intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

So sánh kết quả ban đầu giữa hai phương pháp phẫu thuật một thì nội soi và đường qua hậu môn điều trị bệnh phình đại tràng bẩm sinh

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

68
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này nhằm đánh giá so sánh kết quả ban đầu giữa hai phương pháp phẫu thuật một thì nội soi và đường qua hậu môn điều trị bệnh phình đại tràng bẩm sinh tại Bệnh viện Nhi Trung Ương. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm rõ nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: So sánh kết quả ban đầu giữa hai phương pháp phẫu thuật một thì nội soi và đường qua hậu môn điều trị bệnh phình đại tràng bẩm sinh

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> SO SÁNH KẾT QUẢ BAN ĐẦU GIỮA HAI PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT<br /> MỘT THÌ NỘI SOI VÀ ĐƯỜNG QUA HẬU MÔN<br /> ĐIỀU TRỊ BỆNH PHÌNH ĐẠI TRÀNG BẨM SINH<br /> Nguyễn Thanh Liêm*, Bùi Đức Hậu*, Trần Anh Quỳnh*, Vũ Hồng Anh*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: Đánh giá so sánh kết quả ban đầu giữa hai phương pháp phẫu thuật một thì nội soi và đường qua<br /> hậu môn điều trị bệnh phình đại tràng bẩm sinh tại Bệnh viện Nhi Trung Ương.<br /> Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Những bệnh nhân bị phình đại tràng bẩm sinh được phẫu thuật một<br /> thì bằng hai phương pháp nội soi và đường qua hậu môn. Kỹ thuật: (1) phẫu thuật một thì nội soi kết hợp qua<br /> hậu môn, thực hiện qua bốn trocar, với áp lực khí CO2 bơm từ 8-10 mmHg. Phẫu tích và sinh thiết đại tràng<br /> bằng nội soi. Tiếp theo, kết hợp qua hậu môn ở thì hậu môn để cắt, nối đại tràng với ống hậu môn. Kỹ thuật được<br /> tiến hành dựa theo kỹ thuật của Georgeson (1995). (2) Phương pháp qua hậu môn, là đơn thuần phẫu tích, sinh<br /> thiết và cắt-nối đại tràng với ống hậu môn hoàn toàn bằng đường qua hậu môn. Kỹ thuật được tiến hành dựa<br /> theo kỹ thuật của De la Torre-Ortega (1998). Tuy nhiên, kỹ thuật của chúng tôi khác phương pháp nguyên bản ở<br /> chỗ là để lại ống thanh cơ hậu môn-trực tràng ngắn hơn, từ 1,5-2 cm.<br /> Kết quả: Từ tháng 1-2008 đến 12-2010, 152 bệnh nhân (123 nam, 29 nữ) bị phình đại tràng bẩm sinh được<br /> phẫu thuật một thì bằng hai phương pháp nội soi (76 bệnh nhân) và qua hậu môn (76 bệnh nhân) bởi cùng một<br /> kíp phẫu thuật. Chung cho cả hai nhóm: Tuổi thấp nhất 10 ngày, cao nhất 24 tháng, trung bình 4,2 tháng và vị<br /> trí vô hạch ở trực tràng 64 trường hợp, ở sigma 87 trường hợp và ở đại tràng trái 1 trường hợp. Thời gian mổ<br /> trung bình: phẫu thuật một thì nội soi 121 phút, qua hậu môn 84 phút. Thời gian nằm viện sau mổ trung bình:<br /> phẫu thuật một thì nội soi 6 ngày, qua hậu môn 5 ngày. Không có tử vong, biến chứng trong và sau mổ thấp ở cả<br /> hai nhóm: 1 trường hợp rò miệng nối ở nhóm phẫu thuật một thì nội soi và 1 trường hợp rò miệng nối ở nhóm<br /> qua hậu môn. 1 trường hợp bị xoắn hoại tử đại tràng khi hạ xuống ở nhóm qua hậu môn phải chuyển mổ mở.