intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng mô hình Ngày hội trải nghiệm ở trường THPT Lê Viết Thuật nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:130

4
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài tập trung nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng mô hình Ngày hội trải nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng mô hình Ngày hội trải nghiệm ở trường THPT Lê Viết Thuật nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGÀY HỘI TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG THPT LÊ VIẾT THUẬT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC TOÀN DIỆN LĨNH VỰC: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Năm học: 2022 – 2023
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT LÊ VIẾT THUẬT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGÀY HỘI TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG THPT LÊ VIẾT THUẬT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC TOÀN DIỆN Lĩnh vực: Quản lý giáo dục Tác giả: Hoàng Minh Lương Thái Thị Phương Chi Hồ Văn Minh Năm học: 2022 – 2023
  3. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................... 1 I. Lí do chọn đề tài .................................................................................................... 1 II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 2 III. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 2 IV. Đóng góp mới của đề tài ..................................................................................... 2 V. Cấu trúc của đề tài ................................................................................................ 2 NỘI DUNG............................................................................................................... 3 I. Cơ sở của đề tài ...................................................................................................... 3 1. Cơ sở lí luận .......................................................................................................... 3 1.1. Giáo dục toàn diện.............................................................................................. 3 1.1.1. Khái niệm Giáo dục toàn diện......................................................................... 3 1.1.2. Nội dung giáo dục toàn diện ........................................................................... 3 1.2. Mô hình Ngày hội trải nghiệm ........................................................................... 4 1.2.1. Khái niệm Mô hình Ngày hội trải nghiệm ...................................................... 4 1.2.2. Đặc điểm của mô hình Ngày hội trải nghiệm ................................................. 5 1.3. Tầm quan trọng của việc xây dựng mô hình Ngày hội trải nghiệm nhằm giáo dục toàn diện học sinh ............................................................................................... 5 1.4. Những nguyên tắc của việc xây dựng mô hình Ngày hội trải nghiệm nhằm giáo dục toàn diện học sinh ....................................................................................... 7 2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................... 8 2.1. Thực trạng của học sinh về việc đánh giá kết quả giáo dục toàn diện của bản thân và nhu cầu tham gia Ngày hội trải nghiệm ....................................................... 8 2.2. Thực trạng về năng lực giáo dục trải nghiệm của giáo viên .............................. 9 2.3. Thực trạng về tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh tại trường THPT Lê Viết Thuật ............................................................................................... 12 II. Giải pháp xây dựng mô hình Ngày hội trải nghiệm ở trường THPT Lê Viết Thuật nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện ................................................. 14 1. Xây dựng mục tiêu của mô hình Ngày hội trải nghiệm ...................................... 14 1.1. Mục tiêu của giải pháp ..................................................................................... 14 1.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp ...................................................... 14 1.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp...................................................................... 14
  4. 1.4. Minh hoạ việc thực hiện giải pháp ................................................................... 15 2. Xây dựng nội dung của mô hình Ngày hội trải nghiệm ...................................... 16 2.1. Mục tiêu của giải pháp ..................................................................................... 16 2.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp ...................................................... 16 2.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp...................................................................... 17 2.4. Minh hoạ việc áp dụng giải pháp ..................................................................... 17 3. Thiết kế hoạt động của mô hình Ngày hội trải nghiệm....................................... 20 3.1. Mục tiêu của giải pháp ..................................................................................... 20 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp ...................................................... 