intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Đặc điểm truyện ngắn Lan Khai

Chia sẻ: Minh Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:127

23
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu đã tìm hiểu hiện thực và con người miền núi trong truyện ngắn Lan Khai; tìm hiểu một số phương diện hình thức nghệ thuật trong truyện ngắn Lan Khai; bước đầu đánh giá vai trò, vị trí của truyện ngắn Lan Khai trong bức tranh truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930-1945.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Đặc điểm truyện ngắn Lan Khai

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ------------ NGUYỄN THỊ HỒNG ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN LAN KHAI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGHỆ AN - 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ HỒNG ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN LAN KHAI CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐINH TRÍ DŨNG NGHỆ AN - 2013
  3. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦ ĐẦUU ..................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề.....................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................... 5 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 5 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 5 6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn ....................................................6 Chươ Chươ ng 1. TRUY ương TRUYỆỆN NGẮN LAN KHAI TRONG BỨC TRANH NGẮ TRUY TRUYỆỆN NGẮN VI NGẮ VIỆỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 – 1945 1945........... 7 1.1. Bức tranh chung của truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 - 945.......7 1.1.1. Khái niệm truyện ngắn........................................................................7 1.1.2. Thành tựu và khuynh hướng truyện ngắn giai đoạn 1930 - 1945....... 11 1.1.2.1. Thành tựu truyện ngắn giai đoạn 1930 - 1945................................... 11 1.1.2.2. Các khuynh hướng truyện ngắn giai đoạn 1930 - 1945..................... 14 1.2. Vài nét về con người và sự nghiệp sáng tác của Lan Khai ...............22 1.2.1. Con người Lan Khai ........................................................................22 1.2.2. Quan điểm sáng tác...........................................................................26 1.2.3. Sự nghiệp sáng tác của Lan Khai...................................................... 29 1.3. Truyện ngắn Lan Khai – một gương mặt lạ trong truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945........................................................33 1.3.1. Về nội dung...................................................................................... 34 1.3.2. Về hình thức ................................................................................... 38
  4. Chươ Chươ ng 2. ĐẶ ương ĐẶCC ĐIỂM TRUY TRUYỆỆN NGẮN LAN KHAI TR NGẮ TRÊÊN PHƯƠ PHƯƠ NG DI ƯƠNG DIỆỆN LỰA CH CHỌỌN ĐỀ TÀI VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO................ 40 2.1. Lựa chọn đề tài................................................................................. 40 2.1.1. Khái niệm đề tài................................................................................40 2.1.2. Hệ đề tài trong truyện ngắn Lan Khai............................................... 41 2.1.2.1. Đề tài “đường rừng”..........................................................................43 2.1.2.2. Đề tài tâm lý xã hội...........................................................................45 2.2. Cảm hứng ....................................................................................... 47 2.2.1. Khái niệm cảm hứng ....................................................................... 47 2.2.2. Cảm hứng ngợi ca ........................................................................... 49 2.2.2.1. Ca ngợi thiên nhiên...........................................................................50 2.2.2.2. Ca ngợi con người.............................................................................64 2.2.3. Cảm hứng phê phán.......................................................................... 68 2.2.3.1. Phê phán hiện thực đen tối................................................................ 70 2.2.3.2. Phê phán hủ tục lạc hậu.....................................................................74 Chươ ng 3. ĐẶ ương Chươ ĐẶCC ĐIỂM TRUY TRUYỆỆN NGẮN LAN KHAI TR NGẮ TRÊÊN MỘT SỐ PHƯƠ PHƯƠ NG DI ƯƠNG DIỆỆN HÌNH THỨC NGH THỨ NGHỆỆ THU THUẬẬT ...............77 3.1. Nghệ thuật xây dựng tình huống ................................................... 