intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát huy năng giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học bài 19 và 21 – Sinh học 11 THPT

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:76

19
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát huy năng giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học bài 19 và 21 – Sinh học 11 THPT" nhằm góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận về dạy học trải nghiệm và phát triển năng lực giải quyết vấn đề; Thiết kế và tổ chức hiệu quả các HĐTN trong dạy học bài 19 và bài 21 – Sinh học 11 góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát huy năng giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học bài 19 và 21 – Sinh học 11 THPT

  1. ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM NHẰM PHÁT HUY NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC BÀI 19 VÀ BÀI 21 SINH HỌC LỚP 11- THPT Lĩnh vực phương pháp dạy học môn Sinh học
  2. SỞ GD & ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 1 === === Đề tài sáng kiến kinh nghiệm TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM NHẰM PHÁT HUY NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC BÀI 19 VÀ BÀI 21 SINH HỌC LỚP 11- THPT Môn: Sinh học Nhóm tác giả: CHU THỊ KIM DUNG NGUYỄN THỊ HỒNG Ý Tổ: Khoa học Tự nhiên Năm học 2021-2022 Điện thoại: 0987836085 - 0359991662
  3. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Các chữ viết tắt Ý nghĩa chữ viết tắt ĐC Đối chứng GV Giáo viên HĐ Hoạt động HĐTN Hoạt động trải nghiệm HS Học sinh KN Kỹ năng NL Năng lực NLGQVĐ Năng lực giải quyết vấn đề NLGQVĐ&ST Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo PP Phương pháp PPDH Phương pháp dạy học SGK Sách giáo khoa THPT Trung học phổ thông TN Thực nghiệm TNSP Thực nghiệm sư phạm
  4. MỤC LỤC NỘI DUNG Trang PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Tính mới và đóng góp của đề tài 2 PHẦN II. NỘI DUNG 2 A. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 3 1. Cơ sở lí luận 3 1.1. Cơ sở lý luận của hoạt động trải nghiệm 3 1.2. Cơ sở lí luận của dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề 6 2. Cơ sở thực tiễn 8 2.1. Phương pháp điều tra, khảo sát để xác định cơ sở thực tiễn của đề tài 8 2.2. Kết quả điều tra, khảo sát cơ sở thực tiễn của đề tài 8 11 B - TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC BÀI 19. TUẦN HOÀN MÁU (tiếp theo) và BÀI 21. THỰC HÀNH ĐO MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ Ở NGƯỜI – SINH HỌC 11 THPT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 11 1. Tổ chức dạy học trải nghiệm bài 19 và bài 21 theo hướng phát triển năng lực GQVĐ 2. Đánh giá kết quả HĐTN 32 2.1. Thiết kế các tiêu chí đánh giá năng lực giải quyết vấn đề 32 2.2. Công cụ đánh giá năng lực GQVĐ 33 2.3. Phương pháp đánh giá 33 2.5. Xử lý kết quả đánh giá 34 C. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 34 1. Mục đích thực nghiệm 34 2. Đối tượng thực nghiệm 34 3. Nội dung thực nghiệm sư phạm 35 35 4. Kết quả và biện luận 35 4.1. Phân tích kết quả định tính 36 4.2. Phân tích kết quả định lượng 39 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  5. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Ngày nay, nhân loại đang bước vào thời kì phát triển với vai trò ngày càng cao của khoa học công nghệ. Tri thức đã trở thành một tư liệu sản xuất, đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Trước những đòi hỏi của thực tiễn, giáo dục nước ta đang có những bước đổi mới căn bản và toàn diện. Nghị quyết 29 – NQ/TW của Ban chấp hành Trung Ương về đổi mới căn bản toàn diện giáo duc và đào tạo đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể đối với giáo dục phổ thông là“tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Để đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra rất nhiều phương pháp, kỹ thuật dạy học tiến bộ được áp dụng trong đó có phương pháp dạy học trải nghiệm. Học tập dựa vào