20 3.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp...................................................................... 23 3.4. Minh hoạ việc áp dụng giải pháp ..................................................................... 24 4. Tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động của mô hình Ngày hội trải nghiệm ..................................................................................................................... 37 4.1. Mục tiêu của giải pháp ..................................................................................... 37 4.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp ...................................................... 37 4.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp...................................................................... 42 III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................................................ 42 1. Mục đích thực nghiệm......................................................................................... 42 2. Đối tượng và cách thực tiến hành thực nghiệm .................................................. 42 3. Kết quả thực nghiệm ........................................................................................... 43 4. Một số kết quả nổi bật về công tác giáo dục toàn diện học sinh ........................ 44 IV. KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT ...................................................................................................................... 44 1. Mục đích khảo sát ............................................................................................... 44 2. Nội dung và phương pháp khảo sát ..................................................................... 45 2.1. Nội dung khảo sát ............................................................................................. 45 2.2. Phương pháp khảo sát và thang điểm đánh giá ................................................ 45 4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của giải pháp đề xuất............... 45 4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất ........................................................ 45 4.2. Tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất ........................................................ 46 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 48 I. Những đóng góp của đề tài .................................................................................. 48
  5. 1. Tính mới của đề tài .............................................................................................. 48 2. Tính khoa học ...................................................................................................... 48 3. Tính hiệu quả ....................................................................................................... 48 II. Một số kiến nghị, đề xuất ................................................................................... 49 1. Với các cấp quản lí giáo dục ............................................................................... 49 2. Với giáo viên ....................................................................................................... 49
  6. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài 1. Sự nghiệp giáo dục luôn được Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng. Phát triển giáo dục theo hướng đổi mới căn bản và toàn diện là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước trong giai đoạn hiện nay. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế khẳng định: “phải chú trọng giáo dục toàn diện, đó là giáo dục văn hóa, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn”. Mục tiêu GD cũng được quy định rõ trong Điều 2 của Luật Giáo dục (2005): “Đào tạo con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tƣởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành bồi dƣỡng nhân cách phẩm chất năng lực của công dân đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Nhưng thực tế trong tư tưởng những người làm giáo dục và các bậc phụ huynh vẫn đánh đồng giữa giáo dục toàn diện với học giỏi toàn diện, và bỏ qua nhiều tiêu chí quan trọng như thể trạng, sức khỏe thể chất và tinh thần của học sinh. Đây là nguồn cơn cho những vấn đề bạo lực học đường, trầm cảm, tự kỷ, xuống cấp đạo đức, thiếu kỹ năng để đáp ứng công việc, thiếu khả năng hoàn thành công việc một cách tự chủ khi bước vào bối cảnh mới của học sinh Việt Nam hiện nay. 2. Để đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, ngày 19/11/2021, tỉnh uỷ Nghệ An ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU về nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 với nhiều nhiệm vụ và giải pháp quan trọng, mang tính đột phá. Trên cơ sở đó các trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung và trường THPT Lê Viết Thuật nói riêng đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể phù hợp với thực tiễn giáo dục toàn diện của nhà trường. Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh được tổ chức thực hiện với nhiều hình thức giáo dục phong phú, đa dạng gắn liền với trách nhiệm từ nhiều phía: Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên, phụ huynh học sinh, đặc biệt là sự tăng cường mối quan hệ gia đình - nhà trường xã hội. 3. Trong quá trình nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, chúng tôi nhận thấy giáo dục trải nghiệm là giải pháp tối ưu. Nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục để tạo điều kiện tối đa nhất cho học sinh có cơ hội được trải nghiệm, từ đó mà giáo dục học sinh một cách toàn diện cả đức - trí - thể - mỹ - lao động một cách thiết thực, hiệu quả. Giáo dục trải nghiệm cũng chính là là hình thức giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục giai đoạn hiện nay. 1
