intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế một số thí nghiệm tạo học liệu trực quan sinh động nhằm nâng cao chất lượng dạy và học chủ đề trao đổi nước và chủ đề trao đổi khoáng ở thực vật, môn Sinh học lớp 11

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:43

38
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thiết kế một số thí nghiệm đơn giản để vừa làm phương tiện trực quan, sinh động cho quá trình dạy học lại vừa giúp học sinh làm quen với các thí nghiệm sinh học, kích thích tính sáng tạo, hình thành niềm yêu thích, say mê nghiên cứu khoa học, tích cực chủ động trong học tập, yêu thích bộ môn và nhớ kiến thức rất lâu, nâng cao hiệu quả dạy và học. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm nội dung của sáng kiến kinh nghiệm!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế một số thí nghiệm tạo học liệu trực quan sinh động nhằm nâng cao chất lượng dạy và học chủ đề trao đổi nước và chủ đề trao đổi khoáng ở thực vật, môn Sinh học lớp 11

  1. “THIẾT KẾ MỘT SỐ THÍ NGHIỆM TẠO HỌC LIỆU TRỰC QUAN SINH ĐỘNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CHỦ ĐỀ TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CHỦ ĐỀ TRAO ĐỔI KHOÁNG Ở THỰC VẬT, MÔN SINH HỌC LỚP 11 BAN CƠ BẢN .” Tác giả: Hoàng Thị Hoa – GVBM Sinh học Trường THPT Yên Dũng số 3 1. ĐẶT VẤN ĐỀ. 1.1. Lí do chọn sáng kiến Trong Nghị quyết Trung ương 2 khóa VII, Đảng ta đã xác định: “ Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học. Kết hợp tốt học đi đôi với hành, học tập phải gắn liền với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội. Áp dụng những phương pháp dạy học hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo.” Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, bộ Giáo dục và Đào tạo cũng có công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017 hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018, trong đó tập trung vào các nội dung như rà soát nội dung sách giáo khoa, tinh giản những nội dung dạy học vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, điều chỉnh để tránh trùng lặp nội dung giữa các môn học; xây dựng kế hoạch giáo dục từng môn học, hoạt động giáo dục cho phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường theo hướng sắp xếp lại nội dung dạy học, cập nhật nội dung dạy học nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực...Việc xây dựng các chủ đề dạy học nhằm phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh đã được hướng dẫn cụ thể, chi tiết theo công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014. Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, nghĩa là từ những kết quả thu được từ thực nghiệm, các nhà khoa học đã khái quát và hệ thống lại, xây dựng thành những lí thuyết khoa học. Thực nghiệm là phương pháp nghiên cứu sinh học đồng thời cungx là phương pháp dạy học đặc trưng của môn này. Năng lực
