intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhu cầu kế hoạch hóa gia đình không được đáp ứng và không sử dụng tránh thai ở Việt Nam - Phạm Bích San

Chia sẻ: Huynh Thi Thuy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

58
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Nhu cầu kế hoạch hóa gia đình không được đáp ứng và không sử dụng tránh thai ở Việt Nam" trình bày kết quả nghiên cứu về nhu cầu, tình hình thực hiện kế hoạch hóa gia đình không được đáp ứng và không sử dụng tránh thai ở Việt Nam. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn chuyên ngành Xã hội học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhu cầu kế hoạch hóa gia đình không được đáp ứng và không sử dụng tránh thai ở Việt Nam - Phạm Bích San

Xã hội học số 3 (55), 1996 19<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Nhu cầu kế hoạch hóa gia đình không được đáp ứng<br /> và không sử dụng tránh thai ở Việt Nam<br /> <br /> <br /> <br /> PHẠM BÍCH SAN<br /> <br /> Mức sinh ở Việt Nam, cũng như trào lưu chung trên thế giới, đang từ từ đi xuống. Đối với nhiều người, nhất<br /> là những học giả nước ngoài, sự suy giảm đó là đáng khích lệ. Đối với các cơ quan nhà nước Việt Nam sự đi<br /> xuống đó hãy còn chậm và mang đầy sự nguy hiểm cho tương lai phát triển của đất nước. Đã có khá nhiều cuộc<br /> nghiên cứu ở Việt Nam trong thời gian một vài năm trở lại đây tập trung vào vấn đề này, nhưng các kết quả còn<br /> có phần chưa nhất quán. Bài này trình bày kết quả nghiên cứu về nhu cầu không được đáp ứng đối với kế hoạch<br /> hóa gia đình (KHHGĐ) được triển khai ở Việt Nam.<br /> <br /> I. Hiện trạng và vấn đề<br /> <br /> Một loạt các cuộc nghiên cứu thời gian qua đã cung cấp một khối lượng phong phú để phân tích về tình hình<br /> thực hiện KHHGĐ ở Việt Nam. Mặc dù chất lượng của số liệu là một vấn đề còn cần được đề cập tới, nhất là<br /> khi quá trình điều chỉnh số liệu được tiến hành không phải lúc nào cũng tuân theo được những quy tắc khoa học<br /> chặt chẽ, nhưng những số liệu này đã cho thấy nổi lên rõ rệt các đường nét của chương trình dân số và KHHGĐ<br /> đang được tiến hành tại nơi đây.<br /> <br /> Từ góc độ tỷ lệ sử dụng chung có thể thấy rằng có sự tăng gia nhất định trong tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh<br /> đẻ sử dụng các biện pháp KHHGĐ. Tuy nhiên, điểm nổi bật đầu tiên cần phải ghi nhận là tỷ lệ những người sử<br /> dụng các biện pháp truyền thống là cao. Hơn thế, không quan sát thấy xu hướng suy giảm trong tỷ lệ này mà,<br /> trái lại. lại có chiều hướng gia tăng mạnh mẽ: chúng xấp xỉ 5% nếu so sánh các cấp nghiên cứu cùng loại với<br /> nhau, tức là DH/88 với ICDS/94 và PDFP/93 với PDFP/95. Điều này xảy ra trong khi hiệu quả của các biện<br /> pháp truyền thống là rất thấp và chương trình dân số và KHHGĐ Việt Nam đã cố gắng rất nhiều để đưa các biện<br /> pháp hiên đại vào.<br /> <br /> Điểm nổi bật thứ hai cần ghi nhận là có sự mất cân đối trầm trọng trong cơ cấu sử dụng các biện pháp tránh<br /> thai. Chủ yếu ở Việt Nam chương trình dân số KHHGĐ sử dụng Vòng tránh thai là biện pháp chính. Các biện<br /> pháp hiện đại khác ít được sử dụng. Nỗ lực trong những năm vừa qua có cải thiện đôi chút cơ cấu trên nhưng sự<br /> biến chuyển chưa lớn. Ước tính hiện nay vẫn có trên 60% số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ hiện đang sử dụng các<br /> biện pháp tránh thai sử dụng biện pháp vòng. Sự mất cân đối này được thể hiên rất mạnh ở miền Bắc Việt Nam,<br /> tới trên 80.4% vào năm 1988 và 78.1% vào năm 1993 trong khi các con số tương ứng ở miền Nam Việt Nam là<br /> 36.9% và 42.6%. Và điều này cũng xảy ra bất chấp các nhận thức của các nhà quản lý cũng như phương hướng<br /> đã đề ra là đa dạng hóa các biện pháp tránh thai.<br /> <br /> Trong khi đó, việc phân tích các số liệu của cuộc nghiên cứu DHS/88 cho thấy năm<br /> <br /> <br /> Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br /> 20 Nhu cầu kế hoạch hóa gia đình ...<br /> <br /> <br /> Bảng 1: Tỷ lệ thực hiện KHHGĐ của phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ ở Việt Nam: tính chung các<br /> biện pháp và tỷ lệ phân bố của từng biện pháp<br /> <br /> <br /> Cuộc điều tra DSH/88 PDFP/93 ICDS/94 PDFP/95<br /> Tất cả các biện pháp 53.10 49.37 64.97 63.8<br /> Hiện đại 37.65 37.04 43.77 49.16<br /> Truyền thông 15.45 12.33 21.20 14.64<br /> Trong đó<br /> Vòng 62.32 62.45 51.22 57.9<br /> Thuốc uống 0.77 3.51 3.12 3.76<br /> Thuốc tiêm 0.4 0.29 0.42<br /> Máng/kem 0.04 0.12 0.08<br /> Bao cao su 2.18 2.68 6.2 7.04<br /> Đình sản nam 0.58 0.36 0.29 0.71<br /> Đình sản nữ 5.02 5.64 6.03 6.39<br /> Tính vòng kinh 15.72 15.83 15.07 21.47<br /> Xuất tinh ngoài 13.75 6.85 17.25 21.47<br /> Biện pháp khác 0.62 2.24 0.31 1.58<br /> Mức sinh<br /> CBR na 30.40 25.4 22.3<br /> TFR 4.0 3.73 3.1 na<br /> Nguồn DSH/88<br /> PDFP/93<br /> ICDS/94<br /> PDFP/95<br /> <br /> <br /> đó có 29% phụ nữ có chồng, có khả năng sinh để, không muốn có con nhưng không sử dụng các biện pháp<br /> tránh thai hiện đại. Kết quả Điều tra dân số giữa kỳ cho thấy có khoảng 31.7% số phụ nữ trong độ tuổi sinh đê<br /> có nhu cầu về các biện pháp tránh thai có hiệu quả. Vấn đề đặt ra là tại sao lại tồn tại nhu cầu không được đáp<br /> ứng đó ở phụ nữ Việt Nam?<br /> II. Phương pháp luận<br /> Cuộc nghiên cứu được tiến hành đồng thời tại hai khu vực Bắc và Nam Việt nam ở vùng phụ cận hai thành<br /> phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tại mỗi khu vực lựa chọn ba điểm: nông thôn xa, quãng chừng 25<br /> km, nông thôn gần, quãng chừng 20 tìm và một điểm đô thị của thành phố. Với tổng số tính 48 hộ gia đình chia<br /> cho mỗi một khu vực 24 hộ và tại mỗi điểm nghiên cứu 8 hộ, tổng cộng có 96 cá nhân, chồng và vợ, được<br /> phỏng vấn sâu. Những người được lựa chọn theo dự đỉnh ban đầu là có ba con không muốn có con nữa và hiện<br /> không sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại. Những do rất khó tuyển lựa những người có ba con trở lên,<br /> không sử đụng biện các pháp hiện đại, nhất là ở các khu vực đô thị, nên sau đó việc phỏng vấn có mở rộng ra tới<br /> cả một số đối tượng có hai con. Tại mỗi điểm nghiên cứu một cuộc phỏng vấn nhóm tập trung được triển khai<br /> nhằm tìm hiểu<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br /> Phạm Bịch San 21<br /> <br /> <br /> cặn kẽ hơn những gì có thể không thu được trong những cuộc phỏng vấn sâu. Việc phỏng vấn sâu cũng như<br /> phỏng vấn nhóm tập trung đề cập tới những gì họ biết về các biện pháp tránh thai, về chương trình dân số của<br /> nhà nước, về việc tại sao họ lại không sử dụng các biện pháp tránh thai có hiệu quả, về giá trị của con cái và nhu<br /> cầu có con, về sức ép của cộng đồng đối với việc có con cũng như việc sử dụng các biện pháp KHHGĐ. Những<br /> yếu tố này được nhìn nhận trong tương quan với hàng loạt biến số độc lập khác như nơi ở (đô thị, nông thôn<br /> gần, nông thôn xa), giới tính, tình trạng kính tế gia đình, học vấn cùng nhiều yếu tố khác những khi có thể.