  7. Những vấn đề nêu trên chính là lí do để chúng tôi tiến hành nghiên cứu và áp dụng đề tài: Xây dựng mô hình Ngày hội trải nghiệm ở trƣờng THPT Lê Viết Thuật nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện. II. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng mô hình Ngày hội trải nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện học sinh. - Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu, thực nghiệm tại trường THPT Lê Viết Thuật và đối chứng với các trường THPT trên địa bàn. III. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận - Phương pháp thống kê, xử lí số liệu - Phương pháp phân tích, tổng hợp - Phương pháp Test - Phương pháp khảo sát thực tiễn - Phương pháp so sánh đối chiếu IV. Đóng góp mới của đề tài - Đề tài Xây dựng mô hình Ngày hội trải nghiệm ở trƣờng THPT Lê Viết Thuật nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện đã đề xuất được các giải pháp mang tính thực tiễn, tính khoa học và tính mới, lần đầu tiên được áp dụng thành mô hình tại một trường THPT. - Đề tài đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, đặc biệt là yêu cầu triển khai thực hiện chương trình GDPT 2018 và những điểm mới trong phương thức tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng trong giai đoạn hiện nay; đồng thời đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động thời đại công nghệ 4.0 và trí tuệ nhân tạo. V. Cấu trúc của đề tài - Phần một: Đặt vấn đề - Phần hai: Nội dung - Phần ba: Kết luận Ngoài 3 phần chính, còn có phần Phụ lục và Tài liệu tham khảo 2
  8. NỘI DUNG I. Cơ sở của đề tài 1. Cơ sở lí luận 1.1. Giáo dục toàn diện 1.1.1. Khái niệm Giáo dục toàn diện Giáo dục (theo nghĩa rộng) là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục tới người được giáo dục trong cơ quan giáo dục, nhằm hình thành nhân cách cho họ. Giáo dục (theo nghĩa hẹp) là quá trình hình thành cho người được giáo dục lí tưởng, động cơ, tình cảm, niềm tin, những nét tính cách của nhân cách, những hành vi thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội thông qua việc tổ chức cho họ các hoạt động và giao lưu. Toàn diện: Theo từ điển tiếng Việt có nghĩa là “đầy đủ các mặt, không thiếu mặt nào” Từ đó có thể hiểu Giáo dục toàn diện là hoạt động giáo dục tổng thể, được tổ chức có kế hoạch, có mục đích, nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người. Để đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện, cần kết hợp chặt chẽ năm mặt giáo dục về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ, lao động. 1.1.2. Nội dung giáo dục toàn diện Để thực hiện mục tiêu giáo dục đã xác định như trên, nhà trường cần thực hiện nội dung giáo dục toàn diện nhằm phát triển nhân cách học sinh. Tác giả Phan Thanh Long đã đưa ra khái niệm của 5 mặt giáo dục như sau: - Giáo dục đạo đức là những tác động sư phạm một cách có mục đích, có hệ thống, có kế hoạch của nhà giáo dục tới người được giáo dục (học sinh), để bồi dưỡng cho họ những phẩm chất đạo đức (chuẩn mực hành vi đạo đức) phù hợp với yêu cầu xã hội. - Giáo dục trí tuệ là hoạt động giáo dục trong đó nhà giáo dục tổ chức các hoạt động cho học sinh chiếm lĩnh hệ thống tri thức văn hóa, khoa học kỹ thuật và làm phát triển các kỹ năng, kỹ xảo tương ứng, phát triển trí lực và năng lực hoạt động trí tuệ của học sinh. - Giáo dục thể chất là sự tác động có mục đích, có nội dung, có phương pháp, có tổ chức của nhà giáo dục đến đối tượng giáo dục nhằm nâng cao sức khỏe, hình thành và phát triển các yếu tố thể chất cho họ. - Giáo dục lao động là bồi dưỡng cho học sinh quan niệm đúng đắn về lao động, tiến hành thực tiễn lao động và hình thành kỹ năng, thói quen lao động. - Giáo dục thẩm mỹ là giáo dục về cái đẹp, vận dụng cái đẹp của nghệ thuật, của tự nhiên và nét đẹp của cuộc sống xã hội để bồi dưỡng quan điểm thẩm mỹ và năng lực cảm thụ, thưởng thức, sáng tạo cái đẹp đúng đắn cho học sinh. 3
  9. Năm mặt giáo dục này kết hợp chặt chẽ với nhau, tương hỗ, hòa quyện với nhau, để góp phần đào tạo học sinh trở thành con người mới toàn diện. Trên thực tế giáo dục một nội dung cụ thể cũng đồng thời tiến hành các nội dung khác. Khi giáo dục trí tuệ không chỉ đơn thuần là giáo dục trí tuệ, mà trong đó có cả giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, lao động... Hơn nữa, giáo dục thẩm mỹ làm cho học sinh hiểu biết và ham thích cái đẹp trong hành vi ứng xử, trong mối quan hệ xã hội. Giáo dục thẩm mỹ không chỉ làm phát triển tư duy hình tượng, mà còn có tác dụng nâng cao hiệu quả hoạt động trí tuệ, thúc đẩy lao động trí óc. Bởi vậy, khi được tiếp xúc với những sự vật, hình tượng đẹp, học sinh có cảm xúc thẩm mỹ và hứng thú học tập hơn. Giáo dục thể chất giúp học sinh rèn luyện thân thể theo tiêu chuẩn “cái đẹp”, đó là cái đẹp