  2. tìm hiểu thế giới sống được phát triển chủ yếu thông qua thực nghiệm. Thực hành trong phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, ngoài thực địa là phương pháp, hình thức dạy học cơ bản của môn sinh học. Do đó trong quá trình dạy học, việc thiết kế và sử dụng các thí nghiệm, các mẫu vật thật như là biện pháp, là con đường giúp học sinh hứng thú, tích cực, chủ động hơn trong học tập, tự phát hiện ra kiến thức mới, hình thành kĩ năng mới cho bản thân là điều cần được phát huy và nhân rộng. Đối với học sinh, thí nghiệm thực hành là mô hình đại diện cho hiện thực khách quan, là cơ sở xuất phát cho quá trình nhận thức của học sinh, thí nghiệm thực hành là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn, nó là phương pháp duy nhất giúp học sinh hình thành kĩ năng, kĩ xảo thực hành và tư duy kĩ thuật. Thí nghiệm thực hành giúp học sinh đi sâu tìm hiểu bản chất của các sự vật, hiện tượng và quá trình sinh học, ngày càng say mê khám phá thế giới tự nhiên và nghiên cứu khoa học. Đối với mỗi giáo viên, việc sử dụng các thí nghiệm trong dạy học sinh học là một yêu cầu quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông. Đặc biệt là chủ đề trao đổi nước và trao đổi khoáng ở thực vật( chương trình sinh học lớp 11- cơ bản) là hai quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng quan trong trong cơ thể thực vật có gắn liền với rất nhiều thí nghiệm trên cây trồng, để từ hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm có thể khẳng định, chứng minh được cho bản chất, cơ chế bên trong của các quá trình sinh học. Tuy nhiên, thực tế hiện nay việc sử dụng các thí nghiệm sinh học trong dạy học trong các trường phổ thông hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế và chưa thực sự đem lại hiệu quả cao trong dạy học, vì thí nghiệm sinh học thường kéo dài và đòi hỏi phải có các phương tiện, thiết bị cần thiết nhưng các trường hiện nay còn thiếu, trong khuôn khổ thời gian một tiết học khó có thể thực hiện được. Mặt khác sĩ số của một lớp thường rất đông, việc quản lí giảm sát học sinh trong giờ thực hành rất vất vả, nhiều học sinh không tập trung chú ý, công tác chuẩn bị trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ, mẫu vật cho một giờ thực hành cũng mất rất nhiều thời gian làm cho các giáo viên thường ngại dạy thực hành. 2
  3. Xuất phát từ vấn đề trên và từ kinh nghiệm rút ra qua thực tiễn giảng dạy của bản thân tôi mạnh dạn đề xuất sáng kiến “Thiết kế một số thí nghiệm tạo học liệu trực quan sinh động nhằm nâng cao chất lượng dạy và học chủ đề trao đổi nước và chủ đề trao đổi khoáng ở thực vật, môn sinh học lớp 11 ban cơ bản.” Mong rằng giải pháp này sẽ giúp được các bạn đồng nghiệp nâng cao hiệu quả giảng dạy hai chủ đề trên. 1.2. Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến Tinh giảm những nội dung trùng lặp, chọn lọc, sắp sếp các nội dung kiến thức có liên quan ở 7 bài trong SGK sinh học 11 cơ bản vào hai chủ đề: Trao đổi nước và trao đổi khoáng ở thực vật. Xây dựng kế hoạch dạy và học chi tiết, hướng dẫn tổ chức các hoạt động dạy và học tích cực hai chủ đề trên. Thiết kế một số thí nghiệm đơn giản để vừa làm phương tiện trực quan, sinh động cho quá trình dạy học lại vừa giúp học sinh làm quen với các thí nghiệm sinh học, kích thích tính sáng tạo, hình thành niềm yêu thích, say mê nghiên cứu khoa học, tích cực chủ động trong học tập, yêu thích bộ môn và nhớ kiến thức rất lâu, nâng cao hiệu quả dạy và học. Hai thí nghiệm trong bài