77 3.1.1. Khái niệm tình huống........................................................................77 3.1.2. Tình huống éo le, gay cấn giàu kịch tính...........................................79 3.1.3. Tình huống tâm lý, tâm trạng............................................................ 81 3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật...........................................................82 3.2.1. Khái niệm nhân vật........................................................................... 82 3.2.2. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật............................................ 84 3.2.2.1. Vẻ đẹp của những người phụ nữ....................................................... 84 3.2.2.2. Vẻ đẹp của những chàng trai.............................................................87 3.2.3. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật...................................................89
  5. 3.3. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ........................................................... 95 3.3.1. Ngôn ngữ dân giã..............................................................................96 3.3.2. Ngôn ngữ giàu tính tạo hình ...........................................................100 3.4. Nghệ thuật sử dụng những yếu tố kỳ ảo........................................ 102 3.4.1. Không gian kỳ ảo............................................................................ 105 3.4.2. Nhân vật kỳ ảo................................................................................ 108 KẾT LU LUẬẬN............................................................................................... 115 TÀI LIỆU THAM KH LIỆ KHẢẢO..........................................................................118
  6. 1 MỞ ĐẦ ĐẦUU 1. Lý do chọn đề tài chọ 1.1. Nói đến văn học Việt Nam hiện đại giai đoạn 1930 - 1945 chúng ta không thể không nói đến Lan Khai. Với cuộc đời chưa tròn bốn mươi tuổi, ông đã để lại một di sản lớn về văn học. Lan Khai là một cây bút đa tài, ông viết nhiều thể loại như: tiểu thuyết, truyện ngắn, tác phẩm nghiên cứu lý luận và phê bình văn học, ký, thơ, câu đối, các công trình dịch thuật, sưu tầm văn học dân gian và hội họa...Tất cả góp phần tạo nên bức chân dung sống động về nghệ sĩ Lan Khai giàu tiềm năng sáng tạo. Dường như ở tất các lĩnh vực trên, Lan Khai đều để lại trong lòng người đọc những ấn tượng đẹp, đặc biệt là đối với người dân miền núi phía Bắc. 1.2. Lan Khai sinh ra và lớn lên giữa xứ sở của núi thần sông Gấm, nơi có những con người "áo chàm chân đất, mang tâm hồn phác thực" nhưng đẹp lạ lùng. Nơi đây là một trong những cái nôi của làn điệu dân ca miền núi, có nhiều sinh hoạt dân gian cổ truyền và nhiều phong tục tập quán. Do đó, hơn ai hết Lan Khai rất am hiểu về thiên nhiên, lịch sử và con người của vùng đất này. Như một sự kết tinh từ những âm thanh rì rào của bầy ong đi kiếm mật hòa trộn với gió đại ngàn và những vị ngọt của hương rừng, những trang viết của ông thấm đậm "chất đường rừng". Hơn mười năm, Nguyễn Đình Khải (Lan Khai) sống và học hành ở đất Hà Thành nhưng cái "chất đường rừng" vẫn như một thứ nam châm cứ bám riết lấy cậu học trò này. Cái "men" của người nghệ sĩ cộng thêm "chất đường rừng" đã đưa bàn chân của người thanh niên với bộ áo chàm thân thuộc hành trình khắp đó đây, từ Tuyên Quang sang Bắc Cạn, Từ Hà Giang đến Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Yên Bái...Từ đó Lan Khai đã gom góp, chắt lọc những gì gọi là "cốt lõi" của cuộc đời, là "tinh túy" nhất trong cuộc sống, những mong dành lại cho con cháu đời sau. Tuy nhiên, những điều người ta
  7. 2 nói về ông, dành cho ông chưa xứng đáng với công sức và sự đóng góp lặng thầm ấy. Mặt khác, do hoàn cảnh chiến tranh kéo dài nên nhiều di sản của Lan Khai bị lãng quên và thất lạc, hoạt động nghiên cứu về tác phẩm Lan Khai không liên tục. Mảng tiểu thuyết hay tác phẩm nghiên cứu, lý luận và phê bình văn học đã được các nhà nghiên cứu văn học có tên tuổi đánh giá cao về giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật. Riêng mảng truyện ngắn, chúng tôi nhận thấy, hiện nay những bài nghiên cứu, phê bình về tác giả này chưa nhiều, chỉ có một số bài giới thiệu sách trên báo, chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu khảo sát một cách toàn diện và hệ thống những mặt đóng góp của ông. 1.3. Là một người làm công tác giảng dạy nên việc thực hiện đề tài này thực sự là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học. Những kết quả đạt được của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho những người yêu văn học. Từ đó, có thể giúp họ hiểu thêm và yêu quý hơn văn học các dân tộc miền núi phía Bắc nói chung, nhà văn Lan Khai nói riêng. Những lý do trên đây là động lực khiến chúng tôi muốn đi sâu khám phá những giá trị tiềm ẩn, cũng như muốn khẳng định sự đóng góp về truyện ngắn của Lan Khai đối với truyện ngắn giai đoạn 1930 - 1945. Đồng thời, chúng tôi hy vọng góp thêm tiếng nói khẳng định vị trí của Lan Khai trong nền văn học Việt Nam hiện đại. 2. Lịch sử vấn đề Lan Khai có sức sáng tạo dồi dào, văn của ông có đặc trưng thẩm mỹ riêng, nhưng hiện nay nghiên cứu truyện ngắn Lan Khai đang là một vấn đề mới mẻ. Trước 1945 xuất hiện một số bài viết và công trình nghiên cứu của các tác giả Trần Huy Liệu, Hải Triều, Thiều Quang, Trương Tửu, Phạm Mạnh Phan, Kiều Thanh Quế, Dương Quảng Hàm, Vũ Ngọc Phan...về tác phẩm của Lan Khai. Các cây bút trên chủ yếu quan tâm tới các thể tài tiểu thuyết: về tâm lý xã hội, về lịch sử và truyện đường rừng của ông. Khoảng 20 năm từ
  8. 3 1945 - 1964 việc nghiên cứu về di sản của Lan Khai bị gián đoạn. Năm 1965, trong cuốn sách biên khảo Việt Nam văn học sử giản ước Tân biên, tập 3, Phạm Thế Ngũ đã chỉ ra những đóng góp xứng đáng cho văn học nước nhà của cây bút Lan Khai từ thể tài tiểu thuyết, nhất là những "Truyện đường rừng". Từ 1968 – 1989, rải rác ở một số cuốn sách, các tác giả có đề cập tới di sản của ông, nhưng còn sơ lược và chưa chính xác. Từ 1990 đến nay, nhiều tác phẩm của Lan Khai đã được tái bản, đồng thời không khí học thuật trong nước cũng ngày một đổi mới, di sản của ông được chú ý nhiều hơn, lần lượt xuất hiện một số cuốn sách và các bài viết về Lan Khai, tiêu biểu là những cây bút: Gia Dũng, Hoàng Dạ Vũ, Nguyễn Quang Thắng, Nguyễn Bá Thế, Nguyễn Vỹ, Ngọc Giao, Mỹ Huyền, Lan Phương... Các tác giả này đã cung cấp thêm những tư liệu về nhà văn và tác phẩm cùng mối quan hệ của Lan Khai với các nghệ sĩ khác trong giai đoạn 1930 - 1945. Gần đây Nhà xuất bản Văn học đã tái bản trọn bộ Tạp chí Tao Đàn (1939) và xuất bản cuốn Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX - 1945. Cả hai cuốn sách có giới thiệu một số tác phẩm lý luận phê bình và tiểu thuyết của Lan Khai. Trên góc độ công trình chuyên khảo hay một luận văn, đây là một đề tài còn khá mới. Chúng tôi nhận thấy, hiện nay những bài nghiên cứu, phê bình về truyện ngắn Lan Khai chưa nhiều. Tìm hiểu mảng truyện ngắn của Lan Khai thì các nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan và Trần Mạnh Tiến đã có những nhận xét khá sâu sắc và xác đáng. Chẳng hạn như công trình Lan Khai - Nhà văn hiện thực xuất sắc, tác giả Trần Mạnh Tiến đã khảo sát khá đầy đủ về Lan Khai, cũng như đánh giá chuẩn xác về các tác phẩm của ông. Đặc biệt, trong công trình Lan Khai- Truyện đường rừng (tác phẩm và chuyên khảo - 2004) Trần Mạnh Tiến đã khẳng định: "Các Truyện đường rừng của Lan Khai có quy mô phản ánh và dung lượng hiện thực khác nhau
  9. 4 thành từng loại như tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện vừa. Có loại nghiêng về phong tục, có loại thiên về lịch sử và có loại truyền kỳ" [60, 528] và "những truyện ngắn truyền kỳ như Người lạ, Ma thuồng luồng, Đôi vịt con, người hóa hổ, Gò thần...là những tác phẩm ít nhiều mang dấu vết của truyện cổ dân gian. Đó là những pho truyện đầy màu sắc truyền kỳ và kinh dị, nửa hư nửa thực, có khả năng khơi dậy tính hiếu kỳ của độc giả và kích thích tính tò mò của trẻ thơ, là những tác phẩm nằm ngoài quan niệm tả thực của Lan Khai" [60, 528-529]. Trần Mạnh Tiến còn cho rằng các truyện ngắn lịch sử như Sóng nước Lô giang và Mưu thằng Đợi là những câu chuyện giàu tính hiện thực ở miền