intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng bệnh nhân bệnh động mạch ngoại vi chi dưới mạn tính

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

80
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nghiên cứu đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân (BN) bị bệnh động mạch ngoại vi (ĐMNV) chi dưới mạn tính. Đối tượng: 36 BN được chẩn đoán bị bệnh ĐMNV chi dưới bằng chụp mạch cản quang có lòng động mạch hẹp > 50% và điều trị nội trú tại Khoa Tim mạch Bệnh viện Quân y 103.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng bệnh nhân bệnh động mạch ngoại vi chi dưới mạn tính

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br /> <br /> NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN<br /> BỆNH ĐỘNG MẠCH NGOẠI VI CHI DƢỚI MẠN TÍNH<br /> Mai Tiến Dũng*; Hoàng Tiến Ưng**; Hà Hoàng Kiệm**<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: nghiên cứu đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân (BN) bị bệnh động mạch ngoại vi<br /> (ĐMNV) chi dưới mạn tính. Đối tượng: 36 BN được chẩn đoán bị bệnh ĐMNV chi dưới bằng<br /> chụp mạch cản quang có lòng động mạch hẹp > 50% và điều trị nội trú tại Khoa Tim mạch.<br /> Bệnh viện Quân y 103. Phương pháp: tiến cứu, nghiên cứu mở, ngẫu nhiên, có đối chứng. 36<br /> BN bị bệnh ĐMNV chi dưới thuộc nhóm nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm lâm sàng. Kết quả: thời<br /> gian phát hiện bệnh trung bình của nhóm nghiên cứu 1,22 ± 1,38 (năm); số BN có BMI ≥ 23 cao<br /> hơn BN có BMI < 23. Hút thuốc là yếu tố nguy cơ chiếm tỷ lệ cao nhất (80,6%), đái tháo đường<br /> có tỷ lệ thấp nhất (22,2%). Tất cả BN đều có biểu hiện ở giai đoạn IIa trở lên (IIa, IIb, III, IV),<br /> trong đó giai đoạn IV chiếm tỷ lệ cao nhất (72,2%), thấp nhất là giai đoạn IIa (2,8%). 61,1% BN<br /> có biểu hiện đau chỉ ở 1 chân. BN đau ở cả 2 chân 38,9%. Tất cả BN đều có biểu hiện không<br /> bắt được mạch hoặc mạch yếu (30,6% không bắt được mạch và 69,4% có mạch yếu).<br /> * Từ khoá: Bệnh động mạch ngoại vi chi dưới mạn tính; Đặc điểm lâm sàng.<br /> <br /> Study on Clinical Characteristics of Patients with Chronic Peripheral<br /> Arterial Disease<br /> Summary<br /> Objectives: To study clinical characteristics of patients with chronic peripheral arterial<br /> disease (PAD). Subjects: 36 patients who were diagnosed and treated PAD at Department of<br /> Cardiology, 103 Hospital. Methods: The prospective, cross-sectional descriptive study. Results<br /> and conclusion: The mean time of onset of the study group was 1.22 ± 1.38 years, the number<br /> of patients with BMI ≥ 23 was higher than the group with BMI < 23. Smoking was the highest<br /> ratio of risk factors (80.6%) and diabetes was the lowest (22.2%). All patients had symptoms at<br /> stage IIa; stage IV was the highest ratio (72.2%) and stage IIa was the lowest (2.8%). 61.1% of<br /> patients had pain in one leg; 38.9% of patients had pain in two legs. All patients had no pulse or<br /> weak pulse (no pulse 30.6% and weak pulse 69.4%).<br /> * Key words: Chronic peripheral arterial disease; Clinical characteristics.