trải nghiệm là tư tưởng, lí thuyết giáo dục hiện đại, nổi bật trong thế kỷ XX được đặt nền móng bởi các nhà khoa học giáo dục hàng đầu thế giới như Lev Vygotsky, John Dewey, Jerome S.Bruner, Albert Bandura, David Kolb… Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông 2018 là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo. Theo đó, dạy học trải nghiệm là hình thức phù hợp để đạt được mục tiêu dạy học. Học thông qua trải nghiệm cho HS có cơ hội vận dụng kinh nghiệm, hiểu biết của mình để kiến tạo kinh nghiệm mới. Các em được tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi. Từ đó, các em sẽ chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống. Có thể thấy, HĐTN là hình thức dạy học hiệu quả góp phần hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. Chương trình Sinh học 11 tập trung nghiên cứu các chức năng sinh lý của cơ thể Thực vật và Động vật. Những kiến thức này có tính ứng dụng cao trong sản xuất, bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe con người. Đặc biệt từ kiến thức về tuần hoàn máu và các chỉ số sinh lý ở người trong bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo) và bài 21: Thực hành đo một số chỉ tiêu sinh lý ở người – Sinh học 11, HS có thể áp dụng để giải quyết các vấn đề có tính thực tiễn cao như đo huyết áp, sơ cứu người bị thương chảy máu, xử lý cho người bị tăng và tụt huyết áp đột ngột, người bị đột quỵ, nâng cao kiến thức bảo vệ sức khỏe tim mạch, hiểu được ý nghĩa nhân văn của hoạt động hiến máu nhân đạo...Vì vậy, nội dung bài 19 và bài 21 rất phù 1
  6. hợp cho GV thiết kế và tổ chức dạy học trải nghiệm theo hướng phát triển năng lực cho HS. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát huy năng giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học bài 19 và 21 – Sinh học 11 THPT”. 2. Tính mới và đóng góp của đề tài 2.1. Tính mới - Dạy học trải nghiệm bài 19 và bài 21 – Sinh học 11 đã được nhiều GV triển khai, tuy nhiên các hình thức tổ chức HĐTN chưa đa dạng, phạm vi trải nghiệm chủ yếu diễn ra trên lớp học. Trong đề tài này chúng tôi đã thiết kế và tổ chức được các HĐTN đa dạng hơn, thiết thực hơn với thực tiễn cuộc sống của HS, phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương; đặc biệt HS được trải nghiệm tại cơ sở y tế, gặp gỡ, trao đổi, phỏng vấn bác sỹ về nhiều vấn đề liên qua đến nội dung bài học. - Thông qua HĐTN được tổ chức trong đề tài, HS có cơ hội lĩnh hội kiến thức, phát triển năng lực đồng thời góp phần giáo dục cho các em kỹ năng sống cần thiết như kỹ năng đo huyết áp, kỹ năng sơ cứu nạn nhân bị thương chảy máu, kỹ năng xử lý người bị tăng, tụt huyết áp đột ngột... Từ đó, HS được trang bị thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng. - Quá trình triển khai và thực hiện các HĐTN đã đem đến cho HS sự hứng thú và yêu thích môn Sinh học, các em được truyền thêm động lực học tập và định hướng nghề nghiệp cho tương lai. 2.2. Đóng góp của đề tài - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận về dạy học trải nghiệm và phát triển năng lực GQVĐ. - Thiết kế và tổ chức hiệu quả các HĐTN trong dạy học bài 19 và bài 21 – Sinh học 11 góp phần phát triển NLGQVĐ cho HS. - Qua trải nghiệm thực tế HS không chỉ dừng lại ở việc học mà còn yêu thích hơn với bộ môn Sinh học, có thêm nhiều kỹ năng sống, tự tin với bản thân và có định hướng nghề nghiệp trong tương lai. - Các giải pháp của đề tài góp phần đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát huy năng lực phẩm chất người học thông qua quá trình HĐTN và sản phẩm học tập của HS. - Để thực hiện được các hoạt động trải nghiệm trong quá trình dạy học, chúng tôi đã liên hệ và nhận được sự tư vấn, giúp đỡ, hợp tác của các bác sỹ, cán bộ y tế tại trạm y tế thị trấn Cầu Giát, trạm y tế xã Quỳnh Hồng, bệnh viện đa khoa Quỳnh Lưu. - Chúng tôi hi vọng đề tài sẽ là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích cho các đồng nghiệp sử dụng vào giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Sinh học. Các giải pháp đã đề xuất có thể là gợi ý quan trọng cho quá trình tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 sắp được triển khai rộng rãi. 2
