực tư nhân hóa bị tổn hại ........................................................15 2.2.3. Những lợi ích của một chính sách AML/CFT hữu hiệu..............................15 2.2.3.1. Chống tội phạm và tham nhũng ...............................................................15 2.2.3.2. Tăng cường sự ổn định của các tổ chức tài chính ....................................16 2.3. Quy trình rửa tiền và tài trợ khủng bố .........................................................17 2.3.1. Sắp đặt ......................................................................................................17 2.3.2. Chia nhỏ (sắp lớp) ....................................................................................18 2.3.3. Hòa nhập ..................................................................................................19 2.4. Các tổ chức đặt ra tiêu chuẩn quốc tế .....................................................19 2.4.1. Liên hiệp quốc ..........................................................................................20 2.4.2. Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF) ......................21 2.4.3. Ủy ban Basle về giám sát ngân hàng .......................................................22 2.4.4. Các nguyên tắc chống rửa tiền dành cho hệ thống ngân hàng tư nhân của nhóm Wolfsberg .....................................................................................................25 2.5. Lƣợc khảo các nghiên cứu có liên quan ..................................................27 2.5.1. Nghiên cứu nước ngoài ............................................................................27 2.5.2. Các nghiên cứu trong nước ......................................................................29 2.6. Mô hình lý thuyết.......................................................................................33 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN VÀ TÀI TRỢ KHỦNG BỐ TẠI MB ............................................38 3.1. Nhận diện hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố thông qua hệ thống ngân hàng. ................................................................................................. 38 3.2.Một số phƣơng thức rửa tiền và tài trợ khủng bố phổ biến qua hệ thống ngân hàng đã đƣợc MB ghi nhận và cảnh báo..................................................39 3.2.1. Giao dịch nộp tiền mặt vào ngân hàng .....................................................39 3.2.2. Giao dịch thanh toán quốc tế chiều đi ......................................................39 3.2.3. Giao dịch thanh toán quốc tế chiều về .....................................................40 3.2.4. Giao dịch chuyển tiền đầu tư ...................................................................40 3.2.5. Giao dịch thanh toán chung......................................................................40 3.2.6. Thông qua phương thức tài trợ thương mại khác.....................................40
  6. 3.3.Điều kiện phát sinh rửa tiền và tài trợ khủng bố qua hệ thống ngân hàng. .....43 3.3.1. Hệ thống pháp luật về phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố chưa đầy đủ ..................................................................................................................43 3.3.2. Bộ máy tổ chức về phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố còn hạn chế . ..................................................................................................................43 3.3.3. Một số quy định trong thanh toán tạo nhiều thuận lợi cho bọn tôi phạm. ... ..................................................................................................................43 3.4. Thực trạng công tác phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố tại ngân hàng TMCP Quân Đội (MB)......................................................................44 3.4.1. Sơ lược về Ngân hàng TMCP Quân Đội .....................................................44 3.4.3. Kết quả hoạt động phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố của MB Bank từ khi triển khai cho đến nay (năm/2016) ..............................................................53 3.4.4. Kết quả thực hiện công tác phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố ........57 3.5. Đề xuất mô hình nghiên cứu .................................................................59 CHƢƠNG 4: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH NGHIÊN CỨU ...61 4.1. Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................61 4.1.1. Quy trình nghiên cứu ....................................................................................61 Bảng 4.1: Quy trình nghiên cứu ............................................................................62 4.1.2. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................63 4.1.3. Dữ liệu thu thập ........................................................................................63 4.1.4. Thiết kế bảng câu hỏi ...............................................................................64 4.1.5. Nghiên cứu sơ bộ định tính ......................................................................64 4.1.5.1. Thảo luận tay đôi ......................................................................................64 4.1.5.2. Xây dựng bảng câu hỏi.............................................................................65 4.1.6. Nghiên cứu chính thức .............................................................................66 4.1.7. Phân tích dữ liệu .......................................................................................66 4.2. Phân tích nghiên cứu ....................................................................................68 4.2.1. Phân tích thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu ...............................................68 4.2.2. Kiểm định phi tham số .............................................................................70 CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................77 5.1. Kết luận ..........................................................................................................77
  7. 5.2. Kiến nghị ........................................................................................................77 5.3. Đóng góp mới của đề tài ...............................................................................78 5.4. Hạn chế của luận văn và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ...............................79 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................80 PHỤ LỤC 1 ..............................................................................................................82 PHỤ LỤC 2 ..............................................................................................................83 PHỤ LỤC 3 ..............................................................................................................85 PHỤ LỤC 4 ..............................................................................................................92 1. Kinh nghiệm của ngân hàng Maybank (Malaysia) ..................................92 2. Kinh nghiệm của ngân hàng AffinBank Berhad (Malaysia) ...................92 PHỤ LỤC 5 ..............................................................................................................93 SƠ LƢỢC VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN VÀ TÀI TRỢ KHỦNG BỐ CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM......................................................................93 PHỤ LỤC 6 ..............................................................................................................98 Hình 3.2: Màn hình nhập dữ liệu AML/CFT .........................................................98 Nguồn: Quy trình PCRT&TTKB MBBank, năm 2015 .........................................98
  8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Các chữ viết Tiếng Anh Tiếng Việt tắt AML Anti money laundering Chống rửa tiền CFT Combating the Financing of Chống tài trợ khủng bố Terrorism CTC Counter Terrorism Committee Ủy ban chống khủng bố FATF Financial Action Task Force Lực lượng đặc nhiệm tài chính về on Money Laundering chống rửa tiền GPML Global Programme against Chương trình toàn cầu về chống Money Laundering rửa tiền KYC Know Your Customer Các quy tắc hiểu biết khách hàng của chính tổ chức MB Military commercial joint Ngân hàng thương mại cổ phần stock Bank Quân đội NCCT Non-cooperative Countries Những nước và vùng, lãnh thổ and Terrories bất hợp tác theo 40 khuyến nghị NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần ODC Office on Drugs and Crime Văn phòng ma túy và tội phạm OFAC Office of Foreign Assets Danh sách đen của Văn phòng Control kiểm soát tài sản nước ngoài, Bộ tài chính Mỹ PCRT&TTKB Phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố QTRR Quản trị rủi ro SAFIU Saudi Arabian Financial Cơ quan phòng chống rửa tiền Intelligence Unit của Ả Rập Sau-di Tội phạm Là tội chính, từ đó tạo ra những nguồn đồng tiền là đối tượng của rửa tiền UN United Nation Liên Hiệp Quốc