<br /> <br /> III. Mong muốn có con<br /> <br /> Là một xã hội đang phát triển, các giá trị và chuẩn mực truyền thống chi phối mạnh mẽ việc có con. Quan<br /> niệm trời sinh voi, trời sinh cỏ, nhiều con hơn nhiều của vốn tồn tại từ lâu đời là điều gần như ai cũng biết. Cùng<br /> với sự biến đổi của xã hội Việt Nam trong khoảng hai mươi năm qua, những giá trị và chuẩn mực nay cũng<br /> đang dần dần thay đổi hướng về một tư duy hợp lý hơn đối với việc có con. Tuy nhiên, quá trình đó lâu dài và<br /> vẫn còn tồn tại một sự khác biệt khá lớn giữa những khu vực khác nhau của đất nước đối với nguyện vọng này.<br /> Tâm niệm đó được thể hiện hùng hồn như sau.<br /> <br /> "Có của mà không có con cũng vất đi" (người 01, nữ, Kim Sơn)<br /> <br /> Người Việt Nam nhìn nhận đứa con với nhiều giá trị khác nhau. Những giá trị đó bắt đầu là một niềm tin<br /> khó giải tích về sự cần thiết phải có người nối dõi tông đường. Thoạt nhìn bề ngoài, dường như đây không phải<br /> là điều quan trọng gì lắm. Trong phát biểu của đa số những người được hỏi có thể thấy rằng họ nắm được những<br /> đường nét của chính sách dân số nên ai cũng phát biểu hệt như chính sách chính thức của nhà nước, dù đó là nơi<br /> hẻo lánh hay chốn thị thành. Hai con, và có trai có gái. Và có lẽ cũng vì vậy mà những thước đo về thái độ của<br /> người dân luôn luôn có sự sai lạc so với thực tế.<br /> <br /> "Ý thích của chị là một trai và một gái là đẹp nhất" (Người 22, nữ, Sơn Tây)<br /> <br /> “Em thích có hai con, một trai một gái, con nào cũng thế” (Người 03, nữ, Dương Quang)<br /> <br /> “Theo sở thích của tôi muốn có hai cháu (một trai và một gái)" (Người 09, nam, Kim Sơn)<br /> <br /> Nhưng chỉ rất nhanh chóng sau đó những người được phỏng vấn cho thấy họ cũng nhất quán trong việc thấy<br /> cần thiết phải có người nối dõi tông đường, mặc dù sự cần thiết này phần nhiều được rào đón bằng việc "các cụ<br /> nhà em muốn thế”. Và các cụ này bao giờ cũng là các cụ bên chồng chứ rất ít khi, cả nam lẫn nữ, viện ra "các cụ<br /> bên vợ". Phụ nữ quán triệt rất rõ chức mạng và vai trò này của mình, là người cung cấp kẻ nối dõi cho gia đình<br /> nhà chồng, trong khi nam giới đôi khi có sự dễ dãi hơn, nhưng cũng dằn vặt không kém. Quan niệm này rất phổ<br /> quát trong toàn bộ những người được hỏi, dù ở bất cứ khu vực nào, nông thôn hẻo lánh hay đô thị đã bắt đầu<br /> tràn ngập những giá trị mới.<br /> <br /> Sức mạnh của mong muốn này rất lớn, thậm chí nó được biểu đạt ra trong tư thế rất đối lập với các định chế<br /> do các cấp chính quyền địa phương đặt ra để trừng phạt việc có qua hai con so với mục tiêu đề ra của nhà nước.<br /> Ở đô thi, với trình độ phát triển cao hơn người ta chấp nhận điều này cũng như ở nông thôn, nơi có sự quản lý<br /> chặt chẽ của chính quyền cũng như người dân có thói quen tuân thủ hơn người ta vấn đề khi chưa có con trai.<br /> Nếu đặt việc này trong tỉnh huống khi nông dân, thu nhập của người lao động có thể chỉ là 2000 đ/ngày thì mới<br /> thấy hết sự to lớn của khoản tiền phạt 200.000 đến 300.000 đồng cho một lần đẻ con ngoài kế hoạch cùng với<br /> những khó khăn khi nhận phần đất chia sau này.<br /> <br /> <br /> Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br /> 22 Nhu cầu kế hoạch hóa gia đình ...<br /> <br /> <br /> "Người khác thì tôi không biết nhưng tôi thì nhất khoát là phải có một con trai, nếu chưa có thì dù phải phạt<br /> tôi cũng đẻ. Nhiều khi nghĩ có con trai phải lo liệu dạy dỗ mệt hơn con gái nhưng việc phải có nên vẫn muốn có<br /> con trai thì hơn" (Người 17, nam, Sơn Tây)<br /> "Có một số gia đình vẫn đẻ thêm mặc dù bị phạt vì họ cần con trai hoặc có con trai rồi nhưng lại muốn con<br /> gái" (Người 06, nam, Kim Sơn)<br /> "Người ta có thì mình cũng có biết đâu lại có con trai. Hàng xóm láng giềng đều có cả mà mình không có thì<br /> cũng phải có thôi" (Người 07, nữ, Dương Quang)<br /> Do định hướng về nối dõi tông đường mạnh như vậy, mà sự nối dõi này phải là con trai, nên giá trị của con<br /> trai được nhìn nhận cao hơn hẳn các giá trị của con gái. Đặc biệt ở đây là yếu tố về sức mạnh vì trong một xã<br /> hội nhiều màu sắc truyền thống như Việt Nam, kỹ thuật không phát triển, tình trạng pháp luật nhiều khi không<br /> rõ ràng thì việc có sức khỏe là thiết yếu, nhất là khi phải giải quyết các công việc nặng hoặc có những tranh<br /> chấp. "Con trai quan trọng nhiều hơn con gái vì cả nhà chồng chỉ có một mình nhà em, phải theo các cụ có con<br /> trai để nối dõi tông đường cho bố mẹ chồng vui" (Người 01, nữ, Kim Sơn)<br /> "Một gia đình chỉ toàn là con gái thì thường lép vế so với những gia đình khác" (Người 12, nam, Kim Sơn)<br /> Thậm chí, đối với nhiều người không đơn thuần là đẻ con trai, mà vẫn cần phải có một lượng con trai nhất<br /> định vì một con trai theo quan niệm cổ truyền vẫn là hiếm. Trong thâm tâm, người tả vẫn cho rằng cần phải có<br /> hai trai một gái mới là mô hình đẹp. Cũng do phải đề phòng với rủi ro cho nên người dân rất dè dặt khi sử dụng<br /> các biện pháp vĩnh viễn như triệt sản.<br /> "Chính sách này có ảnh hưởng tới số con sinh ra trong gia đình nhưng hiếm con trai thì người ta vẫn cứ đẻ<br /> chứ" (Người 10, nữ, Dương Quang)<br /> "Em thích có nếp có tẻ, tốt nhất là hai trai một gái là đủ" (Người 5, nữ, Kim Sơn)<br /> Bên cạnh đó, cũng phải thấy rằng không đơn thuần chỉ có nhu cầu về con trai, họ cũng có một nhu cầu khá<br /> mạnh về con gái. Mặc dù nhất thiết phải có con gái không mạnh như con trai nhưng đó vẫn là một ước nguyện.<br /> Và ở đây thấy nổi lên giá trị tình cảm của con cái: con cái là niềm vui lúc hiện nay và có dâu, có rể là niềm vui<br /> lúc tuổi già. Mặc dù những người được phỏng vấn mới chỉ ở đội tuổi 30, nhưng họ đã nghĩ về tương lai như thế:<br /> cá nhân và sự thăng tiến cá nhân là một cái gì không được biết tới mà chủ yếu là sống như vòng đời vẫn thế.