núi, mô tả một tình huống oái oăm, hoặc một hành động dũng cảm vì nghĩa lớn" [60, 529]. Trong công trình Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã đánh giá: "Lan Khai có cây bút rất tài tình để viết truyện ngắn" [44, 344].Vũ Ngọc Phan nêu ra những truyện Ma thuồng luồng, Gò thần, Người hóa hổ đều là những truyện ghê sợ và cảm động. Ông cho rằng: "Truyện Ma thuồng luồng không khác gì truyện "Ngũ thông thần" trong Liêu Trai; truyện Người hóa hổ cho ta cái cảm tưởng là người với vật có thể trộn cùng nhau". Bên cạnh đó, truyện "Tiền mất lực có cái cốt cách của một truyện dài; truyện thật cảm động, nào lòng hào hiệp, nào sự chung tình, rồi cái kết cục của đôi nhân tình mới oanh liệt làm sao! Rồi trong truyện còn điểm nhiều đoạn đầy thơ mộng. Cả truyện là một bài thơ trường thiên có cái hương vị của núi rừng" [44, 344]. Bên cạnh đó, một số công trình có đề cập đến nhưng cũng chỉ điểm qua vài nét về truyện ngắn của ông như: Trần Mạnh Tiến (2002), Lan Khai - Tác phẩm nghiên cứu lý luận và phê bình văn học, Nxb Văn hóa Thông tin, Trần Mạnh Tiến (2004), Lan Khai - Lầm than (tác phẩm và chuyên khảo), Nxb Văn hóa Thông tin. Nhìn chung, các công trình trên đây đã nghiên cứu Lan Khai ở trên những bình diện khác nhau. Ở đề tài này, chúng tôi tập trung đi sâu vào nghiên cứu,
  10. 5 khám phá các tác phẩm truyện ngắn của Lan Khai để thấy được nét riêng, nét độc đáo trong phương pháp, bút pháp sáng tác của ông. Trên cơ sở kế thừa ý kiến những người đi trước, chọn đề tài Đặ Đặcc điểm truy truyệện ng ngắắn Lan Khai, chúng tôi mong muốn góp phần nhỏ của mình đem lại cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về một nhà văn đã từng tạo được dấu ấn riêng trên văn đàn Việt Nam nói chung và nền truyện ngắn Việt Nam 1930 - 1945 nói riêng. 3. Đố Đốii tượ ng và ph ượng phạạm vi nghi nghiêên cứu 3.1. Đố Đốii tượng nghi ượng nghiêên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đặc điểm truyện ngắn Lan Khai trên cả hai phương diện nội dung và hình thức. 3.2. Ph Phạạm vi tư li liệệu kh khảảo sát Trọng tâm khảo sát và nghiên cứu của luận văn là truyện ngắn, với nguồn tài liệu sau: Trần Mạnh Tiến (sưu tập và tuyển chọn), Lan Khai tuyển truyện ngắn, Nxb Hà Nội, 2010. Nhiệệm vụ nghi 4. Nhi nghiêên cứu - Tìm hiểu hiện thực và con người miền núi trong truyện ngắn Lan Khai. - Tìm hiểu một số phương diện hình thức nghệ thuật trong truyện ngắn Lan Khai. - Bước đầu đánh giá vai trò, vị trí của truyện ngắn Lan Khai trong bức tranh truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930-1945. 5. Phươ Phươ ng ph ương phááp nghi nghiêên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi phối hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính sau: - Phương pháp khảo sát - thống kê - Phương pháp phân tích - tổng hợp - Phương pháp so sánh - đối chiếu
  11. 6 6. Đó ng góp và cấu tr Đóng trúúc của luận vă n luậ 6.1. Đó ng góp của lu Đóng luậận văn Luận văn trình bày một cách có hệ thống đặc điểm truyện ngắn Lan Khai, chỉ ra những đóng góp riêng của nhà văn cho truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. 6.2. Cấu tr trúúc của lu luậận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được triển khai gồm ba chương: Chương 1. Truyện ngắn Lan Khai trong bức tranh truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 Chương 2. Đặc điểm truyện ngắn Lan Khai trên phương diện lựa chọn đề tài và cảm hứng sáng tạo Chương 3. Đặc điểm truyện ngắn Lan khai trên phương diện hình thức nghệ thuật
  12. 7 Chươ Chươ ng 1 ương TRUYỆ TRUY ỆN NGẮN LAN KHAI TRONG BỨC TRANH TRUY NGẮ TRUYỆỆN NG NGẮẮN VI VIỆỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 – 1945 1.1. Bức tranh chung của truy truyệện ng ngắắn Vi Việệt Nam giai đoạn 1930-1945 1.1.1. Kh Kháái ni niệệm truy truyệện ng ngắắn Thuật ngữ Truyện ngắn (tiếng Pháp: Nouvelle; tiếng Anh: Short Story; tiếng Trung Quốc: Đoản thiên tiểu thuyết) hiện nay vẫn tồn tại nhiều cách nhìn, quan niệm khác nhau tuỳ theo chỗ đứng và quan niệm của người nghiên cứu. Truyện ngắn thu hút được mối quan tâm của nhiều tác giả, với các công trình đáng kể như: Vương Trí Nhàn (2011) với Sổ tay truyện ngắn; Nguyễn Thái Hòa (2000) với Những vấn đề thi pháp của truyện...và nhiều bài nghiên cứu, công trình tiểu luận khác. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều định nghĩa và những quan niệm khác nhau về truyện ngắn như sau: Trong cuốn Nghệ thuật viết truyện ngắn và ký, khi bàn về truyện ngắn. giáo sư văn học người Pháp D. Grojnowski viết: “Truyện ngắn là một thể loại muôn hình muôn vẻ biến đổi không cùng. Nó là một vật viến hoá như quả chanh của Lọ Lem. Biến hoá về khuôn khổ: ba dòng hoặc ba mươi trang. Biến hoá về kiểu loại: tình cảm, trào phúng, kỳ ảo, hướng về biến cố thật hay tưởng tượng, hiện thực hoặc phóng túng. Biến hoá về nội dung: thay đổi vô cùng tận. Muốn có chất liệu để kể, cần một cái gì đó xảy ra, dù đó là một thay đổi chút xíu về sự cân bằng, về các mối quan hệ. Trong thế giới của truyện ngắn, cái gì cũng thành biến cố. Thậm chí sự thiếu vắng tình tiết diễn biến cũng gây hiệu quả, vì nó làm cho sự chờ đợi bị hẫng hụt” [7, 79]. K. Pautốpxki - nhà văn Nga, xác định: "Thực chất truyện ngắn là gì? Tôi nghĩ rằng truyện ngắn là một truyện viết ngắn gọn, trong đó, cái không bình
  13. 8 thường hiện ra như một cái gì bình thường, và cái gì bình thường hiện ra như một cái gì không bình thường" [7, 129]. Ông nhấn mạnh đến "yếu tố bất bình thường, đột biến". Sự đan xen giữa hai yếu tố này chính là sự đan xen giữa cái hợp lý và phi lý, logic và phi logic trong đời sống, mà bản thân nghệ thuật cũng chứa đựng điều đó. Tác giả A.Tônxtôi viết: "Truyện ngắn là một hình thức nghệ thuật khó khăn bậc nhất. Trong các tác phẩm thể tài lớn, chúng ta có thể "dọn" cho độc giả "no nê" với những món sang đại loại như miêu tả cho thật sinh động, đối thoại cho thật sắc mà vị tất đã...Còn như trong truyện ngắn, tất cả như trong bàn tay anh. Anh phải thông minh, như anh đã hiểu biết. Bởi lẽ, hình thức nhỏ không có nghĩa là nội dung không lớn lao" [7, 124]. Có thể thấy A.Tônxtôi đã trả lời câu hỏi truyện ngắn là gì. Nhà văn Nguyễn Công Hoan cho rằng: "Truyện ngắn không phải là truyện, mà là một vấn đề được xây dựng bằng chi tiết với sự bố trí chặt chẽ và bằng thái độ với cách đặt câu, dùng tiếng có cân nhắc. Muốn truyện là truyện ngắn, chỉ nên lấy một ý chính làm chủ đề cho truyện. Những chi tiết trong truyện chỉ nên xoay quanh chủ đề ấy" [7, 15-16]. Trong quan niệm về truyện ngắn, Nguyễn Công Hoan đặc biệt chú trọng tới vai trò của chi tiết và chú ý hơn đến tính chủ đề - chỉ là "một vấn đề", một lớp truyện. Khi quan tâm nhấn mạnh truyện ngắn ở yếu tố tình huống, Nguyễn Kiên viết: "Tôi cho rằng mỗi truyện ngắn là một trường hợp…Trong quan hệ giữa con người và đời sống, có những khoảnh khoảnh khắc nào đó, một mối quan hệ nào đó được bộc lộ. Truyện màn kịch chớp nhoáng, có khi là một trạng thái tâm lý, một biến chuyển tình cảm kéo dài chậm rãi trong nhiều ngày. Nhưng nhìn chung, thì vẫn có thể gọi là một trường hợp" [7, 45-46]. Trường hợp theo ý kiến của Nguyễn Kiên chính là tình huống. Từ góc độ đối sánh truyện ngắn với tiểu thuyết, nhà văn Nguyên Ngọc xác nhận: "Truyện ngắn là một bộ phận của tiểu thuyết nói chung”, vì thế
  14. 9 “không nên nhất thiết trói buộc truyện ngắn vào những khuôn mẫu gò bó. Truyện ngắn vốn nhiều vẻ. Có truyện viết về cả một đời người, lại có truyện chỉ ghi lại một vài giây phút thoáng qua” [54, 27]. Từ điển thuật ngữ văn học xác định truyện ngắn: "Truyện ngắn là loại tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung của thể loại này bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn. Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền mạch, đọc một hơi không ngừng nghỉ" [14, 370]. Theo Từ điển văn học (tập 2, Nxb Khoa học xã hội, H, 1984), mục từ truyện ngắn: “Truyện ngắn là hình thức tự sự loại nhỏ. Truyện ngắn khác với truyện vừa ở dung lượng nhỏ hơn, tập trung mô tả một mảnh của cuộc sống: một biến cố hay một vài biến cố xảy ra trong một giai đoạn nào đó của đời sống nhân vật, biểu hiện một mặt nào đó của tính cách nhân vật, thể hiện một khía cạnh nào đó của vấn đề xã hội. Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một không gian và thời gian hạn chế. Kết cấu của truyện ngắn cũng không chia thành nhiều tuyến phức tạp. Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ, nên đặc điểm của truyện ngắn là tính ngắn gọn. Để thể hiện nổi bật tư tưởng chủ đề, khắc hoạ nét tính cách nhân vật đòi hỏi nhà văn viết truyện ngắn phải có trình độ điêu luyện” [54, 30]. Trong 150 thuật ngữ văn học, tác giả định nghĩa truyện ngắn là: "thể tài tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, thường được viết bằng văn xuôi, đề cập hầu hết các phương diện của đời sống con người và xã hội. Nét nổi bật của truyện ngắn là sự giới hạn về dung lượng; tác phẩm truyện ngắn thích hợp với người tiếp nhận (độc giả) đọc nó liền một mạch không nghỉ" [2, 345]. Tuy nhiên, "mức độ dài ngắn chưa phải là đặc điểm chủ yếu để phân biệt truyện ngắn với các tác phẩm tự sự truyện ngắn. Trong văn học hiện đại các tác phẩm rất ngắn nhưng lại là truyện dài viết ngắn lại. Truyện ngắn thời trung đại cũng ngắn nhưng rất gần với truyện vừa. Các hình thức kể chuyện dân
