intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhân trường hợp một gia đình mang cùng loại đột biến mất đoạn của bệnh loạn dưỡng cơ duchenne

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

32
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung nghiên cứu với mục tiêu nhằm trình bày một gia đình với một trẻ nam 4 tuổi bị bệnh DMD và 6 thành viên nữ thuộc 3 thế hệ mang cùng một loại đột biến mất đoạn của gen dystrophin. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm rõ nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhân trường hợp một gia đình mang cùng loại đột biến mất đoạn của bệnh loạn dưỡng cơ duchenne

YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số4*2013<br /> <br /> NghiêncứuYhọc<br /> <br /> NHÂN TRƯỜNG HỢP MỘT GIA ĐÌNH MANG CÙNG LOẠI ĐỘT BIẾN<br /> MẤT ĐOẠN CỦA BỆNH LOẠN DƯỠNG CƠ DUCHENNE<br /> Đỗ Thị Thanh Thủy*, Trần Thụy Vân Ngọc **<br /> <br /> TÓMTẮT<br /> Mục tiêu: Trình bày một gia đình với một trẻ nam 4 tuổi bị bệnh DMD và 6 thành viên nữ thuộc 3 thế hệ<br /> mang cùng một loại đột biến mất đoạn của gen dystrophin.<br /> Phương pháp: Nghiên cứu phân tích gen Dystrophin của một trường hợp bệnh DMD và các thành viên nữ<br /> trong gia đình của bệnh nhân này bằng phương pháp MLPA.<br /> Kết quả: Bệnh nhân nam 4 tuổi bị bệnh DMD, được phát hiện có đột biến mất đoạn gen dystrophin tại exon<br /> 8 và 9. Đồng thời 6 thành viên nữ trong gia đình bệnh nhân, gồm: bà ngoại, mẹ bệnh nhân, 3 dì và 1 bé gái con dì<br /> cũng đều mang đột biến mất đoạn gen dystrophin tại các exon 8 và 9 tương tự như bệnh nhân<br /> Kết luận: Đây là một trường hợp hiếm gặp và kỹ thuật MLPA đã cho thấy những ưu điểm trong phát hiện<br /> đột biến mất đoạn trong gen dystrophin và phát hiện người nữ mang gen bệnh, giúp cho công tác tư vấn di<br /> truyền và là cơ sở cho chẩn đoán trước sinh ở thai phụ, nhằm giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội, góp phần<br /> nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.<br /> Từ khóa: Bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne (DMD), Kỹ thuật khuếch đại đa đoạn dò (MLPA), đoạn dò.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> PRESENTING A FAMILY CARRYING THE SAME DELETION MUTATIONS OF THE DYSTROPHIN<br /> GENE<br /> Đo Thi Thanh Thuy, Tran Thuy Van Ngoc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - No 4 - 2013: 213 - 217<br /> Background:Aim: Presenting a family with a 4-year-old male with DMD and 6 female members of 3<br /> generations carrying the same deletion mutations of the dystrophin gene<br /> Method: Analyze the dystrophin gene of the boy with DMD and the females in the family by MLPA<br /> method.<br /> Result: the 4 years old boy with DMD has deletion mutations in exon 8 and 9 of dystrophin gene and 6<br /> other female members in the patient’s family, including his grandmother, his mother, 3 aunts and 1 aunt’s girl<br /> also carry the same kinds of deletion mutation in the dystrophin gene as patient’s.