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Các câu trả lời được sử dụng trong nghiên cứu Bảng 2.2: Kết quả kiểm định độ tin cậy Bảng 3.1: Mô hình triển khai công tác Phòng chống rửa tiền Bảng 3.2: Phân loại khách hàng theo rủi ro Bảng 3.3: Các tổ chức và công ty của Nga bị EU cấm vận Bảng 4.1: Quy trình nghiên cứu Bảng 4.2: Tóm lược số lượng câu trả lời Bảng 4.3: Kết quả chạy Cronbach’s Alpha Bảng 4.4: Giá trị thống kê mô tả đặc trưng cơ bản của các biến Bảng 4.5: Kết quả tương quan Spearman Rho giữa nhân tố xử lý và vị trí. Bảng 4.6: Thống kê tỷ lệ xử lý từ chối giao dịch đáng ngờ Bảng 4.7: Kết quả chạy SPSS Mann-Whitney Bảng 4.8: Bảng thống kê các vị trí gặp giao dịch đáng ngờ Bảng 4.9: Bảng kết quả kiểm định Kruskal- Wallis
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Quy trình rửa tiền và tài trợ khủng bố Hình 3.1: Mô hình tổ chức của MB hiện nay Hình 3.2: Màn hình nhập dữ liệu AML/CFT
  11. 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU Chương này đề cập đến tính cấp thiết của đề tài luận văn, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết cấu của luận văn. 1.1. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu Hiện nay, rửa tiền và tài trợ khủng bố đã và đang trở thành một vấn đề đáng lo ngại không chỉ của Việt Nam mà của toàn thế giới. Theo Ngân hàng thế giới (World bank) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), ước tính rửa tiền toàn cầu có liên quan đến tham nhũng, hoạt động tội phạm và trốn thuế chiếm khoảng ba đến năm phần trăm GDP toàn cầu hay khoảng từ 2.17 đến 3.61 ngàn tỷ đô la một năm. (Malcolm Beith, July 19, 2012, The daily Beast). Do các trung tâm tiền tệ hàng đầu thế giới đang nỗ lực chống lại các hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố, nên tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố có xu hướng chuyển hoạt động tội phạm qua các nước mới nổi, trong đó có Việt Nam. Vào đầu năm 2014, mặc dù Việt Nam đã được tuyên bố chính thức ra khỏi danh sách các nước cần sự giám sát của Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF) về tính tuân thủ toàn cầu trong phòng chống rửa tiền nhưng với đặc điểm nền kinh tế còn non trẻ, hệ thống ngân hàng còn chưa hoàn thiện, thói quen sử dụng tiền mặt trong các giao dịch hàng ngày… được xem là địa điểm để cho việc rửa tiền và tài trợ khủng bố diễn ra thuận lợi. Đặc biệt, các ngân hàng thương mại Việt Nam đang chịu nguy cơ cao vì các tội phạm rửa tiền thường dùng kênh này để rửa tiền, thông qua hệ thống ngân hàng, “tiền bẩn” sẽ thành “tiền sạch”. Việc các ngân hàng và tổ chức tài chính lớn trên thế giới như HSBC, JPMorgan Chase, BNP Paribas… những năm gần đây đã vướng vào các vụ kiện tụng liên quan đến việc bị tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố sử dụng hệ thống ngân hàng làm công cụ phạm tội và án phạt đối với các ngân hàng này lên tới hàng triệu Đô la Mỹ. Danh tiếng của các ngân hàng này cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, việc rà soát, thiết lập mối quan hệ đại lý với các ngân hàng ở các nước có
  12. 2 nguy cơ hoặc có khả năng xuất hiện tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố, đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam trở nên khó khăn hơn. Tuy vậy, công tác phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố tại các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam trong đó có NHTM cổ phần Quân Đội (MB) mới được chú ý trong vài năm gần đây và vẫn còn thiếu các công cụ, hệ thống cũng như nguồn lực cần thiết trong khi thủ đoạn rửa tiền và tài trợ khủng bố ngày càng tinh vi. Vì vậy, đây là lý do để hình thành đề tài “Phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố tại NHTM cổ phần Quân Đội”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá tình hình thực hiện công tác PCRT & TTKB tại MB - Hướng nghiên cứu nhằm mục tiêu phân tích các yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác PCRT&TTKB tại MB. Từ kết quả nghiên cứu đạt được, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố tại MB. 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài trả lời câu hỏi: + Yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến công tác thực hiện PCRT&TTKB tại MB? 1.3. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian: số liệu lấy từ hệ thống báo cáo của MB từ năm 2014 đến năm 2016 - Không gian: Các chi nhánh, phòng giao dịch của MB tại khu vực phía Nam. 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp mô tả: tổng quan về tình hình rửa tiền, tài trợ khủng bố và phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố của hệ thống ngân hàng tại một số nước trên thế giới để rút ra được bài học kinh nghiệm cho hệ thống Việt Nam nói chung và MB nói riêng.
