intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ u tủy vùng ngực tại Bệnh viện Quân y 103

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

74
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của bài viết là nhận xét đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ u tủy vùng ngực. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả tiến cứu và hồi cứu có phân tích trên 32 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán u tuỷ ngực trong thời gian từ tháng 8 - 2012 đến tháng 4 - 2017 tại Khoa Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh viện Quân y 103.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ u tủy vùng ngực tại Bệnh viện Quân y 103

t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018<br /> <br /> NHẬN XÉT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH<br /> CỘNG HƯỞNG TỪ U TỦY VÙNG NGỰC<br /> TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103<br /> Nguyễn Văn Hưng*; Lê Khắc Tẩn**; Nguyễn Quang Huy*<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: nhận xét đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ u tủy vùng ngực. Đối tượng<br /> và phương pháp: nghiên cứu mô tả tiến cứu và hồi cứu có phân tích trên 32 bệnh nhân (BN)<br /> được chẩn đoán u tuỷ ngực trong thời gian từ tháng 8 - 2012 đến tháng 4 - 2017 tại Khoa Phẫu<br /> thuật Thần kinh, Bệnh viện Quân y 103. Có 17 BN nam, 15 BN nữ. Kết quả: đặc điểm lâm sàng<br /> đau khởi phát 81,3%, khi nhập viện là 100%, yếu một vài nhóm cơ đến liệt hoàn toàn hai chân<br /> 84,4%, tăng phản xạ 43,8%, phản xạ bệnh lý bó tháp gặp ít hơn (25%). Rối loạn cơ tròn kiểu<br /> tăng trương lực cơ thắt, rối loạn dinh dưỡng chủ yếu là teo cơ và phù 2 chi dưới do thiểu dưỡng.<br /> 100% BN được chụp cộng hưởng từ cho thấy trên T1W gặp nhiều giảm tín hiệu và đồng<br /> tín hiệu. Trên T2W chủ yếu là tăng tín hiệu. Khi tiêm đối quang từ thường ngấm thuốc mạnh.<br /> Giải phẫu bệnh: u rễ thần kinh 43,8%; u màng tủy 33,3%; u mỡ 14,29%; u nang dịch 9,4%.<br /> Kết luận: kết quả sớm sau phẫu thuật: tốt 84,3%; tử vong sau mổ 0%.<br /> * Từ khoá: U tuỷ vùng ngực; Đặc điểm lâm sàng.<br /> <br /> Remarks on some Clinical Characteristics, Magnetic Resonance<br /> Imagings of Thoracic Spinal Cord Tumors at 103 Military Hospital<br /> Summary<br /> Objectives: To give some remarks on clinical characteristics, MRI of thoracic spinal cord<br /> tumors. Subjects and methods: A retrospective, analytical and descriptive study on 32 cases of<br /> thoracic spinal cord tumors who were operated in Neurosurgical Department, 103 Military<br /> Hospital from August 2012 to April 2017. There were 17 males and 15 females. Results: The clinical<br /> characteristics accounted for 81.3% at the onset and 100% at hospital admission. Weak in<br /> several muscle groups to full paralysis of the legs (84.4%), reflex hyperreflexia (43.8%),<br /> pathological reflex towers bundle was less common (25%). Musculoskeletal dysplasia,<br /> nutritional disorder, mainly amyotrophic and edema of the lower limbs. 100% of all patients were<br /> taken MRI for diagnosis. On T1W, there were mainly hypointense and isointense whereas<br /> on T2W, hyperintense was prevalent. When the GADO injection was done, drug absorbed strongly.<br /> Pathological results were: neurinoma 43.8%; meningioma 33.3%; lipoma 14.29%; kyst tumor 9.4%.<br /> Conclusion: Postoperative early results: Good 84.3%; death: 0%.