thực hành ( Bài 7, SGK sinh học 11, cơ bản) được chia tách vào hai chủ đề, các thí nghiệm đó được giáo viên hướng dẫn làm trước ở nhà để tạo học liệu cho quá trình học bài mới, phát hiện ra kiến thức mới chứ không phải để củng cố kiến thức đã học 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN 2.1. Thực trạng tình hình về vấn đề Trong chương trình sinh học lớp 11 ban cơ bản, quá trình trao đổi nước và khoáng ở thực vật được trình bày trong 7 bài, bao gồm: Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây Bài 3: Thoát hơi nước Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng Bài 5: Dinh dưỡng ni tơ ở thực vật 3
  4. Bài 6: Dinh dưỡng ni tơ ở thực vật( tiếp) Bài 7: Thực hành: Thí nghiệm thoát hơi nước và vai trò của phân bón. Từ năm 2006 đến 2010, BGD&ĐT định hướng phân phối chương trình mỗi bài được dạy trong 1 tiết(45 phút) . Từ năm 2011, BGD&ĐT đã ban hành chương trình sinh học phổ thông giảm tải, trong đó có nhiều nội dung đã được tinh giảm, do vậy 7 bài trên được bố trí dạy trong 6 tiết(5 tiết lí thuyết, 1 tiết thực hành). Đến năm học 2014-2015, bộ giáo dục lại tiếp tục ra công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014, hướng dẫn xây dựng các chủ đề dạy học nhằm rút gọn những nội dung trùng lặp, những nội dung có liên quan đến nhau được sắp xếp lại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Dựa trên những cơ sở đó, tôi nhận thấy sự cần thiết phải sắp xếp lại nội dung của 7 bài trên sao cho hợp lí và logic, vừa giúp giáo viên dễ dàng áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, đồng thời giúp học sinh hình dung rõ ràng, cụ thể hơn về qúa trình trao đổi nước và trao đổi khoáng ở thực vật, giúp học sinh hiểu bài, nhớ nội dung của bài và vận dụng kiến thức của bài vào thực tiễn tốt hơn Mặt khác, bài số 7 thực hành thí nghiệm thoát hơi nước và vai trò của phân bón, theo logic của SGK được xếp cuối cùng sau khi học xong quá trình trao đổi nước và trao đổi khoáng nhằm mục đích để củng cố kiến thức, trong quá trình dạy học tôi thấy thí nghiệm vai trò của phân bón đòi hỏi thời gian thí nghiệm rất dài( 7-10 ngày mới có kết quả), do đó học sinh phải tự chuẩn bị thí nghiệm ở nhà theo hướng dẫn của giáo viên, sau đó báo cáo kết quả qua bản tường trình nộp cho giáo viên nên hiệu quả chưa cao, nếu sử dụng kết quả thí nghiệm này để học sinh tự phát hiện ra kiến thức mới thì sẽ có hiệu quả cao hơn. Hơn nữa, quá trình trao đổi nước và trao đổi khoáng ở thực vật rất gần gũi với học sinh thông qua các hoạt động chăm sóc cây trồng hằng ngày ở nhà cũng như ở trường, nhưng để có thể hiểu được rõ và sâu sắc quá trình trao đổi nước và trao đổi khoáng ở thực vật rất cần các phương tiện trực quan sinh động, mà đối 4
