intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán qua mã QR của sinh viên Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

25
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới ý định sử dụng dịch vụ thanh toán qua mã QR của sinh viên Hà Nội. Kết quả khảo sát trên 523 sinh viên đang học tập và sinh sống trên địa bàn thành phố Hà Nội từ tháng 12/2022 đến tháng 3/2023, các giả thuyết được kiểm định bằng mô hình SEM cho thấy Niềm tin có ảnh hưởng tích cực tới Ý định sử dụng, trong khi đó Ảnh hưởng xã hội, Thói quen sử dụng tiền mặt, Nhận thức sự hữu ích, Nhận thức tính dễ sử dụng và Nhận thức rủi ro có ảnh hưởng tích cực đến Niềm tin.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán qua mã QR của sinh viên Hà Nội

  1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán qua mã QR của sinh viên Hà Nội Lê Thị Minh Hiền1, Hà Thị Thanh Thương2, Vũ Thị Thu Hoà3, Phạm Thị Thu Thảo4, Đặng Trần Sỹ Hoàng5, Trương Thị Thuỳ Dương6 Học viện Ngân hàng1,2,,3,4,5,6 Ngày nhận: 04/04/2023 Ngày nhận bản sửa: 18/05/2023 Ngày duyệt đăng: 31/05/2023 Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới ý định sử dụng dịch vụ thanh toán qua mã QR của sinh viên Hà Nội. Kết quả khảo sát trên 523 sinh viên đang học tập và sinh sống trên địa bàn thành phố Hà Nội từ tháng 12/2022 đến tháng 3/2023, các giả thuyết được kiểm định bằng mô hình SEM cho thấy Niềm tin có ảnh hưởng tích cực tới Ý định sử dụng, trong khi đó Ảnh hưởng xã hội, Thói quen sử dụng tiền mặt, Nhận thức sự hữu ích, Nhận thức tính dễ sử dụng và Nhận thức rủi ro có ảnh hưởng tích cực đến Niềm tin. Từ đó, các đề xuất đã được đưa ra nhằm thúc đẩy ý định sử dụng dịch vụ thanh toán qua mã QR của sinh viên Hà Nội nói riêng và người dân nói chung. Từ khóa: Ảnh hưởng xã hội, Nhận thức tính dễ sử dụng, Niềm tin, Thanh toán qua mã QR, Ý định sử dụng Factors impacting the intention to use QR code payment services of Hanoi students Abstract: The purpose of research is analyzing the factors affecting the intention to use QR code payment services of Hanoi students. Survey results on 523 students studying and living in Hanoi in the period from December 2022 to March 2023, the hypotheses tested by the SEM model show that Trust has a positive effect on Intention to Use, while the Social Influence, Cash Habit, Perceived Usefulness, Perceived Ease of Use and Perceived Risk have a positive effect on Trust. From that, suggestions have been made to promote the intention to use payment services via QR codes of Hanoi students in particular and the people in general. Keywords: Intention to use, Perceived ease of use, QR code payment, Social influence, Trust Doi: 10.59276/TCKHDT.2023.10.2520 Le, Thi Minh Hien1, Ha, Thi Thanh Thuong2, Vu, Thi Thu Hoa3, Pham, Thi Thu Thao4, Dang, Tran Sy Hoang5, Truong, Thi Thuy Duong6 Email: minhhienle.ibba@gmail.com1, hathuong.ibba@gmail.com2, thuhoavu.ibba@gmail.com3, thaophammn155@gmail.com4, chiencosieuhang02@gmail.com5, duongtt@hvnh.edu.vn6 Organization of all: Banking Academy of Vietnam Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng © Học viện Ngân hàng Số 257- Tháng 10. 2023 36 ISSN 1859 - 011X
  2. LÊ THỊ MINH HIỀN - HÀ THỊ THANH THƯƠNG - VŨ THỊ THU HOÀ - PHẠM THỊ THU THẢO - ĐẶNG TRẦN SỸ HOÀNG - TRƯƠNG THỊ THUỲ DƯƠNG 1. Giới thiệu 2. Tổng quan các nghiên cứu Trong thời kỳ Covid-19, hình thức thanh Theo Gefen và cộng sự (2003), Niềm tin toán trực tuyến qua mã QR có sự phát triển được xem xét như nhân tố quan trọng nhất với tốc độ nhanh chóng do các biện pháp giải thích cho ý định sử dụng của khách giãn cách xã hội được thiết lập. Do nhu cầu hàng. Quan điểm này cũng được thể hiện tiêu dùng của người dân tăng cao nên tần trong nghiên cứu của Azizah và các cộng suất sử dụng phương thức thanh toán này sự (2022) khi nghiên cứu các nhân tố quyết cũng nhiều hơn do sự hạn chế tiếp xúc trực định ý định thanh toán bằng mã QR ở tiếp. Mã QR được phát minh bởi công ty Indonesia. Trong khi đó, Alalwan và cộng Denso Wave của Nhật Bản vào năm 1994, sự (2017) chỉ ra rằng sự tò mò của người và được phê duyệt là tiêu chuẩn quốc tế tiêu dùng sẽ thúc đẩy cảm giác thích thú của ISO (ISO/IEC 18004) vào tháng 6 năm khách hàng, do đó thúc đẩy thực hiện thanh 2000. Biểu tượng này ban đầu được sử toán bằng mã QR hơn. Bên cạnh đó, việc dụng nhằm mục đích kiểm soát việc sản giảm bớt các rào cản kỹ thuật và những tiến xuất các bộ phận ô tô, nhưng nó đã được bộ trong công nghệ di động cũng khiến cho mở rộng và trở nên phổ biến trong nhiều hình thức thanh toán này trở nên phổ biến lĩnh vực (Soon và cộng sự, 2008). hơn trong tương lai (Liébana-Cabanillas Bằng sự đơn giản, tiện lợi và giảm thiểu được và cộng sự, 2015). Nghiên cứu của Tan nhiều rủi ro so với thanh toán bằng tiền mặt và cộng sự (2014) cũng cho rằng khi càng đã khiến