của một cơ thể khỏe mạnh với sự phát triển cân đối, hài hòa, duyên dáng, được rèn luyện qua các loại hình thể dục... Với lao động, giáo dục thẩm mỹ giúp học sinh có nhu cầu thẩm mỹ trong lao động: làm việc theo kế hoạch nhất định, tổ chức hợp lí nơi làm việc, vận dụng các yếu tố thẩm mỹ vào lao động để tăng năng suất lao động như màu sắc, nhịp điệu, có yêu cầu thẩm mỹ với các sản phẩm lao động. Giáo dục học sinh phát triển toàn diện chính là giúp học sinh hiểu và làm đúng 5 nội dung giáo dục trên. Toàn diện được hiểu là tất cả các mặt, các khía cạnh và giáo dục toàn diện chính là quá trình truyền thụ những tri thức, những kinh nghiệm, những kỹ năng... đồng thời bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức cần thiết và chuẩn bị tâm thế cho người học đi vào vào cuộc sống lao động tự lập, góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước. 1.2. Mô hình Ngày hội trải nghiệm 1.2.1. Khái niệm Mô hình Ngày hội trải nghiệm - Mô hình: Theo nghĩa hẹp là mẫu, khuôn, tiêu chuẩn theo đó mà chế tạo ra sản phẩm hàng loạt. Theo nghĩa rộng là hình ảnh ƣớc lệ của một khách thể (hay một hệ thống các khách thể, các quá trình hoặc hiện tượng). Trong ngữ cảnh này của đề tài, cần hiểu mô hình là khuôn mẫu có sẵn theo đó tạo ra những cái tƣơng tự. - Ngày hội trải nghiệm: Hội hiểu theo nghĩa đầu tiên là cuộc vui tổ chức chung cho đông đảo người dự, theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt. Ngày hội theo đó là ngày tổ chức những hoạt động đem lại niềm vui cho đông đảo người dự, theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt. Trải nghiệm: Theo Từ điển tiếng Việt có nghĩa là trải qua, kinh qua. Từ đó, trong lĩnh vực giáo dục, có thể hiểu Ngày hội trải nghiệm nghĩa là ngày mà nhà trường/cơ sở giáo dục tổ chức chuỗi các hoạt động giáo dục mang tính thực tiễn theo một chủ đề nhất định, ngoài giờ học văn hóa các môn trên lớp và có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học. Thông qua các hoạt động thực hành, những việc làm cụ thể và các hành động của học sinh, ngày hội trải nghiệm sẽ khai thác kinh nghiệm của mỗi cá nhân, tạo cơ hội cho các em vận dụng một cách tích cực những điều đã biết vào thực tế và đưa ra những sáng kiến của mình, từ đó phát huy và nuôi dưỡng tính sáng tạo của mỗi cá nhân học sinh. Hoặc có thể hiểu theo cách khác, Ngày hội trải nghiệm là ngày tổ chức các 4
  10. hoạt động giáo dục theo chủ đề nhất định, trong đó, từng cá nhân học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong môi trường nhà trường cũng như môi trường gia đình và xã hội dưới sự hướng dẫn, tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, các năng lực... từ đó tích lũy kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình. - Xây dựng mô hình Ngày hội trải nghiệm có nghĩa là sáng tạo nên một hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm vừa có tính cố định khuôn mẫu vừa mang đặc trưng riêng của nhà trường mà không lẫn với các trường khác, nhằm giáo dục toàn diện học sinh, đáp ứng mục tiêu và yêu cầu đổi mới dạy học trong giai đoạn hiện nay. 1.2.2. Đặc điểm của mô hình Ngày hội trải nghiệm Ngày hội trải nghiệm thường có nội dung rất đa dạng và mang tính tích hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống, giáo dục truyền thống, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi trường, giáo dục phòng chống ma túy, giáo dục phòng chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội, giáo dục các phẩm chất người lao động, nhà nghiên cứu,... Điều này giúp cho các nội dung thiết thực hơn, gần gũi với cuộc sống thực tế hơn, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của học sinh, giúp các em vận dụng vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi hơn. Ngày hội trải nghiệm có thể được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như trò chơi, hội thi, diễn đàn, giao lưu, tham quan dã ngoại, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm...), thể dục thể thao, câu lạc bộ, tổ chức các ngày hội, các công trình nghiên cứu khoa học kĩ thuật... Mỗi một hình thức trên đều tiềm tàng trong nó những khả năng giáo dục nhất định. Ngày hội trải nghiệm có thể tổ chức tại nhiều địa điểm khác nhau ở trong hoặc ngoài nhà trường như: lớp học, thư viện, phòng đa năng, phòng truyền thống, sân trường, công viên, vườn hoa, viện bảo tàng, các di tích lịch sử và văn hóa, các danh lam thắng cảnh, các công trình công cộng, các nhà nghệ nhân, các làng nghề, cơ sở sản xuất,... hoặc ở các địa điểm khác ngoài nhà trường có liên quan đến chủ đề hoạt động. 1.3. Tầm quan trọng của việc xây dựng mô hình Ngày hội trải nghiệm nhằm giáo dục toàn diện học sinh Tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học và giáo dục của các nhà trường là thực hiện đúng tinh thần đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên việc tổ chức hoạt động trải nghiệm để đạt được hiệu quả giáo dục toàn diện hiện nay của các nhà trường hầu như còn khiêm tốn, thiếu tính đồng bộ hệ thống, cần xây dựng khoa học, bài bản, thể hiện rõ mục tiêu giáo dục đào tạo của nhà trường. Bởi vậy, điều trước tiên cần khẳng định xây dựng mô hình ngày hội trải 5