  13. 3 - Phương pháp thống kê: tập hợp số liệu và đánh giá thực trạng rửa tiền và tài trợ khủng bố của MB. - Phương pháp định lượng: mô hình phi tham số đo lường ảnh hưởng của một số nhân tố đến việc thực hiện chính sách phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố của MB. 1.5. Ý nghĩa nghiên cứu và giới hạn nghiên cứu 1.5.1. Ý nghĩa nghiên cứu - Đóng góp về lý thuyết: giới thiệu mô hình nghiên cứu định lượng đã được sử dụng trong một vài nghiên cứu nước ngoài để làm rõ hơn việc triển khai cũng như thực hiện công tác PCRT và TTKB tại Ngân hàng TMCP Quân Đội. - Đóng góp về thực tiễn: Từ việc nghiên cứu công tác triển khai cũng như thực hiện công tác PCRT và TTKB tại Ngân hàng TMCP Quân Đội để từ đó đánh giá được tình hình thực hiện công tác trên của MB nói riêng và các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam nói chung, để từ đó đề ra các giải pháp hợp lý nhằm tăng cường công tác PCRT và TTKB tại Ngân hàng TMCP Quân Đội. 1.5.2. Giới hạn nghiên cứu: Do dữ liệu nghiên cứu được lấy từ kết quả khảo sát của các nhân viên đang làm tại MB nên kết quả chỉ phản ánh được tình hình thực hiện công tác PCRT và TTKB tại MB mà chưa đề cập đến được sự tương tác giữa các ngân hàng thương mại Việt Nam trong việc chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố và cũng chưa phản ánh được tình hình thực tế việc thực hiện công tác phòng chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. 1.6. Kết cấu luận văn Luận văn bao gồm 5 chương - Chương 1: Giới thiệu - Chương 2: Cơ sở lý thuyết liên quan đến nghiên cứu - Chương 3: thực trạng thực hiện công tác PCRT&TTKB tại MB - Chương 4: Thiết kế nghiên cứu và phân tích nghiên cứu - Chương 5: Kết luận và kiến nghị
  14. 4 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN NGHIÊN CỨU. Chương này bao gồm các phần chính như sau: - Cơ sở lý thuyết liên quan đến nghiên cứu. - Khái quát chung về hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố, ảnh hưởng của hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố đến đời sống kinh tế, quy trình và phương thức rửa tiền và tài trợ khủng bố. - Đề xuất mô hình vận dụng nghiên cứu trong đề tài. 2.1. Lý luận chung về rửa tiền và tài trợ khủng bố 2.1.1. Khái niệm về rửa tiền 2.1.1.1. Nguồn gốc của rửa tiền Cụm từ “rửa tiền” được sử dụng lần đầu tiên vào đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, việc rửa tiền, che giấu thu nhập đến từ hoạt động phi pháp, lại xuất hiện thực sự ở thế kỷ 13 trước công nguyên khi mà mậu dịch đường biển được sử dụng như là kênh giao dịch quốc tế. Các chuyến tàu chở hàng hóa giá trị lớn thường bị cướp bóc và xóa sổ do nạn cướp biển hoành hành. Do đó cướp biển được cho là những kẻ tiên phong cho việc thực hiện “rửa tiền” và mục tiêu của chúng là những chuyến tàu thương mại châu Âu đi qua vùng biển Atlantic trong suốt thế kỷ thứ 16 và 18. Và cách đây 2000 năm, những thương nhân giàu có Trung Hoa do tham gia những giao dịch bị cấm bởi chính phủ, họ đã tìm cách xóa bỏ nguồn gốc lợi nhuận kiêm được từ những giao dịch trên bằng cách chuyển tiền vào các tài sản có tính thanh khoản cao và tìm cách đưa tiền đầu tư vào các hoạt động kinh doanh ngoài nước. Cách thức này hiện nay vẫn còn được rất nhiều tội phạm rửa tiền sử dụng. Cụm từ “rửa tiền” có nguồn gốc từ những năm 1920 trong suốt thời gian Luật cấm nấu và bán rượu ở Mỹ. Lợi nhuận kiếm được lợi nhuận từ hoạt động này rất lớn và để hợp pháp hóa nguồn tiền này, những thương nhân Mỹ bắt đầu tìm cách trộn lẫn nguồn tiền phi pháp với các nguồn tiền hợp pháp. Đây được cho là mô tả nguồn gốc hoàn hảo của rửa tiền với một số lượng lớn tiền bẩn và phi pháp được đưa vào hàng lọat giao dịch để từ đó “tiền bẩn” trở thành “tiền sạch”