<br /> * Keywords: Thoracic spinal cord tumor; Clinical characteristic]s.<br /> * Bệnh viện Quân y 103<br /> ** Bệnh viện Quân y 109<br /> Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Văn Hưng (hungpttk103@gmail.com)<br /> Ngày nhận bài: 26/09/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 17/03/2018<br /> Ngày bài báo được đăng: 04/04/2018<br /> <br /> 119<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> U tủy ngực là tổ chức bất thường vùng<br /> ngực, đè ép vào tủy sống, rễ thần kinh,<br /> mạch máu trong ống sống. Đặc điểm ống<br /> sống đoạn tủy ngực tương đối hẹp, khác<br /> với vùng thắt lưng và vùng cổ. Mặt khác,<br /> động mạch chi phối cho tủy vùng ngực<br /> kém phong phú, ít nguồn nuôi. Do vậy,<br /> khi có u vùng tủy ngực, về mặt lâm sàng<br /> thường có biểu hiện sớm và diễn biến<br /> rầm rộ, dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh<br /> lý nội khoa của tủy sống. Việc chẩn đoán<br /> sớm u tủy ngực gặp nhiều khó khăn do<br /> BN đến khám muộn, không được các bác<br /> sỹ chuyên khoa khám từ đầu. Khi đến<br /> khám, BN thường có thiếu hụt thần kinh,<br /> u có kích thước lớn, do đó làm giảm kết<br /> quả điều trị và để lại di chứng ảnh hưởng<br /> đến chất lượng cuộc sống. Nghiên cứu<br /> này nhằm: Đưa ra đặc điểm lâm sàng,<br /> phương pháp chẩn đoán hình ảnh u tủy<br /> vùng ngực nhằm phát hiện sớm và có chỉ<br /> định điều trị kịp thời.<br /> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tượng nghiên cứu.<br /> 32 BN được chẩn đoán và điều trị vi<br /> phẫu thuật u tủy ngực tại Khoa Phẫu<br /> thuật Thần kinh, Bệnh viện Quân y 103 từ<br /> tháng 08 - 2012 đến 04 - 2017.<br /> * Tiêu chuẩn lựa chọn BN:<br /> Tất cả BN được chọn có chẩn đoán<br /> xác định là u tủy sống đoạn ngực bằng<br /> lâm sàng và cộng hưởng từ, được điều trị<br /> vi phẫu thuật; có đầy đủ hồ sơ bệnh án;<br /> có kết quả giải phẫu bệnh lý cụ thể; được<br /> khám, chẩn đoán, theo dõi theo quy trình<br /> nghiên cứu.<br /> 120<br /> <br /> * Tiêu chuẩn loại trừ: BN có u nhưng<br /> không mổ ở Bệnh viện Quân y 103; có mổ<br /> nhưng mất hồ sơ, phim ảnh, không có kết<br /> quả mô bệnh học.<br /> 2. Phương pháp nghiên cứu.<br /> Phân tích mô tả tiến cứu và hồi cứu.<br /> * Nội dung nghiên cứu:<br /> - Đặc điểm lâm sàng:<br /> + Triệu chứng cơ năng: đau: khởi phát,<br /> đau theo dải rễ thần kinh…; dị cảm: BN<br /> có cảm giác bất thường (tê bì, kiến bò..);<br /> yếu mỏi chân: vận động khó khăn, chóng<br /> mỏi; rối loạn đại tiểu tiện, teo cơ.<br /> + Triệu chứng thực thể: rối loạn cảm<br /> giác: giảm, tăng, mất cảm giác; rối loạn<br /> vận động: mức độ liệt (trung ương, ngoại<br /> vi); rối loạn phản xạ: tăng, giảm, mất phản<br /> xạ gân xương; phản xạ bệnh lý bó tháp,<br /> phản xạ tự động tuỷ…; rối loạn cơ tròn:<br /> bí tiểu, tiểu tiện không tự chủ; rối loạn<br /> dinh dưỡng: da khô hoặc ra mồ hôi nhiều,<br /> thay đổi màu sắc…; dấu hiệu Razdonsky<br /> (gõ gai sau đau chói).<br /> - Hội chứng Brown-Séquard:<br /> + Bên có u tuỷ: liệt kiểu trung ương<br /> nhưng còn cảm giác đau.<br /> + Bên đối diện: mất cảm giác đau nhưng<br /> không liệt.<br /> Dựa vào triệu chứng lâm sàng, chia<br /> làm 3 giai đoạn: giai đoạn kích thích rễ,<br /> giai đoạn liệt không hoàn toàn, giai đoạn<br /> liệt hoàn toàn.<br /> - Cận lâm sàng:<br /> + Chụp X quang cột sống thường:<br /> . Tư thế thẳng, nghiêng, chếch 3/4.