  11. nghiệm để giáo dục toàn diện học sinh là cần thiết, quan trọng, tối ưu trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện. Bởi vì: - Xây dựng mô hình Ngày hội trải nghiệm trước hết giúp công tác giáo dục toàn diện học sinh của mỗi nhà trường có tính hệ thống và chuyên nghiệp, thể hiện được tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của nhà trường về mục tiêu giáo dục đào tạo của trường. - Xây dựng mô hình Ngày hội trải nghiệm trong trường học có khả năng tích hợp được nhiều nội dung giáo dục cùng một thời điểm, vận dụng được nhiều hình thức hoạt động trải nghiệm cùng một thời điểm nên việc giáo dục toàn diện được thực hiện một cách tự nhiên, sinh động, nhẹ nhàng, hấp dẫn, không gò bó và khô cứng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí cũng như nhu cầu, nguyện vọng của học sinh. Ngược lại, trong quá trình thiết kế, tổ chức, đánh giá các hoạt động của Ngày hội trải nghiệm, cả giáo viên lẫn học sinh đều có cơ hội thể hiện sự sáng tạo, chủ động, linh hoạt của mình, làm tăng thêm tính hấp dẫn, độc đáo của các hình thức hoạt động. - Xây dựng mô hình Ngày hội trải nghiệm tạo cơ hội cho tất cả học sinh được phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân. Nó có khả năng huy động sự tham gia tích cực của học sinh vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động: từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân; tạo cơ hội cho các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng, được đánh giá và lựa chọn ý tưởng, được thể hiện, tự khẳng định mình, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè... Từ đó, giúp học sinh hoàn thiện bản thân mình: phát triển các kĩ năng học tập, tự chiếm lĩnh tri thức; phát triển trí tuệ; hoàn thiện nhân cách; tăng giá trị sống và phát triển các kĩ năng sống cho học sinh... - Xây dựng mô hình Ngày hội trải nghiệm có khả năng thu hút sự phối hợp, tham gia, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường cùng chung ý thức trách nhiệm đối với công tác giáo dục toàn diện học sinh như: giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn, Ban giám hiệu nhà trường, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, hội khuyến học, hội cựu chiến binh, các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp ở địa phương, các nhà hoạt động xã hội, những nghệ nhân, những người lao động tiêu biểu ở địa phương, những tổ chức kinh tế,... Do vậy, Ngày hội trải nghiệm tạo điều kiện cho học sinh được học tập, giao tiếp rộng rãi với nhiều lực lượng giáo dục; được lĩnh hội nhiều nội dung giáo dục qua nhiều kênh khác nhau, với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Điều đó làm tăng tính đa dạng, hấp dẫn và chất lượng, hiệu quả của hoạt động ngày hội trải nghiệm sáng tạo trong việc giáo dục toàn diện. - Xây dựng mô hình Ngày hội trải nghiệm là một biện pháp tích cực để thực hiện nguyên lí học đi đôi với hành, nhà trƣờng với xã hội, lí luận gắn với thực tiễn, là thực hiện lời dạy của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng: Giáo dục phổ 6
  12. thông phải gắn liền với lịch sử, thiên nhiên, xã hội, con ngƣời địa phƣơng, làm cho việc giảng dạy và học tập ở nhà trƣờng thấm đƣợm hơn cuộc đời thực. Học sinh lúc đi học đã học, đã sống thực với xã hội xung quanh. 1.4. Những nguyên tắc của việc xây dựng mô hình Ngày hội trải nghiệm nhằm giáo dục toàn diện học sinh Xây dựng mô hình Ngày hội trải nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện học sinh cần phải dựa trên những nguyên tắc sau: - Thứ nhất: Xây dựng mô hình Ngày hội trải nghiệm phải đảm bảo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông và mục tiêu giáo dục đào tạo học sinh theo tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của nhà trường. + Đảm bảo chương trình giáo dục phổ thông của các môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (không thêm, bớt thời lượng làm thay đổi chương trình) + Đảm bảo triết lí giáo dục của nhà trường trong việc giáo dục, đào tạo học sinh về đầu ra: Học sinh của trường đạt những yêu cầu chung của học sinh THPT và bản sắc riêng của học sinh trường mình như thế nào. - Thứ hai: Xây dựng mô hình Ngày hội trải nghiệm phải phù hợp với thực tiễn địa phương, điều kiện của nhà trường và nhu cầu tâm sinh lí lứa tuổi học sinh. - Thứ ba: Khi xây dựng mô hình Ngày hội trải nghiệm cần xác định nội dung và thực hiện các bước chuẩn bị chu đáo. Dù tiến hành giáo dục tại trường hay ngoài nhà trường, giáo viên cần chuẩn bị kỹ nội dung và các điều kiện thực hiện. + Về nội dung giáo dục toàn diện, nhà trường và giáo viên cần cân nhắc những yêu cầu đã được xác định. + Hoạt động giáo dục trong Ngày hội trải nghiệm cần tiến hành theo những bước đi cụ thể. Sau khi xác định được địa điểm, nội dung giáo dục toàn diện, mục tiêu và các yêu cầu về nội dung giáo dục toàn diện, giáo viên cần lập kế hoạch chi tiết các công việc cụ thể, từ chuẩn bị tiến hành giáo dục, tiến trình giáo dục và tổng kết, đánh giá hoạt động giáo dục. - Thứ tƣ: Xây dựng mô hình Ngày hội trải nghiệm cần kết hợp đa dạng các hình thức tổ chức thực hiện hoạt động Ngày hội trải nghiệm để việc giáo dục toàn diện luôn hấp dẫn, thu hút được đông đảo học sinh và các lực lượng giáo dục khác tham gia. - Thứ năm: Xây dựng mô hình Ngày hội trải nghiệm cần phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh trải nghiệm và sáng tạo. Phải luôn đề cao vai trò hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh, tránh tác động một chiều. Giáo viên luôn tạo điều kiện tối đa để học sinh được tham gia vào các hoạt động giáo dục, từ các hoạt động trong khâu chuẩn bị như lập kế hoạch, phân công người thực hiện việc cụ thể. 7