  7. PHẦN II. NỘI DUNG A. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận 1.1. Cơ sở lý luận của hoạt động trải nghiệm 1.1.1. Khái niệm hoạt động trải nghiệm Theo quan điểm triết học, sự trải nghiệm được hiểu là kết quả của sự tương tác giữa con người với thế giới khách quan. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, “trải nghiệm theo nghĩa chung nhất là bất kỳ một trạng thái có màu sắc xúc cảm nào được chủ thể cảm nhận, trải qua, đọng lại thành bộ phận (cùng với tri thức, ý thức…) trong đời sống tâm lí của từng người. Trong giáo dục, hoạt động trải nghiệm là hoạt động trong đó dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình. 1.1.2. Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm - Học qua trải nghiệm là quá trình học tích cực và hiệu quả. Hoạt động trải nghiệm tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi. HS được khẳng định bản thân, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm. Từ đó hình thành và phát triển cho các em những giá trị sống và các phẩm chất, năng lực cần thiết. - Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh lĩnh hội những kinh nghiệm mà các hình thức học tập khác không thực hiện được. Hoạt động học tập giúp HS lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng, phát triển nhân cách. Tuy nhiên có những kiến thức, kỹ năng chỉ có thể lĩnh hội thông qua trải nghiệm thực tiễn. Sự đa dạng trong trải nghiệm sẽ mang lại cho học sinh nhiều kinh nghiệm sống phong phú mà nhà trường không thể cung cấp thông qua sách vở. - Nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo mang tính tích hợp tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thể chất… - Hình thức học qua hoạt động trải nghiệm rất đa dạng như trò chơi, hội thi, diễn đàn, giao lưu, tham quan du lịch, sân khấu hóa, câu lạc bộ, tổ chức các ngày hội, các công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật... 3
  8. - Học qua trải nghiệm đòi hỏi khả năng phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: Giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn, tổng phụ trách Đội, ban giám hiệu nhà trường, cha mẹ học sinh… 1.1.3. Quy trình dạy học hoạt động trải nghiệm Bước 1. Phân tích mục tiêu bài học, chương/chủ đề Bước 2. Xác định các dạng HĐTN trong bài học, chương/chủ đề Bước 3. Lập kế hoạch tổ chức HĐTN Bước 4. Tổ chức HĐTN 4.1 . Giao nhiệm vụ trải nghiệm 4.2. Thực hiện hiệm vụ trải nghiệm 4.3. Thảo luận kết quả trải nghiệm 4.4. Báo cáo kết quả trải nghiệm 4.5. Đánh giá kết quả trải nghiệm Hình 1.1. Quy trình tổ chức HĐTN Giải thích quy trình: Bước 1. Phân tích mục tiêu bài học, chương/chủ đề - Mục đích: Xác định các kiến thức, KN, thái độ HS cần đạt và NL HS cần hướng tới sau khi học Chương/ Chủ đề. - Dựa trên tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng Sinh học 11 và yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông 2018, từ đó xác định các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực hướng tới sau khi học xong bài học, chương/chủ đề. Bước 2. Xác định các dạng HĐTN cụ thể trong Chương/ Chủ đề GV phân tích được mạch nội dung của bài học, chương/ chủ đề. Căn cứ vào đặc điểm nội dung kiến thức, điều kiện cơ sở vật chất của trường học để xác định được các dạng HĐTN cụ thể ứng với mỗi mạch nội dung đó. Việc xác định các 4