<br /> Conclusion: This is rare case. MLPA technique has shown the advantages of detecting deletion mutations<br /> in the dystrophin gene and discovered the female dystrophin mutation carriers, supporting the work of genetic<br /> counseling and helping prenatal diagnostic for patient’s pregnancies, reducing the burden of families and society<br /> and contributing to improving the quality of life for people.<br /> Key words: Duchene Muscular Dystrophy (DMD), MLPA (Multiplex Ligation-dependent Probe<br /> Amplification), probe.<br /> trưng bởi tình trạng yếu cơ tiến triển tuần tiến.<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Trẻ mắc bệnh thường xuất hiện triệu chứng<br /> Bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne (Duchenne<br /> lâm sàng lúc 1 đến 3 tuổi, teo cơ là dấu hiệu<br /> Muscular Dystrophy – DMD) là bệnh lý thần<br /> thường gặp và giả phì đại cơ cẳng chân cũng<br /> kinh cơ thường gặp với tần suất mắc bệnh<br /> khá phổ biến, phần lớn trẻ mất khả năng đi lại<br /> khoảng 1/3500 trẻ trai sinh sống(4). Bệnh đặc<br /> * Đại học Y Dược TP. HCM<br /> <br /> ** Bệnh viện Đa khoa Bình Dương, Bình Dương<br /> <br /> Tác giả liên lạc: TS. Đỗ Thị Thanh Thủy<br /> <br /> ĐT: 0908487425<br /> <br /> 214<br /> <br /> Email: thuyprenatal@gmail.com<br /> <br /> YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số4*2013<br /> ở tuổi 12 và tử vong trước 25 tuổi vì suy hô<br /> hấp và tổn thương cơ tim(1,6). Đây là bệnh di<br /> truyền lặn liên kết với NST giới tính X. Trên lý<br /> thuyết thì người mẹ mang gen bệnh kết hôn<br /> với người chồng khỏe mạnh sẽ có khả năng<br /> truyền gen bệnh cho 50% số con trai và 50% số<br /> con gái của họ(1,2). Do đặc điểm di truyền nên<br /> bệnh chỉ gặp ở trẻ trai mà rất hiếm gặp ở trẻ<br /> gái. Trẻ trai chỉ cần nhận một gene bệnh từ mẹ<br /> là thể hiện bệnh, còn trẻ gái thì phải nhận cả 2<br /> gen bệnh từ bố và mẹ mới thể hiện bệnh, tuy<br /> vậy trẻ trai bị bệnh thường chết trước tuổi lập<br /> gia đình nên khả năng kết hôn và sinh con rất<br /> hiếm gặp. Như vậy nhìn chung là người nam<br /> mang gen đột biến thì biểu hiện bệnh, còn<br /> người nữ mang gen đột biến chỉ là người<br /> mang mầm bệnh. Vì thế, việc phân tích gen<br /> xác định đột biến sẽ giúp chẩn đoán bệnh sớm<br /> để có hướng điều trị sớm và tích cực nhằm<br /> giảm các biến chứng cho bệnh nhân, ngoài ra<br /> còn giúp phát hiện các thành viên nữ mang<br /> gen bệnh (bà ngoại, mẹ, chị em gái, dì) trong<br /> gia đình bệnh nhân, phân tích sơ đồ phả hệ,<br /> giúp ích cho công tác tư vấn di truyền và chẩn<br /> đoán trước sinh, nhằm giảm gánh nặng cho<br /> gia đình và xã hội.<br /> <br /> ĐỐITƯỢNG–PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br /> Đối tượng nghiên cứu<br /> Bệnh nhân và các thành viên nữ trong gia<br /> đình bệnh nhân.<br /> Thiết kế nghiên cứu<br /> Nghiên cứu mô tả cắt ngang.<br /> Địa điểm phân tích và lưu trữ mẫu<br /> Trung tâm Y sinh học phân tử - Đại học Y<br /> Dược TP HCM.