<br /> "Dù sao có nếp có tẻ vẫn hơn" (Người 11, nữ, Kim Sơn)<br /> "Con gái tình cảm hơn con trai nên cũng phải có con gái, tâm lý chung ai cũng vậy" (Người 21, nữ, Sơn<br /> Tây)<br /> Đối với người dân, giá trị bảo hiểm lúc tuổi già của con cái là vô cùng lớn. Nhất là trong lúc chuyển đổi như<br /> hiện nay. Trước kia, đã có một thời việc hưu trí đã được phổ biến rộng rãi, kể cả nông thôn nơi hợp tác xã nông<br /> nghiệp đảm nhận trách nhiệm này. Nhưng giá trị của đồng tiền thấp nên số tiền nhà nước trả cho những người<br /> hưu trí, bảo đảm sức khoẻ rất nhỏ bé không đủ trang trải cho đời sống và các phí tổn khác. Ở nông thôn HTX<br /> không đảm nhận chức năng đó nữa. Do vậy, người ta thấy cần nhiều cái ở con cái. Ngoài tiền nong ra thì còn cả<br /> vấn đề chăm sóc nữa, điều này đặc biệt quan trọng ở đô thị vì ở nông thôn còn có thể dựa vào cộng đồng trong<br /> khi ở đô thị khả năng đó là thấp hơn.<br /> "Về già thì nó làm ăn nuôi mình chứ, khi bố mẹ cần tiền thì con cái phải cho" (Người 10, nữ, Dương Quang)<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br /> Phạm Bích gan 23<br /> <br /> <br /> "Giúp đỡ của con ở nhà hoặc con xây nhà, cho bố mẹ tiền không có gì quan trọng cả chỉ quan trọng nhất<br /> chăm sóc bố mẹ lúc già" (Người 21, nam, Sơn Tây)<br /> Khi xem xét tới việc có con, người ta đã cảm nhận thấy sự tốn kém của việc có con.<br /> Và người ta thấy rằng việc nuôi dưỡng cho con ngày hôm nay tốn kém hơn trước kia rất nhiều. Ở đây thấy<br /> đặt biệt nổi rõ lên sự cần thiết phải chi phí cho sức khỏe của trẻ con lúc bé và sự học hành của con cái khi lớn.<br /> Ngoài ra, theo truyền thống Việt Nam, bố mẹ phải lo nhà cửa cho con trai khi chúng trưởng thành xây dựng gia<br /> đình riêng, vì vậy, đây cũng là một khoản chi phí buộc các bậc cha mẹ phải suy nghĩ.<br /> "Hiện nay nuôi con tốn kém hơn trước vì bây giờ đòi hỏi nhiều, mức sống cao hơn và chi phí cho con nhiều<br /> hơn" (Người 10, nữ, Dương Quang)<br /> "Tuy nhiên, việc cho các cháu học hành là tốn kém nhất" (Người 17, nam, Sơn Tây)<br /> "Sau này khi con cái lớn là phải lo xây dựng nhà cửa cũng rất tốn kém vì mỗi con trai phải ra ở riêng"<br /> (Người 04, nam, Dương Quang)<br /> Nhưng nếu từ những sự tốn kém đó mà nghĩ rằng sẽ có một sự suy giảm trong việc có con của người dân<br /> Việt Nam thì đó là kết luận hơi sớm. Họ cảm nhận thấy gánh nặng đó gia tăng, đặc biệt là sau khi nhà nước xóa<br /> bỏ bao cấp trong một loạt các lĩnh vực xã hội, nhưng họ chưa biết được gánh nặng đó là sẽ đến đâu. Hơn thế,<br /> những chi phí đặc biệt tốn kém là dành cho việc đào tạo chuyên môn sâu, mà điều này là chưa xuất hiện cụ thể<br /> trong tầm nhìn của họ. Ở đây, mối quan hệ ngược giữa gia tăng kinh tế và sinh đẻ là có nhưng không phải là<br /> mạnh và thậm chí người ta, trong chừng mực nào đó, còn nuôi hy vọng đẻ thêm con cùng với sự tăng tiến của<br /> kinh tế. Và nó tồn tại ngay cả ở khu vực đô thị. "Bây giờ thì không muốn đẻ nữa nhưng nếu thời gian tới kinh tế<br /> khá lên thì có thể sẽ đẻ thêm" (Người 13, nữ, Kim Sơn)<br /> "Hiện tại thì tôi cũng chưa có ý định sinh con nhưng cũng chưa biết thế nào, nếu sau này kinh tế khá lên thì<br /> cũng có thể đẻ thêm được" (Người 17, nam, Sơn Tây)<br /> Cuối cùng, cũng cần phải đề cập đến hai loại sức ép đặc biệt đến việc có con ở nông thôn: sức ép của chính<br /> sách ruộng đất và sức ép của cộng đồng. Một mặt, do ruộng đất vẫn là của công nên chính sách ruộng đất có tác<br /> dụng làm người dân suy nghĩ rất nhiều vì việc đẻ con vượt quá mức có thể là cho họ khó khăn trong việc nhận<br /> được khẩu phần đất của đưa con sinh thêm đó. Nhưng mặt khác, người ta chấp nhận nộp phạt vì sau đó đứa con<br /> có quyền nhận một phần đất kể cả trong phần đất của những đứa trẻ ngoài kế hoạch này thì người bố phải bớt đi<br /> một phần đất của mình (ví dụ một nửa) cho đứa con. Khi đó lượng đất nhận được vẫn có hơn.<br /> Sức ép cộng đồng cũng rất ghê gớm. Trong khi sức ép giảm dân số là chính thống thì tác động có chừng<br /> mực thì sức ép cộng đồng lên những người chưa có con trai, hoặc đôi khi là chưa có con gái rất lớn. Cảm nhận<br /> điều này lớn nhất có lẽ là các bậc nam giới. trỏ địa phương chúng tôi nhiều người chỉ có con gái không thôi thì<br /> cũng thấy lép vế, hay bị trêu chọc nên có tác động nhiều đến họ làm cho họ cứ phải cố đẻ có con trai dẫn tới<br /> nhiều gia đình tiềm lực kinh tế không có gì. Bố mẹ cũng khổ mà con cái cũng khổ" (Người 14, nam, Kim Sơn)<br /> Nhìn chung, xã hội Việt Nam có chuyển đổi và giá trị con cái cũng có chuyển đổi nhưng những giá trị<br /> truyền thống vẫn còn chi phối mạnh mẽ. Và việc không sử dụng các biện pháp tránh thai ở đây khi đã có hai con<br /> hay ba con chủ yếu liên quan đến việc người dân chưa được thỏa mãn về giới tính của những đứa con do mình<br /> sinh ra:<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br /> 24 Nhu cầu kế hoạch hóa gia đình ...<br /> <br /> <br /> IV. Nhu cầu không được đáp ứng<br /> <br /> IV.1 Về vòng<br /> <br /> Vòng là biện pháp phổ biến nhất trong cư dân Việt Nam, đặc biệt là nông thôn. Một thời gian dài vòng theo<br /> hệ thống nhà nước từ trên xuống dưới được bao cấp cho người dân và có tính chất khá bắt buộc, ở nơi đâu có<br /> thể, cả ở nông thôn qua hệ thống chính quyền xã và ở đô thị qua các cơ sở của nhà nước và tập thể. Cho tới cuối<br /> những năm 1980 người ta sử dụng chủ yếu là vòng Dana của Tiệp và các loại vòng do Việt Nam sản xuất (vòng<br /> hạnh phúc). Về sau này có thêm vòng TCu và một số loại khác. Qua các cuộc phỏng vấn sâu lẫn phỏng vấn<br /> nhóm tập trung cho thấy tất cả mọi người đều đều cập tới biện pháp này với một sự tin tưởng đương nhiên là họ<br /> biết về nó. Hơn thế, trong số những người được phỏng vấn đa số người đã sử dụng vòng và chỉ sau đó vì một lý<br /> do gì đó họ mới không sử dụng nó nữa. Dường như có một quan niệm đã ăn sâu vào đầu người dân là ở nông<br /> thôn thì chỉ có vòng:<br /> <br /> "Theo tập quán ở làng, nhà quê chỉ đặt vòng hoặc triệt sản thôi còn không ai sử dụng cái gì khác, ở đây cũng<br /> không ai bán bất cứ cái gì tránh thai cả" (Người 07, nữ, Dương Quang).