cho mã QR ngày càng trở nên phổ nhiều lợi ích được cung cấp cho người tiêu biến hơn đối với người tiêu dùng. Bên cạnh dùng, họ càng ưa thích việc sử dụng hình đó, sự gia tăng sử dụng dịch vụ thanh toán thức thanh toán bằng mã QR. Theo Slade bằng mã QR tác động đến sự phát triển của và cộng sự (2015), mức độ sẵn sàng trải xã hội nói chung và tăng trưởng đổi mới của nghiệm của người dùng với các công nghệ ngành công nghệ nói riêng. Doanh nghiệp mới là biểu hiện của xu hướng đổi mới qua cũng sẽ có lợi khi nghiên cứu ý định sử dụng đó tác động đến ý định sử dụng của người thanh toán bằng mã QR để cải thiện dịch vụ tiêu dùng. Nghiên cứu của Yan và các cộng và tăng doanh thu. sự (2021) về các nhân tố ảnh hưởng đến Mục tiêu của nghiên cứu nhằm làm rõ ý định sử dụng thanh toán trên điện thoại những nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử cũng cho rằng sự đổi mới cá nhân, điều dụng dịch vụ thanh toán bằng mã QR của kiện tối ưu, tiện ích di động có tác động sinh viên Hà Nội. Kết quả nghiên cứu sẽ tích cực đến ý định thanh toán qua mã QR giúp ích cho các doanh nghiệp, cá nhân tìm trên điện thoại. Kết quả thực nghiệm của hiểu ý định sử dụng, từ đó đưa ra những Zhong và Moon (2022) cho rằng Nhận đề xuất nhằm thúc đẩy và cải thiện dịch vụ thức về sự hữu ích, Nhận thức về lợi ích, thanh toán bằng mã QR trong thương mại. Chuẩn mực chủ quan và Tính bảo mật có Bài báo bao gồm 6 phần, ngoài phần giới ảnh hưởng tới ý định chấp nhận thanh toán thiệu, Mục 2 trình bày tổng quan nghiên qua mã QR của khách hàng. Trong khi đó, cứu, giả thuyết và mô hình nghiên cứu Suo và cộng sự (2022) lại kết luận rằng ý được trình bày trong Mục 3. Mục 4 giới định sử dụng phương thức thanh toán trực thiệu phương pháp nghiên cứu. Mục 5 trình tuyến mã QR phụ thuộc vào Kỳ vọng kết bày kết quả nghiên cứu và thảo luận kết quả và Ảnh hưởng xã hội; ngoài ra Thói quả; và cuối cùng là kết luận. quen và Sự đổi mới cũng là nhân tố ảnh Số 257- Tháng 10. 2023- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 37
  3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán qua mã QR của sinh viên Hà Nội hưởng đến nhận thức của người tiêu dùng. mặt, đặc biệt là thanh toán bằng mã QR tại Tại Việt Nam, các nghiên cứu về ý định sử Việt Nam trong tương lai. dụng phương thức thanh toán sử dụng mã QR vẫn còn hạn chế. Nghiên cứu của Lê 3. Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu Xuân Cù và cộng sự (2021) kết hợp lý thuyết của mô hình UTAUT (Unified Theory of 3.1. Ý định sử dụng (Intention To Use) Acceptance and Use of Technology) và mô hình HBT (Health Belief Theory) trong Theo Ting và cộng sự (2016), ý định bối cảnh dịch Covid-19 cho thấy việc sử thường được sử dụng để hiểu thái độ có thể dụng mã QR trong dịch vụ thanh toán cũng ảnh hưởng như thế nào đến hành vi thực bị ảnh hưởng bởi những niềm tin về sức tế, và thái độ tiêu cực sẽ dẫn đến ý định khỏe và những yêu cầu về giãn cách xã và hành vi bất lợi như thế nào. Ý định sử hội. Đoàn Thị Minh Hậu và Nguyễn Vân dụng dịch vụ thanh toán bằng mã QR là Hà (2021) phân tích ý định sử dụng dịch mức độ mà người dùng đi tới quyết định có vụ thanh toán di động dựa trên phân tích sử dụng dịch vụ thanh toán này hay không, lợi ích- chi phí và ảnh hưởng xã hội nhưng và những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hay chưa đề cập đến một dịch vụ thanh toán cụ gián tiếp tới ý định sử dụng cũng góp phần thể và nhiều nhân tố ở các khía cạnh khác. thay đổi xu hướng sử dụng dịch vụ thanh Đỗ Hồng Nhung và cộng sự (2022) dựa toán qua mã QR của người tiêu dùng. vào mô hình UTAUT2 để đề xuất các nhân tố tác động trực tiếp đến ý định lựa chọn 3.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới ý định sử của người dân. Tuy nhiên, kết quả nghiên dụng thanh toán bằng mã QR cứu chỉ còn lại 3 nhân tố đạt yêu cầu là: Hiệu quả và thói quen, Nỗ lực và bảo mật, Niềm tin (Trust) Đổi mới cá nhân. Nghiên cứu về lĩnh vực Khi ai đó tin rằng công nghệ được sử dụng ngân hàng số của Nguyễn Thị Oanh (2020) mang lại những lợi ích có lợi cho người dùng cũng khẳng định các dịch vụ của ngân hàng sẽ dẫn đến sự thay đổi lớn trong độ kỳ vọng số trong đó có mã QR hướng đến mang lại về hiệu suất (Khalilzadeh và cộng sự, 2017). lợi ích cao nhất cho khách hàng. Từ đó suy ra, niềm tin ảnh hưởng tới ý định Sự ra đời của mã QR và phương thức thanh thanh toán bằng mã QR người tiêu dùng. Vì toán sử dụng mã QR đã mở ra một hướng vậy, chúng tôi đặt ra giả thuyết sau: nghiên cứu mới cho các nhà nghiên cứu trên H1: Niềm tin (T) ảnh hưởng tích cực đến ý thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam lại chưa định sử dụng dịch vụ thanh toán qua mã QR. có nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này và chỉ khi đại dịch Covid-19 lan rộng trong Sự đổi mới cá nhân (Personal Innovativeness) cộng