  13. - Thứ sáu: Xây dựng mô hình Ngày hội trải nghiệm cần đảm bảo tính linh hoạt, tính cập nhật. Mô hình cần có tính linh hoạt để đáp ứng những thay đổi trong nhu cầu và tình huống khác nhau. Các hoạt động và sự kiện trong mô hình cần được cập nhật thường xuyên để đáp ứng nhu cầu và sở thích của các học sinh. 2. Cơ sở thực tiễn Lƣu ý: Xem thêm phụ lục 1 liên quan đến các loại khảo sát thực trạng (gồm bảng hỏi, biểu đồ kết quả khảo sát) Để có căn cứ thực tiễn đề xuất giải pháp xây dựng mô hình Ngày hội trải nghiệm ở trường THPT Lê Viết Thuật nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng hơn 300 học sinh và 86 giáo viên của nhà trường trên các phương diện như sau: 2.1. Thực trạng của học sinh về việc đánh giá kết quả giáo dục toàn diện của bản thân và nhu cầu tham gia Ngày hội trải nghiệm a) Khảo sát Chúng tôi đã sử dụng bảng hỏi để khảo sát học sinh THPT Lê Viết Thuật thuộc 3 khối lớp 10,11,12 với các nội dung như sau: - Em hãy đánh giá mức độ đạt đƣợc về kết quả giáo dục toàn diện của bản thân bằng cách lựa chọn con số phù hợp với em. (Ghi chú: 1=yếu, 2=trung bình, 3=khá, 4=tốt/giỏi) Bảng 1: Khảo sát đánh giá mức độ kết quả giáo dục toàn diện của học sinh Mức độ GD toàn diện Nội dung 1 2 3 4 Đạo đức Đánh giá hạnh kiểm Trí tuệ Đánh giá học lực Thể chất Đánh giá thể chất bản thân Lao động Đánh giá năng lực lao động Thẩm mỹ Đánh giá năng lực cảm thụ, thưởng thức, sáng tạo cái đẹp - Em có mong muốn đƣợc nhà trƣờng tổ chức các Ngày hội trải nghiệm để đƣợc phát triển bản thân toàn diện không, hãy chọn phƣơng án phù hợp với em. ① Muốn được tham gia ②Không muốn tham gia b) Kết quả khảo sát: - Ở nội dung khảo sát thứ nhất có kết quả như sau: 8
  14. Bảng 2: Kết quả khảo sát học sinh đánh giá mức độ giáo dục toàn diện của bản thân Mức độ đánh giá Điểm Thứ TT GD toàn diện Yếu TB Khá Tốt/Giỏi Tổng TB bậc SL Điểm SL Điểm SL Điểm SL Điểm Đánh giá hạnh 1 63 63 67 134 76 228 106 424 312 2,72 1 kiểm 2 Đánh giá học lực 63 63 45 90 118 354 83 332 312 2,68 2 Đánh giá thể chất 3 73 73 77 154 97 291 65 260 312 2,49 4 bản thân Đánh giá năng lực 4 67 67 60 120 131 393 54 216 312 2,55 3 lao động Đánh giá năng lực cảm thụ, thưởng 5 83 83 99 198 73 219 57 228 312 2,33 5 thức, sáng tạo cái đẹp - Ở nội dung khảo sát thứ hai có kết quả như sau: 100% học sinh có nhu cầu tham gia các Ngày hội trải nghiệm của nhà trường. c) Phân tích, đánh giá kết quả khảo sát: - Chất lượng giáo dục toàn diện học sinh trường THPT Lê Viết Thuật dưới góc nhìn tự đánh giá của bản thân các em đang ở mức thấp, tương ứng với mức độ trung bình và khá. Cao nhất là chỉ số về giáo dục đạo đức, thấp nhất là chỉ số về giáo dục thẩm mỹ (năng lực thẩm mỹ) - đây là phương diện giáo dục được coi là còn nhiều khó khăn nhất của nhiều nhà trường, chứ không riêng gì trường THPT Lê Viết Thuật. Tất cả học sinh đều có nhu cầu được tham gia các Ngày hội trải nghiệm do nhà trường tổ chức. - Nguyên nhân: Thứ nhất, giáo dục đạo đức là phương diện luôn được coi trọng nhất. Thứ hai, các hoạt động trải nghiệm để giáo dục toàn diện học sinh chưa được nhà trường chú trọng xây dựng một cách đồng bộ, có tính hệ thống, có mục tiêu và kế hoạch khoa học, cụ thể. Đặc biệt, nhà trường chưa áp dụng mô hình ngày hội trải nghiệm thể hiện được triết lí giáo dục của trường. 2.2. Thực trạng về năng lực giáo dục trải nghiệm của giáo viên a) Khảo sát Chúng tôi đã sử dụng bảng hỏi để khảo sát năng lực giáo dục tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm để giáo dục toàn diện học sinh của 86/108 cán bộ, giáo viên, nhân viên trường THPT Lê Viết Thuật. Nội dung khảo sát như sau: 9
  15. - Thầy/cô nhận thức nhƣ thế nào về tầm quan trọng của giáo dục toàn diện thông qua hoạt động Ngày hội trải nghiệm, hãy lựa chọn phƣơng án thầy cô cho là phù hợp. ① Không quan trọng ② Ít quan trọng ③ Quan trọng ④ Rất quan trọng. - Thầy/cô hãy tự đánh giá mức độ năng lực giáo dục trải nghiệm của bản thân nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện cho học sinh trƣờng THPT Lê Viết Thuật. (Ghi chú:1=không thành thạo, 2=ít thành thạo, 3=thành thạo, 4=rất thành thạo) Bảng 3: Khảo sát năng lực thành phần của năng lực giáo dục trải nghiệm của giáo viên Mức độ Năng lực tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm 1 2 3 4 1. Năng lực lựa chọn nội dung để xây dựng hoạt động giáo dục trải nghiệm nhằm giáo dục toàn diện học sinh 2. Năng lực thiết kế hoạt động giáo dục trải nghiệm nhằm giáo dục toàn diện học sinh 3. Năng lực tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động giáo dục trải nghiệm 4. Năng lực huy động các nguồn lực để tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm b) Kết quả khảo sát - Kết quả thu được từ bảng hỏi thứ nhất như sau: 98% giáo viên nhận thức tầm quan trọng của giáo dục toàn diện thông qua hoạt động Ngày hội trải nghiệm. - Kết quả thu được từ bảng hỏi thứ 2 như sau: Bảng 4: Kết quả khảo sát năng lực thành phần của năng lực giáo dục trải nghiệm của GV Mức độ đánh giá Năng lực tổ chức Không Ít thành Thành Rất thành Thứ TT hoạt động giáo dục thành Tổng TB thạo thạo thạo bậc trải nghiệm thạo SL Điểm SL Điểm SL Điểm SL Điểm Năng lực lựa chọn nội dung để 1 xây dựng hoạt 25 25 33 66 19 57 9 36 86 2,14 1 động giáo dục trải nghiệm nhằm 10