<br /> Tất cả 152 bệnh nhân đều ổn định, đại tiện được khi xuất viện.<br /> Kết luận: Kết quả bước đầu cho thấy cả phương pháp phẫu thuật một thì nội soi và đường qua hậu môn<br /> đều an toàn và hiệu quả trong điều trị bệnh phình đại tràng bẩm sinh. Phẫu thuật một thì nội soi có ưu điểm hơn<br /> đường qua hậu môn đơn thuần là quan sát rõ ràng, giải quyết được mọi thể vô hạch cao.<br /> Từ khoá: Bệnh phình đại tràng bẩm sinh, phẫu thuật một thì nội soi và đường qua hậu môn.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> TO COMPARE EARLY OUTCOMES OF PRIMARY LAPAROSCOPIC-ASSISTED ENDORECTAL<br /> COLON PULL-THROUGH AND TRANSANAL FOR HIRSCHSPRUNG DISEASE<br /> Nguyen Thanh Liem, Bui Duc Hau, Tran Anh Quynh, Vu Hong Anh<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 33 - 36<br /> Objectives: To compare early outcome of primary laparoscopic – assisted endorectal (LPS-E) colon pullthrough and transanal (TA) for Hirschsprung disease (HD) in National Children’s Hospital.<br /> Methods: Laparoscopic endorectal colon pull-through was performed using four ports. CO2 insuffaltion<br /> pressure around 8-10 mmHg. The ganglionic and aganglionic segments were dissected and initially identified by<br /> * Bệnh viện Nhi Trung Ương<br /> Tác giả liên lạc: GS.TS.BS Nguyễn Thanh Liêm<br /> <br /> Chuyên Đề Ngoại Nhi<br /> <br /> ĐT: (04) 3835 7533<br /> <br /> Email: liemnhp@hotmail.com<br /> <br /> 33<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br /> <br /> seromuscular biopsies obtained laparoscopically, then assisted endorectal colon pull-through. The rest of the<br /> procedure was carried out according to Georgeson’s technique (1995). Transanal was performed using single<br /> endorectal colon pull-through. The rest of the procedure was carried out according to De la Torre-Ortega (1998).<br /> However, we left a short rectal seromuscular sleeve of 1.5cm - 2 cm above the dentate line in both procedures.<br /> Results: From January 2008 to December 2010, 152 patients (123 males, 29 females) were operated in two<br /> groups (LPS-E: 76 pts) and (TA: 76 pts) upon by the same surgeons. Ages ranged from 10 days to 24 moths old.<br /> The aganglionic segment was located in the rectum in 64 patients, in the sigmoid colon in 87 children, and in the<br /> left colon in 1 patient. The median operating time was: LPS-E 121 minutes, TA 84 minutes. The mean hospital<br /> stay was: LPS-E 6 days, TA 5 days. There were no perioperative deaths and low rate complicated in both<br /> procedures. Leaked: 1 in LPS-E and 1 in TA. There was once twist of colon pull-through in TA. All of 152 pts<br /> were table and can stool when hospital-off.<br /> Conclusions: Laparoscopic–assisted endorectal colon pull-through and transanal are safe and effective<br /> procedures for HD. However, LPS-E is more better comfortable than TA.