đồng dẫn đến sự giãn cách xã hội, Lu và cộng sự (2005) đã mô tả Sự đổi mới hình thức thanh toán này mới bắt đầu được cá nhân là biểu tượng cho xu hướng chấp chú ý. Đây cũng là khoảng trống nghiên nhận rủi ro tồn tại ở một số cá nhân chứ cứu cần thực hiện để phân tích những nhân không phải ở những người khác. Họ đặt tên tố ảnh hưởng tới ý định sử dụng phương cho biến đặc điểm cá nhân có ảnh hưởng thức thanh toán qua mã QR, đặc biệt với đối với các hành vi chấp nhận đổi mới đối tượng sinh viên góp phần bổ sung thêm công nghệ là Tính đổi mới cá nhân trong thông tin và tư liệu cho các nghiên cứu công nghệ thông tin (PIIT). PIIT được định trong lĩnh vực thanh toán không dùng tiền nghĩa là sự sẵn sàng của một cá nhân để thử 38 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 257- Tháng 10. 2023
  4. LÊ THỊ MINH HIỀN - HÀ THỊ THANH THƯƠNG - VŨ THỊ THU HOÀ - PHẠM THỊ THU THẢO - ĐẶNG TRẦN SỸ HOÀNG - TRƯƠNG THỊ THUỲ DƯƠNG bất kỳ công nghệ thông tin mới nào. Điều nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết: này cũng làm tăng thêm ý định sử dụng bởi H5: Nhận thức sự hữu ích (PU) có tác động khi người mua sẵn sàng đổi mới nghĩa là tích cực đến niềm tin của khách hàng khi họ đã có xu hướng mua sản phẩm đó nhiều sử dụng dịch vụ thanh toán qua mã QR. hơn những người còn lại. Vậy nên, nhóm nghiên cứu đưa ra được giả thuyết sau: Nhận thức tính dễ sử dụng (Perceived Ease H2: Sự đổi mới cá nhân (PI) có tác động of Use) tích cực đến niềm tin vào việc sử dụng dịch Nhận thức tính dễ sử dụng là mức độ mà vụ thanh toán qua mã QR. một cá nhân tin rằng việc sử dụng hệ thống cụ thể sẽ không tốn nhiều công sức hay dễ Ảnh hưởng xã hội (Social Influence) dàng sử dụng (Davis, 1989). Đây là một Theo Venkatesh và cộng sự (2003), ảnh trong những nhân tố quan trọng quyết định hưởng xã hội đề cập đến những thông tin đến việc chấp nhận sử dụng công nghệ. tích cực về thanh toán điện tử của những H6: Nhận thức tính dễ sử dụng (PEU) có người có liên quan và trên các phương tiện tác động tích cực đến niềm tin vào việc sử truyền thông đại chúng. Điều này được đề dụng dịch vụ thanh toán qua mã QR. xuất thông qua giả thuyết sau: H3: Ảnh hưởng xã hội (SI) có tác động tích Nhận thức rủi ro (Perceived Risk) cực đến niềm tin vào việc sử dụng dịch vụ Nhận thức rủi ro là nhận thức của người thanh toán qua mã QR. tiêu dùng về những khả năng có thể gây ra thiệt hại hay mất mát (Yang & cộng Thói quen sử dụng tiền mặt (Cash Habit) sự, 2015) và giúp cá nhân xử lý được các Thói quen sử dụng tiền mặt trong giao dịch nguy cơ một cách chủ động (Cunningham, đã ăn sâu vào tâm trí người tiêu dùng Việt 2005). Sự mất thời gian trong thanh toán Nam (Hoàng Phương Dung, 2021). Nếu bằng mã QR, làm quen với hệ thống và sự thói quen sử dụng tiền mặt tiếp tục được chậm trễ của giao dịch là lý do ảnh hưởng duy trì trong phần lớn dân số thì sẽ gây đến ý định sử dụng dịch vụ. ra tác động tiêu cực tới ý định thanh toán H7: Nhận thức rủi ro (PR) có tác động tích bằng mã QR và ngược lại. cực đến niềm tin sử dụng dịch vụ thanh H4: Thói quen sử dụng tiền mặt (CH) có toán bằng mã QR tác động tiêu cực tới niềm tin vào việc sử dụng dịch vụ thanh toán qua mã QR. Nhận thức sự hữu ích (Perceived Usefulness) Nhận thức sự hữu ích là niềm tin rằng việc sử dụng một công cụ đặc thù sẽ nâng cao hiệu quả công việc (Davis, 1985). Một khi người tiêu dùng nhận thức được các lợi ích thanh toán bằng mã QR, họ sẽ trở nên tin tưởng sự hữu ích mà nó mang lại. Tuy nhiên nhân tố này chưa được áp Nguồn: Đề xuất của nhóm nghiên cứu dựa trên tổng dụng nhiều vào nghiên cứu ý định sử dụng quan thanh toán qua mã QR tại Việt Nam, vì vậy Hình 1. Mô hình nghiên cứu Số 257- Tháng 10. 2023- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 39
  5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán qua mã QR của sinh viên Hà Nội 4. Phương pháp nghiên cứu Kết quả  thu được 523 phiếu trả lời đạt yêu cầu (không có câu hỏi để trống) để đưa vào Nghiên cứu lựa chọn sinh viên trên địa bàn nghiên cứu định lượng. Với 38 biến quan Hà Nội- nhóm tuổi có tần suất sử dụng các sát được đề xuất, cỡ mẫu này đảm bảo hình thức thanh toán trực tuyến bằng mã kiểm định thang đo và phân tích trong mô QR trên các nền tảng cao, đồng thời thường hình theo Comrey và Lee (1973), Hair và xuyên cập nhật các xu hướng công nghiệp cộng sự (1998). Các biến quan sát được đo mới để thực hiện khảo sát thông qua Google lường bằng thang đo Likert 5 cấp độ phân Form trong thời gian từ tháng 12/2022 đến vùng phạm vi cảm nhận, đánh giá từ 1 (tệ tháng 3/2023. Bên cạnh các biến Niềm tin, nhất- hoàn toàn không đồng ý) đến 5 (tốt Sự đổi mới cá nhân, Ảnh hưởng xã hội, nhất- hoàn toàn đồng ý). Kết quả khảo sát Nhận thức rủi ro, Nhận thức tính dễ sử được đưa vào phần mềm SPSS 20 để thực dụng, Nhận thức sự hữu ích