  16. giáo dục toàn diện học sinh Năng lực thiết kế hoạt động giáo 2 dục trải nghiệm 27 27 42 84 15 45 2 8 86 1,91 2 nhằm giáo dục toàn diện HS Năng lực tổ chức, hướng dẫn học 3 sinh thực hiện 34 34 46 92 3 9 3 12 86 1,71 3 hoạt động giáo dục trải nghiệm Năng lực huy động các nguồn 4 lực để tổ chức 77 77 5 10 1 3 3 12 86 1,19 4 hoạt động giáo dục trải nghiệm c) Phân tích, đánh giá kết quả khảo sát - Thứ nhất, hầu hết tất cả giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của xây dựng mô hình Ngày hội trải nghiệm nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh trường THPT lê Viết Thuật. Thứ hai, giáo viên tự đánh giá mức thực hiện các năng lực thành phần của năng lực giáo dục trải nghiệm còn ở mức dưới trung bình và trung bình. Trong đó năng lực được đánh giá ít thành thạo nhất là năng lực huy động các nguồn lực trong và ngoài nhà trường để tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm. Năng lực lựa chọn nội dung để xây dựng hoạt động giáo dục trải nghiệm nhằm giáo dục toàn diện học sinh được giáo viên tự đánh giá là thành thạo hơn cả. Như vậy, thực trạng về năng lực giáo dục trải nghiệm của giáo viên trường THPT Lê Viết Thuật nhìn chung còn nhiều hạn chế, điều này đòi hỏi nhu cầu cần có những giải pháp để nâng cao năng lực giáo dục trải nghiệm của giáo viên. - Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế về năng lực giáo dục trải nghiệm của giáo viên trường THPT Lê Viết Thuật như: không được tiếp cận và được tập huấn thường xuyên; không có thời gian để tìm hiểu vì nhiệm vụ chuyên môn cũng rất nặng nề; do chưa có cơ chế, chính sách cụ thể cho hoạt động giáo dục này... Việc xác định thực trạng năng lực giáo dục trải nghiệm của giáo viên và xác định những nguyên nhân của thực trạng này có ý nghĩa quan trọng, vừa để có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên, vừa làm căn cứ để đề xuất giải pháp phù hợp trong việc xây dựng mô hình Ngày hội trải nghiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh. 11
  17. 2.3. Thực trạng về tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh tại trƣờng THPT Lê Viết Thuật a) Khảo sát - Chúng tôi đã sử dụng bảng hỏi để khảo sát 86/108 cán bộ, giáo viên, nhân viên trường THPT Lê Viết Thuật về thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh của trường. Nội dung khảo sát yêu cầu các giáo viên tự đánh giá về hình thức tổ chức, hiệu quả của các hình thức tổ chức, chủ thể tổ chức hoạt động. - Bảng hỏi như sau: Thầy/cô hãy tự đánh giá mức độ hiệu quả của các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm nhằm giáo dục toàn diện học sinh trƣờng THPT Lê Viết Thuật. Đánh dấu X vào con số thầy/cô cho là phù hợp. (Ghi chú: 1=hiệu quả rất thấp, 2=hiệu quả thấp, 3=hiệu quả cao, 4=hiệu quả rất cao). Bảng 5: Khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh Mức độ Thực trạng về tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm cho HS 1 2 3 4 1. Tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm trong các tiết học của môn học chính khoá 2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm qua các hình thức sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, giáo dục theo chủ đề thuộc hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp (chương trình GDPT 2018) 3. Tổ chức hoạt động trải nghiệm qua các chuyên đề ngoại khoá môn học 4. Tổ chức hoạt động trải nghiệm qua hoạt động của Đoàn TNCSHCM 5. Tổ chức hoạt động trải nghiệm qua các câu lạc bộ của học sinh b) Kết quả khảo sát Kết quả khảo sát thu được như sau: Bảng 6: Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh Mức độ đánh giá Năng lực tổ chức T Hiệu quả Hiệu quả Hiệu quả Hiệu quả Thứ hoạt động giáo Tổng TB T rất thấp thấp cao rất cao bậc dục trải nghiệm SL Điểm SL Điểm SL Điểm SL Điểm 1. Tổ chức hoạt 1 24 24 29 58 32 96 1 4 86 2,12 5 động học tập trải 12
  18. nghiệm trong các tiết học của môn học chính khoá 2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm 2 thuộc Hoạt động 0 0 4 8 75 225 7 28 86 3,03 1 TN-HN (chương trình GDPT 2018) 3. Tổ chức hoạt động trải nghiệm 3 qua các chuyên đề 2 2 43 86 39 117 2 8 86 2,48 2 ngoại khoá môn học 4. Tổ chức hoạt động trải nghiệm 4 19 19 29 58 37 111 1 4 86 2,23 4 qua hoạt động của Đoàn TNCSHCM 5. Tổ chức hoạt động trải nghiệm 5 17 17 17 34 49 147 3 12 86 2,44 3 qua các câu lạc bộ của học sinh c) Phân tích, đánh giá kết quả khảo sát - Từ năm học 2021-2022 trở về trước, nhà trường đã tổ chức một số hình thức hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh nhưng chưa quy mô, đồng bộ, hiệu quả ở mức độ trung bình. Theo quan sát, tìm hiểu của chúng tôi thì hình thức giáo dục trải nghiệm được thực hiện nhiều trong các tiết học chính khoá, ở một số nội dung môn học. Và từ năm học 2022-2023, có thêm hình thức giáo dục trải nghiệm bắt buộc đó là Hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp với tổng thời lượng 105 tiết/năm, được tổ chức tương đối hiệu quả. Thấp hơn cả là hoạt động trải nghiệm trong các tiết học chính khoá. Nhìn chung, hiệu quả của các hình thức hoạt động giáo dục trải nghiệm được tổ chức hiệu quả còn thấp, đang ở mức trung bình. - Nguyên nhân: Chủ thể tổ chức hoạt động năng lực giáo dục trải nghiệm còn hạn chế; không có cán bộ chuyên trách tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm; không có chuyên môn về tổ chức trải nghiệm; không có sự phối hợp một cách đồng bộ giữa các bộ phận tổ chức hoạt động; áp lực chương trình học văn hoá dày đặc, nặng về thành tích... Từ thực trạng này cần đặt ra yêu cầu cấp thiết cần phải có giải pháp mới mẻ, có tính thực tiễn và khả thi cao đó là: xây dựng mô hình Ngày hội trải nghiệm 13