  15. 10 gian rất ngắn gọn như cổ tích, thần thoại, truyện cười…lại càng không phải là truyện ngắn " [14, 370 - 371]. Truyện ngắn hiện đại là một kiểu tư duy mới, một cách nhìn cuộc đời, một cách nắm bắt đời sống rất riêng, mang tính chất thể loại. Cho nên truyện ngắn đích thực xuất hiện tương đối muộn trong lịch sử văn học. Khác với tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn và toàn vẹn của nó, truyện ngắn thường hướng tới việc khắc hoạ một hiện tượng, phát hiện bản chất quan niệm nhân sinh, nó là một khoảnh khắc, một nhát cắt có ý nghĩa. Vì thế, truyện ngắn thường "ít nhân vật và ít sự kiện phức tạp. Truyện ngắn không nhằm tới việc khắc hoạ những tính cách điển hình đầy đặn, nhiều mặt trong tương quan với hoàn cảnh. Nhân vật của truyện ngắn thường là hiện thân cho một quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái phụ thuộc của con người" [14, 371]. Từ những định nghĩa và phân tích trên chúng tôi rút ra những điểm chính của thể loại truyện ngắn như sau: Một là: đó là một thể tài tự sự cỡ nhỏ. Nhỏ có nghĩa là từ vài trang đến vài chục trang, một câu chuyện được kể nghệ thuật nhưng không được phép kể dài dòng, câu chuyện có sức ám ảnh, nghĩa là tạo ra một ấn tượng duy nhất mạnh mẽ đồng thời tạo liên tưởng ở người đọc. Hai là: Tính quy định về dung lượng và cốt truyện của truyện ngắn tập trung vào một vài biến cố, mặt nào đó của đời sống, các sự kiện tập trung trong một không gian, thời gian nhất định. Ba là: Nhân vật truyện ngắn thường được làm sáng tỏ, thể hiện một trạng thái tâm thế con người thời đại. Bốn là: Chi tiết và lời văn là những yếu tố đóng vai trò quan trọng. Đặc biệt là chi tiết bởi nó có tính biểu tượng. Như vậy, truyện ngắn là một thể loại được nhiều nhà văn sử dụng trong tạo dựng sự nghiệp văn chương của mình. Và chính thể loại truyện ngắn đã
  16. 11 góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng về thể loại của văn học Việt Nam. 1.1.2. Th Thàành tựu và các khuynh hướ ng truy ướng truyệện ng ngắắn giai đoạn 1930-1945 1.1.2.1. Thành tựu truyện ngắn giai đoạn 1930 -1945 Ở Việt Nam, truyện ngắn có dấu hiệu từ thế kỷ XV - XVI dưới hình thức những câu chuyện truyền kỳ. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển của văn học, truyện ngắn luôn là thể loại chiếm ưu thế và đạt nhiều thành tựu quan trọng. Truyện ngắn ra đời thực sự là kết quả của quá trình hiện đại hóa văn học. Vào những năm đầu thế kỷ XX, văn hóa Việt Nam dần dần thoát khỏi ảnh hưởng của văn hóa phong kiến Trung Hoa, bắt đầu mở rộng tiếp xúc với văn hóa phương Tây mà chủ yếu là văn hóa Pháp. Luồng văn hóa mới thông qua tầng lớp trí thức Tây học ngày càng thấm sâu vào ý thức và tâm hồn của người cầm bút cũng như công chúng bạn đọc. Nhu cầu văn hóa của lớp công chúng mới đã thôi thúc đội ngũ nhà văn, nhà thơ sáng tác. Nhiều thể loại mới đã ra đời. Đến năm 1932 có ba thể loại đạt được những thành công đầu tiên là truyện ngắn, tiểu thuyết và kịch. Truyện ngắn là hình thức thể loại khá năng động, nó không đòi hỏi một nội dung quá đồ sộ như tiểu thuyết mà là nhát cắt thời gian mỏng trong cả quãng đời của số phận con người, nhưng lại chứa đựng một dung lượng nghệ thuật lớn. So với tiểu thuyết, truyện ngắn Việt Nam hiện đại đã thành công sớm hơn. Thời trung đại chúng ta chưa có khái niệm truyện ngắn với tư cách thể loại. Truyện ngắn Việt Nam hiện đại là sự kết hợp hài hòa giữa cái truyền thống và cái hiện đại. Truyện Thầy Lazarô Phiền của Nguyễn Trọng Quản có thể được coi là truyện ngắn đầu tiên của văn học hiện đại. Với nghệ thuật mới mẻ, người trần thuật ở ngôi thứ nhất, sự miêu tả đan xen với đối thoại, xây dựng tình huống nhân vật sám hối vì tội sát nhân và sự kết thúc tác phẩm bằng cái chết...là những điều mới, đánh dấu bước phát triển của truyện ngắn hiện đại Việt Nam. Nguyễn Bá Học và Phạm Duy Tốn là những nhà văn có công đầu mở lối