<br /> Key words: Hirschsprung disease, primary laparoscopic-assisted endorectal conlon pull-through, transanal.<br /> môn thường xuyên) với hình ảnh chụp X-quang<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> đại tràng có một đoạn hẹp, đoạn chuyển tiếp, và<br /> Từ năm 1994, PTNS kết hợp đường QHM<br /> đoạn đại tràng giãn ngay trên đoạn chuyển tiếp.<br /> bắt đầu được áp dụng và đang ngày càng trở<br /> Chẩn đoán được xác định bằng kết quả sinh<br /> nên phổ biến trong điều trị bệnh PĐTBS(5,6,8). Kỹ<br /> thiết lạnh trong mổ và sinh thiết thường sau mổ.<br /> thuật phổ biến nhất được Georgeson mô tả năm<br /> Chuẩn bị trước mổ: thụt đại tràng bằng nước<br /> 1995(3). Năm 1998, lần đầu tiên De la Torre và<br /> muối sinh lý trong 2-3 ngày trước phẫu thuật.<br /> Ortega áp dụng đường QHM đơn thuần dựa<br /> Kháng sinh cephalosporin thế hệ ba,<br /> trên kỹ thuật của Georgeson, có cải tiến chỉ phẫu<br /> metronidazol và aminoglycoside được tiêm từ<br /> thuật bằng đường QHM đơn thuần không kết<br /> lúc gây mê cho tới 4-5 ngày sau mổ.<br /> hợp PTNS(1) cũng đang ngày càng được áp dụng<br /> PTNS kết hợp đường QHM: Thì 1, PTNS<br /> rộng rãi trong điều trị bệnh PĐTBS(2,4,7,9,10). Từ<br /> được tiến hành qua 4 trocar đặt qua thành bụng:<br /> năm 2003, chúng tôi đã áp dụng đồng thời cả hai<br /> một trocar 5mm đặt trên rốn 2cm; một trocar<br /> phương pháp: PTNS kết hợp đường QHM và<br /> 5mm ở hố chậu trái; một 5mm ở hố chậu phải;<br /> đường QHM đơn thuần. Tuy nhiên, chưa có báo<br /> và một 3mm trên xương mu. Áp lực khí CO2<br /> cáo nào đánh giá so sánh kết quả giữa hai<br /> bơm vào ổ bụng được duy trì khoảng 8 mmHg.<br /> phương pháp: PTNS kết hợp đường QHM với<br /> Đầu tiên, tiến hành lấy thanh cơ đại tràng ở hai<br /> đường QHM đơn thuần. Vì vậy, chúng tôi<br /> vị trí (chỗ hẹp nghi vô hạch và chỗ giãn nghi có<br /> nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích: “So sánh<br /> hạch) làm sinh thiết lạnh. Tạo một cửa sổ qua<br /> kết quả ban đầu giữa hai phương pháp PTNS và<br /> mạc treo đại tràng sigma; tiếp theo giải phóng<br /> phương pháp QHM trong điều trị bệnh<br /> đại tràng sigma và phẫu tích sát thành trực tràng<br /> PĐTBS”.<br /> xuống tiểu khung dưới nếp phúc mạc phía trước<br /> ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> 2 cm, và phía sau ngang mức xương cụt. Thân<br /> Bao gồm những bệnh nhân bị bệnh PĐTBS<br /> động mạch sigma được clip và cắt đôi. Mạc treo<br /> đã được phẫu thuật theo hai phương pháp<br /> đại tràng được giải phóng ngang mức động<br /> PTNS và đường QHM đều trong giai đoạn từ<br /> mạch mạc treo tràng trên. Thì 2, thì ở hậu môn,<br /> tháng 1-2008 đến 12-2010, bởi cùng một kíp<br /> dùng một van dây ”Lone Star” mở hậu môn.