<br /> Cách lấy mẫu<br /> Lấy 2 ml máu tĩnh mạch chống đông bằng<br /> EDTA. Mẫu được bảo quản ở 40C trước khi tách<br /> DNA và bảo quản ở -200C sau khi tách DNA.<br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> Máu toàn phần được ly trích DNA từ bạch<br /> cầu bằng phương pháp kết tủa và ly tâm qua cột<br /> với hóa chất QIAamp DNA blood Mini kit<br /> <br /> NghiêncứuYhọc<br /> (QIAGEN - Đức). Đo nồng độ và độ tinh sạch<br /> DNA ở bước sóng 260/280nm (máy của hãng<br /> Eppendorf), chỉ chấp nhận các mẫu có tỉ số mật<br /> độ quang trong khoảng 1,8 – 2,0. Tiến hành phản<br /> ứng MLPA với 4 giai đoạn gồm: biến tính DNA,<br /> lai hóa, nối 2 đoạn dò gắn tín hiệu huỳnh quang<br /> và khuếch đại các đoạn dò này. Sau đó phân<br /> tách sản phẩm sau khuếch đại trên hệ thống<br /> điện di mao quản GenomeLab GeXP và phân<br /> tích kết quả phát hiện đột biến nhờ phần mềm<br /> GeneMarker bản 1.6 (Softgenetics). Kết quả được<br /> hiển thị dưới dạng bảng và dạng biểu đồ sóng.<br /> Mỗi đỉnh tín hiệu (peak) là sản phẩm của một<br /> đoạn dò. Kích thước của mỗi đỉnh tín hiệu được<br /> xác định nhờ so sánh với thang kích thước chuẩn<br /> và mẫu đối chứng để tính ra tỉ lệ DQ (Dosage<br /> quotients). Chiều cao của đỉnh tín hiệu thay đổi<br /> cho thấy sự thay đổi số bản sao của đoạn DNA<br /> có trình tự bổ sung với đoạn dò(7).<br /> <br /> KẾT QUẢ<br /> Bệnh nhân nam 4 tuổi, với triệu chứng lâm<br /> sàng phì đại cẳng chân 2 bên và hơi khó khăn<br /> khi đi lên xuống cầu thang, nồng độ creatin<br /> kinase trong huyết thanh là 33.480 U/L. Chẩn<br /> đoán lâm sàng là bị bệnh loạn dưỡng cơ<br /> Duchenne.<br /> Bệnh nhân này được xét nghiệm phân tích<br /> gen bằng kỹ thuật MLPA tại Trung tâm Y sinh<br /> học phân tử - Đại học Y Dược TP Hồ Chí<br /> Minh, với kết quả là bị đột biến mất đoạn gen<br /> dystrophin tại exon 8 và 9. Kết quả từ hình 1<br /> cho thấy, không xuất hiện đỉnh tín hiệu của<br /> các đoạn dò tương ứng với exon 8 và 9 (DQ =<br /> 0), chứng tỏ bệnh nhân này bị mất đoạn gen<br /> đồng exon 8 và 9(8).<br /> Chúng tôi đã tiến hành phân tích gen của các<br /> thành viên nữ trong gia đình bệnh nhân, bao<br /> gồm: bà ngoại, mẹ bệnh nhân, 3 dì và 1 em gái<br /> con dì. Kết quả trình bày trong hình 2.<br /> Kết quả từ Bảng 1 cho thấy, đỉnh tín hiệu của<br /> các đoạn dò (probe) tương ứng với exon 8 và 9<br /> của các thành viên nữ trong gia đình bệnh nhân<br /> (bà ngoại, mẹ, dì 1, dì 2, dì 3 và con gái của dì 3)<br /> <br /> 215<br /> <br /> YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số4*2013<br /> <br /> NghiêncứuYhọc<br /> bằng khoảng ½ so với mẫu đối chứng nữ (DQ<br /> tương ứng trong khoảng 0,441 đến 0,598), chứng<br /> tỏ các thành viên nữ bị mất đoạn dị hợp tử ở<br /> exon 8 và 9.<br /> <br /> 8<br /> <br /> Theo Hwa H.L. (2007), khi đỉnh tín hiệu của<br /> exon bị đột biến ở người nữ bằng ½ so với<br /> chứng nữ thì người nữ xem như bị đột biến mất<br /> đoạn dị hợp tử(3).