  15. 5 2.1.1.2. Khái niệm “Rửa tiền” có thể được hiểu theo nhiều cách. Theo Luật về tội phạm rửa tiền của Indonesia năm 2002, rửa tiền là những tài sản trị giá từ 500 triệu Rupiah trở lên hoặc tương đương có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến những hoạt động sau: tham nhũng, hối lộ, buôn lậu hàng hóa, vũ khí, buôn người, ma túy, thuốc kích thích, khủng bố, trộm cướp, lừa đảo và các hành vi phi pháp khác. (Khoản 2, Luật về tội phạm rửa tiền của Nước cộng hòa Indonesia, năm 2002). Theo điều 4, khoản 1 Luật Phòng, chống rửa tiền số 07/2012/QH13 hiệu lực thi hành 01/01/2013 của Việt Nam thì: “Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có, bao gồm: Hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự; Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có; Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp nguồn gốc tài sản” Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF) - một tổ chức được công nhận là tổ chức đặt tiêu chuẩn quốc tế cho những nỗ lực về chống rửa tiền (AML) - đưa ra định nghĩa súc tích cho thuật ngữ “rửa tiền” là việc xử lý nguồn tiền do phạm tội mà có nhằm che đậy nguồn gốc bất hợp pháp của chúng nhằm hợp pháp hóa những món lợi phi pháp thu được từ hành vi phạm tội. Nguồn gốc của tội rửa tiền là quá trình phạm tội trong đó những đồng tiền thu từ hoạt động phạm tội được ngụy trang để che đậy nguồn gốc bất hợp pháp của chúng. Về cơ bản, rửa tiền liên quan đến những đồng tiền bắt nguồn từ tài sản có liên quan đến tội phạm chứ không phải liên quan đến chính tài sản đó. Trong điều kiện của mình, Công ước của Liên Hợp Quốc về chống buôn bán bất hợp pháp ma túy và các chất hướng thần (năm 1988) (gọi là Điều ước Viên) chỉ quy định về các tội phạm nguồn của tội buôn bán bất hợp pháp ma túy. Vì vậy, những hành vi phạm tội không liên quan đến buôn bán bất hợp pháp ma túy như lừa đảo, bắt cóc và trộm
  16. 6 cắp thì không cấu thành tội rửa tiền theo Điều ước Viên. Tuy nhiên, theo năm tháng, cộng đồng quốc tế đã hình thành quan điểm rằng các tội phạm nguồn của tội rửa tiền cần phải được mở rộng, chứ không phải chỉ bó hẹp trong hành vi buôn bán bất hợp pháp ma túy. Vì vậy, FATF và các tổ chức quốc tế khác đã mở rộng định nghĩa của Điều ước Viên về nguồn gốc tội phạm để bổ sung cả những hành vi phạm tội nghiêm trọng khác. Ví dụ, Công ước Palécmô yêu cầu tất cả các nước thành viên phải áp dụng “giới hạn rộng nhất các tội phạm nguồn” của tội rửa tiền của Công ước này. Trong 40 khuyến nghị về chống rửa tiền (Bốn mươi khuyến nghị), FATF đã hợp nhất các định nghĩa mang tính chuyên môn và lập pháp về rửa tiền trong Điều ước Viên và Công ước Palécmô và liệt kê 20 loại hành vi phạm tội phải được đề cập đến trong các tội phạm nguồn của tội rửa tiền. 2.1.2. Khái niệm Tài trợ khủng bố Theo Điều 3, khoản 1, Luật phòng, chống khủng bố của Việt Nam số 07/2012/QH13 