<br /> phẫu thuật. Chẩn đoán trước phẫu thuật dựa<br /> Rạch một đường vòng ống niêm mạc trên<br /> vào những triệu chứng lâm sàng điển hình<br /> đường lược khoảng 0,5-1 cm. Phẫu tích ống<br /> (chậm phân su, táo bón đòi hỏi phải thụt hậu<br /> niêm mạc lên cao khoảng 6 cm. Lớp thanh cơ<br /> <br /> 34<br /> <br /> Chuyên Đề Ngoại Nhi<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br /> thành trước trực tràng được lộn xuống và cắt<br /> theo chiều dọc lớp thanh cơ này. Tiếp theo, lớp<br /> thanh cơ này được cắt theo hình vòng tròn váo<br /> tiểu khung gặp chỗ đã được phẫu tích bằng nội<br /> soi, giải phóng hoàn toàn trực tràng. Cắt sửa để<br /> lại ống thanh cơ hậu môn-trực tràng dài 1,5-2 cm<br /> tính từ rìa hậu môn. Đại tràng sigma được kéo<br /> qua ống hậu môn ra ngoài. Đoạn đại tràng vô<br /> hạch và đoạn giãn được cắt bỏ. Nối đại tràng<br /> bình thường với ống thanh cơ hậu môn trên<br /> đường lược 0,5-1 cm. 12 tiếng sau phẫu thuật<br /> cho trẻ uống nước, 48 tiếng sau cho trẻ ăn sữa.<br /> Khoảng 4-5 ngày sau phẫu thuật bệnh nhân có<br /> thể xuất viện. Miệng nối được hướng dẫn nong<br /> và nong bắt đầu từ 2 tuần sau mổ và tiếp tục<br /> duy trì 1 tháng tiếp theo. Khám kiểm tra 3 tuần<br /> sau mổ và tiếp theo cứ 3-6 tháng lại khám kiểm<br /> tra một lần.<br /> Đường QHM đơn thuần: Dùng một van dây<br /> ”Lone Star” mở hậu môn. Rạch một đường vòng<br /> ống niêm mạc trên đường lược khoảng 0,5-1 cm.<br /> Phẫu tích ống niêm mạc lên cao khoảng 6-8 cm.<br /> Lớp thanh cơ thành trước trực tràng được lộn<br /> xuống và cắt theo chiều dọc lớp thanh cơ<br /> này.Tiếp theo, lớp thanh cơ này được cắt theo<br /> hình vòng tròn vào tiểu khung, giải phóng hoàn<br /> toàn trực tràng. Cắt sửa để lại ống thanh cơ hậu<br /> môn-trực tràng dài 1,5-2 cm tính từ rìa hậu môn.<br /> Phẫu tích sát thành trực tràng lên đại tràng<br /> sigma, phẫu tích qua đoạn chuyển tiếp. Trực<br /> tràng và đại tràng sigma được kéo qua ống hậu<br /> môn ra ngoài. Tiến hành làm sinh thiết lạnh, lấy<br /> thanh cơ đại tràng ở hai vị trí (chỗ hẹp nghi vô<br /> hạch và chỗ giãn nghi có hạch). Tiếp theo cắt bỏ<br /> đại tràng và nối đại tràng bình thường với ống<br /> thanh cơ hậu môn được tiến hành như mô tả ở<br /> PTNS. 6 tiếng sau phẫu thuật cho trẻ uống nước,<br /> 12 đến 24 tiếng sau có thể cho trẻ ăn sữa.<br /> Khoảng 4-5 ngày sau phẫu thuật bệnh nhân có<br /> thể xuất viện. Việc nong miệng nối và hẹn khám<br /> kiểm tra như PTNS.<br /> <br /> KẾTQUẢ<br /> Từ tháng 1-2008 đến 12-2010, 152 bệnh<br /> nhân (123 nam, 29 nữ) bị PĐTB được phẫu<br /> <br /> Chuyên Đề Ngoại Nhi<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> thuật một thì bằng hai phương pháp NS (76<br /> BN) và QHM (76 BN) bởi cùng một kíp phẫu<br /> thuật. Chung cho cả hai nhóm: Tuổi thấp nhất<br /> 10 ngày, cao nhất 24 tháng, trung bình 4,2<br /> tháng, chủ yếu là nhóm tuổi ≤ 6 tháng chiếm<br /> 81,0% (31,6% là sơ sinh) (bảng 1). Vị trí vô<br /> hạch ở trực tràng 64 trường hợp, ở sigma 87<br /> trường hợp và ở đại tràng trái 1 trưòng hợp<br /> (bảng 2). Chiều dài đoạn đại tràng cắt bỏ ><br /> 25cm ở nhóm PTNS với tỷ lệ cao hơn (39,5%)<br /> so với nhóm QHM đơn thuần (15,8%) (bảng 3).