<br /> <br /> Có nhiều lý do để người dân ưa thích vòng, mà trước hết và nó tiện lợi theo cách nghĩ của họ cho vào là<br /> xong việc không phải lo nghĩ gì. Tiện lợi cũng là vì hệ thống dân số bảo với họ là tiện lợi. trong khi đi phổ biến<br /> sử dụng tránh thai người ta nhấn mạnh đến việc vòng tránh được thai mà lại không phiền phức gì. Các thông tin<br /> khác về cái vòng rất ít khi được hệ thống chính thức phổ biến rõ rệt, đặc biệt là các tác động phụ. Cũng chẳng có<br /> sự đa dạng nào về các kiều loại vòng để cho người ta lựa chọn. Mỗi đợt có cuộc đặt vòng thì cũng chỉ có một<br /> kiểu và đa phần là cùng một loại kích thước. Hơn thế, có rất nhiều trường hợp mà bản thân người có mang vòng<br /> tránh thai cũng không hề biết được là mình được đặt khi nào (chủ yếu là sau khi đẻ ở bệnh viện). Do nói nhiều<br /> đến vòng chủ yếu chỉ đến vòng, kỹ thuật tuyên truyền này tạo ra kết quả là khi người nghĩ tới cần tránh thai là<br /> lại phải vòng chứ không phải biện pháp khác.<br /> <br /> "Vòng thì đơn giản, 5 năm thay một lần đỡ vướng víu và không phải bận tâm" (Người 04, nữ, Dương<br /> Quang)<br /> <br /> "Nếu người ta mà vào vận động nhiều quá thì có thể sẽ đi đặt vòng còn các biện pháp tránh thai khác thì có<br /> phần sợ... Em chưa biết hình dáng của vòng thế nào và tác dụng của nó trừ tác dụng tránh thai nhưng mọi người<br /> nói nhiều thì có thể thử được..." (Người 05, Kim Sơn)<br /> <br /> Tiếp đó, nó là biện pháp được thông dụng và ưa thích bởi cấp cơ sở có trách nhiệm đối với chương trình là<br /> dân số KHHGĐ. Đặt mình vào khung cảnh của những đội KHHGĐ lưu động những năm từ thập kỷ 9Q trở về<br /> trước khi các xã không có khả năng làm thao tác đặt vòng, và bây giờ cung vẫn nhiều xã không làm được thao<br /> tác này, có thể thấy rằng họ phải đương đầu với một nhiệm vụ quá sức như thế nào. Một mặt, chỉ tiêu từ trên<br /> giao xuống về số lượng người phải sử dụng vòng là cụ thể. Tiêu chuẩn chính thức của cả một thời kỳ dài là 5%<br /> dân số mang vòng. Mặt khác, cho tới thời gian gần đây chủ yếu họ chỉ sử dụng xe đạp triển khai trên địa bàn<br /> toàn huyện, các phương tiện thông tin tuyên truyền hạn hẹp. Với hệ thống y tế tư không tồn tại vòng một khi đặt<br /> vào là không thể tháo ra được nên rất dễ đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Và quán tính đó tồn tại đến tận ngày<br /> hôm nay khi Việt Nam có khả năng cung cấp một sự đa dạng hơn các phương tiện tránh thai cũng như có điều<br /> kiện hơn để tuyên truyền kỹ lưỡng về tránh thai.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br /> Phạm Bích San 25<br /> <br /> <br /> "Trạm xá và những người chuyên trách ở thôn vận động chị em đặt vòng tránh thai và đình sản theo lịch<br /> hàng tháng có người ở huyện về. Không bao giờ thấy họ tuyên truyền và hướng dẫn cách sử dụng biện pháp nào<br /> khác" (Người 13, nữ, Kim Sơn)<br /> <br /> “Trước khi chị đi làm ở cơ quan thì họ phổ biến, bắt phải đi đặt vòng tất, không đi thì cuối năm sẽ bị phạt<br /> vào tiền thưởng hoặc quá lắm thì bị cắt lương, không được bình bầu tiên tiến (Người 21, nữ, Sơn Tây)<br /> <br /> Tuy nhiên, cũng không thể nói là người ta đã biết cặn kẽ về vòng. Một thí dụ đơn giản là loại vòng mới,<br /> vòng TCu có dây mới được đưa vào đã không được dễ dàng chấp nhận. Đồng thời, cũng không sẵn có vòng<br /> TCu cho người dùng như qua tìm hiểu ở các cán bộ y tế, dân số địa phương.<br /> <br /> "Tại vì nó có cái dây là ông ấy sợ, vướng..." (Người số 7, Sơn Tây)<br /> <br /> Dù rằng không được đề cập tới nhiều, nhưng với sự sử dụng đại trà như thế các tác động phụ của vòng đã<br /> bộc lộ. Và cũng do không được đề cập tới một cách chính thức để người dân có thể có những hiểu biết và dự<br /> báo được những gì sẽ xảy ra, tin đồn có mảnh đất tốt để tồn tại. Trước hết, trong dân cư thấy lan truyền những<br /> thông tin về tác động xấu của vòng nhưng lại không có thông tin đi kèm là trong những trường hợp nào và khi<br /> nào có thể có những tác dụng xấu đó. Thậm chí, dù là biện pháp của phụ nữ và theo thói quen nam giới không<br /> đề cập đến những chuyện ấy của đàn bà, đàn ông cũng được nghe như vậy. "Đặt vòng sinh nhiều bệnh tật, sức<br /> khỏe kém đi hơn là không đặt vòng, ban đầu đau bụng" (Người 08, nữ, Dương Quang)<br /> <br /> “Tôi nghe nói ảnh hưởng của tác động phụ chủ yếu là (về) vòng, ai đặt vòng không hợp thì gây hại cho sức<br /> khỏe như rong kinh hay kém ăn, gầy, sút cân (Người 23, nam, Sơn Tây)<br /> <br /> Hơn cả những lời đồn đại là lời kể của những người đã sử dụng vòng trong cuộc phỏng vấn nhóm tập trung.<br /> Những người phụ nữ đã sôi nổi kể lể về những nỗi bất hạnh mà vòng đã đem đến mà bọ đã chứng kiến hay bản<br /> thân đã từng trải qua. Nhiều khi người ta vẫn thường cho rằng những ảnh hưởng phụ thường xảy ra ở phụ nữ<br /> nông thôn do vệ sinh đường sinh dục kém hoặc phải lao động quá nặng. Nhưng ở đô thị cũng vẫn thấy chuyện<br /> đó xảy rá ở nhiều nơi. Có thể thấy rõ ràng đối với nhiều người vòng không phải là biện pháp thích hợp, và do<br /> chi có nó là biện pháp tránh thai duy nhất nên việc không sử dụng biện pháp trách thai là việc chẳng dừng được.<br /> <br /> “Trường hợp có thai ngoài vòng cũng có những cái trường hợp bị rong huyết là đa số chị ạ, phần lớn là rong<br /> huyết" (người số 5, Dương Quang)<br /> <br /> "Riêng em thì lại không bao giờ viêm nhiễm mà em cứ đặt vòng thì người nó cứ gầy rộc đi... mà cứ tháo<br /> vòng ra cảm thấy nó khỏe ra, mà còn beo béo ra một tý..." (Người số 1, Sơn Tây)<br /> <br /> Ngoại trừ một số đơn vị cấp xã có thể tự tiến hành được việc đặt vòng, thông thường công tác này được tiến<br /> hành bởi đội kế hoạch hóa gia đình lưu động. Việc đặt vòng thường có thể là một tháng, hay hơn, mới tiến hành<br /> một lần. Điều này cũng là một yếu tố làm cho có nhiều người phụ nữ không chủ động được việc đặt vòng của<br /> mình vì đơn giản phụ nữ nông thôn quá bận rộn, công việc nặng nhọc và việc thông tin chỉ mới gần đây mới tốt<br /> hơn. Cũng chính vì sự chưa tiện lợi đó mà việc sử dụng quá giới hạn của vòng là hiện tượng thường thấy ở phụ<br /> nữ Việt Nam. Có thể là vì khi họ đặt vòng không ai nói cho họ biết về điều đó, có thể họ quen, và cũng có thể<br /> họ cố để. Kết quả là dễ hiểu: có thai ngoài ý muốn.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br /> 26 Nhu cầu kế hoạch hóa gia đình ...