<br /> <br /> Mẫu của<br /> bệnh nhân<br /> <br /> 9<br /> <br /> Mẫu<br /> chứng<br /> <br /> Hình 1. Đột biến mất đoạn exon 8 và 9 của bệnh nhân<br /> <br /> Bà ngoại<br /> <br /> Người mẹ<br /> <br /> Dì thứ 1<br /> <br /> Dì thứ2<br /> <br /> Dì thứ 3<br /> Hình 2. Đột biến mất đoạn exon 8 và 9 của các thành viên khác<br /> <br /> 216<br /> <br /> Con dì thứ 3<br /> <br /> YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số4*2013<br /> <br /> NghiêncứuYhọc<br /> <br /> Bảng 1: Tín hiệu đoạn dò trong đột biến mất đoạn của các thành viên nữ trong gia đình bệnh nhân<br /> STT<br /> <br /> Probe<br /> Name<br /> <br /> Bin Size<br /> <br /> Bà ngoại<br /> <br /> Mẹ<br /> <br /> Theo Lai K.K. và cộng sự (2006), khi chiều<br /> cao đỉnh tín hiệu của người mẹ giảm từ 35 –<br /> 50% so với mẫu chứng nữ thì người mẹ này bị<br /> đột biến mất đoạn exon tương ứng với đỉnh tín<br /> hiệu đó(5).<br /> Khi phân tích phả hệ của gia đình, chúng tôi<br /> ghi nhận bệnh nhân này có 1 người cậu mắc<br /> bệnh DMD đã chết lúc 26 tuổi (được chẩn đoán<br /> tại Bệnh viện Trung ương Huế) và 1 người cậu<br /> 18 tuổi đang mắc bệnh DMD hiện không đi lại<br /> được (cũng được chẩn đoán tại Bệnh viện Trung<br /> ương Huế), vì hiện tại bệnh nhân này cũng<br /> <br /> Dì thứ 1<br /> <br /> Dì thứ 2<br /> <br /> Dì thứ 3<br /> <br /> Con Dì thứ 3<br /> <br /> không đi lại được nên chúng tôi không lấy được<br /> mẫu để làm xét nghiệm di truyền. Điều này<br /> chứng tỏ đã có yếu tố di truyền trong gia đình<br /> này (thể hiện qua sơ đồ 1).<br /> Như vậy, bà ngoại và mẹ của bệnh nhân là<br /> dị hợp tử bắt buộc và gen bệnh của con trai họ là<br /> do di truyền từ người mẹ, điều này hoàn toàn<br /> phù hợp khi phân tích gen của bà ngoại và mẹ<br /> bệnh nhân.<br /> Trong gia đình này còn có 1 thành viên nữ<br /> nhỏ tuổi nhất (9 tháng tuổi lúc tiến hành nghiên<br /> cứu, con của dì thứ 3) được phát hiện có mang<br /> <br /> 217<br /> <br /> YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số4*2013<br /> <br /> NghiêncứuYhọc<br /> gen đột biến mất đoạn trên gen dystrophin và<br /> mẹ của bé là dì thứ 3 của bệnh nhân trên cũng bị<br /> đột biến tương tự, như thế, bé gái này đã mang<br /> exon đột biến do thừa hưởng từ người mẹ.<br /> <br /> Sơ đồ 1:<br /> <br /> Ngoài ra, khi phân tích gen của 2 người dì còn<br /> lại cũng phát hiện đột biến mất đoạn trên exon 8<br /> và 9 tương tự của bệnh nhân và các thành viên<br /> nữ khác trong gia đình.<br /> <br /> Nam bình thường<br /> <br /> Nam đồng hợp tử<br /> <br /> Nữ bình thường<br /> <br /> ●Nữ dị hợp tử<br /> <br /> Nam đồng hợp tử đã chết<br /> <br /> Như vậy, trong gia đình bệnh nhân này thì<br /> tất cả 6 thành viên nữ đều là người mang gen<br /> bệnh, riêng đối với bà ngoại thì 100% các con<br /> hiện có của bà đều mang gen bệnh do bà truyền<br /> cho (gồm 2 trai và 4 gái).<br /> <br /> và phát hiện người nữ mang gen bệnh, giúp cho<br /> công tác tư vấn di truyền và là cơ sở cho chẩn<br /> đoán trước sinh ở thai phụ, nhằm giảm gánh<br /> nặng cho gia đình và xã hội, góp phần nâng cao<br /> chất lượng cuộc sống cho người dân.