được thừa kế hiện thống kê mô tả và kiểm tra độ tin cậy từ các nghiên cứu từ phần tổng quan, nhóm của thang đo, sử dụng phần mền Amos 20 tác giả đã bổ sung thêm biến Thói quen sử để phân tích nhân tố khẳng định CFA và dụng tiền mặt để phù hợp với tình hình và mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. bối cảnh thị trường Việt Nam. Bảng 1. Giải thích các biến nghiên cứu Biến Mã hóa Nội dung Nguồn Nếu có cơ hội, tôi sẽ sử dụng dịch vụ thanh toán qua mã QR trên thiết ITU1 Liébana- bị di động Cabanillas và Tôi sẵn sàng sử dụng dịch vụ thanh toán qua mã QR trong tương lai ITU2 cộng sự (2015) gần Tôi sẽ cố gắng sử dụng dịch vụ thanh toán qua mã QR trong cuộc Alalwan và ITU3 Ý định sống hằng ngày cộng sự (2017) sử dụng Liébana- Tôi dự định tăng cường sử dụng dịch vụ thanh toán qua mã QR trong (ITU) ITU4 Cabanillas và tương lai cộng sự (2015) Tôi thích sử dụng dịch vụ thanh toán qua mã QR trên điện thoại di ITU5 động thay vì phương thức thanh toán truyền thống (ví dụ: Tiền mặt) Yan và cộng sự Tôi sẽ nhiệt tình giới thiệu cho người khác sử dụng dịch vụ thanh (2021) ITU6 toán qua mã QR. Alalwan và T1 Tôi tin rằng dịch vụ thanh toán qua mã QR là đáng tin cậy cộng sự (2017) Tôi tin rằng dịch vụ thanh toán qua mã QR luôn cố gắng mang lại lợi Nguyễn Thị T2 ích tốt nhất cho khách hàng Oanh (2020) T3 Tôi không nghi ngờ tính trung thực của dịch vụ thanh toán qua mã QR Niềm tin T4 Tôi cảm thấy yên tâm rằng pháp luật và hệ thống công nghệ sẽ bảo (T) vệ tôi hoàn toàn khỏi những sự cố khi thanh toán qua mã QR Alalwan và Ngay cả khi không bị giám sát, tôi tin tưởng dịch vụ thanh toán qua T5 cộng sự (2017) mã QR sẽ luôn thực hiện đúng công việc Dịch vụ thanh toán qua mã QR có khả năng hoàn thành nhiệm vụ của T6 mình Dựa trên kinh nghiệm sử dụng dịch vụ thanh toán qua mã QR, tôi tin Gefen và cộng T7 rằng việc sử dụng mã QR là xứng đáng sự (2003) 40 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 257- Tháng 10. 2023
  6. LÊ THỊ MINH HIỀN - HÀ THỊ THANH THƯƠNG - VŨ THỊ THU HOÀ - PHẠM THỊ THU THẢO - ĐẶNG TRẦN SỸ HOÀNG - TRƯƠNG THỊ THUỲ DƯƠNG Biến Mã hóa Nội dung Nguồn T8 Tôi tin rằng dịch vụ thanh toán qua mã QR là một dịch vụ tốt PI1 Tôi thích trải nghiệm với công nghệ mới PI2 Tôi sẽ tìm các cách để thử với công nghệ mới Slade và cộng Sự đổi mới cá Trong số các bạn của tôi, tôi thường là người đầu tiên thử công nghệ sự (2015) PI3 nhân mới (PI) Liébana- PI4 Nhìn chung, tôi miễn cưỡng thử những công nghệ mới Cabanillas và cộng sự (2015) Thói Thói quen sử dụng tiền mặt ảnh hưởng tiêu cực tới ý định thanh toán CH1 quen sử bằng mã QR của tôi Nhóm nghiên dụng CH2 Tôi ưu tiên sử dụng thanh toán bằng tiền mặt hơn thanh toán mã QR cứu đề xuất tiền mặt Tôi đang dần dần chuyển từ thanh toán bằng tiền mặt sang thanh CH3 (CH) toán bằng mã QR ở những nơi có dịch vụ thanh toán đó Tôi sẽ áp dụng thanh toán di động bằng mã QR nếu những người SI1 quan trọng với tôi nghĩ rằng tôi nên sử dụng nó Tôi sẽ áp dụng thanh toán di động bằng mã QR nếu những người có Alalwan và SI2 ý kiến mà tôi đánh giá cao thích tôi sử dụng nó cộng sự (2017) Ảnh Tôi sẽ áp dụng thanh toán di động bằng mã QR nếu những người ảnh SI3 hưởng hưởng đến hành vi của tôi nghĩ rằng tôi nên sử dụng nó xã hội Tôi sẽ chấp nhận thanh toán di động bằng mã QR nếu dịch vụ này SI4 (SI) được mọi người trong cộng đồng của tôi sử dụng rộng rãi Các thành viên gia đình/người thân sẽ có ảnh hưởng đến quyết định Suo và cộng sự SI5 của tôi về việc áp dụng thanh toán di động bằng mã QR (2022) Tôi sẽ áp dụng thanh toán di động bằng mã QR nếu đồng nghiệp/bạn SI6 cùng lớp của tôi sử dụng nó PR1 Dữ liệu giao dịch được duy trì bằng cách sử dụng hệ thống Kosim và cộng Nhận PR2 Dữ liệu cá nhân được bảo vệ bằng hệ thống sự (2021) thức rủi PR3 Rủi ro của một bên trái phép can thiệp vào quá trình thanh toán thấp Liébana- ro (PR) Tôi muốn các hệ thống thanh toán QR được an toàn để thực hiện các Cabanillas và PR4 giao dịch thanh toán cộng sự (2015) Thật dễ dàng để trở nên thành thạo khi sử dụng điện thoại di động Nhận PEU1 thanh toán bằng mã QR thức Liébana- Thật dễ dàng để làm theo tất cả các bước để sử dụng thanh toán tính dễ PEU2 Cabanillas và bằng mã QR sử dụng cộng sự (2015) Sử dụng phương thức thanh toán này không đòi hỏi nhiều nỗ lực trí (PEU) PEU3 óc Tôi không phải cài nhiều ứng dụng điện thoại khi sử dụng thanh toán PU1 bằng mã QR Nhóm nghiên Nhận Sử dụng mã QR sẽ giúp việc thanh toán của tôi nhanh hơn, tiết kiệm cứu đề xuất thức sự PU2 thời gian hơn hữu ích PU3 Sử dụng mã QR sẽ giúp việc thanh toán của tôi dễ dàng hơn Liébana- (PU) Tôi tin rằng sử dụng thanh toán bằng mã QR cải thiện quyết định tiêu Cabanillas và PU4 dùng của tôi cộng sự (2015)  Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp và đề xuất Số 257- Tháng 10. 2023- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 41