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Trong các bệnh lý tim mạch, bệnh<br /> ĐMNV chi dưới mạn tính thu hút nhiều<br /> <br /> quan tâm vì các bệnh lý chuyển hóa có xu<br /> hướng làm bệnh lý ĐMNV ngày càng<br /> tăng cao. Bệnh ĐMNV chi dưới mạn tính<br /> <br /> * Trường Trung cấp Quân y I<br /> ** Bệnh viện Quân y 103<br /> Người phản hồi (Corresponding): Hoàng Tiến Ưng (bshoangtienung@gmail.com)<br /> Ngày nhận bài: 20/11/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 20/02/2016<br /> Ngày bài báo được đăng: 01/03/2016<br /> <br /> 137<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br /> <br /> là bệnh lý động mạch phổ biến nhất trong<br /> nhóm bệnh ĐMNV. Tại Mỹ, ước tính<br /> khoảng 5 triệu người mắc bệnh lý này, từ<br /> mức độ không có triệu chứng lâm sàng<br /> đến biểu hiện lâm sàng nặng của bệnh<br /> như hoại tử và mất tổ chức [5]. Bệnh gây<br /> ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng<br /> cuộc sống và khả năng lao động của BN.<br /> Họ thường xuyên phải chịu đựng cơn<br /> đau, giảm khả năng làm việc, điều trị tốn<br /> kém, phải phẫu thuật tháo khớp và cuối<br /> cùng thành tàn phế. Tại Việt Nam, bệnh<br /> ĐMNV chi dưới ngày càng được quan<br /> tâm nhằm phát hiện sớm và có biện pháp<br /> điều trị kịp thời, từ đó cải thiện chất lượng<br /> sống cho BN. Do đó, chúng tôi tiến hành<br /> nghiên cứu nhằm: Nghiên cứu đặc điểm<br /> lâm sàng của BN bệnh ĐMNV chi dưới<br /> mạn tính.<br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br /> 36 BN được chẩn đoán xác định bị<br /> bệnh ĐMNV chi dưới mạn tính, điều trị<br /> nội trú tại Khoa Tim mạch (A2), Bệnh viện<br /> Quân y 103 từ cuối tháng 1 - 2015 đến<br /> 5 - 2015.<br /> * Tiêu chuẩn chọn BN:<br /> Tất cả BN được chẩn đoán bị bệnh<br /> ĐMNV chi dưới bằng chụp mạch cản<br /> quang có lòng động mạch hẹp > 50%.<br /> * Tiêu chuẩn loại trừ:<br /> - Tắc động mạch chi dưới cấp.<br /> - Viêm tắc tĩnh mạch chi dưới.<br /> - Các bệnh lý ĐMNV không phải do<br /> nguyên nhân xơ vữa mạch máu gây<br /> ra (hội chứng Takayasu, hội chứng<br /> Raynaud...).<br /> 138<br /> <br /> - Các nguyên nhân khác gây hẹp<br /> hoặc tắc lòng động mạch (khối u chèn ép,<br /> các bệnh lý van tim gây huyết khối, chấn<br /> thương...).<br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> Nghiên cứu mở, tiến cứu, mô tả cắt<br /> ngang, ngẫu nhiên có đối chứng.<br /> * Nhóm nghiên cứu: 36 BN bị bệnh<br /> ĐMNV chi dưới được khám lâm sàng,<br /> chụp động mạch chi dưới thấy hình ảnh<br /> hẹp ĐMNV chi dưới với lòng động mạch<br /> hẹp > 50% được chọn vào nhóm nghiên<br /> cứu. Khai thác đặc điểm chung (tuổi, giới,<br /> thời gian mắc bệnh), chỉ số BMI, yếu tố<br /> nguy cơ (tăng huyết áp, đái tháo đường<br /> (ĐTĐ), tiền sử hút thuốc, rối loạn lipid máu).<br /> Đánh giá triệu chứng lâm sàng (quan sát<br /> màu sắc da, loét, hoại tử chi, bắt mạch,<br /> khai thác cơn đau cách hồi) và làm xét<br /> nghiệm cận lâm sàng (công thức máu,<br /> sinh hóa máu: glucose, triglycerid, cholesterol,<br /> HDL-C, LDL-C).<br /> * Các chỉ tiêu nghiên cứu:<br /> - Tính chỉ số khối cơ thể và đánh giá<br /> theo Hiệp hội ĐTĐ Đông Nam Á (2001) [7].<br /> BMI = trọng lượng cơ thể/[chiều cao<br /> (m)]2.<br /> - Chẩn đoán ĐTĐ theo ADA (Hiệp hội<br /> ĐTĐ Mỹ, 2010).