  5. với bộ môn sinh học thì phương tiện trực quan nhất, sinh động nhất, hấp dẫn nhất chính là các thí nghiệm, các mẫu vật thật. Nhưng trên thực tế, đa số giáo viên còn rất ít sử dụng các thí nghiệm và mẫu vật thật trong giảng dạy mà thường là sử dụng các hình ảnh, video, các thí nghiệm ảo có sẵn trên mạng internet, mặc dù những phương tiện đó có những hiệu quả nhất định nhưng sẽ không hình thành được kĩ năng làm thí nghiệm sinh học cho học sinh. 2.2. Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề 2.2.1. Lựa chọn và sắp xếp lại nội dung bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trong SGK sinh học 11 cơ bản theo chủ đề Chủ đề Số tiết Nội dung 1. Quá trình trao đổi nước 1.1. Sự hấp thụ nước ở rễ. 1.2. Vận chuyển nước ở thân. Trao đổi nước ở thực 3 1.3. Thoát hơi nước ở lá. vật 2. Vai trò của nước đối với thực vật 3. Tưới tiêu hợp lí cho cây trồng. 1. Thí nghiệm về vai trò của phân bón 2. Vai trò của các nguyên tố khoáng 3. Cơ chế hấp thụ khoáng 4. Dinh dưỡng nitơ ở thực vật Trao đổi khoáng ở 5. Mối quan hệ giữa trao đổi nước –trao 3 thực vật đổi khoáng và con đường vận chuyển các chất hữu cơ trong cây 6. Nguồn cung cấp khoáng cho cây và bón phân hợp lí. 5
  6. 2.2.2. Thiết kế một số thí nghiệm tạo học liệu trực quan sinh động trong dạy và học chủ đề trao đổi nước và trao đổi khoáng ở thực vật. Chủ đề Tên thí nghiệm Cách tiến hành Một cốc nước sạch có giỏ một ít dầu thực vật( cốc đối chứng); một cốc nước sạch có Thí nghiệm 1: Thí mực nước bằng với mực nước của cốc đối nghiệm về quá chứng, cắm 5 cây rau cải ngọt, sau đó giỏ trình trao đổi nước một ít dầu thực vật, chụp túi nilon trắng ở thực vật bên ngoài cây và cốc( chậu thí nghiệm)/nhóm + Mỗi nhóm chuẩn bị 2 cành hoa màu trắng( hoa loa kèn, hoa hồng, hoa cúc...) và 2 cốc nước trong đó 1 cốc nước lã không màu, 1 cốc nước có pha xanh Trao đổi metylen. nước ở thực + Cắt cả hai cành hoa ở vị trí cách cuống vật hoa khoảng 15-20 cm. Thí nghiệm 2: Thí + Cắm 2 cành hoa vào 2 cốc nước trên, để nghiệm về sự vận yên 2 cốc ở chỗ râm mát từ 2-6 giờ. chuyển nước trong ( Công việc này giáo viên yêu cầu học sinh thân làm trước giờ học) + Quan sát hiện tượng xảy ra ở hai bông hoa cắm trong hai cốc. + Dùng dao lam cắt ở mỗi gốc cành hoa ở mỗi cốc một lát thật mỏng( 1-2mm), đặt lên miếng giấy lọc đã chuẩn bị trước và quan sát. + Ghi chép lại dữ liệu và giải thích. 6
  7. + Cho 30 hạt thóc đã nảy mầm vào trong cốc thủy tinh dung tích 500ml. Thí nghiệm 3: + Đổ vào cốc một lớp nước mỏng vừa Hiện tượng ứ giọt ngập hạt mầm. + Đậy cốc thủy tinh bằng một tấm giấy lọc, để ở chỗ râm mát, kín gió từ 3-5 ngày. + Mỗi nhóm học sinh chuẩn bị 1 chậu trong có trồng 1 cây non( cà chua, đu đủ...) + Dùng dao sắc cắt ngang thân gần sát mặt Thí nghiệm 4: đất( 5 -10cm). Hiện tượng gỉ nhựa + Quan sát hiện tượng xảy ra ở vết cắt sau 5 phút. + Ghi chép lại hiện tượng quan sát được và giải thích. + Dùng 2 miếng giấy lọc tẩm côban clorua đã sấy khô (có màu xanh da trời) đăt đối xứng nhau qua 2 mặt lá. + Tiếp theo, dùng cặp gỗ hoặc cặp nhựa kẹp ép 2 bản kính vào 2 miếng giấy này ở Thí nghiệm 5: Thí cả 2 mặt của lá tạo thành hệ thống kín. nghiệm về thoát + Bấm đồng hồ bấm giây để so sánh thời hơi nước gian giấy chuyển từ màu xanh da trời sang màu hồng và diện tích giấy có màu hồng ở mặt trên và mặt dưới của lá trong cùng một thời gian. + Sau đó ghi kết quả vào bảng và nhận xét kết quả. 7