  9. dạng HĐTN cụ thể trong mỗi Chương/ Chủ đề giúp GV thực hiện tốt công tác chuẩn bị (lên kế hoạch thực hiện, phương tiện, thiết bị, liên hệ địa phương…) và tổ chức có hiệu quả. Bước 3. Lập kế hoạch HĐTN - GV lập kế hoạch, dự kiến các yếu tố phát sinh trong quá trình tổ chức trải nghiệm. - Nội dung bản kế hoạch bao gồm: + Thời gian, địa điểm + Nội dung nhiệm vụ + Chuẩn bị (thiết bị, phương tiện, ...) + Dự kiến sản phẩm. Bước 4. Tổ chức HĐTN Để thực hiện việc tổ chức HĐTN GV tiến hành theo các bước: 4.1. Giao nhiệm vụ trải nghiệm - GV giao nhiệm vụ trải nghiệm. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. 4.2. Thực hiện nhiệm vụ trải nghiệm - HS tiến hành các bước thực hiện nhiệm vụ: + Lập được kế hoạch trải nghiệm. + Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. - Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện, tài liệu, thông tin cần thiết. - Tiến hành trải nghiệm cụ thể. 4.3. Thảo luận, khái quát, kết luận vấn đề - HS thu thập thông tin, thảo luận nhóm, khái quát vấn đề. - Viết báo cáo trải nghiệm. 4.4. Báo cáo kết quả trải nghiệm - HS báo cáo trước lớp kết quả trải nghiệm. - Các thành viên khác trong lớp theo dõi, trao đổi, thảo luận và đóng góp ý kiến. 4.5. Đánh giá kết quả HĐTN 5
  10. - Đánh giá HĐTN giúp GV xác định mức độ hiểu biết về kiến thức, KN và khả năng vận dụng kiến thức của HS, đo được mức độ phát triển năng lực của HS sau khi tổ chức HĐTN, phản ánh hoạt động học tập của HS tới GV, qua đó điều chỉnh cách dạy đồng thời thúc đẩy quá trình học tập của HS. - Công cụ đánh giá là bảng kiểm, đề kiểm tra, mẫu vật, phiếu đánh giá, sản phẩm học tập… - Quá trình đánh giá gồm 3 mức độ: + HS tự đánh giá + Nhóm đánh giá + GV đánh giá HS: Thông qua phiếu đánh giá/ bài kiểm tra/ câu hỏi thảo luận/ bài tập tình huống/ sản phẩm/ mẫu vật/… 1.1.4. Hình thức tổ chức các HĐTN trong nhà trường phổ thông HĐTN được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao động công ích, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm, kịch tham gia,…), thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội,… Mỗi hình thức hoạt động trên đều mang ý nghĩa giáo dục nhất định. 1.2. Cơ sở lí luận của dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề 1.2.1. Năng lực giải quyết vấn đề Theo Nguyễn Lộc, Nguyễn Thị Lan Phương và các cộng sự (2016), “Năng lực giải quyết vấn đề là khả năng cá nhân sử dụng hiệu quả các quá trình nhận thức, hành động và thái độ, động cơ, xúc cảm để giải quyết những tình huống vấn đề mà ở đó không có sẵn quy trình, thủ tục, giải pháp thông thường” Trong dạy học, Năng lực GQVĐ có thể hiểu là khả năng của HS phát hiện ra vấn đề học tập cần giải quyết và biết vận dụng những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân, sẵn sàng hành động để giải quyết tốt vấn đề đặt ra. Từ kết quả nghiên cứu về NLGQVĐ&ST trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cùng với thực tiễn dạy học Sinh học, chúng tôi đề xuất các năng lực thành phần và biểu hiện của NLGQVĐ như sau: Năng lực thành phần Biểu hiện Phát hiện và làm rõ Phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học vấn đề tập Phân tích được tình huống trong học tập Hình thành và triển Thu thập các thông tin có liên quan đến vấn đề và hình 6
  11. khai ý tưởng mới thành ý tưởng mới Đề xuất giải pháp cải tiến hay thay thế các giải pháp không còn phù hợp Đề xuất, lựa chọn giải Đề xuất được một số giải pháp giải quyết vấn đề pháp Lựa chọn được giải pháp giải quyết vấn đề Thực hiện và đánh giá Lập được kế hoạch, thực hiện được các nhiệm vụ giải giải pháp giải quyết quyết vấn đề vấn đề Đánh giá được mức độ phù hợp và hiệu quả của các giải pháp giải quyết vấn đề Tư duy sáng tạo Vận dụng giải pháp vào bối cảnh mới Tiếp nhận và đánh giá vấn đề dưới góc nhìn khác nhau Như vậy, NLGQVĐ trong môn Sinh học là khả năng huy động, tổng hợp kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân nhằm giải quyết một nhiệm vụ học tập. Từ quá trình giải quyết vấn đề học tập, HS sẽ lĩnh hội được kiến thức mới, hình thành kỹ năng mới, vận dụng kiến thức giải quyết tình huống thực tiễn một cách sáng tạo. Sự sáng tạo trong quá trình GQVĐ có thể là một cách hiểu mới hoặc một hướng giải quyết mới cho vấn đề. Cái mới, sáng tạo ở đây là mới so với năng lực, trình độ của học sinh, mới so với nhận thức hiện tại của HS. 1.2.2. Vai trò của dạy học trải nghiệm với phát triển NLGQVĐ - Dạy học thông qua HĐTN nhằm hoàn thành mục tiêu của quá trình dạy học nói chung và phát triển NL GQVĐ nói riêng. Học tập trải nghiệm đã được thực tế chứng minh có những đóng góp giá trị đối với sự phát triển năng lực của HS. - Thông qua HĐTN học sinh có thể nắm bắt các khái niệm dễ dàng hơn, có cơ hội áp dụng các kiến thức và ý tưởng vào các tình huống thực tế, trong đó học sinh đóng vai trò chủ thể. Đó là một trong những cách hiệu quả nhất để hiểu được bản chất của khái niệm. Trong quá trình trải nghiệm, học sinh có nhiều cơ hội để phát huy tính sáng tạo. Với mỗi tình huống học tập mang tính thực tiễn, học sinh nhận thấy luôn có nhiều giải pháp khác nhau. Mỗi cá nhân được khuyến khích tìm kiếm, đưa ra giải pháp độc đáo của riêng mình để giải quyết vấn đề.. - Sai lầm trở thành bài học quý giá. Khi tham gia vào các hoạt động trải nghiệm thực tế, học sinh có thể mắc sai lầm. Tuy nhiên, các em sẽ biết phân tích, so sánh lựa chọn loại bỏ những phương pháp, cách thức “sai”. Học sinh học được cách không sợ sai và ghi nhớ để không lặp lại những sai lầm đó 7
  12. + Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh có cơ hội khám phá bản thân và thế giới xung quanh, phát triển đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn, phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, có những phẩm chất cao đẹp, phát huy tiềm năng của bản thân, làm cơ sở cho việc lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Phương pháp điều tra, khảo sát để xác định cơ sở thực tiễn của đề tài Để xác định cơ sở thực tiễn của đề tài về việc phát triển NLGQVĐ và thực trạng sử dụng hình thức dạy học học trải nghiệm trong dạy học bộ môn Sinh học nói chung và trong dạy học bài 19, bài 21 -Sinh học 11 nói riêng, chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra, thăm dò ý kiến GV dạy môn Sinh học và HS của các trường THPT trên địa bàn Quỳnh Lưu trong năm học 2021 – 2022 về nội dung: - Thực trạng dạy học môn Sinh học thông qua các hoạt động trải nghiệm ở trường THPT. - Thực trạng năng lực giải quyết vấn đề của HS THPT 2.2. Kết quả điều tra, khảo sát cơ sở thực tiễn của đề tài - Về thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn Sinh học ở trường THPT. Sau khi thăm dò ý kiến qua phiếu điều tra 30 GV dạy môn Sinh học tại 3 trường THPT Quỳnh Lưu 1, THPT Quỳnh Lưu 2, THPT Nguyễn Đức Mậu và thống kê xử lý số liệu, chúng tôi thu được kết quả như sau: Bảng 1.1. Kết quả thăm dò ý kiến GV về việc sử dụng các PPDH tích cực trong dạy học bộ môn Sinh học THPT hiện nay Mức độ sử dụng Không Không sử Phương pháp Thường TT thường dụng dạy học xuyên xuyên SL % SL % SL % 1 Thuyết trình 9 30 16 53,4 5 16,6 Hỏi đáp - tái hiện thông 15 50 13 43,3 2 6,7 2 báo 3 Vấn đáp – tìm tòi 21 70 9 30 0 0 Dạy học nêu và giải quyết 19 63,3 11 36.7 0 0 4 vấn đề Hoạt động nhóm - Sử 18 60 12 40 0 0 5 dụng phiếu học tập 6 Dự án 0 0 8 26,7 22 73,3 Dạy học sử dụng bài tập 9 30 19 63,3 2 6,7 7 tình huống 8
  13. Mức độ sử dụng Không Không sử Phương pháp Thường TT thường dụng dạy học xuyên xuyên SL % SL % SL % Dạy học sử dụng bài tập 9 30 19 63,3 2 6,7 8 thực nghiệm 9 Dạy học trải nghiệm 0 0 3 10 27 90 Từ bảng kết quả cho thấy: - Về dạy học trải nghiệm môn Sinh học số GV thường xuyên thực hiện là không; số GV không thường xuyên 3 (chiếm 10%) và số GV không dạy học trải nghiệm là 27 (90%). Số GV cho rằng việc dạy học trải nghiệm trong bộ môn Sinh học rất cần thiết là 20 (chiếm 66,7%), cần thiết là 9 (chiếm 30%), không cần thiết 1 (3,3%). - Thông qua kết quả thăm dò ý kiến GV cùng với việc dự giờ thăm lớp, tham khảo giáo án có thể thấy GV đã quan tâm đến công tác đổi mới PPDH. Các PPDH tích cực thường xuyên được sử dụng. Đồng thời GV cũng nhận thấy được sự cần thiết và rất cần thiết của việc dạy học trải nghiệm với bộ môn Sinh học. Tuy vậy, trong thực tiễn thì việc dạy học trải nghiệm chưa được thực hiện thường xuyên bởi một số lý do sau: + Thiết kế và tổ chức các HĐTN rất công