hiệu lực thi hành 01/01/2013 quy định: “Khủng bố là một, một số hoặc tất cả hành vi sau đây của tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân, ép buộc chính quyền nhân dân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hoặc gây ra tình trạng hoảng loạn trong công chúng: Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể hoặc đe dọa xâm phạm tính mạng, uy hiếp tinh thần của người khác; Chiếm giữ, làm hư hại, phá hủy hoặc đe dọa phá hủy tài sản; Tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị của cơ quan, tổ chức, cá nhân; Hướng dẫn chế tạo, sản xuất, sử dụng hoặc chế tạo, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán vũ khí, vật liệu nổ, chất phóng xạ, chất độc, chất cháy và các công cụ, phương tiện khác nhằm phục vụ cho việc thực hiện hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này; Tuyên truyển, lôi kéo, xúi giục, cưỡng bức, thuê mướn hoặc tạo điều kiện, giúp sức cho việc thực hiện hành vi quy định tại các điểm a, b và c Khoản 1 điều này; Thành lập, tham gia tổ chức, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện đối
  17. 7 tượng nhằm thực hiện hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này; Các hành vi khác được coi là khủng bố theo quy điịnh của Điều ước quốc tế về phòng chống khủng bố mà nước Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là thành viên. Tài trợ khủng bố là hành vi huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố.” Ngoài ra, Liên Hợp Quốc (UN) đã có nhiều nỗ lực, chủ yếu là thông qua các công ước quốc tế, để chống khủng bố và các cơ chế được dùng để tài trợ cho khủng bố. Ngay trước vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001 vào nước Mỹ, Liên hợp quốc đã thông qua Công ước quốc tế về chống tài trợ cho khủng bố, trong đó quy định: “Đối tượng bị coi là phạm tội theo Công ước này nếu cung cấp hoặc huy động tiền bạc dưới bất kỳ hình thức nào, trực tiếp hoặc gián tiếp, bất hợp pháp và cố ý với mục đích hoặc biết là một phần hay toàn bộ nguồn tiền đó sẽ được dùng để thực hiện: Hành vi cấu thành một tội trong phạm vi và định nghĩa trong một trong các điều ước quốc tế liệt kê trong Phụ lục; hoặc b: Hành vi khác với ý định giết hại hoặc làm bị thương nặng cho thường dân hoặc người khác không tham gia tích cực vào hoạt động thù địch trong trường hợp có xung đột vũ trang khi xét về bản chất hoặc hoàn cảnh xảy ra thì hành vi đó có mục đích khủng bố dân cư hoặc ép buộc một chính phủ hoặc một tổ chức quốc tế làm hoặc không làm một việc gì; Một hành vi được coi là cấu thành một tội nói tại Khoản 1 kể cả trong trường hợp nguồn tiền liên quan thực tế chưa được sử dụng để thực hiện một tội nói tại điểm a hoặc điểm b khoản 19” Vấn đề khó khăn đối với một số nước là định nghĩa về khủng bố. Không phải tất cả các nước đã thông qua Công ước này đều nhất trí về những hành vi cấu thành tội khủng bố. Ý nghĩa của khủng bố không được chấp nhận rộng rãi do có sự khác biệt lớn về quan điểm chính trị, tôn giáo giữa các nước. FATF cũng được công nhận là một tổ chức đặt các tiêu chuẩn quốc tế cho các nỗ lực chống tài trợ cho khủng bố (CFT). FATF không đưa ra định nghĩa cụ thể