<br /> Thời gian mổ trung bình: PTNS 121 phút,<br /> QHM 84 phút, sự khác biệt có ý nghĩa thống<br /> kê với p6<br /> Tổng<br /> <br /> 20<br /> 76<br /> <br /> 26,4<br /> 100<br /> <br /> 9<br /> 76<br /> <br /> 11,8<br /> 100<br /> <br /> Tổng cộng<br /> n<br /> %<br /> 81,0 (31,6<br /> 123<br /> ss)<br /> 29<br /> 19,0<br /> 152<br /> 100<br /> <br /> Bảng 2: Vị trí vô hạch trong mổ<br /> Vị trí vô hạch trong<br /> mổ<br /> Vô hạch trực tràng<br /> Hết đại tràng sigma<br /> Đến đại tràng trái<br /> Tổng cộng<br /> <br /> NS<br /> n<br /> 13<br /> 62<br /> 1<br /> 76<br /> <br /> %<br /> 17,1<br /> 81,6<br /> 1,3<br /> 100<br /> <br /> Tổng<br /> cộng<br /> %<br /> n<br /> %<br /> 67,1 64 42,1<br /> 32,9 87 57,2<br /> 0<br /> 1 0,7<br /> 100 152 100<br /> <br /> QHM<br /> n<br /> 51<br /> 25<br /> 0<br /> 76<br /> <br /> Bảng 3: Liên quan giữa chiều dài đoạn cắt bỏ và<br /> đường mổ<br /> Chiều dài đoạn đại<br /> tràng cắt bỏ<br /> Cắt bỏ >25 cm<br /> Cắt bỏ ≤25 cm<br /> Tổng cộng<br /> <br /> NS<br /> n<br /> 30<br /> 46<br /> 76<br /> <br /> %<br /> 39,5<br /> 60,5<br /> 100<br /> <br /> Tổng<br /> cộng<br /> %<br /> n<br /> %<br /> 15,8 42 27,6<br /> 84,2 110 72,4<br /> 100 152 100<br /> <br /> QHM<br /> n<br /> 12<br /> 64<br /> 76<br /> <br /> 35<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Đường mở bụng để điều trị bệnh PĐTBS là<br /> đường phẫu thuật quy ước. Hiện nay, một số<br /> đường mổ mang tính đột phá như đường QHM<br /> đơn thuần(1,2,4,7,9,10) PTNS kết hợp đường QHM đã<br /> được sử dụng(3,3,6,8) đang dần thay thế đường<br /> phẫu thuật quy ước. Qua kết quả ban đầu của<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Kết quả bước đầu cho thấy cả phương pháp<br /> PTNS và đường QHM đều an toàn và hiệu quả<br /> trong điều trị bệnh PĐTBS. PTNS có ưu điểm<br /> hơn đường QHM đơn thuần là quan sát rõ ràng,<br /> giải quyết được mọi thể vô hạch cao.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> <br /> nghiên cứu náy cho thấy: PTNS kết hợp đường<br /> QHM, tuy thời gian phẫu thuật và thời gian nằm<br /> <br /> 2.<br /> <br /> viện dài hơn so với đường QHM đơn thuần,<br /> song PTNS có một số ưu điểm vượt trội so với<br /> <br /> 3.<br /> <br /> phương pháp phẫu thuật bằng đường QHM<br /> đơn thuần. PTNS cho phép nhìn thấy rõ ràng<br /> <br /> 4.<br /> <br /> hơn các thành phần của tiểu khung, giảm thiểu<br /> gây sang chấn cho các cơ quan lân cận, tránh<br /> <br /> 5.<br /> <br /> được tai biến xoắn đại tràng khi hạ xuống. PTNS<br /> cho phép còn cho phép giải quyết mọi thể loại<br /> <br /> 6.<br /> <br /> vô hạch cao.<br /> Kết quả của chúng tôi cho thấy cả hai<br /> <br /> 7.<br /> <br /> phương pháp đều an toàn, tính khả thi cao biến<br /> chứng thấp và có ưu điểm chức năng tiêu hoá<br /> hồi phục nhanh, ít đau và thẩm mỹ hơn. Sau mổ<br /> <br /> 8.