phu, mất nhiều thời gian, công sức. + Thời lượng tập huấn ít, không có nhiều thời gian để GV có cơ hội thực hành và được “cầm tay chỉ việc”. + Để tổ chức trải nghiệm cho học sinh cần phải có sự đồng ý của phụ huynh học sinh, phê duyệt của nhà trường, sự phối kết hợp của các tổ chức khác ngoài trường học. + Quản lý và đảm bảo an toàn cho học sinh trong quá trình trải nghiệm là vấn đề khiến GV lo lắng. + Đa số học sinh vẫn còn lúng túng, khó khăn trong việc tự mình nghiên cứu và sưu tầm tài liệu, học liệu để học tập. - Về thực tiễn tổ chức dạy học bài 19 và bài 21 – Sinh học 11 theo hình thức HĐTN có tới 30 GV (chiếm 100%) đang dạy theo trình tự nội dung bài học trong SGK, không có GV nào dạy học hai bài này bằng PPDH trải nghiệm. - Thực trạng về năng lực giải quyết vấn đề của HS THPT, chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát 80 học sinh tại 3 trường THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, kết quả thu được như sau: 9
  14. Bảng 1.2. Kết quả điều tra về năng lực giải quyết vấn đề của HS TT Vấn đề thực tiễn Kết quả khảo sát (%) Thực hiện Thực hiện Thực hiện không đúng đúng nhưng đúng và không thành thành thạo thạo 1 Trình bày quy trình mổ lộ 90% 10% 0% tim ếch? 2 Em hãy đếm nhịp tim của 43,75% 40% 16,25% mình trong vòng một phút? 3 Trình bày cách đo huyết áp? 81,25% 10% 8,75% 4 Nêu các bước xử lý khi có 30% 57,6% 12,4% người bị thương chảy nhiều máu? 5 Nêu cách xử lý khi có người 85% 15% 0% bị tăng huyết áp đột ngột, đột quỵ? Từ kết quả khảo sát cho thấy, năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của HS còn nhiều hạn chế. Đa số các em nhận diện được vấn đề nhưng chưa biết cách giải quyết hoặc biết cách xử lý nhưng còn lúng túng vụng về, chưa thành thạo. Số HS thành thạo các kỹ năng rất ít. Do đó việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề để các em có thể áp dụng vào những tình huống cụ thể trong cuộc sống là điều rất cần thiết. Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về PPDH tích cực và phát triển năng lực dạy học môn Sinh học ở trường THPT chúng tôi nhận thấy: - Phát triển năng lực GQVĐ cho HS cần được thực hiện thường xuyên và liên tục. - Dạy học trải nghiệm là PPDH đem lại hiệu quả cao cho quá trình phát triển năng lực người học. - Đa số GV đã tích cực trong việc đổi mới PPDH Sinh học ở trường THPT. Việc phát triển năng lực cho học sinh được quan tâm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, một số năng lực của HS còn hạn chế. - Trong các PPDH tích cực thì dạy học trải nghiệm là phương pháp hiệu quả cho quá trình phát triển năng lực người học. Tuy nhiên, rất ít sử dụng phương pháp này trong quá trình dạy học vì khi triển khai gặp nhiều khó khắn, vướng mắc như thời gian tổ chức, địa điểm trải nghiệm, kinh phí hoạt động, sự an toàn cho HS... - Đối với bài 19 và 21 Sinh học 11, quá trình dạy học mới dừng lại ở các phương pháp như hoạt động nhóm, dạy học nêu và giải quyết vấn đề, dạy học qua trình chiếu, dạy học sử dụng phiếu học tập…còn dạy học qua HĐTN ít khi được 10
  15. thực hiện. Các kỹ năng cơ bản cần thiết như sơ cứu người bị thương chảy máu, sơ cứu người tăng tụt huyết áp đột ngột, người bị đột quỵ…HS chủ yếu được xem qua video, trình chiếu mà chưa được cán bộ y tế hướng dẫn trực tiếp. Xuất phát từ vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, thông qua đề tài này chúng tôi tiến hành thiết kể và tổ chức các HĐTN trong dạy học bài 19 và 21 – Sinh học 11 góp phần phát triển năng lực GQVĐ đạt hiệu quả hơn, từ đó nâng cao hứng thú, yêu thích của HS với môn Sinh học. B - TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC BÀI 19. TUẦN HOÀN MÁU (tiếp theo) và BÀI 21. THỰC HÀNH ĐO MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ Ở NGƯỜI – SINH HỌC 11 THPT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Tổ chức dạy học trải nghiệm bài 19 và bài 21 theo hướng phát triển năng lực GQVĐ 1.1. Mục tiêu 1.1.1. Kiến thức - Giải thích được vì