<br /> <br /> <br /> "Có hai lần vừa rồi trạm xá có đặt vòng định đi nhưng còn phải đi chợ kiếm tiền không đi được" (người 07,<br /> nữ, Dương Quang)<br /> "Như em này này, đặt vòng nhé, sinh cái cháu thứ hai được chín tuổi rồi, xong bảo thôi không đẻ nữa,<br /> nhưng mà bảo thôi đấy đến mười năm thì lại ra theo vòng, nhưng mà đến năm thứ chín thì là chửa" (người số 7,<br /> Kim Sơn)<br /> Chất lượng của vòng và kỹ thuật đặt vòng là yếu tố quyết định của việc người ta không sử đụng nó nữa.<br /> Tình trạng vòng không bảo đảm và vòng bị rơi cũng xảy ra nhiều. Thậm chí trong một số cuộc nghiên cứu về<br /> vòng đã tìm thấy những tỷ lệ quá cao về rơi vòng không thể chập nhận được. Người ta giả định rằng tay nghề<br /> của các cán bộ y tế chưa cao dẫn đến tình trạng đặt vòng không đúng quy cách, sự lao động nặng của phụ nữ<br /> ngay sau khi đặt vòng dẫn đến vòng rơi. Bất kỳ thế nào thì việc này cũng làm cho người ta không tin tưởng vào<br /> biện pháp này nữa và ngừng sử dụng. Và cũng không áp dụng biện pháp ngoài biện pháp tự nhiên.<br /> "Còn như em này, hai lần tuột vòng (cười)" (người số 4, Sơn Tây)<br /> “Em đã đặt vòng vì rất tin tưởng ở vòng vì nghĩ sẽ không có thai nhưng bây giờ bị vỡ kế hoạch thì không thể<br /> tin tường được nhất (Người 16, Sơn Tây)<br /> "Chính em bị chửa ngoài vòng cháu thứ ba, vòng rơi ra ngoài cũng không biết" (người 06, nữ, Kim Sơn)<br /> Sự phiền toái đối với biện pháp tránh thai phổ biến này còn là ở chỗ làm thế nào tháo nó ra khi không muốn<br /> sử dụng nữa. Thứ nhất, việc tháo ra không phải được các cán bộ y tế dân số hào hứng làm vì họ thường cho rằng<br /> đó chỉ là vì người phụ nữ không thích trách thai và, hơn thế, điều này ảnh hưởng đến thành tích công tác của họ.<br /> Bên cạnh đó, kỹ thuật tháo vòng ra không dễ và thường phải bệnh viện mới làm được, điều này gây tốn kém cả<br /> về thời gian và tiền của để làm cho cả phụ nữ và người chồng của họ.<br /> "Còn đặt vòng thì ngại, hợp thì đã đành nếu không hợp thì lại phải tháo mà ở trạm xá thì không thể tháo<br /> được, muốn tháo vòng thì lại phải đi tận bệnh viện huyện cách đây hơn chục cây số mất cả buổi" (người 05,<br /> nam, Kim Sơn)<br /> Cuối cùng, cũng phải tính đến những thái độ không thuận lợi đối đặt vòng từ phía những người xung quanh.<br /> Mặc dầu đây là biện pháp thông dụng, đã được tuyên truyền trong nhiều năm, nhưng nó không phải được chấp<br /> thuận bởi tất cả mọi người. Nhất là khi các cặp vợ chồng sống với những bậc phụ huynh. Điều này không chỉ<br /> gây cản trở cho những cặp vợ chồng nào muốn đặt vòng nhưng không được sự chấp thuận của bố mẹ mà còn<br /> ảnh hưởng đến sức khỏe người phụ nữ vì họ không được tĩnh dưỡng dù một thời gian cần thiết sau đặt vòng.<br /> "Khi vợ tôi đi đặt vòng chúng tôi không nói gì với bố mẹ biết vì sợ ông bà phản đối" (ngời 03, nam, Dương<br /> Quang)<br /> Tuy nhiên, do quá lâu ngày nên giờ đây nó vẫn là biện pháp được ưa thích nhất và chỉ sau đó mới đến các<br /> biện pháp khác. Điều này là phổ quát ở tất cả mọi địa điểm nghiên cứu. Xin được lưu ý rằng tất cả những điểm<br /> nghiên cứu này nằm hoàn toàn không xa Hà Nội và có thể nói rằng vô cùng thuận lợi cho việc triển khai chương<br /> trình dân số - KHHGĐ. Ngay cả ở đô thị nơi việc kiếm các biện pháp khác là tương đối dễ dàng hơn nhiều so<br /> với các khu vực nông thôn.<br /> "... còn đa số nguyện vọng là nếu đặt được vòng là tốt nhất, trừ đi khám là viêm nhiễm hoặc là do cổ tử cung<br /> bị hẹp như thế nào mà không đặt được vòng thì chị em mới dùng biện pháp khác" (Người số 5, Sơn Tây)<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br /> Phạm Bích San 27<br /> <br /> <br /> IV.2 Về túi cao su<br /> Có lẽ, sau vòng thì túi cao su có lịch sử sử dụng lâu phổ biến nhất ở Việt Nam. Ngày xa xưa, nó bắt nguồn<br /> từ văn hóa Pháp, “Franch letter”, nhưng chỉ phổ biến rất hiếm ở nơi đô thị. Quan niệm truyền thống là túi cao su<br /> chỉ dành cho gái điếm. Khi chương trình dân số KHHGD mới được bắt đầu triển khai, đây là biện pháp được đề<br /> cập tới luôn luôn nhưng... để không sử dụng nó mà chỉ minh họa rằng có những biện pháp tránh thai khác nữa.<br /> Do vậy, nó ít được phổ biến cho tới mãi gần đây.<br /> Điều đầu tiên có thể nhận xét qua biện pháp này là có sự khác biệt nào đấy rất khó xác định giữa nam và nữ.<br /> Nam giới biết về biện pháp này theo nghe nói và biết rằng có thể mua được và mua ở đâu đó, ví dụ ở huyện<br /> chẳng hạn. Nhiều người bàn về vấn đề này rất tự tin nhưng đơn giản là chưa thấy ai thông báo là vợ chồng họ đã<br /> từng thường xuyên sử dụng. Còn nữ giới, do thông thường họ là đối tượng của chương trình dân số/KHHGĐ<br /> nên họ không biết kiếm nó ở đâu nếu chương trình không cung cấp. Do vậy, là biện pháp có lịch sử lâu đời ở<br /> Việt Nam thứ hai sau vòng, sự khó khăn của việc phổ biến phương pháp này cho mỗi người trước hết là sự<br /> không sẵn có.<br /> “Khoảng vài tháng gần đây mới có thêm hai phương pháp khác là thuốc và bao cao su" (người 01, nữ, Kim<br /> Sơn)<br /> “Mới phát động thì mới có chứ trước kia lấy đâu ra... (người số 3)... Theo từ trước đến giờ dụng cụ đặt vòng<br /> vẫn hơn bao cao su " (người số 6, Dương Quang)<br /> Sự không sẵn có này có hai nguyên nhân. Trước hết, cho đến giữa thập kỷ 80 chương trình dân số KHHGD<br /> Việt Nam không có khả năng cung cấp cho người dân sử dụng rộng rãi biện pháp này. Thứ hai, khi đã có sẵn<br /> hơn về sau này, hệ thống dân số KHHGĐ không có khả năng làm thế nào triển khai phân phát nó cho người dân<br /> sử dụng, nhất là ở khu vực nông thôn. Cán bộ của hệ thống quen với việc tuyên truyền vòng cũng như phần lớn<br /> họ là phụ nữ nên ngại nói chuyện này với nam giới, những người phải sử dụng nó. Hơn thế nữa, làm thế nào để<br /> quản lý chúng bây giờ, nhất là để đánh giá nó được dùng có hiệu quả hay không. Còn phải nói việc thường<br /> xuyên phải cung cấp nó cho người sử dụng làm họ tốn thì giờ trong khi đồng lương ít ỏi.<br /> “Các cán bộ KHHGĐ ở xã có vào tận nhà vận động chúng tôi đi đặt vòng còn dùng bao cao su thì chưa thấy<br /> vận động” (Người 06, nam, Kim Sơn)<br /> Đối với người sử dụng, sự tiện lợi của biện pháp này là cả một vấn đề lớn. Người ta băn khoăn về làm thế<br /> nào sử dụng thường xuyên được nó, mà sự lo láng này chủ yếu từ phía phụ nữ.<br /> “Bao cao su có khi là chồng có khi quên” (Người số 4, Dương Quang)<br /> Rào chắn tâm lý có lẽ là lý do quan trọng trong việc không sử dụng. Cũng không thấy nam giới thông báo gì<br /> về việc này mà chủ yếu chỉ có nữ giới là đề cập tới. Nhiều người phụ nữ đã thử dùng và không thích. Họ có lẽ<br /> cũng do thành kiến sao đó nên không tiếp tục sử dụng nữa để tạo thành sự thoải mái với phương pháp đó.