<br /> <br /> có thể cho trẻ ăn sớm. Rò miệng nối trong báo<br /> cáo này thấp gặp ở cả phương pháp (1,3%). Tỷ lệ<br /> <br /> 9.<br /> <br /> này thấp hơn so với một số báo cáo về đường<br /> QHM với tỷ lệ 1,5 – 2,9%(4,7,9). Hẹp miệng nối và<br /> <br /> 10.<br /> <br /> hẹp trực tràng đòi hỏi phải nong hàng ngày<br /> cũng chúng tôi không gặp, tỷ lệ này gặp khoảng<br /> 5% trong vài báo cáo mổ mở hoặc đường<br /> QHM(2,7). Xoắn đại tràng khi hạ xuống có thể gặp<br /> ở phẫu thuật QHM đơn thuần mà không gặp ở<br /> <br /> 11.<br /> <br /> De la Torre-Mondragon L, et al (1998), “Transanal endorectal<br /> pull through for Hirschsprung’s disease”, J Pediatr Surg, 33,<br /> pp.1283-1286.<br /> Elhalaby EA, Hashish A, et al (2004). “Transanal one stage<br /> endorectal pull-through for Hirschsprung’s disease: a<br /> multicenter study”. J Pediatr Surg;39:345-351.<br /> Georgeson KE, Fuenfer MM, Hardin WD (1995). “Primary<br /> laparoscopic pull-through for Hirschsprung’s disease in<br /> infants and children”. J Pediatr Surg,30:1017-1021.<br /> Hadidi A (2003), “Transanal endorectal pull through for<br /> Hirschsprung’s disease: A comparision with open tecnique”,<br /> Eur J Pediatr Surg, 13, pp.176-180.<br /> Hoffman K, Schier F, Waldschmidt J (1996), “Laparoscopic<br /> Swenson’s procedure in children”, Eur J Pediatr Surg, 6,<br /> pp.15-17.<br /> Kumar R, Mackay A, Borzi P (2003), “Laparoscopic Swenson<br /> procedure an optimal approach for both primary and<br /> secondary pull-through for Hirschsrpung’s disease”, J Pediatr<br /> Surg, 38, pp.1440-1443.<br /> Langer JC, Durrant AC et al (2003), “One stage transanal<br /> Soave pullthrough for Hirschsprung’s disease, pp. A<br /> mulcenter experience with 141 children”, Ann Surg, 238,<br /> pp.569-585.<br /> Nguyen Thanh Liem, Bui Duc Hau et al (2009), “Early and<br /> late outcomes of primary laparoscopic endorectal colon pullthrough leaving a short rectal seromuscular sleeve for<br /> Hirschspung disease”, J Pediatr Surg, 44, pp. 2153-2155.<br /> Rintala RJ (2003), “Transanal coloanal pull-through with a<br /> short muscular cuff for classic Hirschsprung’s disease”, Eur J<br /> Pediatr Surg, 13, pp.181-186.<br /> Trương Nguyễn Uy Linh, Phan Thị Ngoc Linh, Nguyễn Kinh<br /> Bang, Đào Trung Hiếu (2005)” Điều Trị Phẫu Thuật Triệt Để,<br /> Một Thì ở Trẻ Bệnh Hirschsprung Dưới Ba Tháng Tuổi “ Y<br /> Học Thực Hành Việt Nam – Hội Nghị Ngoại Nhi Toàn Quốc<br /> lần thứ Ba, Hà Nội, tr. 12 -14<br /> Vu PA, Thien HH, Hiep PN (2010), “Transanal one-stage<br /> endorectal pull-through for Hirschsprung disease:<br /> experiences with 51 newborn patients”, Pediatr Surg Int, DOI<br /> 101007/s00383-010-2599-0.<br /> <br /> PTNS, chúng tôi gặp 1 (1,3%) trường hợp ở<br /> nhóm QHM.<br /> <br /> 36<br /> <br /> Chuyên Đề Ngoại Nhi<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2