sao tim có khả năng đập tự động, nguyên nhân gây tính tự động của tim. - Nêu được chu kì hoạt động của tim của tâm nhĩ và tâm thất - Nêu được khái niệm huyết áp và giải thích được sự tăng giảm của huyết áp, , nguyên nhân thay đổi huyết áp trong hệ mạch. - Vận tốc của máu và nguyên nhân thay đổi vận tốc máu. - Vận dụng kiến thức giải quyết tình huống thực tiễn. 1.1.2. Kỹ năng - Kỹ năng tư duy logic phân tích, so sánh, tổng hợp, đánh giá... - Kỹ năng thực hành, thí nghiệm. - Kỹ năng quan sát, lấy số liệu, thu thập, xử lý thông tin - Kỹ năng đo huyết áp, sơ cứu nạn nhân trong một số tình huống: cầm máu cho người bị thương, cao huyết áp và tụt huyết áp đột ngột, đột quỵ. 1.1.3. Thái độ - Có ý thức giữ gìn vệ sinh tim mạch để phòng tránh một số bệnh về tim mạch. - Quan tâm đến những người xung quanh, có ý thức giúp đỡ người gặp nạn . 11
  16. -Tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh chung tay giúp đỡ và rèn luyện những kĩ năng cơ bản khi bị nạn và giúp người bị nạn; hiểu được ý nghĩa của việc hiến máu nhân đạo. 1.1.4. Định hướng phát triển các năng lực và phẩm chất a. Năng lực chung - Năng lực tự học + Học sinh xác định mục tiêu của chuyên đề + Lập được bảng kế hoạch học tập - Năng lực giải quyết vấn đề: + Phát hiện và làm rõ vấn đề: Phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề , phân tích được tình huống trong học tập + Hình thành và triển khai ý tưởng mới: Thu thập các thông tin có liên quan đến vấn đề và hình thành ý tưởng mới. + Đề xuất, lựa chọn giải pháp: Đề xuất và lựa chọn được một số giải pháp giải quyết vấn đề. + Thực hiện và đánh giá giải pháp: Lập được kế hoạch, thực hiện được các nhiệm vụ giải quyết vấn đề. Đánh giá được mức độ phù hợp và hiệu quả của các giải pháp giải quyết vấn đề. + Tư duy sáng tạo: Vận dụng giải pháp vào bối cảnh mới, tiếp nhận và đánh giá vấn đề dưới góc nhìn khác nhau. - Năng lực hợp tác: Hợp tác, phân công nhiệm vụ và phối hợp với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập. b. Năng lực chuyên biệt: - Năng lực nghiên cứu khoa học: hình thành giả thuyết khoa học, thiết kế, thực hiện thí nghiệm, thu thập và phân tích dữ liệu, giải thích kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận. - Ngoài ra HS còn được phát triển một số năng lực khác như: năng lực tìm và xử lý thông tin, năng lực ngôn ngữ... c. Phẩm chất - Trung thực: Đánh giá chính xác bản thân và nhóm, báo cáo kết quả HĐTN chính xác. - Trách nhiệm: + Với bản thân và các bạn trong nhóm để hoàn thành các nhiệm vụ được giao. 12
  17. + Có trách nhiệm với cộng đồng trong việc tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp sơ cứu người bị thương chảy máu, người bị các bệnh tim mạch… - Chăm chỉ thực hiện các nhiệm vụ HĐTN - Nhân ái: Giúp đỡ những người bị thương, người bị bệnh tim mạch, hiểu ý nghĩa hiến máu nhân đạo. 1.2. Thiết bị dạy học và học liệu - GV chuẩn bị: + Máy tính, máy chiếu, máy ảnh. + Dụng cụ thực hành mổ tim ếch. + Tài liệu: + SGK: Sinh học 11 + Phiếu khảo sát GV, phiếu khảo sát HS, phiếu điều tra khảo sát… + Mẫu báo cáo kết quả trải nghiệm. + Phiếu học tập + Một số trang web liên quan + Một số hình ảnh liên quan đến bài học: hệ dẫn truyền tim, cấu trúc hệ mạch, sự thay đổi huyết áp trong hệ mạch, các bảng biểu… + Chuẩn bị địa điểm cho HS trải nghiệm: Phòng thực hành Sinh học, Trạm y tế hoặc bệnh viện, liên hệ với bác sỹ hoặc cán bộ y tế. - HS chuẩn bị: + Mẫu vật: Ếch sống + Hóa chất: Nước muối sinh lý 0,9% + SGK Sinh học 11 + Nghiên cứu nội dung kiến thức bài 19 và bài 21 – Sinh học 11. + Chuẩn bị nội dung, phương tiện, để tiến hành trải nghiệm tại phòng thực hành, trạm y tế. + Giấy, bút, máy tính, máy ảnh,… 1.3. Xác định các dạng HĐTN trong bài học Căn cứ vào nội dung, mục tiêu cụ thể bài học; Căn cứ vào đối tượng HS và điều kiện thực tế địa phương, chúng tôi lựa chọn các nội dung HĐTN: Hoạt động 1: Mổ tim ếch, tìm hiểu “Hoạt động của tim” 13
