intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luyện thi đại học KIT 2 môn Hóa học: Đề số 3 - Thầy Phạm Ngọc Sơn

Chia sẻ: Luyện Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

54
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Luyện thi đại học KIT 2 môn Hóa học: Đề số 3 - Thầy Phạm Ngọc Sơn" được chia làm 2 phần: phần chung có 40 câu hỏi trắc nghiệm, phần riêng được chọn theo chương trình chuẩn hoặc chương trình nâng cao. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luyện thi đại học KIT 2 môn Hóa học: Đề số 3 - Thầy Phạm Ngọc Sơn

  1. Khóa học LTĐH KIT-2: Môn Hoá học (Thầy Phạm Ngọc Sơn) Đề số 03 ĐỀ SỐ 03 Giáo viên: PHẠM NGỌC SƠN Đây là đề thi tự luyện số 03 thuộc khoá LTĐH KIT-2: Môn Hóa học (Thầy Phạm Ngọc Sơn). Để sử dụng hiệu quả, bạn cần làm trước các câu hỏi trong đề trước khi so sánh với đáp án và hướng dẫn giải chi tiết trong video bài giảng (phần 1, phần 2 và phần 3). I. Phần chung (40 câu) Câu 1: Cho Na+ (Z = 11), Mg2+ (Z = 12), O2- (Z = 8), F- (Z = 9). Bán kính các ion giảm dần theo thứ tự từ trái sang phải là: A. Mg2+, Na+, F-, O2-. B. Na+, Mg2+, F-, O2-. - 2- + 2+ C. F , O , Na , Mg . D. O2-, F-, Na+, Mg2+. Câu 2: Đun hai ancol đơn chức mạch hở với H2SO4, ở 140oC được hỗn hợp 3 ete. Lấy 1,44 gam một trong ba ete đem đốt cháy hoàn toàn thì thu được 3,52 gam CO2 và 1,44 gam H2O. Hai ancol đó là: A. metanol và etanol. B. etanol và propenol. C. metanol và propanol. D. metanol và propenol. Câu 3: Cho các cặp chất sau: (1) FeCl3 + H2S. (2) CuCl2 + H2S. (3) Fe3O4 + HCl. (4) Fe3O4 + H2SO4 đặc . (5) Fe3O4 + H2SO4 loãng. (6) CuS + HNO3. Số cặp chất phản ứng tạo ra chất kết tủa là A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 4: Hỗn hợp X gồm Fe, FeO và Fe2O3. Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam X đã được đốt nóng. Sau phản ứng thu được 64 gam chất rắn Y và 11,2 lít hỗn hợp khí Z (đktc) có tỉ khối đối với hiđro là 20,4. Giá trị của m là: A. 70,4. B. 75,25. C. 65,75. D. 56,00. Câu 5: Dãy các chất đều tan trong dung dịch HCl là: A. PbS, HgS, SiO2, CuS. B. AgCl, CrO, SiO2, HgS. C. AgCl, Cr2O3, SiO2, FeS. D. CrO, Cr2O3, FeS, HgS. Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn a chất hữu cơ cùng công thức phân tử thấy tạo ra khí CO2 và hơi H2O có tỉ lệ tương ứng về thể tích là 3:4. Nếu trong phân tử các chất chỉ có 1 nguyên tử oxi thì giá trị lớn nhất của a là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 7: Khi cho C5H12 tác dụng với clo (tỉ lệ mol 1:1, ánh sáng) để điều chế dẫn xuất monoclo, số dẫn xuất monoclo bậc II (tối đa) thu được là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 8: Dãy trong đó tất cả các chất đều làm mất màu dung dịch nước brom là: A. Phenol, toluen, stiren. B. Benzen, anilin, stiren. C. Toluen, phenol, anilin. D. Phenol, anilin, stitren. Câu 9: Chất hữu cơ X có công thức phân tử là C4H7O2Cl. Người ta thấy 1 mol X tác dụng được với 2 mol NaOH, tạo ra ancol đa chức. Chất X có công thức cấu tạo là: A. CH3COOCH2CH2Cl. B. ClCH2COOCH2CH3. C. CH3COOCH(Cl)CH3. D. HCOOCH(Cl)CH2CH3. Câu 10: Cho các chất: H2S, MnO2, KClO3, NH3, KMnO4, K2Cr2O7, CaOCl2, HNO3. Số chất thể hiện tính oxi hoá khi cho tác dụng với HCl (trạng thái khí hoặc dung dịch) là: A. 6. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 11: Anđehit X tác dụng được với khí H2 theo tỉ lệ mol 1: 2. Cho 7 gam X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 (dư) được 27 gam Ag. Nếu đốt cháy hết 0,1 mol X tạo ra V lít khí CO2. Giá trị của V ở đktc là: A. 6,72. B. 5,6. C. 4,48. D. 2,24. Câu 12: Cho 50 ml HCl xM vào dung dịch chứa 0,015 mol Ba(AlO2)2. Sau phản ứng thu được 0,78 gam kết tủa. Giá trị của x là: Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 -
  2. Khóa học LTĐH KIT-2: Môn Hoá học (Thầy Phạm Ngọc Sơn) Đề số 03 A. 0,2 hoặc 0,8. B. 0,4 hoặc 1,2. C. 0,2 hoặc 2. D. 0,2 hoặc 1,8. Câu 13: Cho sơ đồ chuyển hóa: Benzen  X  Y  C6H4(NH2)2, trong đó X và Y là những sản phẩm chính. Chất hữu cơ Y là: A. o-đinitrobenzen. B. m-đinitrobenzen. C. p-đinitrobenzen. D. m-nitrotoluen. Câu 14: Thực hiện phản ứng đề hiđro hóa hỗn hợp X gồm C2H6 và C3H8 (C2H6 chiếm 20% về thể tích) thu được hỗn hợp Y có tỉ khối đối với H2 là 13,5. Nếu các thể tích khí đo ở cùng điều kiện và 2 ankan bị đề hiđro hóa với hiệu suất như nhau thì hiệu suất của phản ứng là A. 52,59%. B. 50,25%. C. 49,27%. D. 55,75%. Câu 15: Tổng số liên kết  (xichma) trong một phân tử ankin có công thức tổng quát CnH2n-2 là: A. 3n – 2. B. 3n – 3. C. 3n – 5. D. 3n – 4. o Câu 16: Lượng cồn 90 thu được từ 1 tấn nguyên liệu chứa 80% tinh bột (cho d C 2 H 5OH = 0,8 g/ml và hiệu suất 80%) là: A. 650,75 lít. B. 554,3 lít. C. 504,8 lít. D. 623,75 lít. Câu 17: Khi điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực là Cu thì: A. nồng độ mol CuSO4 không đổi, anot tan. B. nồng độ mol CuSO4 không đổi, catot tan. C. nồng độ mol CuSO4 tăng, anot tan. D. nồng độ mol CuSO4 tăng, catot tan. Câu 18: Cho 100 gam hỗn hợp gồm Fe, Cr, Al tác dụng hết với dung dịch NaOH thu được 5,04 lít khí (đktc) và phần không tan X. Cho X tan hết trong dung dịch HCl thì thu được 38,8 lít khí. Phần trăm về khối lượng của Cr trong hỗn hợp đầu là A. 4,05%. B. 82,30%. C. 45,25%. D. 13,55%. Câu 19: Cho các chất: C2H5NH2 (1), C6H5NH2 (2), NH3 (3), NaOH (4), O2N-C6H4NH2 (5). Tính bazơ của các chất giảm dần theo thứ tự từ trái sang phải là: A. (5), (2), (3), (1), (4). B. (4), (1), (3), (5), (2). C. (2), (5), (3), (1), (4). D. (4), (1), (3), (2), (5). Câu 20: Hoà tan 0,46 gam Na vào 200 ml dung dịch HCl 0,05M thu được dung dịch có giá trị pH bằng (thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể): A. 13,0. B. 12,7. C. 2,0. D. 1,3. Câu 21: Cho V ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,2M và NaOH 0,1M vào 200 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M thì thu được lượng kết tủa lớn nhất. Giá trị của V và khối lượng kết tủa thu được là: A. 240 và 14,304 gam. B. 240 và 14,76 gam. C. 300 và 14,76 gam. D. 300 và 14,304 gam. Câu 22: Hòa tan m gam Na2O vào dung dịch chứa 0,04 mol Ca(OH)2 thu được dung dịch X. Dung dịch X hòa tan vừa hết 3,25 gam Zn. Giá trị của m là: A. 0,93. B. 0,62. C. 1,24. D. 1,68. Câu 23: Hợp chất hữu cơ X chứa C, H và N, trong đó N chiếm 23,73% về khối lượng. X tác dụng với dung dịch HCl theo tỉ lệ số mol 1:1. Số đồng phân cấu tạo của X là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 24: Cho các cặp chất: (1) dung dịch FeCl3 và Ag. (2) dung dịch Fe(NO3)2 và dung dịch AgNO3. (3) S và H2SO4 (đặc, nóng). (4) CaO và dung dịch Ca(OH)2. (5) dung dịch NH3 + CrO3. (6) S và dung dịch H2SO4 loãng. Số cặp chất có xảy ra phản ứng là: A. 5. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 25: Cho 0,1 mol este X tác dụng hết với dung dịch NaOH thì thu được 6,4 gam ancol và muối của một axit cacboxylic hai chức có khối lượng nhiều hơn lượng este 13,56%. Este X là A. CH3OOC-CH2-COOCH3. B. C2H5OOC-COOC2H5. C. C2H5OOC-CH2-COOC2H5. D. CH3OOC-COOCH3. Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 -
  3. Khóa học LTĐH KIT-2: Môn Hoá học (Thầy Phạm Ngọc Sơn) Đề số 03 Câu 26: Để phân biệt 2 dung dịch loãng là FeCl2 và FeCl3 người ta không thể dùng: A. bột Cu. B. dung dịch NaOH. C. dung dịch KI. D. dung dịch AgNO3. Câu 27: Trong quá trình sản xuất gang bằng lò cao, giai đoạn khử Fe3O4 thành FeO được thực hiện ở nhiệt độ A. từ 300oC đến 400oC. B. từ 500oC đến 600oC. C. từ 700oC đến 800oC. D. từ 900oC đến 1000oC. Câu 28: Cho 50 gam hỗn hợp FeSO4 và Fe2(SO4)3 vào nước để được 300 ml dung dịch X. Để tác dụng vừa hết 20 ml dung dịch X thì cần 15 ml KMnO4 0,2M (trong H2SO4 loãng). Phần trăm về khối lượng của FeSO4 có trong hỗn hợp trên là: A. 65,25%. B. 68,4%. C. 70,50%. D. 55%. Câu 29: Cho sơ đồ chuyển hóa: Heptan  T  X  Y  Z  C9H10O2 (este) (Trong đó X, Y, Z là hợp chất chứa vòng benzen). Chất hữu cơ Y và Z lần lượt là: A. C6H5CH2Cl và C6H5CH2OH. B. C6H5CHO và C6H5COOH. C. C6H5CH2OH và C6H5COOH. D. C6H5COOK và C6H5COOH. Câu 30: Cho 4,9 gam hỗn hợp X gồm Na2SO4 và K2SO4 vào 100 ml Ba(OH)2 0,5M thì được 6,99 gam kết tủa. Phần trăm về khối lượng của Na2SO4 trong hỗn hợp X là: A. 35,00%. B. 28,98%. C. 71,02%. D. 65,00%. Câu 31: Thủy phân một protein thu được hỗn hợp X gồm 3 amino axit no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Đốt cháy hết 0,2 mol hỗn hợp X rồi cho sản phẩm cháy qua bình đựng NaOH đặc, dư thấy khối lượng bình tăng 32,8 gam. Amino axit có phân tử khối nhỏ nhất là A. CH4O2N. B. C3H7O2N. C. C4H9O2N. D. C2H5O2N. Câu 32: Nhôm có cấu tạo mạng tinh thể: A. lập phương tâm diện. B. lập phương tâm khối. C. lục phương. D. lục phương tâm khối. Câu 33: Sục khí Cl2 dư vào dung dịch X chứa 104,25 gam hỗn hợp X gồm NaCl và NaI. Sau phản ứng, cô cạn dung dịch tạo thành thu được 58,5 gam muối khan. Khối lượng NaCl có trong X là: A. 35,57 gam. B. 45,25 gam. C. 29,25 gam. D. 30,75 gam. Câu 34: Số đồng phân là amino axit có cùng công thức phân tử C4H7O4N là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 35: Trong các loại tơ dưới đây, loại nào là tơ nhân tạo ? A. Tơ capron. B. Vinilon. C. Tơ axetat. D. Tơ tằm. Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn 8,4 gam Fe thu được một oxit sắt, hòa tan hoàn toàn oxit này vào lượng vừa hết dung dịch chứa 0,2 mol H2SO4 loãng. Công thức và khối lượng oxit sắt là A. FeO và 11,6 gam. B. Fe2O3 và 10,0 gam. C. Fe3O4 và 11,6 gam. D. FeO và 10 gam. Câu 37: Xà phòng hóa hoàn toàn 19,4 gam hỗn hợp 2 este đơn chức X và Y (trong đó X có phân tử khối nhỏ hơn) thì cần vừa đủ 200 ml NaOH 1,5M thu được hỗn hợp 2 ancol đồng đẳng kế tiếp và một muối khan. Phần trăm về khối lượng của Y có trong hỗn hợp ban đầu là A. 61,85%. B. 55%. C. 45%. D. 38,14%. Câu 38: Cho 7,65 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào 375 ml dung dịch CuSO4 aM. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc, thu được 10,35 gam chất rắn Y và dung dịch Z. Thêm dung dịch NaOH dư vào Z. Lọc lấy kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi được 6,75 gam chất rắn. Giá trị của a là A. 0,15. B. 0,2. C. 0,3. D. 0,25. Câu 39: Hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C2H4O2 và có cùng số mol. Cho 18 gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 12 gam NaOH, cô cạn dung dịch tạo thành thì thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 13,6. B. 8,2. C. 25,4. D. 22,5. Câu 40: Cho m gam ancol X no đơn chức mạch hở bậc I đi qua CuO (dư) đã được đốt nóng. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn giảm đi 0,32 gam. Hỗn hợp hơi thu được có tỉ khối so với hiđro là 19. Giá trị của m là: A. 1,2. B. 0,78. C. 0,92. D. 1,52. Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 -
  4. Khóa học LTĐH KIT-2: Môn Hoá học (Thầy Phạm Ngọc Sơn) Đề số 03 II. Phần riêng (10 câu) A. Theo chương trình Chuẩn (từ câu 41 đến câu 50) Câu 41: Dãy gồm các ion không phản ứng được với ion CO32 là: A. H+, Na+, K+. B. Na+, Ca2+, K+. C. NH4 , Na+, K+. D. K+; NH4 ; Mg2+. Câu 42: Trong 1 tấn quặng có 9,2% Cu2S và 0,77% Ag2S về khối lượng. Nếu hiệu suất của quá trình điều chế Cu và Ag lần lượt chỉ đạt 75% và 82% thì khối lượng Cu và Ag thu được lần lượt là: A. 55,2 kg và 5,5 kg. B. 73,6 kg và 6,706 kg. C. 45,75 kg và 10,5 kg. D. 75,25 kg và 8,50 kg. Câu 43: Đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ đơn chức X cần vừa hết 3,08 lít O2 thu được 1,8 gam H2O và 2,24 lít CO2. Nếu tỉ khối hơi của X đối với oxi là 2,25 và các thể tích khí đo ở đktc thì số công thức cấu tạo của X là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 44: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với glixerol là (các chất xúc tác có đủ) A. Na, NaOH, Cu(OH)2, HBr, HNO3. B. Ba, CuO, CH3COOH, HNO3. C. Na, CuO, HBr, HNO3, CH3COOH. D. Mg, Cu(OH)2; HBr; HNO3. Câu 45: Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi từ trái sang phải là A. HCOOCH3; HOCH2CHO; CH3CH2CH2OH; CH3COOH. B. CH3CH2CH2OH; CH3COOH; HCOOCH3; HOCH2CHO. C. CH3COOH; HOCH2CHO; CH3CH2CH2OH; HCOOCH3. D. HCOOCH3; CH3CH2CH2OH; HOCH2CHO; CH3COOH. Câu 46: Cho 0,02 mol hỗn hợp K2Cr2O7 và Na2Cr2O7 có thể oxi hóa được bao nhiêu ml C2H5OH (d = 0,8 g/ml) để tạo ra anđehit tương ứng (giả thiết hiệu suất phản ứng là 100%) ? A. 1,38 ml. B. 3,45 ml. C. 1,725 ml. D. 4,50 ml. Câu 47: Dãy gồm các ion được sắp xếp theo chiều tăng tính khử là: A. S2 ;I ;Br  ;Cl ;F. B. S2 ;F ;Cl ;Br  ;I. C. F ; Cl ;Br  ;I ; S2 . D. I ;Br  ;Cl ;F ;S2. Câu 48: Cho các oxit: CrO, SnO2, PbO2, Cr2O3, CuO, CrO3. Số oxit bazơ là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 49: Cho CH3OH qua ống sứ đựng chất rắn CuO dư (to) thu được m gam HCHO. Cho rắn còn lại sau phản ứng hết với HNO3 đặc thì thu được 0,734 lít khí NO2 (duy nhất, ở 27oC và 765 mmHg). Giá trị của m là A. 4,52. B. 45. C. 0,45. D. 0,48. Câu 50: Tên thay thế của (CH3)3C-CH=CH-CHO là: A. trimetylbut-2-en-1-al. B. trimetylbut-3-en-1-al. C. 4,4-đimetylpent-3-en-1-al. D. 4,4-đimetylpent-2-en-1-al. B. Theo chương trình Nâng cao (từ câu 51 đến câu 60) Câu 51: Trộn lẫn phèn sắt-amoni NH4Fe(SO4)2.12H2O, dung dịch nhôm sunfat và axit sunfuric người ta thu được 400ml dung dịch A. Chia A thành hai phần bằng nhau. Thêm BaCl2 dư vào phần (1) thu được 13,98 gam kết tủa. Mặt khác thêm từ từ đến dư Ba(OH)2 vào phần (2) và đun nóng thì thu được 224 ml khí duy nhất (đo ở đktc). Khối lượng kết tủa lớn nhất và nhỏ nhất thu được tương ứng là 16,61 gam và 15,05 gam. Bỏ quá tương tác của ion với nước, pH của dung dịch A bằng A. 1,0. B. 1,7. C. 2,4. D. 7,0. Câu 52: Cho dãy chuyển hóa:  H2 ; Ni; t o  H2SO4 ;180 o  X   ancoli  propylic   Y    CuO, to  H2O, H Các chất X và Y lần lượt là A. anđehit axetic và propilen. B. axeton và propilen. C. anđehit axetic và điisopropyl. D. eteaxeton và điisopropyl ete. Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 4 -
  5. Khóa học LTĐH KIT-2: Môn Hoá học (Thầy Phạm Ngọc Sơn) Đề số 03 Câu 53: Đun nóng 12 gam axit axetic với 13,8 gam ancol etylic có mặt H2SO4 đặc xúc tác. Sau phản ứng thu được 12,32 gam. Hiệu suất của phản ứng bằng A. 35,00%. B. 46,67%. C. 70,00% . D. 93,33%. Câu 54: Phần lớn kẽm được dùng cho ứng dụng : A. bảo vệ bề mặt các vật làm bằng sắt thép, chống ăn mòn. B. chế tạo các hợp kim có độ bền cao, chống ăn mòn. C. chế tạo các pin điện hóa (như pin Zn-Mn được dùng phổ biến hiện nay). D. chế tạo dây dẫn điện và các thiết bị điện khác. Câu 55: Hiện tượng nào dưới đây đã được mô tả sai ? A. Thổi khí NH3 qua CrO3 đun nóng thấy chất rắn chuyển từ màu đỏ sang màu lục thẫm. B. Đun nóng S với K2Cr2O7 thấy chất rắn chuyển từ màu da cam sang màu lục thẫm. C. Nung Cr(OH)2 trong không khí thấy chất rắn chuyển từ màu vàng nâu sang màu đen. D. Đốt CrO trong không khí thấy chất rắn chuyển từ màu đen sang màu lục thẫm. Câu 56: Phản ứng nào dưới đây là sai ? t A. Cu + Cl2   CuCl2 B. Cu + 1/2O2 + 2HCl   CuCl2 + H2O C. Cu + H2SO4   CuSO4 + H2 D. Cu + 2FeCl3   CuCl2 + 2FeCl2 Câu 57: Nếu chỉ dùng hai thuốc thử để phân biệt bốn dung dịch mất nhãn sau đây: NH4Cl, NH4HCO3, NaNO3 và NaNO2, thì KHÔNG nên dùng (theo trật tự): A. dung dịch HCl, dung dịch NaOH. B. dung dịch NaOH, dung dịch HCl. C. dung dịch HCl, dung dịch AgNO3. D. dung dịch NaOH, dung dịch AgNO3. Câu 58: Cho dãy chuyển hóa: Br2 , Fe,1:1 NaOH, t, p HCl Toluen  X   Y   Z Chất Z trong dãy chuyển hóa này là A. benzyl clorua. C. m-cresol. B. p-cresol. D. p-clobrombenzen. Câu 59: Chất hữu cơ A chứa 7,86% H; 15,73% N về khối lượng. Đốt cháy hoàn toàn 2,225 gam A thu được 1,68 lít CO2 (đktc), ngoài ra còn có hơi nước và khí nitơ. Biết A có khối lượng mol phân tử nhỏ hơn 100 gam. Công thức phân tử của A là A. C3H7ON2. B. C2H5O2N. C. C3H7O2N . D. C2H5ON2. Câu 60: Tính khối lượng glucozơ trong nước quả nho để sau khi lên men cho ta 100 lít ancol vang 10o. Biết hiệu suất phản ứng lên men đạt 95%, khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8 g/ml. A. 8,2 kg. B. 15,7 kg. C. 16,5 kg. D. 32,9 kg. Giáo viên: Phạm Ngọc Sơn Nguồn: Hocmai.vn Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 5 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0