  17. 12 cho truyện ngắn Việt Nam đầu thế kỷ XX phát triển. Truyện ngắn của Nguyễn Bá Học phản ánh xã hội thành thị đang tư sản hóa. Những tác phẩm của ông như: Có chí làm giàu, Câu chuyện gia đình, Câu chuyện của tối tân hôn...nhà văn vừa học tập cách mô tả khách quan, mô tả hiện thực cuộc sống, vừa không dứt bỏ quan điểm văn học cũ, vừa làm quen với cách kể chuyện, mô tả, đối thoại của văn học phương Tây, vừa sử dụng văn biền ngẫu và hình ảnh ước lệ, tượng trưng của văn học truyền thống. Với Phạm Duy Tốn thì các sáng tác của ông đã đạt được trình độ nhất định trong việc thể hiện đặc trưng thể loại. Ông tập trung phơi bày thực trạng thối nát, bất công của xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Các tác phẩm tiêu biểu của Phạm Duy Tốn như: Sống chết mặc bay, Câu chuyện thương tâm, Con người sở khanh, Của hồi môn...đã làm xúc động người đọc bằng nghệ thuật mô tả chân thực hiện tượng đời sống mà ông quan sát. Có thể nói rẳng: "Phạm Duy Tốn và Nguyễn Bá Học đã có công lao to lớn trong việc xây đắp nền truyện ngắn dân tộc đầu thế kỷ XX. Họ là những người đầu tiên đặt nền móng, mở ra triển vọng của truyện ngắn hiện đại Việt Nam viết bằng chữ quốc ngữ. Những truyện ngắn của Phạm Duy Tốn và Nguyễn Bá Học mặc dù vẫn còn bị chi phối bởi chủ nghĩa quy phạm, nhân vật chưa có đời sống riêng, ngôn ngữ còn mang tính ước lệ...nhưng rõ ràng đã có một bước tiến khá xa so với truyện ngắn dân tộc ở các giai đoạn trước" [6, 278 - 279]. Truyện ngắn hiện đại Việt Nam thực sự khởi sắc và được mùa trong khoảng thời gian 1930 – 1945, gắn với tên tuổi và sự đóng góp to lớn của các nhà văn Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Thanh Tịnh, Nam Cao, Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Bùi Hiển, Kim Lân, Nguyên Hồng, Mạnh Phú Tư, Nhất Linh, Vũ Trọng Phụng, Lan Khai...Không chỉ tăng nhanh về số lượng tác giả, truyện ngắn còn đổi mới từ nội dung phản ánh đến hình thức thể hiện. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, thể loại truyện ngắn luôn đóng vai trò xung kích. Với hình thức gọn nhẹ, truyện ngắn trở thành thể loại gần gũi với bạn đọc, ngắn
  18. 13 gọn, súc tích, dễ đọc. Bên cạnh đó, truyện ngắn thường gắn liền với hoạt động báo chí nên rất nhạy cảm với những biến đổi của đời sống xã hội, luôn bắt kịp những vận động của xã hội và tái hiện được mọi biến thái của đời sống vật chất cũng như tinh thần của con người. Các cây bút truyện ngắn giai đoạn này đã phản ánh một cách toàn vẹn, sâu sắc bộ mặt xã hội thực dân phong kiến. Đó là một chế độ xã hội đen tối, thối nát, lỗi thời và đầy rẫy những bất công, lừa lọc. Đời sống của nhân dân lao động hết sức khổ cực, lầm than; trong khi giai cấp thống trị thì phè phỡn, hưởng thụ và ra sức bóc lột, đàn áp quần chúng lao khổ. Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 không chỉ có những giá trị to lớn về mặt nội dung, xây dựng trên một bức tranh muôn mặt, đa dạng về hiện thực xã hội đương thời, mà còn đạt được những thành tựu to lớn về mặt nghệ thuật. Các cây bút có tên tuổi như Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao...đã có nhiều cách tân mới mẻ về mặt thể loại như: kết cấu đa dạng, phong phú; vận dụng linh hoạt các kiểu tình huống; xây dựng và phát triển ngôn ngữ văn xuôi... Tính chất năng động của thể loại truyện ngắn đã đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của cuộc sống: "Truyện ngắn tự nó đã hàm chứa cái thú vị của những điều sâu sắc trong mọi hình thức nhỏ gọn và truyền dẫn cực nhanh những thông tin mới mẻ. Đây là thể loại văn học có nội khí "một lời mà thiên cổ, một gợi mà trăm suy" [56, 293]. Truyện ngắn, tuy là thể loại có dung lượng nhỏ nhưng lại có cách phát hiện nghệ thuật đời sống theo chiều sâu cho nên sức chứa của truyện ngắn vẫn rất lớn. Nó có thể trở thành tòa lâu đài chứa đựng tinh thần của thời đại. Nhiều truyện ngắn của các nhà văn bậc thầy như Nguyễn Công Hoan, Nam Cao...đều là những tác phẩm có sức chứa nội tại lớn lao, có thể bao quát toàn bộ đời sống và có được tác dụng nghệ thuật chẳng khác gì một sáng tác đồ sộ khác. Truyện ngắn mặc dù bị hạn chế về hiện thực được phản ánh, hạn chế về