<br /> - Chẩn đoán tăng huyết áp (THA) (theo<br /> WHO và Hội THA quốc tế - WHO - ISH)<br /> và phân độ THA theo JNC VII.<br /> - Phân loại giai đoạn lâm sàng theo<br /> Fontaine.<br /> * Xử lý số liệu: sử dụng phương pháp<br /> thống kê y học với phần mềm Epi.info<br /> 3.3.2 và Excel.<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br /> BÀN LUẬN<br /> <br /> giai đoạn III: 6 BN (16,7%); giai đoạn IV:<br /> 26 BN (72,2%).<br /> <br /> Bảng 1: Đặc điểm thời gian phát hiện<br /> bệnh của nhóm nghiên cứu.<br /> Thời gian phát<br /> hiện bệnh<br /> <br /> > 3 tháng<br /> <br /> 14<br /> <br /> 22<br /> <br /> 38,9<br /> <br /> 61,1<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> X ± SD (năm)<br /> <br /> 2<br /> <br /> Số lượng (n)<br /> Tỷ lệ (%)<br /> X ± SD<br /> <br /> đoạn IIa có tỷ lệ thấp nhất. Kết quả này<br /> phù hợp với các tác giả trong nước:<br /> Dương Văn Nghĩa gặp tất cả BN nhập<br /> viện đều có biểu hiện lâm sàng ở giai<br /> <br /> 1,22 ± 1,38<br /> <br /> đoạn IIa trở lên, trong đó 18,8% ở giai<br /> <br /> Bảng 2: Đặc điểm phân bố BMI của<br /> nhóm nghiên cứu.<br /> BMI (kg/m )<br /> <br /> giai đoạn IIa trở lên (IIa, IIb, III, IV). Trong<br /> đó giai đoạn IV có tỷ lệ cao nhất, giai<br /> <br /> ≤ 3 tháng<br /> <br /> Số lượng (n)<br /> <br /> Như vậy, tất cả BN đều có biểu hiện ở<br /> <br /> đoạn II, 81,2% ở giai đoạn III và IV [2].<br /> Trong nghiên cứu của Nguyễn Trung Dũng,<br /> BN nhập viện đều ở giai đoạn IIa trở lên,<br /> <br /> < 23<br /> <br /> ≥ 23<br /> <br /> 17<br /> <br /> 19<br /> <br /> 58,4% ở giai đoạn III và IV [1]. Tood R.<br /> <br /> 47,2<br /> <br /> 52,8<br /> <br /> Vogel và CS [6] nghiên cứu trên 1.718 BN<br /> <br /> 22,07 ±<br /> 0,57<br /> <br /> 24,43 ±<br /> 0,88<br /> <br /> p<br /> <br /> < 0,001<br /> <br /> Số lượng BN có BMI ≥ 23 cao hơn<br /> nhóm < 23 có ý nghĩa thống kê.<br /> * Đặc điểm về yếu tố nguy cơ của<br /> nhóm nghiên cứu:<br /> THA: 23 BN (63,9%); ĐTĐ: 8 BN (22,2%);<br /> hút thuốc lá, thuốc lào: 29 BN (80,6%);<br /> rối loạn lipid máu: 23 BN (63,9%).<br /> Hút thuốc là yếu tố nguy cơ chiếm tỷ lệ<br /> cao nhất, ĐTĐ có tỷ lệ thấp nhất.<br /> Tỷ lệ BN có tiền sử hút thuốc lá, thuốc<br /> lào ở BN của chúng tôi cao hơn so với<br /> kết quả của một số tác giả khác: T. Maca<br /> và CS (40%) [4], Hogh và CS (58,6%) [3].<br /> E. Selvin và Thomas P. Erlinger (32,8%) [5].<br /> <br /> bị bệnh ĐMNV chi dưới thấy giai đoạn IIb:<br /> 51,9%, giai đoạn III: 12,1%, giai đoạn IV:<br /> 23,2%. Như vậy, khả năng chẩn đoán<br /> sớm bệnh ở Việt Nam chưa cao.<br /> * Vị trí xuất hiện triệu chứng đau:<br /> 27,8% BN (10 BN) đến viện với triệu<br /> chứng đau xuất hiện ở chân trái, 33,3%<br /> BN (12 BN) đến viện với triệu chứng đau<br /> xuất hiện ở chân phải và đau ở cả 2 chân<br /> là 14 BN (38,9%). Không có BN nào có<br /> biểu hiện hoại tử chi lan rộng phải mổ cắt<br /> cụt chi cấp cứu. Kết quả của chúng tôi<br /> phù hợp với Dương Văn Nghĩa nghiên<br /> cứu trên 64 BN thấy: 35 BN (54,7%) bị<br /> tổn thương cả hai chân, 29 BN (45,3%) bị<br /> <br /> * Phân loại giai đoạn lâm sàng theo<br /> Fontaine:<br /> <br /> tổn thương 1 chân [2]. Nguyễn Trung<br /> <br /> Giai đoạn I: 0 BN (0%); giai đoạn IIa:<br /> 1 BN (2,8%); giai đoạn IIb: 3 BN (8,3%);<br /> <br /> trong đó 30,6% ở chân trái, 44,4% ở chân<br /> <br /> Dũng: 75% BN có tổn thương 1 chân,<br /> phải và 25% ở cả hai chân [1].