  8. + Chia lớp thành 4 nhóm; mỗi nhóm chuẩn bị hai chậu có đường kính 10-20cm; có ghi rõ chậu đối chứng, chậu thí nghiệm. + Chọn 20 cây rau cải ngọt có chiều cao khoảng 7cm( hoặc mầm lúa có rễ maàn dài khoảng 2m), cài 10 cây vào mỗi miếng xốp đã chuẩn bị sao cho rễ câychui qua lỗ đã đục trên mỗi miếng xốp, thân cây( hoặc hạt mầm) ở bên trên miếng xốp. + Chậu đối chứng đổ nước sạch vào chậu sao cho mức nước còn cách mép chậu 3cm; chậu thí nghiệm đổ dung dịch phân Trao đổi Thí nghiệm về vai bón NPK vào sao cho mức dung dịch cách khoáng ở trò của phân bón mép chậu 3m. thực vật Cách pha dung dịch phân bón NPK1%: Cân 1g NPK cho vào bình có dung tích 1lít, dùng ống đong lấy đủ lượng nước sạch cần dùng, đổ nước sạch vào bình, dùng que hoặc đũa sạch khuấy nhẹ cho phân hòa tan hết. + Đặt hai miếng xốp đã cài cây( mầm) vào hai chậu tương ứng, để ở nơi râm mát có ánh sáng tán xạ khoảng 8 giờ/ ngày. + Theo dõi sự sinh trưởng của cây từ 5-7 ngày, điền kết quả thí nghiệm vào bảng. 2.2.3. Thiết kế kế hoạch dạy học và cách sử dụng các thí nghiệm trong chủ đề trao đổi nước và trao đổi khoáng ở thực vật 8
  9. CHỦ ĐỀ: TRAO ĐỔI NƯỚC Ở THỰC VẬT * Nội dung của chủ đề gồm nội dung của các bài 1, 2, 3, 7 SGK Sinh học 11. 1. Quá trình trao đổi nước 1.1. Sự hấp thụ nước ở rễ. 1.2. Vận chuyển nước ở thân. 1.3. Thoát hơi nước ở lá. 2. Vai trò của nước đối với thực vật 3. Tưới tiêu hợp lí cho cây trồng. * Thời lượng: 3 tiết, cụ thể Tiết Nội dung Hoạt động khởi động và nội dung 1,2 trong hoạt động hình thành kiến 1 thức 2 Thoát hơi nước ở lá Các nội dung còn lại trong hoạt động hình thành kiến thức. 3 Hoạt động luyện tập, hoạt động vận dụng tìm tòi mở rộng * Mục tiêu - Trình bày được con đường, cơ chế hấp thụ nước ở rễ, vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở lá. - Quan sát, phân tích, tiến hành và giải thích được một số thí nghiệm chứng minh thực vật hấp thụ nước, vận chuyển và thoát hơi nước. - Giải thích được cơ sở khoa học của việc tưới tiêu hợp lí, cải tạo đất cho cây trồng, đề xuất các biện pháp kĩ thuật nâng cao hiệu quả hấp thụ nước cho cây trồng. - Rèn kĩ năng làm thí nghiệm. - Tự thiết kế thí nghiệm chứng minh vai trò của nước đối với thực vật. *Thiết bị dạy học và học liệu - Hình ảnh và video minh họa về trao đổi nước ở thực vật . - Thí nghiệm 1: 1 cốc nước sạch có giỏ một ít dầu thực vật( cốc đối chứng); một cốc nước sạch có mực nước bằng với mực nước của chậu đối chứng, căms 5 cây 9
  10. rau cải ngọt, sau đó giỏ một ít dầu thực vật, chụp túi nilon trắng bên ngoài cây và cốc( chậu thí nghiệm)/nhóm - Thí nghiệm 2: 1 chậu trong có trồng 1 non( cà chua, đu đủ..)./nhóm - Thí nghiệm 3: 2 cành hoa màu trắng và 2 cốc nước trong đó 1 cốc nước lã không màu, 1 cốc nước có pha xanh metylen/nhóm. - Thí nghiệm 4: (Mỗi nhóm) + Cặp nhựa hoặc cặp gỗ: 6 cái +Bản kính hoặc lam kính: 12 cái + Giấy lọc: 1 hộp. + Đồng hồ bấm giây: 1 chiếc. + Dung dịch coban clorua 5%: 50 ml. + Bình hút ẩm để giữ tẩm coban clorua (hoặc máy sấy tóc): 1 cái + 3 chậu cây: cây ngô, cây đậu tương, cây vạn niên thanh. + Phiếu học tập, bút dạ, giấy A3. TIẾT 1 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG *Thí nghiệm 1: ( giáo viên yêu cầu học sinh làm trước ở nhà một ngày) - Chuẩn bị: + 2 cốc thủy tinh có thể tích bằng nhau. + Nước sạch + Dầu thực vật + Kéo, băng keo, túi nilon trắng, bút dạ. + 5 cây rau cải ngọt cao từ 10-15cm - Cách tiến hành Bước 1: Ghi nhãn đánh dấu cho 2 cốc(cốc đối chứng và cốc thí nghiệm), dùng bút dạ đánh dấu mực nước ở hai cốc sao cho bằng nhau. Bước 2: Đổ nước sạch vào hai cốc đến vạch đã đánh dấu. Bước 3: Cắm 5 cây rau cải vào cốc thí nghiệm, sau đó nhỏ vào cả 2 cốc một lớp dầu thực vật. 10