<br /> <br /> Bệnh DMD là bệnh di truyền lặn liên kết<br /> NST giới tính X mà không có allen tương ứng<br /> trên NST Y, trên lý thuyết thì người mẹ mang<br /> gen bệnh kết hôn với người chồng khỏe mạnh sẽ<br /> có khả năng truyền gen bệnh cho 50% số con trai<br /> và 50% số con gái của họ(1,9). Tuy nhiên, ở gia<br /> đình này thì 100% số con trai của bà ngoại bị<br /> bệnh và 100% số con gái của bà cũng mang gen<br /> dị hợp tử. Điều này cho thấy khả năng lan<br /> truyền gen bệnh của người mẹ mang gen dị hợp<br /> tử là khá cao và khá nhanh trong cộng đồng. Gia<br /> đình này rất cần được tư vấn di truyền một cách<br /> kỹ lưỡng và chi tiết, nhất là tư vấn về công tác<br /> chẩn đoán trước sinh khi các dì lập gia đình và<br /> có ý định sinh con (vì các dì còn trong lứa tuổi<br /> sinh sản) để tránh sinh ra những đứa trẻ tiếp tục<br /> bị bệnh hoặc mang gen bệnh, nhằm làm giảm<br /> gánh nặng cho gia đình và xã hội.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> 2.<br /> 3.<br /> <br /> 4.<br /> <br /> 5.<br /> <br /> 6.<br /> 7.<br /> <br /> 8.<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Đây là một trường hợp hiếm gặp và kỹ thuật<br /> MLPA đã cho thấy những ưu điểm trong phát<br /> hiện đột biến mất đoạn, lặp đoạn gen dystrophin<br /> <br /> 218<br /> <br /> 9.<br /> <br /> Emery AEH (2002), “The muscular dystrophies”, Lancet, 359,<br /> pp. 687 – 695.<br /> Harvey B.S. (1996), “Neuromuscular Disorders”, Nelson<br /> textbook of pediatrics, 15th edition, Vol 2, pp. 1746 – 1748.<br /> Hwa HL, Chang YY, Chen CH et al. (2007), “Multiplex<br /> Ligation-dependent Probe Amplification identification of<br /> deletions and duplications of the Duchenne muscular<br /> dystrophy gene in Taiwanese subjects”, J Formos Med Assoc,<br /> 106, pp. 339 – 346.<br /> Kneppers ALJ, Ginjaar IB, Bakker E (2004), “Duchenne and<br /> Becker muscular dystrophy”, Molecular diagnosis of genetic<br /> diseases, Humana Press, New Jersey,2nd edition, pp. 311 – 342.<br /> Lai KK., Lo I.F., Tong T.M. et al (2006), “Detecting exon<br /> deletions and duplications of the DMD gene using Multiplex<br /> Ligation-dependent Probe Amplification (MLPA)”, Clin<br /> Biochem, 39, pp. 367 – 372.<br /> Patterson V., Morrison O., Hicks E. (1991), “Mode of death in<br /> Duchenne muscular dystrophy”, Lancet, 337, pp. 801 – 802.<br /> Prior T.W. and Bridgeman S.J. (2005), “Experience and<br /> Strategy for the Molecular Testing of Duchenne Muscular<br /> Dystrophy”, Journal of Molecular Diagnostics, 7(3), pp. 317 –<br /> 326.<br /> Schwartz M. and Duo M. (2004), “Multiplex ligationdependent probe amplification is superior for detecting<br /> deletions/duplications in Duchenne muscular dystrophy”,<br /> Clin Genet., 67, pp. 189 – 191.<br /> Tạ Thành Văn (2011), “Bệnh loạn dưỡng cơ Duchene và<br /> Becker”, Bệnh học phân tử, Nhà xuất bản Y học, tr. 152 – 169.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2