<br /> . Ống sống giãn rộng, chân khớp thay<br /> đổi, nếu u đồng hồ cát thấy lỗ ghép rộng<br /> hoặc lõm…; các bệnh lý cột sống.<br /> <br /> t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018<br /> + Chụp cộng hưởng từ: tín hiệu của<br /> khối u trên T1W, T2W; liên quan với các<br /> tổ chức xung quanh; mức độ ngấm thuốc<br /> đối quang từ (Gadolium) mạnh, yếu hay<br /> không ngấm thuốc; tổn thương phối hợp:<br /> phù tuỷ, rỗng tuỷ.<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br /> BÀN LUẬN<br /> 1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên<br /> cứu.<br /> Lứa tuổi mắc bệnh chủ yếu từ 30 59 (71,8%). Tuổi trung bình 47,86 ± 12,61,<br /> thấp nhất 16 tuổi, cao nhất 79 tuổi, phù hợp<br /> với kết quả nghiên cứu của Đỗ Khắc Hậu<br /> (2016) [2]: tuổi hay gặp từ 20 - 59<br /> (74,29%); Nguyễn Hùng Minh (1994) [3]:<br /> tuổi hay gặp từ 20 - 50 (64,47%). Theo<br /> Kyung-Won Song và CS (2009), tuổi trung<br /> bình 42,6, thấp nhất 19 tuổi, cao nhất<br /> 76 tuổi.<br /> U tủy thường gặp ở lứa tuổi trưởng<br /> thành, do đó việc chẩn đoán và chỉ định<br /> mổ sớm có vai trò quan trọng trong việc<br /> hồi phục sức lao động, giảm chi phí kinh<br /> tế và gánh nặng cho gia đình và xã hội.<br /> Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ<br /> nam/nữ: 1,13. Về giới tính, không có sự<br /> khác biệt giữa các nghiên cứu trong và<br /> ngoài nước.<br /> 2. Thời gian phát hiện bệnh.<br /> Bảng 1: Thời gian phát hiện bệnh (n = 32).<br /> Thời gian phát hiện<br /> <br /> Số BN<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> <br /> ≤ 6 tháng<br /> <br /> 15<br /> <br /> 46,9<br /> <br /> 7 - 12 tháng<br /> <br /> 5<br /> <br /> 15,6<br /> <br /> > 12 tháng<br /> <br /> 12<br /> <br /> 37,5<br /> <br /> 32<br /> <br /> 100<br /> <br /> Tổng (n)<br /> <br /> Trong nghiên cứu của chúng tôi, 34,3% BN<br /> nhập viện sau 12 tháng, 65,7% BN nhập<br /> viện trước 12 tháng, trong đó < 6 tháng là<br /> 48,6%. Chẩn đoán và điều trị sớm có vai<br /> trò hết sức quan trọng trong phục hồi<br /> chức năng. Ngày nay, cùng với sự phát<br /> triển của khoa học kỹ thuật, trong đó chẩn<br /> đoán hình ảnh và nhiều phương tiện khác<br /> giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời u<br /> tủy ngực. Trong nghiên cứu này, thời gian<br /> mắc bệnh ngắn nhất 1 tuần và thời gian<br /> mắc bệnh dài nhất 3 năm.<br /> 3. Triệu chứng lâm sàng đầu tiên.<br /> Bảng 2: Triệu chứng xuất hiện đầu tiên<br /> (n = 32).<br /> Triệu chứng<br /> <br /> Số BN<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> <br /> Đau<br /> <br /> 26<br /> <br /> 81,3<br /> <br /> Tê bì<br /> <br /> 4<br /> <br /> 12,5<br /> <br /> Yếu chi<br /> <br /> 2<br /> <br /> 6,3<br /> <br /> 32<br /> <br /> 100<br /> <br /> Tổng (n)<br /> <br /> Triệu chứng đầu tiên BN thường phàn<br /> nàn đó là đau, biểu hiện đau rất đa dạng,<br /> BN có thể đau khu trú tại cột sống ngực<br /> hoặc đau lan theo rễ thần kinh như đau<br /> dây thần kinh liên sườn, đau kiểu đánh đai.<br /> Đau thường tăng dần và không đáp<br /> ứng với thuốc giảm đau, khi được nghỉ<br /> ngơi đau cũng không đỡ. Theo Jadvyga,<br /> triệu chứng đầu tiên của u tế bào Schwann<br /> là đau và thường biểu hiện sớm hơn các<br /> triệu chứng khác [7, 9, 10]. Bác sỹ cần<br /> chú ý đến các triệu chứng mà BN phàn<br /> nàn, khi điều trị nội khoa 2 tháng không<br /> có kết quả, nên khuyên BN đến bác sỹ<br /> phẫu thuật thần kinh.