  19. 14 những vấn đề nhân sinh, hạn chế về số trang, số chữ, thời gian tiếp nhận tác phẩm nhưng truyện ngắn lại có những ưu thế trong việc xoáy sâu vào một điểm quan trọng trong cuộc đời nhân vật để làm sáng rõ tính cách của nhân vật, từ đó làm bật lên một vấn đề nào đó của hiện thực. Truyện ngắn thường là những truyện được kể bằng văn xuôi, ngắn gọn súc tích và hàm nghĩa tiểu thuyết. Truyện ngắn có thể được xác định trên hai bình diện là sự ngắn gọn về dung lượng và sự cô đọng, súc tích trong miêu tả. Vì thế, ở truyện ngắn, tình huống truyện được xem là vấn đề rất quan trọng của nghệ thuật truyện ngắn. Đúng như Tô Hoài nhận xét truyện ngắn là cưa lấy một khúc của đời sống. Hay Bùi Hiển cho rằng truyện ngắn lấy một khoảnh khắc trong cuộc đời một con người mà dựng nên. Tuy nhiên, cũng có một số truyện ngắn không chỉ miêu tả một khoảnh khắc mà miêu tả cả một đời người như Chí Phèo của Nam Cao, Nhà mẹ Lê của Thạch Lam...Truyện ngắn thường chỉ tập trung vào một tình huống, một chủ đề nhất định, trong khi tiểu thuyết lại chứa nhiều vấn đề, phủ một diện rộng của đời sống. Vai trò chủ thể sáng tạo in dấu rất rõ trong truyện ngắn giai đoạn 1930 - 1945, vì thế đã tạo nên sự đa dạng về phong cách cũng như bút pháp nghệ thuật thể hiện. Nói đến truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 không thể không nhắc đến tên tuổi các nhà văn Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Bùi Hiển, Tô Hoài, Nguyễn Tuân, Nhất Linh...chính họ đã góp sức thúc đẩy thể loại truyện ngắn phát triển mạnh mẽ cả bề sâu lẫn bề rộng. Có thể nói, chưa bao giờ trong đời sống văn học Việt Nam lại xuất hiện cùng một lúc nhiều phong cách đa dạng, phong phú như giai đoạn này. Bởi vậy, truyện ngắn rất có sức hút và trở thành món ăn tinh thần ưa thích của công chúng. 1.1.2.2. Các khuynh hướng truyện ngắn giai đoạn 1930-1945 Những năm 20 của thế kỷ XX, truyện ngắn Việt Nam đã có nhiều bước đi táo bạo với sự phát triển của nhiều khuynh hướng văn học. Truyện ngắn viết theo khuynh hướng đạo lí gắn liền với các tên tuổi như Nguyễn Bá Học,
  20. 15 Nguyễn Mạnh Bổng, Nguyễn Chánh Sắt...Khuynh hướng yêu nước và cách mạng gắn liền với tên tuổi Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc. Khuynh hướng hiện thực có Phạm Duy Tốn và Nguyễn Công Hoan. So với những năm đầu thế kỷ thì truyện ngắn giai đoạn 1930 - 1945 phát triển rực rỡ, phong phú hơn. Tư duy hệ tư sản dần dần thắng thế tư tưởng phong kiến. Cái tôi được giải phóng, nhà văn phát huy sức sáng tạo của mình. Vì vậy, thời kì này xuất hiện nhiều cây bút độc đáo. Các khuynh hướng văn học ngày càng phân hóa rõ rệt và đấu tranh ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Truyện ngắn giai đoạn này tập trung ở khuynh hướng lãng mạn, khuynh hướng hiện thực và một số dòng mạch khác. Thứ nhất là khuynh hướng truyện ngắn lãng mạn: Văn học lãng mạn Việt Nam xuất hiện như một trào lưu trong thời kỳ 1932-1945 bắt đầu với nhóm Tự lực văn đoàn và phong trào thơ mới. Khuynh hướng lãng mạn, tiêu biểu là dòng truyện ngắn trữ tình. Những sáng tác theo khuynh hướng lãng mạn là tiếng nói của tầng lớp tư sản dân tộc và tiểu tư sản trí thức thành thị đã thoát ly phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng. Con đường văn chương lúc bấy giờ đối với một số tiểu tư sản trí thức là lối thoát ly trong sạch, nơi gửi gắm tâm sự yêu nước thầm kín, phủ định xã hội đương thời bằng cách thoát ly về quá khứ, vào tình yêu, vào thiên nhiên, khẳng định cái tôi cá nhân, lý tưởng hóa cuộc sống hiện tại. Họ đã tạo nên một thứ văn xuôi giàu chất thơ, đậm chất trữ tình, lãng mạn. Tiêu biểu cho phong cách trữ tình lãng mạn là các tác giả Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Đỗ Tốn, Nguyễn Tuân, Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo... Các truyện ngắn của Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo trong nhóm Tự lực văn đoàn đều có đặc điểm chung là trong sáng, hướng về những cái đẹp nguyên sơ, thuần phác tiêu biểu cho khuynh hướng lãng mạn thời kỳ đầu trong văn học Việt Nam. Thạch Lam đã kế thừa và phát huy một cách xuất sắc những thành tích của văn chương Tự lực văn đoàn. Bằng sự tìm tòi, sáng tạo nhà văn đã "kiến tạo nên một loại tự sự trữ tình trong văn học hiện đại". Có thể nói rằng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2