  18. Hoạt động 2. Tìm hiểu cấu trúc hệ mạch, vận tốc máu, sơ cứu người bị thương chảy máu. Hoạt động 3: Tìm hiểu huyết áp, cách đo huyết áp và sơ cứu nạn nhân tăng hoặc tụt huyết áp đột ngột, bệnh nhân đột quỵ. Hoạt động 4: Truyền thông nâng cao kiến thức bảo vệ sức khỏe tim mạch. Hoạt động 5: Hưởng ứng ngày hội hiến máu nhân đạo. 1.4. Kế hoạch dạy học trải nghiệm Thời Nội dung công việc Người Sản phẩm dự kiến gian thực hiện - Giới thiệu về chủ đề, nêu Giáo viên - Hình thành các nhóm và mục tiêu, yêu cầu, sản phẩm phân công nhiệm vụ cho Tiết 1 dự tính đạt được, phân công từng nhóm. – Tuần nhiệm vụ cho từng nhóm. 11 - Bảng phân công nhiệm Các nhóm - Tiếp nhận nhiệm vụ. vụ cụ thể cho từng thành trên HS viên và kế hoạch thực hiện lớp - Các nhóm bầu nhóm trưởng, của nhóm HS. thư ký, trao đổi về nội dung công việc, phân công nhiệm - Bảng tiêu chí đánh giá vụ, lập kế thực hiện, đặt tên các hoạt động. cho nhóm. - Thống nhất tiêu chí đánh giá GV và HS học sinh. 1 ngày Thực hiện các HĐTN HS và - Các hình ảnh, clip, số liệu, kiến thức liên quan... - Nhóm 1: mổ tim ếch tại GV phòng thực hành bộ môn Sinh + Video, hình ảnh mổ tim học của nhà trường. ếch và các kết quả quan sát. - Nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4: Trải nghiệm tại trạm y tế địa - Kỹ năng sơ cứu nạn nhân phương hoặc bệnh viện. bị thương chảy máu + Cả lớp: Hưởng ứng ngày hội - Kỹ năng đo huyết áp. hiến máu nhân đạo tại trung - Số liệu bệnh nhân bị cao tân Y tế Huyện Quỳnh Lưu. huyết áp và tụt huyết áp. + Nguyên nhân, nhóm đối tượng bị cao huyết áp, tụt huyết áp. +Kiến thức về sơ cứu nạn nhân bị cao huyết áp, tụt 14
  19. huyết áp, bệnh nhân đột quỵ … + Kiến thức về bảo vệ sức khỏe tim mạch. -Tìm hiểu hiến máu nhân đạo: +Điều kiện hiến máu +Quy trình hiến máu + Ý nghĩa hiến máu +Hình ảnh ngày hội hiến máu nhân đạo 3 ngày - Tìm kiếm các kiến thức liên Học sinh ở nhà quan đến vấn đề nghiên cứu từ hoạt động - Bản báo cáo kết quả của SGK, mạng internet, báo... theo nhóm 4 nhóm. -Tập hợp, phân tích, xâu chuỗi dưới sự các thông tin thu được. điều khiển của nhóm - Thảo luận, trao đổi, đánh giá trưởng. giải quyết nhiệm vụ được giao. - Hoàn thành bài báo cáo bằng các hình thức mà nhóm lựa chọn. - Phân công người báo cáo, tập báo cáo thử trước các bạn trong nhóm. Tiết 2, Báo cáo kết quả trải nghiệm Giáo viên - Bài báo cao kết quả 3 và các nhóm 1. nhóm học Tại - Học sinh trang bị những Nhóm 1: Báo cáo kết quả trải sinh. lớp kiến thức về hoạt động của nghiệm. tim. 15
  20. Nhóm 2: Giáo viên - Kiến thức về cấu trúc hệ và các mạch và vận tốc máu. Trình bày báo cáo kết quả trải nhóm học nghiệm. - Kỹ năng cơ bản cách sơ sinh. cứu người bị vết thương Thực hiện sơ cứu nạn nhân bị hở. thương tại lớp. Nhóm 3. Giáo viên - Kiến thức về khái niệm và các và các yếu tố ảnh hưởng - Trình bày báo cáo kết quả nhóm học đến huyết áp. trải nghiệm của nhóm. sinh. - Kỹ năng đo huyết áp - Hướng dẫn cách đo huyết áp, sơ cứu bệnh nhân trong trường - Kỹ năng cơ bản cách sơ hợp tăng, tụt huyết áp đột cứu người bị tăng huyết áp ngột, bệnh nhân đột quỵ. và tụt huyết áp, người bị đột quỵ. Nhóm 4. Giáo viên Thông tin và kiến thức bảo và các vệ sức khỏe. Báo cáo truyền thông kiến nhóm học thức bảo vệ sức khỏe tim sinh. mạch. Đại diện lớp báo cáo kết quả GV và HS -Điều kiện hiến máu tìm hiểu ngày hội hiến máu cả lớp -Quy trình hiến máu nhân đạo. -Ý nghĩa hiến máu -Hình ảnh ngày hội hiến máu Tổng kết đánh giá, rút kinh - Hoàn thành các phiếu nghiệm đánh giá : - Các - Học sinh từng nhóm tự đánh thành viên - Phiếu tự đánh giá của giá bản thân, nhóm đánh giá trong nhóm. từng bạn, các nhóm đánh giá nhóm và - Phiếu đánh giá chéo của chéo nhau vào trong các mẫu giữa các các nhóm. phiếu đánh giá. nhóm. - Phiếu đánh giá tổng hợp - GV lắng nghe ý kiến của các - GV và của giáo viên. nhóm về những khó khăn, lợi các nhóm ích đem lại của việc học theo trao đổi và - Công bố điểm của từng HĐTN. thảo luận nhóm 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2