<br /> 121<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018<br /> Triệu chứng phổ biến thứ 2 là tê bì.<br /> Thông thường, BN có tê bì theo khoanh<br /> đoạn hoặc theo dải thần kinh do các rễ<br /> chi phối. Yếu chi gặp 6,3%, triệu chứng<br /> này thường xuất hiện muộn khi có đè<br /> ép tủy, yếu chi chỉ xuất hiện sớm khi u<br /> nằm phía trước chèn ép trực tiếp vào rễ<br /> vận động. Klekamp và Samii M (2007)<br /> gặp triệu chứng đau xuất hiện đầu tiên ở<br /> 51% BN, tiếp đến là rối loạn về dáng đi<br /> (18%), yếu chi (12%), rối loạn cảm giác<br /> (8%) và rối loạn cơ vòng (2%).<br /> 4. Triệu chứng lâm sàng.<br /> - Triệu chứng đau: gặp ở tất cả BN<br /> (100%). Có 2 kiểu đau là đau theo rễ thần<br /> kinh và đau nhức sâu trong cơ. Triệu<br /> chứng đau gặp ở tất cả BN tại thời điểm<br /> trước phẫu thuật, BN thường biểu hiện<br /> đau kiểu rễ thần kinh (đau kiểu đánh đai)<br /> hoặc đau khu trú tại chỗ, đau nhức mỏi<br /> trong cơ. Điều này được giải thích là do u<br /> rễ thần kinh xuất phát từ các rễ thần kinh,<br /> đè ép trực tiếp vào rễ gây ra đau lan dọc<br /> theo rễ, với u tủy vùng ngực, do số lượng<br /> u rễ thần kinh chiếm đa số, do đó, kiểu<br /> đau rễ chiếm ưu thế. Đau theo dây thần<br /> kinh liên sườn, đôi khi gây ra đau thắt<br /> như đau nội tạng hay nhầm với đau ruột<br /> thừa hoặc đau do viêm túi mật. Đau có<br /> đặc điểm tăng dần theo thời gian do u<br /> phát triển to dần về mặt kích thước, đau<br /> tăng lên khi ho hắt hơi hoặc dặn khi đi<br /> ngoài, khi tăng áp lực trong ổ bụng hoặc<br /> lồng ngực, đau không giảm đi khi nằm<br /> nghỉ và dùng thuốc giảm đau. Đây là đặc<br /> điểm để phân biệt với các nguyên nhân<br /> gây đau do thoái hóa cột sống và thoát vị<br /> 122<br /> <br /> đĩa đệm, thường khi BN được nằm nghỉ<br /> và dùng thuốc giảm đau thì đau sẽ<br /> giảm nhanh.<br /> - Rối loạn cảm giác:<br /> Bảng 3: Rối loạn cảm giác (n = 32).<br /> Triệu chứng cảm giác<br /> <br /> Số BN<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> <br /> Không có rối loạn<br /> <br /> 11<br /> <br /> 34,4<br /> <br /> Giảm cảm giác<br /> <br /> 20<br /> <br /> 62,5<br /> <br /> Tăng cảm<br /> <br /> 1<br /> <br /> 3,1<br /> <br /> Dị cảm<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 32<br /> <br /> 100<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> Rối loạn cảm giác do u đè ép vào các<br /> bó tủy đồi thị bên gây nên, lúc đầu các rối<br /> loạn có thể chỉ biểu hiện tê bì, dị cảm<br /> hoặc giảm cảm giác đau theo rễ thần<br /> kinh, nặng hơn có thể mất cảm giác đau<br /> từ chỗ tủy tổn thương trở xuống.<br /> Trong nghiên cứu này, rối loạn cảm<br /> giác gặp ở 65,6% trường hợp, trong đó<br /> chủ yếu là giảm cảm giác. BN thường<br /> có biểu hiện tê bì giảm cảm giác theo<br /> khoanh đoạn tủy hoặc theo vùng rễ thần<br /> kinh chi phối. Theo McComick P.C, rối loạn<br /> cảm giác theo khoanh đoạn hiếm khi gặp<br /> dị cảm, được mô tả đau âm ỉ như kiến bò<br /> hoặc đau mạnh như dao đâm, có thể xảy<br /> ra thường xuyên hoặc ngắt quãng, thường<br /> tiến triển nặng dần lên. Điều này phù hợp<br /> với nhận xét của Vũ Hồng Phong (2001)<br /> [4], Nguyễn Thành Bắc (2004) [1]. Vị trí<br /> rối loạn cảm giác phản ánh khá trung<br /> thành vị trí tổn thương tủy, rễ do u gây ra,<br /> do đó dựa vào tính chất đau cũng như<br /> vùng rối loạn cảm giác giúp bác sỹ định<br /> hướng chẩn đoán, cũng như định khu vị<br /> <br /> t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018<br /> trí tổn thương, đưa ra chỉ định chụp cộng<br /> hưởng từ giúp chẩn đoán sớm bệnh lý<br /> u tủy.