  7. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán qua mã QR của sinh viên Hà Nội Bảng 2. Thống kê mô tả mẫu trong nghiên cứu này là các sinh viên Các thông số của mẫu Tần suất Tỉ lệ (%) đến từ các trường đại học khác nhau Nam 230 44 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tóm Giới tính tắt thông tin khảo sát được trình bày Nữ 293 56 trong Bảng 2. Năm nhất 100 19,1 Trong số các sinh viên tham gia khảo Năm hai 111 21,2 sát, có 56% sinh viên nữ và 44% sinh Năm ba 189 36,1 viên nam. Tỷ lệ sinh viên năm ba chiếm Sinh viên Năm cuối 123 23,5 đa số với 36,1%. Thu nhập của người Chưa có thu nhập 70 13,4 tham gia khảo sát tập trung nhiều trong khoảng 1-3 triệu (chiếm 35,6%). Tần Thu nhập bình Dưới 1 triệu 132 25,2 suất sử dụng dịch vụ thanh toán qua quân hàng Từ 1-3 triệu 186 35,6 tháng mã QR của sinh viên trong vòng 12 Trên 3 triệu 135 25,8 tháng phân bố tương đối đồng đều ở Tần suất sử Dưới 10 lần 130 24,9 các thông số mẫu. dụng dịch vụ thanh toán 11-20 lần 152 29,1 qua mã QR 5.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 21-30 lần 108 20,7 của bạn trong 12 tháng qua Trên 30 lần 133 25,4 5.2.1. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp Alpha và phân tích EFA Kiểm định Cronbach Alpha đối với 5. Kết quả nghiên cứu và thảo luận từng nhân tố, sau lần kiểm định thứ nhất các biến quan sát PR4 và PU4 bị loại ra 5.1. Thống kê mô tả khỏi thang đo do vi phạm điều kiện của hệ số tương quan biến tổng (Anderson và Đối tượng tham gia trả lời phiếu khảo sát Gerbing, 1988). Các thang đo đạt yêu cầu Bảng 3. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Hệ số Cronbach Hệ số tương quan Hệ số tải Biến Alpha biến tổng nhỏ nhất nhỏ nhất Ý định sử dụng (ITU) 0,920 0,718 0,901 Niềm tin (T) 0,909 0,479 0,889 Sự đổi mới cá nhân (PI) 0,723 0,404 0,615 Thói quen sử dụng tiền mặt (CH) 0,750 0,395 0,6 Ảnh hưởng xã hội (SI) 0,94 0,78 0,927 Nhận thức rủi ro (PR) 0,86 0,715 0,785 Nhận thức tính dễ sử dụng (PEU) 0,788 0,622 0,705 Nhận thức sự hữu ích (PU) 0,802 0,618 0,709 Hệ số KMO 0,912 Kiểm định Bartlett Sig. = 0,000< 0,05 Tổng phương sai trích 62,557% > 50% Nguồn: Kết quả tính toán từ nhóm tác giả 42 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 257- Tháng 10. 2023
  8. LÊ THỊ MINH HIỀN - HÀ THỊ THANH THƯƠNG - VŨ THỊ THU HOÀ - PHẠM THỊ THU THẢO - ĐẶNG TRẦN SỸ HOÀNG - TRƯƠNG THỊ THUỲ DƯƠNG về độ tin cậy tiếp tục thực hiện phân tích cùng một nhân tố với hệ số tải đều lớn hơn nhân tố EFA, các biến quan sát CH3 và T8 0,5. Kết quả được thể hiện trong Bảng 3 và bị loại khỏi thang đo do hệ số tải không cho thấy thang đo đảm bảo độ tin cậy. đạt giá trị tối thiểu (Nunnally, 1994). Các thang đo đạt yêu cầu sau lần phân tích nhân 5.2.2. Phân tích nhân tố khẳng định tố thứ hai, các biến quan sát trong cùng một Phân tích nhân tố khẳng định CFA được nhân tố trong thang đo được trích xuất về thực hiện để kiểm tra thang đo, kết quả Bảng 4. Kết quả đo độ giá trị phân biệt của các nhân tố CR AVE MSV ASV PI SI T ITU PR PU PEU CH PI 0,751 0,506 0,049 0,025 0,712 SI 0,941 0,727 0,373 0,169 0,125 0,853 T 0,910 0,592 0,364 0,152 0,150 0,532 0,769 ITU 0,922 0,663 0,373 0,163 0,170 0,611 0,603 0,814 PR 0,861 0,673 0,224 0,089 0,126 0,473 0,311 0,462 0,821 PU 0,803 0,576 0,049 0,037 0,222 0,175 0,221 0,210 0,187 0,759 PEU 0,789 0,555 0,118 0,049 0,164 0,209 0,343 0,286 0,070 0,167 0,745 CH 0,750 0,600 0,214 0,072 0,120 0,463 0,367 0,194 0,186 0,159 0,202 0,775 Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của Nhóm tác giả Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của Nhóm tác giả Hình 2. Mô hình cấu trúc SEM Số 257- Tháng 10. 2023- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 43
  9. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán qua mã QR của sinh viên Hà Nội cho các hệ số tải lớn hơn 0,7, Chi-square RMSE đạt yêu cầu (Baumgartner và cộng = 597,078 (p = 0,000), Chi-square/df = sự, 1996) và kết quả của mô hình được 1,971 < 3 đạt yêu cầu với mẫu lớn hơn 200 trình bày trong Bảng 5. Kết quả từ Bảng (Kettinger và cộng sự, 1995). Các chỉ tiêu 5 thể hiện, R bình phương hiệu chỉnh của GFI, TLI, CFI lần lượt là 0,920; 0,956; biến phụ thuộc ITU bằng 0,378, như vậy 0,962 đều > 0,9 (Baumgartner và cộng sự, các biến độc lập đã giải thích được 37,8% 1996) và RSMEA = 0,047 < 0,08 (Nguyễn sự thay đổi trong ý định sử dụng của người Đình Thọ và cộng sự, 2012) cho thấy thang tiêu dùng. đo đạt yêu cầu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có 5 nhân tố Kiểm định giá trị phân biệt tác động đến niềm tin bao gồm: Ảnh hưởng Kiểm định giá trị phân biệt cho thấy cho xã hội (H3: β = 0.335***), Thói quen sử thấy độ tin cậy tổng hợp CR > 0,7; phương dụng tiền mặt (H4: β = 0.094**), Nhận sai trích trung bình AVE > 0,5 và đạt giá trị thức sự hữu ích (H5: β = 0.094*), Nhận phân biệt với AVE > MSV, đồng thời căn thức tính dễ sử dụng (H6: β = 0.281***), bậc hai AVE của mỗi biến lớn hơn hệ số Nhận thức rủi ro (H7: β = 0.081*). Bên tương quan của biến đó với các biến khác cạnh đó, nhân tố Niềm tin tác động đến ý trong mô hình (Hair và cộng sự, 2010). định sử dụng thanh toán qua mã QR (H1: β Các chỉ số thể hiện trong Bảng 4, cho thấy = 0.574***). các biến thỏa mãn các điều kiện về phân tích nhân tố khẳng định CFA và có thể đưa 5.2.