<br /> Những người khác lại cho biết sự không hài lòng là từ phía chồng nên để chiều theo họ cũng bỏ luôn.<br /> “Chị đã thử dùng nhưng chưa dùng quen thấy vướng víu, khó chịu nên thôi không dùng nữa" (người 20, nữ,<br /> Sơn Tây)<br /> "...nhưng em ba lần đặt vòng rồi nhưng không ưa, mấy lại dùng bao cao su thì nói chung chồng em không<br /> muốn" (người số 4, Sơn Tây)<br /> Phí tổn và việc phải tự mình đi kiếm bao cao su cũng là một nguyên nhân không nhỏ.<br /> Người nông dân thu nhập rất thấp và, hơn thế, người nông dân truyền thống họ không có thói quen sử dụng<br /> <br /> <br /> <br /> Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br /> 28 Nhu cầu kế hoạch hóa gia đình ...<br /> <br /> <br /> đồng tiền nói chung và nhất là khi chi phí vào một việc không thuận với họ như tránh thai. Đi mua cũng là một<br /> vấn đề vì phải phô bày khía cạnh sinh hoạt thầm kín của mình cho người khác, nhất là ở nông thôn khi tất cả<br /> mọi người đều quen biết nhau và tin tức nhanh chóng truyền miệng từ người này sang người khác.<br /> "...nếu dùng bao cao su thì vừa không tiện lại nhiều khi phải đi mua, vừa mất tiền vừa ngượng" (Người 01,<br /> nam, Kim Sơn)<br /> "tôi muốn dùng nó nhưng không thích mua vì không biết mua ở đâu và tốn tiền" (Người 08, nam, Dương<br /> Quang<br /> Nhìn chung, nét đặc sắc nhất của việc sử dụng bao cao su có lẽ nó là một biểu tượng của nền kinh tế thị<br /> trường cũng như vòng tránh thai là biểu tượng của nền kinh tế có kế hoạch. Tất cả các lý do đã nêu trên của<br /> những người được phỏng vấn đều do họ chưa hiểu tường tận biện pháp này, chưa được thử và chưa thành thói<br /> quen sử dụng. Nhưng có điều quan trọng hơn là hệ thống cung cấp dịch vụ tránh thai chưa tìm ra cách hợp lý để<br /> phân phối tới tay người tiêu dùng bao cao su. Hay nói đúng hơn là họ không quen chuyển sang phân phát bao<br /> cao su trên căn bản thị trường. Trong khi đó việc bán bao cao su theo chương trình marketing xã hội của tổ chức<br /> TDK đã thu được kết quả chưa từng thấy. Doanh số bán hàng của tổ chức này đã gia tăng nhanh chóng. Tất cả<br /> là tùy thuộc vào hệ thống phân phối trong thời gian sắp tới vì khá nhiều nam giới nay đã biết mua ở đâu và giá<br /> bao nhiêu, tuy chưa phải là tất cả.<br /> “Ở địa phương chúng tôi có bốn hiệu thuốc bán bao cao su và thuốc tránh thai” (Người 11, nam, Dương<br /> Quang)<br /> "Giá bao cao su Trust là 300đ/chiếc, bán ngay gần chỗ vợ tôi bán hàng” (Người 22, nam, Sơn Tây)<br /> IV.3 Về thuốc<br /> Sự hiểu biết về thuốc của người Việt Nam là nghèo nàn, nhất là nam giới trong các cuộc phỏng vấn ít khi đề<br /> cập đến từ thuốc tránh thai. Còn nói chung mỗi phụ nữ có nghe nói tới thuốc tránh thai, nhưng cơ chế cụ thể của<br /> nó ra sao thì ít ai am hiểu tường tận. Các cuộc phỏng vấn khi đề cập đến thuốc luôn luôn được nghe những câu<br /> hỏi về thuốc là như thế nào. Hơn thế, mọi người đều đã có thái độ rất không thiện cảm đối với thuốc tránh thai.<br /> “Dùng thuốc cũng sợ vì nó là thuốc độc mới không có thai chứ, vào người có hại và sợ quen” (người 02, nữ,<br /> Kim sơn)<br /> "Thuốc thì em không thấy ai dùng, chắc là không tốt và không tránh thai được" (Người 10, trừ, Dương<br /> Quang)<br /> Sự lo ngại nay lan truyền đến cả nam giới.<br /> "Thuốc có suy nghĩ định dùng nhưng chồng khuyên không vì sợ hại người" (Người 12, nam, Kim Sơn)<br /> Và thái độ này được hình thành nên không phải là từ các tin đồn không có căn cứ mà từ một sự phổ biến có<br /> tính chất rất chính thức trong nhiều năm đến nỗi ngày hôm nay, khỉ nhận thức của chương trình KHHGĐ đối<br /> với thuốc đã thay đổi, thì kiến thức của những người làm công tác đó vẫn không thay đổi. Kể cả đó là cán dân số<br /> ở một bệnh viện và thuộc khu vực đô thị không xa Hà Nội.<br /> "Chị nghe người ta nói thuốc bị biến chứng sau này gây ung thư như chính chị phụ trách công tác dân số và<br /> KHHGD ở trong bệnh viện thì thực tế chưa thấy ai sao cả" (Người 19, nữ, Sơn Tây)<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br /> Phạm Bích San 29<br /> <br /> <br /> Việc tuyên truyền dùng thuốc không chỉ ít, nhiều khi không dùng mà còn có thể tạo ra cho người phụ nữ<br /> nông dân một cảm giác phức tạp khi sử dụng. Do vậy, phần nhiêu phụ nữ không có kiến thức đủ để dùng thuốc<br /> như thấy quá phiền phức cho công việc đã vốn rất bận của họ.<br /> <br /> "Lắm lúc tôi lấy thuốc về cứ bảo vợ chồng đi lại thì mới uống, hay là thôi cứ để đấy" (Người số 7, Sơn Tây)<br /> <br /> "Thấy họ bảo nếu mà uống thuốc nhẹ thì tối hôm nay uống mấy giờ thì đến tối mai lại uống mấy giờ, nó<br /> phải đúng giờ, sợ tôi còn quen thế nọ thế kia (cười)" (Người số 3, nữ, Dương Quang)<br /> <br /> Khác với bao cao su người ta còn có thể đề cập đến việc đi mua chứ đối với thuốc thì không ai bàn đến việc<br /> đi mua cả, kể cả khu vực đô thị là nơi có thu nhập cao hơn nhiều so với khu vực nông thôn. Toàn bộ các cuộc<br /> thảo luận nhóm tập trung chỉ thấy bàn về việc có thể xin được phát thuốc ở đâu và liệu hệ thống y tế xã, phường<br /> có cấp phát không. Nếu việc cung cập thuốc đã là vấn đề thì việc bán thuốc sẽ lại càng là vấn đề đối với tất cả<br /> mọi người.<br /> <br /> Do vậy, khi cần tránh thai, người ta lại quay về với cái quen thuộc hoặc cái tự nhiên. Dường như người Việt<br /> Nam ít có tính mạo hiểm nên gặp trở ngại ngay lập tức họ nhớ đến cái đã được nói đến nhiều nhất và chấp nhận<br /> nó hơn chấp nhận cái mà họ chưa biết. Với ca mạo hiểm là phương pháp đó không hợp cho họ.