  18. 8 về thuật ngữ tài trợ cho khủng bố trong chín Khuyến nghị đặc biệt về chống tài trợ cho khủng bố (Những khuyến nghị đặc biệt) do FATF soạn thảo sau sự kiện 11/9/2001. Tuy nhiên, FATF cố gắng thuyết phục các nước thông qua và thực hiện Công ước quốc tế về chống tài trợ cho khủng bố. Vì vậy, định nghĩa nêu trên là định nghĩa được hầu hết các nước chấp nhận cho mục đích định nghĩa về tài trợ cho khủng bố. 2.1.3. Mối quan hệ giữa rửa tiền và tài trợ khủng bố Về cơ bản, các thủ thuật được sử dụng để rửa tiền cũng giống như các thủ thuật được dùng để che giấu nguồn gốc của khoản tiền đó và các mục đích sử dụng để tài trợ cho khủng bố. Các khoản tiền được sử dụng để hỗ trợ cho khủng bố có thể bắt nguồn từ các nguồn hợp pháp, các hoạt động tội phạm, hoặc từ cả hai. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là sự che đậy nguồn gốc tiền dùng để tài trợ cho khủng bố, bất kể nguồn gốc của tiền là chính đáng hay phi pháp. Nếu nguồn gốc có thể được che đậy thì nó vẫn có thể được dùng vào các hoạt động tài trợ cho khủng bố trong tương lai. Tương tự, điều quan trọng đối với tội phạm khủng bố là che đậy được mục đích sử dụng các quỹ để hoạt động tài trợ không bị phát giác. Vì những lý do như vậy, FATF đã đề nghị rằng mỗi nước cần hình sự hóa hành vi tài trợ cho khủng bố, hành vi khủng bố, các tổ chức khủng bố và quy định rõ những hành vi phạm tội nào cấu thành tội rửa tiền. Những nỗ lực chống tài trợ cho khủng bố cũng đòi hỏi các nước phải xem xét mở rộng phạm vi của khuôn khổ AML để đưa thêm vào đó cả những tổ chức phi lợi nhuận, đặc biệt là những tổ chức từ thiện, nhằm bảo đảm các tổ chức đó không bị sử dụng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc tài trợ hoặc hỗ trợ cho khủng bố. Những nỗ lực CFT cũng đòi hỏi phải xem xét lại các hệ thống chuyển tiền thay thế, ví dụ như hệ thống hawalas. Nỗ lực này bao gồm việc xem xét kỹ các biện pháp cần tiến hành để ngăn chặn tình trạng những tổ chức nói trên bị những kẻ rửa tiền và khủng bố sử dụng. Như đã trình bày ở trên, sự khác biệt đáng kể giữa rửa tiền và tài trợ cho khủng bố là các khoản tiền liên quan có thể bắt nguồn từ những nguồn hợp pháp
  19. 9 hoặc từ các hoạt động phạm tội. Những nguồn hợp pháp có thể gồm tiền quyên tặng hoặc quà tặng dưới dạng tiền hoặc những tài sản khác cho những tổ chức như các quỹ tài trợ hoặc các tổ chức từ thiện nhưng lại được dùng để hỗ trợ cho các hoạt động khủng bố hoặc các tổ chức khủng bố. Vì vậy, sự khác biệt này đòi hỏi phải có các luật riêng để xử lý việc tài trợ cho kẻ khủng bố. Tuy nhiên, đối với các khoản tiền tài trợ cho khủng bố có nguồn gốc bất hợp pháp thì có thể đã được đề cập trong khuôn khổ AML của mỗi nước tùy thuộc vào phạm vi các tội phạm nguồn của tội rửa tiền. 2.2. Tầm quan trọng của phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố Xuất phát từ chính bản chất của nó, rửa tiền và tài trợ cho khủng bố là những hành vi được thực hiện một cách bí mật và do vậy không thể dùng được cho mục đích phân tích thống kê. Tội phạm rửa tiền không ghi lại bằng tài liệu quy mô hoạt động của chúng hoặc không công bố số lợi nhuận của chúng và tội phạm tài trợ cho khủng bố cũng làm như vậy. Hơn nữa, việc đưa ra những con số ước tính còn khó khăn hơn bởi vì hoạt động rửa tiền và tài trợ cho khủng bố được tiến hành trên phạm vi toàn cầu. Tội phạm rửa tiền sử dụng các nước khác nhau để che giấu những khoản tiền bất chính bằng cách lợi dụng