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu vào thực hiện hồi quy có cấu trúc SEM. Kết quả nghiên cứu chỉ ra một số kết luận sau: Thứ nhất, Niềm tin có tác động tích cực nhất 5.2.3. Mô hình SEM tới Ý định sử dụng. Điều này cũng phù hợp Trong mô hình có biến niềm tin (T) là biến với giả thuyết trong nghiên cứu của Azizah trung gian, do đó nghiên cứu sử dụng mô và cộng sự (2022). Đây là kết luận hợp lý hình SEM kiểm định mức độ tác động của bởi niềm tin của người sử dụng đối với sản các nhân tố theo chiều tác động được trình phẩm, dịch vụ càng cao thì khả năng họ sử bày trong Hình 1. Kết quả được thể hiện dụng sản phẩm, dịch vụ đó càng lớn. trong Hình 2 với các chỉ tiêu GFI, CFI, TLI, Thứ hai, Ảnh hưởng xã hội tác động tích Bảng 5. Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa các biến trong mô hình nghiên cứu Giả thuyết Các tác động β-value Chấp nhận giả thuyết H1 T —> ITU 0,574*** Chấp nhận H2 PI —> T 0,031 Bác bỏ H3 SI —> T 0,335*** Chấp nhận H4 CH —> T 0,094** Chấp nhận H5 PU —> T 0,094* Chấp nhận H6 PEU —> T 0,281*** Chấp nhận H7 PR —> T 0,081* Chấp nhận R2 = 0,387 Mô hình biến phụ thuộc là T R2 = 0,378 Mô hình biến phụ thuộc là ITU *p < 0.1, **p < 0.05, ***p < 0.001 Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của Nhóm tác giả 44 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 257- Tháng 10. 2023
  10. LÊ THỊ MINH HIỀN - HÀ THỊ THANH THƯƠNG - VŨ THỊ THU HOÀ - PHẠM THỊ THU THẢO - ĐẶNG TRẦN SỸ HOÀNG - TRƯƠNG THỊ THUỲ DƯƠNG cực tới Niềm tin. Tương tự như kết luận khách hàng thực hiện giao dịch trực tuyến của Venkatesh và cộng sự (2003), sự phát như sự tiết lộ thông tin cá nhân và thiếu an triển của công nghệ làm thay đổi quan điểm toàn, rủi ro về tài chính, sản phẩm, bảo mật trong việc lựa chọn phương thức và hành vi thông tin, gian lận người bán... khi thực thanh toán. hiện giao dịch. Thứ ba, giả thuyết kỳ vọng đưa ra Thói quen sử dụng tiền mặt là nhân tố tác động 6. Kết luận tiêu cực đến Niềm tin, tuy nhiên kết quả hồi quy cho thấy nhân tố này tác động tích Nghiên cứu đã nghiên cứu những nhân cực đến niềm tin. Có thể lý giải cho kết quả tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ này do đối tượng khảo sát là nhóm sinh thanh toán qua mã QR của người tiêu dùng viên trên địa bàn Hà Nội, với đặc điểm là nói chung và sinh viên nói riêng. Nghiên nhanh nhạy, thường xuyên cập nhật các xu cứu đã đóng góp và cung cấp thêm kiến hướng mới và công nghệ mới, yêu thích sự thức tài liệu phục vụ về thanh toán bằng thuận lợi và tiết kiệm thời gian. Do đó ý mã QR, nhờ đó giúp các ngân hàng, nhà định thanh toán qua mã QR của sinh viên cung cấp dịch vụ thanh toán trên tiếp cận không bị suy giảm do thói quen sử dụng tới khách hàng dễ dàng hơn. Kết quả chỉ tiền mặt. ra rằng Niềm tin chính là nhân tố quan Thứ tư, Nhận thức sự hữu ích tác động tích trọng nhất tác động đến ý định sử dụng cực đến Niềm tin. Với xu hướng xã hội ngày thanh toán bằng mã QR ở người tiêu dùng. càng phát triển, người tiêu dùng thường ưu Các nhân tố Ảnh hưởng xã hội, Nhận thức tiên sử dụng những ứng dụng tối đa hóa hiệu tính dễ sử dụng, Nhận thức rủi ro và Nhận quả, tiết kiệm thời gian nhằm đạt được năng thức sự hữu ích tác động tích cực và Thói suất tối đa. Do đó, ngay khi nhận thức được quen sử dụng tiền mặt tác động tiêu cực sự hữu ích của hình thức thanh toán này, đến Niềm tin. Do đó, để thúc đẩy hơn nữa người tiêu dùng sẽ có xu hướng sử dụng một ý định thanh toán mã QR của khách hàng, cách thường xuyên hơn. các Bộ ban ngành, các doanh nghiệp cần Thứ năm, Nhận thức tính dễ sử dụng cũng tăng cường chất lượng, các dịch vụ để thúc ảnh hưởng tích cực đến Niềm tin. So sánh đẩy niềm tin của khách hàng đối với sản với giả thuyết của Venkatesh và cộng sự phẩm và dịch vụ của mình. (2000) cho thấy sự tương đồng giữa hai Do thời gian khảo sát ngắn nên nghiên cứu giả thuyết khi cho rằng Nhận thức tính dễ chưa khảo sát hết các nhóm tuổi khác nhau sử dụng là một trong những nhân tố quan để đưa ra góc nhìn tổng quát hơn. Bên cạnh trọng quyết định thái độ của người sử dụng, đó R bình phương hiệu chỉnh là 0,387, giá cũng như ý định chấp nhận sử dụng công trị chưa thật sự cao, điều này có thể do hạn nghệ mới trong cuộc sống. Bên cạnh đó, chế về số liệu số liệu khi số quan sát thu Kassim và cộng sự (2010) cũng cho thấy được còn hạn chế hoặc còn các nhân tố Nhận thức tính dễ sử dụng có tác động tích khác tác động. Trên cơ sở các nghiên cứu cực đến niềm tin cũng như ý định sử dụng đã có, bài nghiên cứu có sử dụng biến mới dịch vụ công nghệ. phù hợp với bối cảnh nghiên cứu, có thể Cuối cùng, Nhận thức rủi ro có tác động coi đây là bước tiến mới trong nghiên cứu tích cực đến Niềm tin. Theo Bauer (1960), ở thời điểm hiện tại và là tiền đề cho hướng Nhận thức rủi ro liên quan đến giao dịch nghiên cứu mới trong tương lai. ■ trực tuyến gồm các rủi ro có thể xảy ra khi Số 257- Tháng 10. 2023- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 45