<br /> 139<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br /> <br /> Bảng 3: Đặc điểm về bắt mạch trên<br /> lâm sàng.<br /> Độ nảy của mạch<br /> <br /> Số lƣợng (n)<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> <br /> 0<br /> <br /> 11<br /> <br /> 30,6<br /> <br /> 1<br /> <br /> 25<br /> <br /> 69,4<br /> <br /> 2<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 3<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> Tất cả BN khi bắt mạch trên lâm sàng<br /> đều có biểu hiện không bắt được mạch<br /> hoặc mạch yếu.<br /> KẾT LUẬN<br /> - Thời gian phát hiện bệnh trung bình<br /> của nhóm nghiên cứu 1,22 ± 1,38 (năm).<br /> - Số lượng BN có BMI ≥ 23 cao hơn<br /> nhóm < 23 có ý nghĩa thống kê.<br /> - Hút thuốc là yếu tố nguy cơ chiếm tỷ<br /> lệ cao nhất (80,6%), đái tháo đường có tỷ<br /> lệ thấp nhất (22,2%).<br /> - Tất cả BN đều có biểu hiện ở giai<br /> đoạn IIa trở lên (IIa, IIb, III, IV). Trong đó<br /> giai đoạn IV (72,2%) chiếm tỷ lệ cao nhất,<br /> chiếm tỷ lệ thấp nhất là giai đoạn IIa (2,8%).<br /> - 61,1% BN có biểu hiện đau chỉ ở 1<br /> chân và ở cả 2 chân là 38,9%.<br /> - Trên lâm sàng, tất cả BN khi bắt<br /> mạch đều có biểu hiện không bắt được<br /> mạch hoặc mạch yếu (30,6% không bắt<br /> được mạch và 69,4% có mạch yếu).<br /> <br /> 140<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Nguyễn Trung Dũng. Nghiên cứu vai trò<br /> của phương pháp đo huyết áp tầng trong<br /> chẩn đoán bệnh ĐMNV chi dưới có đối chiếu<br /> với siêu âm Doppler và chụp mạch. Đại học Y<br /> Hà Nội. Luận văn Thạc sỹ Y học. 2009.<br /> 2. Dương Văn Nghĩa. Nghiên cứu đặc điểm<br /> lâm sàng, cận lâm sàng, tuổi động mạch ở<br /> BN bệnh ĐMNV chi dưới mạn tính. Học viện<br /> Quân y. Luận văn Bác sỹ Nội trú. 2014.<br /> 3. Hogh AT, Joensen J, Lindholt JS et al.<br /> C-reactive protein predicts future arterial and<br /> cardiovascular events in patients with<br /> symptomatic peripheral arterial disease. Vasc<br /> Endovascular Surg. 2008, 42 (4), pp.341-347.<br /> 4. Maca T, Mlekusch W, Doweik L et al.<br /> Influence and interaction of diabetes and<br /> lipoprotein (a) serum levels on mortality of<br /> patients with peripheral artery disease. Eur J<br /> Clin Invest. 2007, 37 (3), pp.180-186.<br /> 5. Selvin E, Erlinger TP. Prevalence and<br /> risk factors for peripheral arterial disease in<br /> the United States: results from the National<br /> Health and Nutrition Examination Survey.<br /> 1999 - 2000. Circulation. 2004, 110 (6),<br /> pp.738-743.<br /> 6. Vogel TR, Symons RG, Flum DR.<br /> A populationa-level analysis: the influence of<br /> hospital type on trends in use and outcomes<br /> of lower extremily angioplasty. Vasc Endovascular<br /> Surg. 2008, 42 (1), pp.12-18.<br /> 7. Appropriate body-mass index for Asian<br /> populations and its implications for polyci and<br /> intervention strategies. Lancet. 2004, 363 (9403),<br /> pp.167-163.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2