<br /> - Rối loạn vận động:<br /> Đa số u tủy là lành tính, tiến triển<br /> chậm, khi u to dần gây chèn ép tủy - rễ<br /> gây rối loạn vận động từ từ, tăng dần với<br /> mức độ nhẹ như yếu một vài nhóm cơ,<br /> nặng hơn có thể liệt hoàn toàn chi từ chỗ<br /> tủy tổn thương trở xuống, thường biểu<br /> hiện từ một rồi hai chi với đặc điểm là liệt<br /> tăng dần [12].<br /> BN được phẫu thuật chủ yếu ở giai<br /> đoạn liệt không hoàn toàn (27/32 BN =<br /> 82,9%). Tất cả BN đều có biểu hiện lâm<br /> sàng điển hình là liệt tăng dần, cho thấy<br /> chèn ép tăng dần của khối u, mất bù trừ<br /> cùa ống sống, thoái hóa các bó tủy và rễ<br /> thần kinh. Nhận xét này phù hợp với các<br /> tác giả khác [7, 8, 11]. Julian R.I (1987),<br /> Pothe H (1983) cho rằng BN đến viện ở<br /> giai đoạn liệt, các triệu chứng rõ ràng,<br /> nhưng kết quả hồi phục sau phẫu thuật<br /> không cao.<br /> - Triệu chứng phản xạ:<br /> Rối loạn phản xạ gân xương ở giai<br /> đoạn này phản ánh quá trình chèn ép tủy<br /> và rễ đã lớn, ức chế vỏ não (qua bó dẫn<br /> truyền tháp) với tủy bị tổn thương. Phản<br /> xạ gân xương tăng ở đa số BN (43,8%),<br /> đây là những BN có u đoạn ngực cao.<br /> Giảm phản xạ gân xương gặp 5/32 BN<br /> (15,6%) chủ yếu ở đoạn ngực thấp u rễ<br /> thần kinh, không có trường hợp nào mất<br /> phản xạ, kết quả này phù hợp với nghiên<br /> cứu của Đỗ Khắc Hậu (2016) [2], là do<br /> khối u ở vùng ngực chèn ép tủy gây tổn<br /> thương đường dẫn truyền bó tháp gây<br /> các triệu chứng liệt trung ương. 8 BN (25%)<br /> <br /> có phản xạ bệnh lý bó tháp, đều là những<br /> BN bị liệt trung ương, 4/32 BN (11,4%) có<br /> dấu hiệu tự động tủy với biểu hiện tăng<br /> phản xạ gân xương cao độ, gặp ở BN có<br /> tổn thương tủy nặng nề.<br /> - Triệu chứng cơ vòng và rối loạn dinh<br /> dưỡng:<br /> Rối loạn cơ tròn là triệu chứng đến<br /> sau, chúng tôi gặp 08/32 BN (25%) đều bị<br /> rối loạn cơ tròn kiểu trung ương (bí tiểu,<br /> đại tiện khó), rối loạn dinh dưỡng có<br /> 10/32 BN (31,2%) với biểu hiện teo cơ và<br /> phù 2 chi dưới do thiểu dưỡng.<br /> 4. Hình ảnh cộng hưởng từ.<br /> Hình ảnh T1W không tiêm cản quang<br /> và có tiêm cản quang giúp xác định chính<br /> xác vị trí của u cũng như mối liên quan<br /> của nó với tủy sống cũng như các cấu<br /> trúc xung quanh. Trên T2W màng cứng,<br /> hình ảnh là một đường tối, điều này dễ<br /> dàng phân biệt với u thường tăng tín hiệu<br /> trên hình ảnh T2W. Trên T1W, lớp mỡ<br /> ngoài màng cứng là hình tăng tín hiệu,<br /> giúp phân biệt u nằm ngoài màng cứng<br /> hay dưới màng cứng. U vỏ dây thần kinh,<br /> u màng tủy và u màng ống nội tủy có<br /> chiều hướng tăng tín hiệu sau tiêm cản<br /> quang, u màng tủy hầu hết ngấm cản<br /> quang đồng nhất, u màng tủy điển có dấu<br /> hiệu đuôi màng cứng. Mặt phẳng đứng<br /> ngang (coronal) là mặt phẳng có hình ảnh<br /> tổt nhất để phát hiện dấu hiệu đuôi màng<br /> cứng [9]. Trong nghiên cứu của chúng tôi,<br /> dấu hiệu đuôi màng cứng gặp 3/10 BN<br /> (30%). De Verdelhan (2005) nghiên cứu<br /> hình ảnh cộng hưởng từ của u tế bào<br /> Schwann và u màng tủy thấy trên T1W<br /> không có sự khác biệt đáng kể về cường<br /> độ tín hiệu cũng như mức độ đồng nhất.<br /> 123<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2