<br /> <br /> “...một là vợ chồng tránh thai cho nhau không thì lại đặt vòng chứ còn uống thuốc thì em không uống thuốc,<br /> thực sự là như thế” (Người số 2, Dương Quang)<br /> <br /> IV.4 Về triệt sản<br /> <br /> Sau biện pháp vòng, biện pháp đình sản là một biện pháp trong những biện pháp được hệ thống dân số Việt<br /> Nam hết sức khuyến khích, mặc dù sự khuyến khích này cũng chỉ mới xuất hiện về sau này. Lý do của sự ưa<br /> thích đó của họ cũng rất đơn giản: tiện lợi cho công tác của họ và cũng có do tin cậy tuyệt đối. Nhưng đồng thời<br /> trợ lực của dân cư đối với biện pháp này có lẽ là lớn nhất. Suy nghĩ về triệt sản nam một cách ngắn gọn được<br /> biểu đạt một cách hùng hồn như sau:<br /> <br /> "Triệt sản thì bị ngớ ngẩn nên không ai dùng cả" (Người 18, nữ, Sơn Tây) trò đây rất ít người muốn triệt sản<br /> vì sợ ngớ ngẩn và đần" (Người 10, nam, Dương Quang)<br /> <br /> Suy nghĩ này là phổ biến từ vùng nông thôn xa xôi đến những vùng cận đô thị và cả ở tại đô thị, cả nam và<br /> nữ đều có suy nghĩ như vậy mặc dù qua phỏng vấn có rất ít người đã từng nghe giảng giải về biện pháp này<br /> cũng như không có ai được giảng cụ thể đình sản là gì và nó khác thiến ở chỗ nào. Thậm chí, nó tồn tại ở cả<br /> người làm công tác dân số của một Viện Y tế lớn tại khu vực đô thị. Điều này cho thấy vấn đề tuyên truyền cho<br /> biện pháp này là chưa đủ và người dân cũng chưa dễ dàng chấp nhập một sự mất mát như vậy. "Triệt sản nữ để<br /> biết thành nam tính, triệt sản nam thì người bị bất bình thường" (Người 19, nữ, Sơn Tây)<br /> <br /> Do có sẵn những suy nghĩ không hay như vậy về triệt sản nên những ca tai biến về triệt sản đã được lan<br /> truyền rất mau chóng trở thành chuyện đàm tiếu cho mọi người. Tác động phụ của biện pháp triệt sản trong<br /> trường hợp không thành công được đồn đại rất xa và hầu như ai ai cũng biết.<br /> <br /> "Có người triệt sản nam được một năm nhưng vợ bị chữa bệnh viện huyện cho xe tới mang đi phá thai,<br /> (Người 13, nữ, Kim Sơn)<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br /> 30 Nhu cầu kế hoạch hóa gia đình ...<br /> <br /> <br /> "Từ ngày triệt sản đến giờ chị ấy cứ gầy, đấy chị Biền đấy bây giờ cứ xanh xao" (Người số 2, Dương<br /> Quang)<br /> Hơn thế nữa ở đây còn phải tính tới tâm lý có tính chất dự phòng của dân cư. Mức chết mặc dù là thấp,<br /> nhưng đôi khi tại nạn vẫn xảy ra với trẻ con và những trường hợp đó được người ta ghi nhận và lưu ý tới. Tiện<br /> lợi của phương pháp không được ai đề cập đến trong phỏng vấn nhưng khía cạnh tiêu cực của đình sản là biện<br /> pháp vĩnh viễn được ghi nhớ ngay.<br /> "Triệt sản không có ai hưởng ứng vì ảnh hưởng đến cơ thể và nếu muốn có con thêm thì không thể có được"<br /> (Người 21, nữ, Sơn Tây)<br /> Cuối cùng, cũng phải đề cập tới một sự lo ngại nữa của dân cư có liên quan tới đời sống của họ. Tính chất<br /> kinh tế của triệt sản nổi lên rất rõ. Mặc dù người triệt sản được khuyến khích khá nhiều tiền nhưng người ta lo<br /> ngại triệt sản làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tới trí óc người ta và cản trở sự làm ăn kinh tế. Nhất là đối với người<br /> chủ gia đình, mà vai trò hiện nay rất rõ rệt trong kinh tế thị trường.<br /> "Triệt sản nam thì ngớ ngẩn, nam là người chủ gia đình bị như thế thì không làm ăn gì được nên ít người đi<br /> triệt sản" (Người 02, nữ, Kim Sơn)<br /> “Các biện pháp khác như triệt sản thì tôi thấy sợ hại người vì mình còn phải có sức khỏe để làm ăn..."<br /> (Người 08, nam, Dương Quang)<br /> Tóm lại, trong quan niệm hiện nay về đình sản nói chung vẫn là sợ tổn hại sức khỏe, một đi không trở lại và<br /> do vậy không dùng. Sự thay đổi nhận thức đó đòi hỏi những cố gắng rất lâu dài tới đây của ngành y tế.<br /> “Nhiều lúc em cứ nói đùa nhà em thôi tôi yếu thế nay anh đi đình sản đi. Nhà em bảo chứ: tao làm như thế<br /> thì tao là con gà sống thiến rồi còn gì nữa (cười). Bằng giá nào người ta cũng không đi đâu" (Người số 2, Dương<br /> Quang)<br /> IV.5 Về các biện pháp truyền thống<br /> Phần lớn những người được nghiên cứu đều cho biết họ hoặc sử dụng hai biện pháp truyền thống là tính lịch<br /> hoặc xuất tinh ngoài hoặc kiêng cữ. Ở nông thôn hai biện pháp đầu nhiều hơn còn ở đô thị quan sát thấy có<br /> nhiều người kiêng cữ hơn.<br /> "Hiện nay vợ chồng em tự tính lịch, chồng em đề xướng và quyết định " (người 04, nữ, Kim Sơn)<br /> "Tôi thích dùng biện pháp xuất tinh ngoài vì nó tiện lợi" (người 04, nam, Dương quang)<br /> Có thể thấy rằng hiệu quả của biện pháp truyền thống là rất không cao.<br /> “Ở nhà lúc đó cũng tính vòng kinh nhưng không nhớ ra lại có cháu thứ ba" (Người 03, nữ, Dương Quang)<br /> Để tự biện hộ cho mình, họ thường nêu ra khả năng tự chủ động của mình. Nam giới thường khẳng định như<br /> thế với sự vững tin rằng mình "nắm vững" bí quyết có thai cũng như vòng kinh của vợ mình, điều đó rất đáng<br /> nghi ngờ. Còn nữ giới cũng tin như thế hoặc còn tin rằng thời kỳ mất kinh sau để kéo dài.<br /> “Tôi nghĩ rằng sẽ chủ động tự tránh thai được, không cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật" (Người 14, nam,<br /> Kim Sơn)<br /> "Em thường là ba năm mới có kinh nên không phải vội dùng biện pháp tránh thai" (Người 13, nữ, Kim Sơn)<br /> Hoặc hơn thế, người ta chấp nhận có thai sau đó hút điều hòa kinh nguyệt.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br /> Phạm Bích San 31<br /> <br /> <br /> "Hai vợ chồng bảo nhau tự kế hoạch lấy nếu chẳng may quá vài ngày thì sẽ tự bảo nhau ra trạm xá hút điều<br /> hòa kinh nguyệt... chính do dùng vòng không hợp" (Người 17, nữ, Sơn Tây)<br /> <br /> Phần nhiều việc sử dụng các biện pháp truyền thống hoặc kiêng đều xuất phát từ tình huống có vấn đề với<br /> biện pháp đặt vòng. Các trường hợp này đều nói lên nguyện vọng là muốn tránh thai nhưng không có biện pháp<br /> thích hợp.<br /> <br /> IV.6 Về trách nhiệm của nam và nữ<br /> <br /> Vai trò của người chồng trong việc có con, trong việc sử dụng biện pháp tránh thai nào là rất quyết định.<br /> Đồng thời, tự hình thành nên ý thức là việc tránh thai phải là việc của phụ nữ, đàn ông lo những việc lớn chứ<br /> không phải lo những việc này<br /> <br /> "Chồng quyết định hết, mình là đàn bà" (Người số 7, Dương Quang)<br /> <br /> "...đàn ông chỉ làm những việc đại sự còn nuôi con, chăm sóc con cái và làm việc vặt trong nhà là trách<br /> nhiệm của đàn bà nên không yêu cầu đàn ông áp đặt dùng biện pháp tránh thai" (Người 01, nữ, Kim Sơn)<br /> <br /> Với một cách suy nghĩ như thế, các cuộc phỏng vấn sâu cũng như phỏng vấn như phỏng vấn nhóm tập trung<br /> toát lên một cảm giác chung là đàn ông nắm được về các biện pháp rất sơ sài. Chủ yếu họ có nghe nói về các<br /> biện pháp, có thể sử dụng được túi cao su nhưng không dùng, thường tin tưởng rằng mình có thể sử dụng biện<br /> pháp xuất tinh ngoài được và dứt khoát không chấp nhận đình sản. Với sự tin tưởng về đặc quyền của mình, đàn<br /> ông lại rất có thái độ với các biện pháp mà vợ mình sử dụng, trong khi đó phụ nữ lại rất lưu tâm đến ý kiến và ý<br /> nguyện của chồng.