  11. Bước 4: Dùng túi ni lon trắng phủ toàn bộ cây và cốc thí nghiệm, buộc cố định miệng túi nilon vào thành cốc. Đặt cả hai cốc vào nơi râm mát từ 8-12giờ. 11
  12. Đến giờ học, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát kết quả thí nghiệm 1, thảo luận nhóm trong thời gian 5 phút và trả lời các câu hỏi sau: - Em có nhận xét gì về kết quả thí nghiệm? - Cho một ít dầu ăn vào cốc nhằm mục đích gì? - Nước đọng lại trên mặt trong cuả túi nilon có nguồn gốc từ đâu? - Bộ phận nào của cây thực hiện chức năng hấp thụ nước? - Nước thoát ra ngoài môi trường qua bộ phận nào? - Ở trong cây nước được vận chuyển từ bộ phận nào đến bộ phận nào? - Tại sao nước có thể vận chuyển ngược chiều trọng lực (từ rễ lên lá)? - Vẽ sơ đồ các con đường lấy nước ở thực vật sử dụng các gợi ý sau đây: lá, thân, rễ, đất, môi trường ngoài, nước. Sau thời gian thảo luận, giáo viên mời đại diện một nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. → Câu hỏi nhận thức: Trao đổi nước ở thực vật gồm những quá trình nào? B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI I. Tìm hiểu quá trình trao đổi nước Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình hấp thụ nước ở rễ Hình 2. Con đường xâm nhập của nước vào rễ 12
  13. Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 2, trả lời các câu hỏi sau bằng cách thảo luận cặp đôi trong thời gian 2 phút, sau hai phút sẽ chuyển sang thảo luận nhóm lớn trong thời gian 3phút. - Rễ cây trên cạn hấp thụ nước chủ yếu qua bộ phận nào? ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. - Nước xâm nhập từ đất vào rễ nhờ cơ chế nào? ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. - Nguyên nhân nào làm cho dịch của tế bào biểu bì rễ( lông hút) ưu trương hơn so với dung dịch đất? ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. - Kể tên và phân biệt các con đường vận chuyển nước từ đất vào trung trụ của rễ. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Sau thời gian thảo luận, giáo viên mời đại diện một nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Giáo viên chốt kiến thức TIẾT 2 Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình vận chuyển nước trong thân Giáo viên yêu cầu học sinh làm 4 thí nghiệm sau: *Thí nghiệm 2: Hiện tượng hoa hồng trắng đổi màu do nước trong bình có màu xanh. - Giáo viên hướng dẫn cách tiến hành thí nghiệm: + Mỗi nhóm chuẩn bị 2 cành hoa màu trắng( hoa loa kèn, hoa hồng, hoa cúc...) và 2 cốc nước trong đó 1 cốc nước lã không màu, 1 cốc nước có pha xanh metylen. + Cắt cả hai cành hoa ở vị trí cách cuống hoa khoảng 15-20 cm. 13
  14. + Cắm 2 cành hoa vào 2 cốc nước trên, để yên 2 cốc ở chỗ râm mát từ 2-6 giờ. ( Công việc này giáo viên yêu cầu học sinh làm trước giờ học) + Quan sát hiện tượng xảy ra ở hai bông hoa cắm trong hai cốc. + Dùng dao lam cắt ở mỗi gốc cành hoa ở mỗi cốc một lát thật mỏng( 1- 2mm), đặt lên miếng giấy lọc đã chuẩn bị trước và quan sát. + Ghi chép lại dữ liệu và giải thích. GV: Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm làm thí nghiệm trên một loại hoa khác nhau, thí nghiệm này được làm trước ở nhà. - Kết qủa thí nghiệm: Đến giờ học, giáo viên yêu cầu các nhóm quan sát hiện tượng thí nghiệm, so sánh kết quả thí nghiệm đối với các nhóm khác, thảo luận giải thích kết quả thí nghiệm. 14
