intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Tăng cường đồ dùng trực quan trong chương trình Lịch sử lớp 10 - (phần Lịch sử thế giới Cận đại)

Chia sẻ: Phan Phan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

126
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Tăng cường đồ dùng trực quan trong chương trình Lịch sử lớp 10 - (phần Lịch sử thế giới Cận đại)" trình bày về hai nội dung chính: Cơ sở lý thuyết của tăng cường đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử, tăng cường đồ dùng trực quan trong chương trình lịch sử lớp 10 – phần lịch sử thế giới Cận đại. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Tăng cường đồ dùng trực quan trong chương trình Lịch sử lớp 10 - (phần Lịch sử thế giới Cận đại)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: TRƢỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM Mã số: ................................ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TĂNG CƢỜNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG CHƢƠNG TRÌNH LỊCH SỬ LỚP 10 – (PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI) Người thực hiện: Nguyễn Thanh Tuyền Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục  Phương pháp dạy học bộ môn: Lịch sử Phương pháp giáo dục   Lĩnh vực khác: .........................................................  Có đính kèm:  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh Năm học: 2011-2012 1  Hiện vật khác SƠ LƢỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Nguyễn Thanh Tuyền 2. Ngày tháng năm sinh: 27/6/1977 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: Ấp 3, xã Phú Thạnh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. 5. Điện thoại: 01273925688 6. Fax: (CQ)/ (NR); ĐTDĐ: E-mail: 7. Chức vụ: Tổ trưởng 8. Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân - Năm nhận bằng: 1999 - Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Lịch sử III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy - Số năm có kinh nghiệm: 09. - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 2 PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Dạy học là một quá trình sư phạm phức tạp, bao gồm nhiều hoạt động khác nhau của giáo viên và học sinh, nhằm giúp cho học sinh hình thành những kỹ năng, kỹ xão, qua đó hình thành nhân cách toàn vẹn. Trong công cuộc cải cách giáo dục hiện nay, chú ý cải cách cả ba mặt: Hệ thống giáo dục, nội dung giáo dục và phương pháp dạy - học. Trong đó cải cách về phương pháp dạy học được chú trọng nhiều nhất hiện nay. Trong hoàn cảnh thay đổi sách giáo khoa mới, nội dung có nhiều thay đổi lớn so với trước đây, vì vậy việc đổi mới về phương pháp để phù hợp với nội dung mới là điều đáng được quan tâm. Cùng với các bộ môn về khoa học xã hội, môn lịch sử ngày càng được nhận thức đúng vai trò và ý nghĩa của chúng trong việc đào tạo thế hệ trẻ. Vì thế việc thay đổi phương pháp dạy học lịch sử là một việc cần thiết. Nó giúp hình thành tri thức, kỹ năng cho việc giáo dưỡng, giáo dục học học sinh qua môn lịch sử ở trường phổ thông. Để có một tiết học hay, đảm bảo nội dung, mục đích, những nguyên tắc dạy học, người giáo viên dạy lịch sử không chỉ phải nắm vững tri thức lịch sử mà còn phải có phương pháp dạy học tích cực. Góp phần vào công cuộc cải cách giáo dục và để phục vụ tốt hơn cho việc giảng dạy của bản thân và đồng nghiệp, tôi tập hợp những phương pháp của bản thân đã ứng dụng trong quá trình giảng dạy của mình, để thực hiện đề tài: “TĂNG CƢỜNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG CHƢƠNG TRÌNH LỊCH SỬ LỚP 10 (Phần lịch sử thế giới Cận đại)”. Trong công cuộc cải cách giáo dục hiện nay, trước tiên là sự thay đổi sách giáo khoa phổ thông (trong đó có sách giáo khoa môn sử), về nội dung có nhiều sự thay đổi lớn so với trước đây, vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy học là rất cần thiết. Hy vọng đề tài này sẽ góp phần vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử hiện nay. Những lý do trên tôi đã trình bày trong đề tài năm học 2010-2011 và qua một năm thực hiện tôi nhận xét kết quả bộ môn Lịch sử có chuyển biến tích cực. Vì vậy, năm học 2011-2012 này tôi quyết định viết tiếp đề tài ở phần Lịch sử thế giới Cận đại. II. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài gồm có hai chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết của tăng cƣờng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử. Chƣơng 2: Tăng cƣờng đồ dùng trực quan trong chƣơng trình lịch sử lớp 10 – phần lịch sử thế giới Cận đại. 3 Phần II: NỘI DUNG Chƣơng I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VIỆC TĂNG CƢỜNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ I. Sử dụng đồ dùng trực quan 1/. Vị trí, ý nghĩa của đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử a). Vị trí: Đồ dùng trực quan là chỗ dựa để hiểu biết sâu sắc bản chất của sự kiện lịch sử, là phương tiện rất có hiệu lực để hình thành các khái niệm lịch sử quan trọng, giúp cho học sinh nắm vững các quy luật của sự phát triển xã hội. b).Ý nghĩa - Giáo dƣỡng: + Góp phần tạo biểu tượng cho học sinh, cụ thể hóa các sự kiện và khắc phục tình trạng hiện đại hóa lịch sử của học sinh. + Hình thành khái niệm lịch sử, hiểu quy luật phát triển của xã hội. + Giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu những hình ảnh, kiến thức lịch sử. Phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của học sinh - Giáo dục: Góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm đúng đắn của học sinh 2/. Các loại đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông Có thể chia đồ dùng trực quan ra thành ba nhóm lớn sau: a). Nhóm 1: Đồ dùng trực quan hiện vật: Bao gồm những di tích lịch sử và di tích cách mạng, những di vật khảo cổ, các di vật thuộc các thời kì lịch sử gần đây. b). Nhóm 2: Đồ dùng trực quan tạo hình: Bao gồm các loại phục chế, mô hình, sa bàn, tranh ảnh lịch sử,… c). Nhóm 3: Đồ dùng trực quan quy ƣớc: Bao gồm các loại: bản đồ lịch sử, đồ thị, sơ đồ, niên biểu,… nó không chỉ là phương tiện để cụ thể hóa lịch sử, mà còn là cơ sở để hình thành khái niệm lịch sử cho học sinh. - Niên biểu là một dụng cụ rất cần thiết cho quá trình dạy và học lịch sử, đặc biệt là phần lịch sử thế giới Cận đại. Vì niên biểu giúp ta hệ thống hoá các sự kiện quan trọng theo thứ tự thời gian, đồng thời nêu mối liên hệ giữa các sự kiện cơ bản của một nước hay nhiều nước trong một thời kì. + Niên biểu tổng hợp: Là bảng liệt kê những sự kiện lớn xảy ra trong một thời gian dài. Ví dụ: Lấy niên biểu các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỉ XVI đến đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XIX về nhiệm vụ, lãnh đạo, động lực, kết quả của cách mạng”. Các cuộc Hình thức cách mạng Nhiệm vụ CMTS Anh 4 Lãnh đạo Động lực Kết quả Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ CMTS Pháp + Niên biểu chuyên đề đi sâu trình bày nội dung một vấn đề quan trọng nổi bậc nào đấy của một thời kì lịch sử nhất định nhờ đó mà học sinh hiểu được bản chất sự kiện một cách đầy đủ. Ví dụ: Niên biểu “Các giai đoạn chính trong cuộc cách mạng tư sản Pháp thế kỉ XVIII” Các giai đoạn Tầng lớp nắm Những sự kiện quan trọng chính quyền Từ 14-7-1789 đến 10-8-1792: Cách mạng bùng nổ và phát triển. Đại tư sản tài chính thiết lập nền quân chủ lập hiến Từ 10/8/1792 đến Tư sản công nghiệp 2/6/1793: Cách thiết lập chế độ mạng tiếp tục phát Cộng hoà triển. Từ 2/6/1793 đến Tầng lớp tư 27/7/1794: Đỉnh sảncách mạng thiết cao của cách mạng. lập chuyên chính dân chủ Jacôbanh. Từ 27/7/1794 đến Tư sản mới giàu lên 9/11/1799: Thoái trong cách mạng. trào cách mạng Chế độ đốc chính được thiết lập. Khởi nghĩa của nhân dân Paris, phá ngục Ba-xti, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế. Tháng 8/1789 thông qua. Tuyên ngôn, cách mạng lan rộng ra cả nước. Khởi nghĩa của nhân dân Paris, nền quân chủ Lập hiến bị lật đổ, thiết lập nền Cộng hoà. Luis bị tử hình, chiến tranh bảo vệ tổ quốc, bảo vệ cách mạng. Nhân dân Paris khởi nghĩa lật đổ dân chủ Girôngđanh, xoá bỏ mọi đặc quyền của bọn phong kiến. Đẩy lùi được nạn ngoại xâm. - Đảo chính phản cách mạng, pháiJacôbanh bị lật đổ. - Từ 1795 đến 1799: Chế độ đốc chính. - Đảo chính của Napôlêông, chế độ độc tài được thiết lập. + Niên biểu so sánh dùng để đối chiếu, so sánh các sự kiện xảy ra cùng một lúc trong lịch sử, nhằm làm nổi bậc bản chất, đặc trưng của các sự kiện ấy, hoặc để rút ra một kết luận khái quát có tính chất nguyên lý. Ví dụ: Niên biểu “so sánh cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ và cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới” Nội dung Cách mạng dân chủ tƣ sản Cách mạng dân chủ kiểu cũ tƣ sản kiểu mới 1. Tính chất, Đánh đổ chế độ phong kiến, Giống như cách mạng tư sản nhiệm vụ cách xoá bỏ đặc quyền phong kiến, kiểu cũ thực hiện dân chủ. mạng 5

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2