<br /> <br /> “Đặt vòng thuận lợi cho đàn ông, nếu dùng bao cao su thì chắc chắn đàn ông người ta tư tưởng không thoải<br /> mái đâu, bắt buộc người ta phải dùng, mình không ưa vòng thì đàn ông người ta bắt buộc phải làm; chứ chắc<br /> chắn người ta không thoải mái đâu” (Người số 2, Kim Sơn)<br /> <br /> Và chương trình KHHGĐ ở Việt Nam cũng chủ yếu chú trọng vào phụ nữ mà không quan tâm nhiều lắm<br /> đến nam giới. Trong khi đàn ông mới là người quyết định cuối cùng ở đây. Dù chuyển dịch đối tượng có lẽ cũng<br /> là điều cần thiết trong tương lai.<br /> <br /> V. Nguồn cung cấp các biện pháp KKHGĐ<br /> <br /> Vậy hệ thống cung cấp các dịch vụ KHHGD hiện nay như thế nào? Nó cung cấp được gì cho người sử<br /> dụng?<br /> <br /> Các kết quả nghiên cứu cho thấy với sự gia tăng đầu tư của nhà nước cho chương trình dân số và KKHGĐ,<br /> có thể nói ở tám khu vực đồng bằng các biện pháp cơ bản là có ở các đơn vị cấp cơ sở. Tại các trạm y tế xã<br /> người ta cỏ thể tìm thấy được biện pháp như túi cao su, thuốc, đặt vòng theo định kỳ và triệt sản được qua trạm<br /> y tế chuyển đi nơi khác. Các đơn vị cơ sở cũng đã triển khai việc tuyên truyền một cách rộng lớn về KHHGĐ,<br /> kể cả loa truyền thanh cũng như đến từng nhà vận động.<br /> <br /> Thế nhưng đây mới chỉ là về cơ bản. Cũng đã thấy rõ ràng có một số lớn người vẫn chưa nắm được cụ thể<br /> các biện pháp hoạt động như thế nào và họ cũng không rõ là họ có được cung cấp không, và trạm y tế xã có<br /> những gì. Xảy ra nghịch lý là một bên có và than phiền không có người sử dụng. Còn một bên cần và không biết<br /> kiếm đâu ra. Người sử dụng chưa cảm thấy việc cung cấp các biện pháp là đủ tiện lợi và kín đáo để khắc phục<br /> những nghi ngại, e dè và mặc cảm trong việc chấp nhận những biện pháp tránh thai có hiệu quả hoặc thích hợp<br /> đối với họ.<br /> <br /> <br /> Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br /> 32 Nhu cầu kế hoạch hoa gia đình ...<br /> <br /> <br /> "Em có nghe nói có những biên pháp khác nhưng do đã từng dùng vòng rồi cũng không chú ý và đi mua thì<br /> ngại lắm rất xấu hổ. Giá cả thì không biết nhưng khi đi qua hiệu thuốc em thấy có bán nhưng không dám hỏi"<br /> (Người 12, nữ, Kim Sơn)<br /> Số liệu của các cuộc nghiên cứu lớn (Bảng 3.) cũng cho thấy một sự thay đổi lớn trong vai trò của các đơn<br /> vị cung cấp dịch vụ tránh thai. Vai trò của các cấp cơ sở cũng như của các nguồn cung cấp tư nhân đã gia tăng<br /> mạnh mẽ, đặc biệt là đối với những biện pháp phi lâm sàng, trong khi của các đơn vị tuyến huyện và trên nữa<br /> giảm đi đáng kể. Sự gần gũi của việc cung cấp đến người dân hơn rõ ràng góp phần làm giảm đáng kể những trở<br /> ngại trong công việc cung cấp kịp thời cho sử dụng.<br /> <br /> <br /> Bảng 3. Tỷ trọng người sử dụng các biện pháp tránh thai phân theo nguồn cung cấp<br /> <br /> <br /> Biện pháp lâm sàng Biện pháp phi lâm sàng<br /> <br /> 1988 1995 1988 1995<br /> Trạm y tế xã, phường và 18.84 56.42 44.92 30.56<br /> trung tâm KHHGD<br /> <br /> Bệnh viện 52.75 32.32 50.91 3.91<br /> Huyện 36.86 33.1<br /> Tỉnh 12.3 15.75<br /> Trung ương 3.59 2.06<br /> Cơ sở y tế khác 1.6 13.16<br /> Đội KHHGĐ 4.46 3.57<br /> Cán bộ KKHGĐ 2.13 7.44<br /> Công tác viên D/KKHGĐ 0.06 15.36<br /> Tư nhân 0.14 3.52 23.29 34.21<br /> Khác 0.14 0.11 0.35 1.02<br /> Không biết 0.11 0.02 1.3 0.03<br /> Không xác định 0.88 184<br /> Cộng 100 100 100 100<br /> <br /> <br /> Nguồn: 1988 rút từ VN/DSH/88,UB DSQG,1990<br /> 1995 rút từ Nghiên cứu biến động dân số và KHHGĐ 1/3/1995, TCTK, 12/1995<br /> <br /> Trên nền tảng một sự thay đổi như vậy về nguồn cung cấp, điểm rất đáng đặt ra là tại sao nhu cầu về<br /> KKHGD không được đáp ứng vẫn còn cao như vậy. Thu nhận được từ nghiên cứu khẳng định rằng các đơn vị<br /> cung cấp dịch vụ tránh thai công cấp cơ sở mới chỉ làm tròn việc cung cấp vòng tránh thai, nói từ thuật ngữ kinh<br /> tế thì việc nhấn mạnh này đã lên tới độ biến tế (marginal) còn biện pháp khác thì chưa. Nó cũng không có sự<br /> phổ biến đầy đủ các kiến thức về các biện pháp tránh thai để người dân nắm được và cân nhắc sự lựa chọn của.<br /> <br /> <br /> Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br /> Phạm Bích San 33<br /> <br /> <br /> mình. Cơ chế bao cấp đặt vấn đề là nếu người ta cần, đến mình thì mình cung cấp. Cơ chế thị trường là đến<br /> người tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu của họ và khi cần, góp phần tạo ra nhu cầu mới. Sự quan tâm lớn lao của nhà<br /> nước cho phép hệ thống KKHGĐ công các cấp có khả năng cung cấp các biện pháp cho người sử dụng nhưng<br /> chưa có cách nào để đưa đến họ một cách hữu hiệu. Sự chuyển đổi cách hoạt động của hệ thống cung cấp dịch<br /> vụ tránh thai sẽ là khâu cơ bản của thời kỳ sắp tới đây để giải quyết vấn đề những nhu cầu chưa được đáp ứng.<br /> Kết luận<br /> Cuộc nghiên cứu về nhu cầu không được đáp ứng đối với KHHGĐ cho thấy những vấn đề trong việc triển<br /> khai việc cung cấp các dịch vụ cho người sử dụng cùng một triển vọng lớn lao để tăng tỷ lệ người chấp nhận các<br /> biện pháp KHHGĐ trong thời gian sắp tới. Có những vấn đề sau đây cần được lưu tâm trong thời gian sắp tới ờ<br /> Việt Nam.<br /> 1. Sự đầu tư tiếp tục cho vòng tránh thai không mang lại hiệu quả cao cho chương trình dân số. Hiện nay chỉ<br /> nên hoàn thiện chất lượng của việc cung cấp vòng tránh thai.<br /> 2. Sự gia tăng vòng và đình sản là tiện lợi cho các giới vốn quen hoạt động trong lĩnh vực này từ trước và là<br /> sự ngần ngại đối với thị trường. Giữa triệt sản và vòng người sử dụng chọn biện pháp truyền thống, hoặc không<br /> biện pháp nào cả. Đào tạo lại cán bộ trong hệ thống công cung cấp dịch vụ KHHGĐ là cần thiết, cả về kiến thức<br /> lẫn ứng xử với thị trường.<br /> 3. Sự hiểu biết của nhiều người đối với các biện pháp hiện đại khác là thấp. Do vậy, việc tuyên truyền thấu<br /> đáo, chắc chắn các biện pháp hiện đại cho nhân dân rất nên được coi trọng. Sự tuyển truyền đại trà hiện nay đã<br /> tỏ ra không cần thiết vì đòi hỏi của nhân dân đã đến một mức mới nhưng hoạt động cung cấp kiến thức chưa đáp<br /> ứng được nhu cầu này.<br /> 4. Giữa nông thôn và đô thị có sự khác biệt nhất định trong việc có nhiều con trong số những người có nhu<br /> cầu không được đáp ứng. Ở nông thôn chủ yếu là do nhu cầu giới tính của c
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2