  11. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán qua mã QR của sinh viên Hà Nội Tài liệu tham khảo Alalwan, A. A., Dwivedi, Y. K., & Rana, N. P. (2017). Factors influencing adoption of mobile banking by Jordanian bank customers: Extending UTAUT2 with trust. International Journal of Information Management, 37(3), 99-110. Anderson, J. C. & Gerbing, D. W. (1988). Structural equation modeling in practice: A review and recommended two-step approach. Psychological bulletin, 103(3), 411. Azizah, S., Bintoro, B. K. & Octavyra, R. D. (2022). Determining factors of continuance intention to use qr code mobile payment on urban millennials in indonesia empirical study on mobile payment funds. ADI Journal on Recent Innovation, 3(2), 121-138. Bauer, R. A. (1960). Consumer behavior as risk taking. In Proceedings of the 43rd National Conference of the American Marketing Assocation, June 15, 16, 17, Chicago, Illinois, 1960. American Marketing Association. Baumgartner, H. & Steenkamp, J. B. E. (1996). Exploratory consumer buying behavior: Conceptualization and measurement. International journal of Research in marketing, 13(2), 121-137. Comrey, A. L. & Lee, H. B. (1973). A First Course in Factor Analysis. New York, NY: Academic Press. Cunningham, L.F., Gerlach, J.H., Harper, M.D. and Young, C.E. (2005). Perceived risk and the consumer buying process: internet airline reservations. International Journal of Service Industry Management, 16(4), 357-372. Davis, F. D. (1985). A technology acceptance model for empirically testing new end-user information systems: Theory and results (Doctoral dissertation, Massachusetts Institute of Technology). Davis, F.D. (1989). Perceived Usefulness, Perceived Ease of Use, and User Acceptance of Information Technology. MIS Quarterly, 13(3), 319-340. Đỗ Hồng Nhung, Lê Kim Hằng, Hoàng Xuân Huy, Trần Thị Thương & Nguyễn Khánh Ly (2022). Nhân tố tác động tới ý định lựa chọn phương thức thanh toán QR-Pay của khách hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội nhân tố tác động tới ý định lựa chọn phương thức - HaUI. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Tập 58 - số 4 (8/2022), 150-158. Gefen, D., Karahanna, E. & Straub, D. W. (2003). Trust and TAM in online shopping: An integrated model. MIS quarterly, 51-90. Hair, J. F., Anderson, R. E., Tatham, R. L. & Black, W. C. (1998). Multivariate data analysis. Englewood cliff. New Jersey, USA, 5(3), 207-2019. Hair, J. F., Babin, B. J. & Anderson, R. E. (2010). A global perspective. Kennesaw: Kennesaw State University. Hoàng Phương Dung (2021). Factors influencing willingness to use debit cards among Vietnamese debit card holders: Transaction cost and relation choice perspectives. Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Đoàn Thị Minh Hậu & Nguyễn Vân Hà (2021). Nghiên cứu các nhân tố tác động tới ý định sử dụng dịch vụ thanh toán di động dựa trên phân tích lợi ích – chi phí và ảnh hưởng xã hội. Tạp chí Quản lý Kinh tế Quốc tế (Journal of International Economics and Management), (141), 62-79. Kassim, N. & Abdullah, N.A. (2010). The effect of perceived service quality dimensions on customer satisfaction, trust, and loyalty in e-commerce settings: A cross cultural analysis. Asia Pac. J. Mark. Logist. 22, 351–371. Kettinger, W. J. & Grover, V. (1995). Toward a theory of business process change management. Journal of management information systems, 12(1), 9-30. Khalilzadeh, J., Ozturk, A.B. & Bilgihan, A. (2017). Security-related factors in extended UTAUT model for NFC based mobile payment in the restaurant industry, Computers in Human Behavior, 70, 460-474. Kosim, K. P. & Legowo, N. (2021). Factors affecting consumer intention on QR payment of mobile banking: A case study in Indonesia. The Journal of Asian Finance, Economics and Business, 8(5), 391-401. Lê Xuân Cù, Nguyễn Thị Hải Yến & Vũ Thị Hồng Thu (2021, 10 13). Nghiên cứu hành vi khách hàng đối với thanh toán di động QR-code: Thực nghiệm trong bối cảnh COVID-19. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh châu Á, 32(10), 26-46. Liébana-Cabanillas, F., Ramos de Luna, I. & Montoro-Ríos, F. J. (2015). User behaviour in QR mobile payment system: the QR Payment Acceptance Model. Technology Analysis & Strategic Management, 27(9), 1031-1049. Lu, J., Yao, J. E. & Yu, C. S. (2005). Personal innovativeness, social influences and adoption of wireless Internet services via mobile technology. The Journal of Strategic Information Systems, 14(3), 245-268. Nguyễn Đình Thọ (2012). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Nhà xuất bản Tài chính. Nguyễn Thị Oanh (2020). Factors affecting the intention to use digital banking in Vietnam. The Journal of Asian Finance, Economics and Business, 7(3), 303-310. Nguyễn Thị Thao (2019). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận sử dụng hình thức thanh toán QR code khi mua hàng tại thị trường Đà Nẵng. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng. Nunnally, J.B. (1994). Psychometric theory. McGraw Hill, New Yorl. Polger S. Thomas SA 2000 Introduction to research in the health sciences. Churchill Livingstone. Edinburgh. Slade, E. L., Dwivedi, Y. K., Piercy, N. C. & Williams, M. D. (2015). Modeling consumers’ adoption intentions of remote mobile payments in the United Kingdom: extending UTAUT with innovativeness, risk, and trust. Psychology & marketing, 32(8), 860-873. xem tiếp trang 72 46 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 257- Tháng 10. 2023
  12. Ảnh hưởng của giá dầu đến Z-score của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam: Phương pháp Bayes Phụ lục 1. Danh sách 28 ngân hàng thương mại trong mẫu quan sát STT Tên ngân hàng STT Tên ngân hàng 1 Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) 15 Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) 2 Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) 16 Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGB) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông 3 17 Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) thôn (AGRIBANK) Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương 4 Ngân hàng TMCP Bắc Á (BacABank) 18 (SaigonBank) Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt 5 19 Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) Nam (BIDV) Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 6 20 (Vietinbank) (Sacombank) Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam 7 21 (Eximbank) (Techcombank) Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ 8 22 Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) Chí Minh (HDBank) Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam 9 Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank) 23 (Vietcombank) Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt 10 24 Ngân hàng TMCP Quốc Tế (VIB) (LienVietPostBank) 11 Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank) 25 Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín 12 Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) 26 (Vietbank) 13 Ngân hàng TMCP Nam Á (NamABank) 27 Ngân hàng TMCP Bản Việt (VietCapitalBank) Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 14 Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) 28 (VPB) tiếp theo trang 46 Soon, T. J. (2008). QR code. synthesis journal, 2008, 59-78. Suo, W.J., Goi, C.L, Goi, M.T. & Adriel, K. S. S. (2022). Factors Influencing Behavioural Intention to Adopt the QR- Code Payment: Extending UTAUT2 Model, International Journal of Asian Business and Information Management (IJABIM), 13(2), 22. Tan, G. W. H., Ooi, K. B., Chong, S. C. & Hew, T. S. (2014). NFC mobile credit card: the next frontier of mobile payment?. Telematics and Informatics, 31(2), 292-307. Ting, H., Yacob, Y., Liew, L. & Lau, W. M. (2016). Intention to use mobile payment system: A case of developing market by ethnicity. Procedia-Social and Behavioral Sciences, 224, 368-375. Venkatesh, V. (2000). Determinants of perceived ease of use: Integrating control, intrinsic motivation, and emotion into the technology acceptance model. Inf. Syst. Res. 11, 342–365. Venkatesh, V., Morris, M. G., Davis, G. B. & Davis, F. D. (2003). User acceptance of information technology: Toward a unified view. MIS quarterly, 425-478. Yang, Y., Liu, Y., Li, H. & Yu, B. (2015). Understanding perceived risks in mobile payment acceptance. Industrial Management & Data Systems, 115(2), 253-269. Yan, L. Y., Tan, G. W. H., Loh, X. M., Hew, J. J. & Ooi, K. B. (2021). QR code and mobile payment: The disruptive forces in retail. Journal of Retailing and Consumer Services, 58, 102300. Zhong, Y. & Moon, H.C. (2022). Investigating Customer Behavior of Using Contactless Payment in China: A Comparative Study of Facial Recognition Payment and Mobile QR-Code Payment, Sustainability 2022, 14, 7150. 72 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 257- Tháng 10. 2023
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2