những khác biệt trong hệ thống AML cũng như những nỗ lực thi hành pháp luật và hợp tác quốc tế giữa các nước. Vì vậy mà không có những con số ước lượng đáng tin cậy về quy mô rửa tiền và tài trợ cho khủng bố trên phạm vi toàn cầu. Chỉ riêng đối với rửa tiền, Quỹ tiền tệ quốc tế ước tính tổng số tiền được rửa trên thế giới dao động ở mức 3% tới 5% GDP toàn cầu. Vì vậy, nếu xét theo bất kỳ một con số ước tính nào thì vấn đề này cũng rất nghiêm trọng và đáng để mỗi nước phải dành sự quan tâm thật đầy đủ. 2.2.1. Tác động của rửa tiền và tài trợ khủng bố đối với phát triển nền kinh tế quốc gia Những doanh nghiệp phạm tội và hoạt động tài trợ cho khủng bố thành công được phần lớn là do chúng có thể che giấu được nguồn gốc hoặc các nguồn gốc của mọi khoản tiền của chúng và rửa sạch những đồng tiền đó bằng cách lưu chuyển chúng qua các hệ thống tài chính quốc gia và quốc tế.Điều này dẫn đến những thay
  20. 10 đổi trong cầu tiền tệ cùng bất ổn lãi suất và tỷ giá hối đoái nhất là ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Rửa tiền và tài trợ khủng bố còn có thể làm tăng đầu tư với rủi ro cao, làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nguồn tiền thu được từ hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố thường không được sử dụng để đầu tư vào các lĩnh vực nhằm làm cho kinh tế phát triển hơn hay đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh mang lại những giá trị gia tăng cao mà chỉ được đầu tư vào các tài sản nhằm che đậy nguồn gốc của tiền như góp vốn vào các công ty bình phong, hoặc mua các tài sản xa xỉ,… Từ đó dẫn đến mất cân bằng môi trường đầu tư, làm cho nguồn vốn phân bổ không hợp lý, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế. Đồng thời, các tổ chức tài chính bình phong xuất hiện sẽ khiến mất ổn định cho hệ thống tài chính cũng như nền kinh tế mất ổn định và khiến cho hoạt động của các tổ chức tài chính trong nước gặp vấn đề nghiêm trọng, có thể suy yếu. Hệ thống phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố lỏng lẻo, yếu kém có thể tạo điều kiện cho tội phạm rửa tiền, tài trợ khủng bố dùng các khoản lợi nhuận tài chính của chúng để mở rộng hoạt động tội phạm cũng như thúc đẩy các hoạt động bất hợp pháp như tham nhũng, buôn bán bất hợp pháp ma túy, buôn bán và bóc lột con người, buôn lậu và khủng bố. Mặc dù rửa tiền, tài trợ khủng bố có thể xảy ra ở bất kỳ nước nào nhưng chúng gây những hậu quả kinh tế, xã hội đặc biệt đáng kể cho các nước đang phát triển và những nước có hệ thống tài chính yếu kém vì đây thường là những thị trường nhỏ và do đó dễ bị tổn thương hơn trước tác động của tội phạm và khủng bố. Rút cục thì cả nền kinh tế, xã hội lẫn an ninh của những nước bị sử dụng làm cơ sở cho rửa tiền và tài trợ cho khủng bố sẽ bị đẩy vào tình trạng hiểm nghèo Song lại khó có thể xác định được quy mô của những hậu quả bất lợi đó bởi vì không thể lượng hóa một cách chính xác những tác hại như vậy đối với cộng đồng quốc tế nói chung và đối với từng nước nói riêng. Mặt khác, một quốc gia có hệ thống chống rửa tiền AML và chống tài trợ khủng bố CFT hiệu quả sẽ mang lại những lợi ích quan trọng cho quốc gia đó, cả trong nước lẫn trên trường quốc tế. Những lợi ích này bao gồm giảm mức độ phạm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2