  19. mang đặc trưng riêng phù hợp với truyền thống giáo dục nhà trường nhằm đẩy mạnh, nâng cao chất lương giáo dục toàn diện học sinh, từng bước nâng tầm uy tín của nhà trường trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, cung cấp nguồn lao động chất lượng cao cho địa phương, vùng miền và quốc gia. II. Giải pháp xây dựng mô hình Ngày hội trải nghiệm ở trƣờng THPT Lê Viết Thuật nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện Một mô hình gồm có các yếu tố cấu thành: Mục tiêu của mô hình, nội dung của mô hình, thiết kế cấu trúc mô hình, chủ thể tổ chức tạo thành mô hình. Từ nội hàm đó và từ cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn nêu trên, chúng tôi đề xuất giải pháp xây dựng mô hình Ngày hội trải nghiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường THPT Lê Viết Thuật như sau: 1. Xây dựng mục tiêu của mô hình Ngày hội trải nghiệm 1.1. Mục tiêu của giải pháp Mục tiêu là đích đến, cũng là kim chỉ nam định hướng tất cả các khâu thiết kế và tổ chức thực hiện mô hình. Giải pháp này đưa ra nhằm khẳng định bước đầu tiên đó là cần phải xác định được mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của mô hình Ngày hội trải nghiệm tại trường THPT Lê Viết Thuật. 1.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp Để xây dựng được mục tiêu của mô hình Ngày hội trải nghiệm của trường THPT Lê Viết Thuật, chúng tôi đã thực hiện như sau: - Xác định các căn cứ để xây dựng mục tiêu: + Căn cứ vào mục tiêu Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đối với cấp THPT. + Căn cứ vào triết lý giáo dục của nhà trường thể hiện qua tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, và điều kiện thực tiễn của giáo dục nhà trường. + Các công văn chỉ đạo về giáo dục trải nghiệm và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học của cấp trên. - Xác định mục tiêu: cần đảm bảo xác định được mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể. - Xác định nhiệm vụ, tổ chức thực hiện mục tiêu. 1.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp - Để thực hiện được giải pháp này, nhà trường phân công một Phó Hiệu trưởng phụ trách có thế mạnh nhiều mặt trong công tác giáo dục trải nghiệm, lập Ban chỉ đạo xây dựng mô hình Ngày hội trải nghiệm. - Có quy chế đánh giá thi đua việc xây dựng mô hình Ngày hội trải nghiệm của nhà trường. 14
  20. - Có chính sách, chế độ hợp lý đối với người thực hiện nhiệm vụ giáo dục Ngày hội trải nghiệm của nhà trường để phát huy năng lực giáo dục trải nghiệm. 1.4. Minh hoạ việc thực hiện giải pháp Dựa vào các căn cứ: Căn cứ vào mục tiêu Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đối với cấp THPT; Căn cứ vào triết lý giáo dục của nhà trường thể hiện qua tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, và điều kiện thực tiễn giáo dục của nhà trường; Các công văn chỉ đạo về giáo dục trải nghiệm và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học của cấp trên. Trường THPT Lê Viết Thuật đã xây dựng mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của mô hình Ngày hội trải nghiệm như sau: - Mục tiêu tổng quát: Góp phần đẩy mạnh phát triển bền vững giáo dục và đào tạo trường THPT Lê Viết Thuật đáp ứng chuẩn đầu ra về phẩm chất và năng lực đối với học sinh cấp THPT; phát triển năng khiếu, sở trường, kỹ năng sống, kỹ năng toàn cầu, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của con người xứ Nghệ, của học sinh trường THPT Lê Viết Thuật; chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường thuộc tốp đầu của tỉnh, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. - Mục tiêu cụ thể: + Xây dựng được khung chương trình Ngày hội trải nghiệm riêng trong chương trình giáo dục trải nghiệm của nhà trường, mỗi năm thực hiện được ít nhất 5 chương trình Ngày hội trải nghiệm, đảm bảo 100% học sinh được tham gia vào các hoạt động của mô hình Ngày hội trải nghiệm. + Kết quả giáo dục toàn diện chung của Nhà trường luôn vượt chỉ tiêu đặt ra, thuộc top 5 đến tốp 10 các trường THPT của tỉnh Nghệ An. Phấn đấu có nhiều những chỉ số xếp thứ nhất toàn tỉnh. - Nhiệm vụ: + Tăng cường sự lãnh đạo của Ban giám hiệu nhà trường về công tác giáo dục trải nghiệm, đặc biệt là xây dựng và triển khai thực hiện mô hình Ngày hội trải nghiệm mang đặc trưng riêng của giáo dục nhà trường; huy động sự vào cuộc của các tổ chức xã hội và nhân dân trong việc phát triển giáo dục toàn diện học sinh thông qua mô hình Ngày hội trải nghiệm. + Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung và giáo dục trải nghiệm nói riêng để giáo dục toàn diện học sinh thông qua mô hình Ngày hội trải nghiệm. + Thúc đẩy chuyển đổi số tạo đột phá trong việc tổ chức thực hiện giáo dục trải nghiệm và mô hình Ngày hội trải nghiệm của nhà trường. + Xây dựng, thực hiện tốt các cơ chế, chính sách ưu tiên nguồn lực cho giáo dục trải nghiệm của Nhà trường. - Tổ chức thực hiện: 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2