  15. GV: Vậy thí nghiệm trên chứng minh điều gì? *Thí nghiệm 3: Hiện tượng ứ giọt - Cách tiến hành: + Cho 30 hạt thóc đã nảy mầm vào trong cốc thủy tinh dung tích 500ml. + Đổ vào cốc một lớp nước mỏng vừa ngập hạt mầm. + Đậy cốc thủy tinh bằng một tấm giấy lọc, để ở chỗ râm mát, kín gió từ 3-5 ngày. -Yêu cầu: + Mỗi nhóm làm 1 thí nghiệm + Làm thí nghiệm ở nhà, mang mẫu vật đến lớp trước giờ học một ngày để hiện tượng thí nghiệm không bị mất đi khi di chuyển. - Đến giờ học: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng và giải thích. * Thí nghiệm 4: Hiện tượng rỉ nhựa khi cây bị cắt ngang + Mỗi nhóm học sinh chuẩn bị 1 chậu trong có trồng 1 cây non( cà chua, đu đủ...) + Dùng dao sắc cắt ngang thân gần sát mặt đất( 5 -10cm). + Quan sát hiện tượng xảy ra ở vết cắt sau 5 phút. + Ghi chép lại hiện tượng quan sát được và giải thích. 15
  16. * Thí nghiệm 5: Phần lớn nước vào cây đi đâu - Cách tiến hành: + Dùng 2 miếng giấy lọc tẩm côban clorua đã sấy khô (có màu xanh da trời) đăt đối xứng nhau qua 2 mặt lá. + Tiếp theo, dùng cặp gỗ hoặc cặp nhựa kẹp ép 2 bản kính vào 2 miếng giấy này ở cả 2 mặt của lá tạo thành hệ thống kín. + Bấm đồng hồ bấm giây để so sánh thời gian giấy chuyển từ màu xanh da trời sang màu hồng và diện tích giấy có màu hồng ở mặt trên và mặt dưới của lá trong cùng một thời gian. + Sau đó ghi kết quả vào bảng và nhận xét kết quả. Tên cây Ngày, giờ Vị trí của Thời gian chuyển màu của lá giấy côban clorua Mặt trên Mặt dưới Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh kết quả của các nhóm và giải thích kết quả? 16
  17. Hình 3. Con đường vận chuyển nước ở thân - GV yêu cầu HS quan sát hình 3 và trả lời các câu hỏi sau: + Hãy cho biết con đường vận chuyển nước chủ yếu trong thân? ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. + Làm thế nào mà nước được vận chuyển theo chiều ngược với chiều của trọng lực từ rễ lên đỉnh? ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. TIẾT 3 Hoạt động 3: Tìm hiểu quá trình thoát hơi nước qua lá Hình 4. Cơ chế đóng mở khí khổng 17
  18. -Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 4, cho biết: + Hãy cho biết con đường thoát hơi nước chủ yếu? ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. + Trình bày cơ chế đóng mở khí khổng. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. + So sánh các con đường thoát hơi nước về: khả năng tự điều chỉnh, vận tốc. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. + Tại sao thoát hơi nước ở lá được gọi là “tai họa tất yếu” của cây? ................................................................................................................................. ................................................................................................................................ + Trình bày ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến quá trình trao đổi nước ở thực vật. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 18
  19. HS quan sát hình trên và cho biết trao đổi nước trong cây gồm những quá trình nào? ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Hoạt động 4: Tìm hiểu cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí cho cây trồng Giáo viên đặt vấn đề: + Thế nào là cân bằng nước? + Chuyện gì sẽ xảy ra nếu cây hồng không được cung cấp đủ nước khi nắng quá nóng? + Cho biết nguyên nhân và biện pháp khắc phục hiện tượng này? + Căn cứ vào đâu để tưới tiêu hợp lí cho cây trồng? Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ độc lập để trả lời các câu hỏi trên. Giáo viên tổng hợp các ý kiến phát biểu của học sinh và chốt kiến thức. *Ghi nhớ: GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, tổng hợp những nội dung chính bài học Nhiệm vụ: HS tổng hợp ghi những nội dung đã học - Nước luôn xâm nhập thụ động theo cơ chế thẩm thấu từ đất vào rễ nhờ sự thoát hơi nước ở lá và hoạt động trao đổi chất của cây - Trao đổi nước ở thực vật gồm 3 quá trình liên tiếp là hấp thụ nước, vận chuyển nước và thoát hơi nước; thoát hơi nước có vai trò giúp vận chuyển nước, các ion khoáng từ rễ lên lá đến các bộ phận khác ở trên mặt đất của cây; thoát hơi nước có tác dụng hạ nhiệt độ của lá, Thoát hơi nước giúp cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá cung cấp cho quang hợp. - Con đường thoát hơi nước: Qua bề mặt lá với vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh. Qua khí khổng: vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng cơ chế đóng mở khí khổng. - Cân bằng nước được tính bằng sự so sánh lượng nước do rễ hút vào và lượng nước thoát ra C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Câu 1: Xem đoạn video sau cho biết vai trò của trao đổi nước đối với thực vật 19
  20. http://www.mediafire.com/file/jv15cmhfdli1ccn/Video_THN.mp4 Câu 2: Lá của cây sống nơi khô hạn có đặc điểm gì giúp chúng thích nghi với điều kiện sống thiếu nước? Câu 3: Quan sát hình Cho biết: ? Cấu trúc tế bào lông hút có đặc điểm gì phù hợp với quá trình hấp thụ nước? ? Sự hút nước của tế bào rễ khác sự hút nước của thẩm thấu kế như thế nào? Câu 4: Trình bày các con đường hấp thụ nước ở rễ? Con đường nào dễ dàng hơn? Vì sao? Có bạn học sinh cho rằng hai con đường trên thực chất là một. Theo em bạn đó nhận xét đúng hay sai? Hãy làm rõ vấn đề trên. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI, MỞ RỘNG Câu 1. Theo một nghiên cứu của Kixenbec ở cây ngô: Số lượng khí khổng trên 1 cm2 biểu bì dưới là 7684, còn trên 1 cm2 biểu bì trên là 9300. Tổng diện tích lá trung bình (cả hai mặt lá) ở một cây là 6100 cm2. Tổng số khí khổng ở cây ngô đó là bao nhiêu? Câu 2. Mặc dù, diện tích lỗ khí của toàn bộ khí khổng chỉ gần bằng 1% diện tích của lá, nhưng lượng nước thoát ra khỏi khí khổng lại lớn hơn lượng nước thoát qua bề mặt lá nhiều lần. Tại sao vậy? Câu 3. Em cùng nhóm bạn tìm hiểu về các biện pháp kĩ thuật tưới nước và cải tạo đất cho các loài cây trông ở gia đình hoặc địa phương, giải thích cơ sở khoa học cho các biện pháp kĩ thuật đó. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2