intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sốc nhiễm khuẩn trẻ em

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

98
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Sốc nhiễm khuẩn trẻ em sau đay bao gồm những nội dung về một số định nghĩa và các khái niệm trong sốc nhiễm khuẩn trẻ em; tần suất mắc bệnh và tử vong sốc nhiễm khuẩn trẻ em; nguyên nhân gây bệnh; sinh lý bệnh học sốc nhiễm khuẩn; điều trị.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sốc nhiễm khuẩn trẻ em

PHẦN TỔNG QUAN<br /> <br /> SỐC NHIỄM KHUẨN TRẺ EM<br /> Trần Minh Điển, Lê Nam Trà, Phạm Văn Thắng<br /> Bệnh viện Nhi Trung ương<br /> 1. MỞ ĐẦU<br /> Sốc nhiễm khuẩn là tình trạng suy tuần hoàn<br /> cấp gây giảm tưới máu các tạng, thúc đẩy phản<br /> ứng viêm hệ thống và rối loạn chuyển hoá kéo dài,<br /> đưa đến tình trạng suy đa tạng và tử vong [4], [9],<br /> [18], [20].<br /> Tỷ lệ tử vong của sốc nhiễm khuẩn (SNK) và<br /> nhiễm khuẩn nặng (NKN) còn cao, nằm trong<br /> nhóm nguyên nhân tử vong hàng đầu ở các nước<br /> đang phát triển và là nhóm bệnh ngày càng tăng<br /> ở các nước phát triển. Tỷ lệ này thay đổi tuỳ theo<br /> điều kiện về kinh tế xã hội của từng nước, tại Mỹ<br /> và các nước phát triển tỷ lệ này khoảng từ 10%<br /> đến 50% [3]. Tại Việt Nam chưa có số liệu thống<br /> kê toàn quốc, nhưng tại một số bệnh viện tỷ lệ này<br /> là 60% ở người lớn và khoảng 70-80% cho trẻ em<br /> [22], [23].<br /> Nhận biết triệu chứng sớm trên lâm sàng để có<br /> thái độ xử trí kịp thời theo triệu chứng là vấn đề<br /> tiên quyết nhằm giảm tỷ lệ tử vong do sốc nhiễm<br /> khuẩn. Các yếu tố tiên lượng nặng và tử vong trong<br /> SNK cần được áp dụng trên lâm sàng để theo dõi,<br /> đánh giá, xử trí trong điều trị SNK, chứ không chỉ<br /> là yếu tố đánh giá tử vong của bệnh nhân. Các<br /> bảng đánh giá tiên lượng gồm nhiều các chỉ số<br /> giúp cho các nghiên cứu có khả năng khái quát<br /> nhóm bệnh, từ đó đưa ra được những hướng dẫn<br /> thực hành lâm sàng một cách chính xác. Các chỉ<br /> số đơn lẻ có giá trị tiên lượng giúp cho theo dõi<br /> tiến trình bệnh lý, đưa ta được những chỉ dẫn cụ<br /> thể trong điều trị [1[, [2], [8], [18], [23].<br /> Nhận biết sớm và xử trí ban đầu hiệu quả bằng<br /> các biện pháp đơn giản là tích cực bù dịch giờ<br /> đầu, sử dụng thuốc vận mạch và tăng cường co<br /> bóp cơ tim hợp lý giúp giảm tỷ lệ tử vong trong<br /> SNK [1], [2], [10], [18], [20], [22].<br /> <br /> 2. MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA VÀ CÁC KHÁI NIỆM<br /> TRONG SỐC NHIỄM KHUẨN TRẺ EM<br /> Hội nghị quốc tế thống nhất về nhiễm khuẩn<br /> trẻ em năm 2002 (International Pediatrics Sepsis<br /> Consensus Conference - IPSCC-2002) tại San<br /> Antonio, Texas, Hoa Kỳ gồm các nhà hồi sức Nhi<br /> khoa của Canada, Pháp, Hà Lan, Anh và Hoa<br /> Kỳ, đã thống nhất đưa ra các định nghĩa về hội<br /> chứng đáp ứng viêm hệ thống, nhiễm trùng, tình<br /> trạng nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn nặng, sốc nhiễm<br /> khuẩn, và tiêu chuẩn chẩn đoán suy chức năng đa<br /> cơ quan [11].<br /> Các định nghĩa trong nhiễm khuẩn<br /> Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống (Systemic<br /> inflammatory response syndrome – SIRS): có<br /> mặt ít nhất 2/4 tiêu chuẩn, 1 trong 2 tiêu chuẩn bắt<br /> buộc là có bất thường về thân nhiệt và bạch cầu<br /> máu ngoại vi:<br /> - Thân nhiệt trung tâm > 3805 hoặc < 360C.<br /> - Nhịp tim nhanh, trên 2 độ lệch chuẩn (SD)<br /> theo tuổi.<br /> - Tần số thở trên 2 SD theo tuổi hoặc phải<br /> thông khí nhân tạo do các tình trạng bệnh cấp,<br /> không liên quan đến bệnh nhân thần kinh cơ<br /> hoặc thuốc gây mê.<br /> - Bạch cầu máu tăng hoặc giảm theo tuổi.<br /> Nhiễm trùng (Infection): Gợi ý hoặc có bằng<br /> chứng nhiễm trùng với bất kỳ nguyên nhân nào<br /> khi có cấy máu dương tính, nhuộm soi tươi, PCR<br /> hoặc có hội chứng lâm sàng liên quan đến khả<br /> năng nhiễm trùng cao. Bằng chứng của nhiễm<br /> trùng bao gồm các dấu hiệu lâm sàng, chẩn đoán<br /> hình ảnh hoặc các xét nghiệm (như là có bạch cầu<br /> máu trong dịch vô khuẩn của cơ thể, thủng tạng,<br /> Xquang lồng ngực có hình ảnh viêm phổi, ban<br /> xuất huyết hoặc tử ban).<br /> <br /> 1<br /> <br /> TẠP CHÍ NHI KHOA 2012, 5, 4<br /> Tình trạng nhiễm khuẩn (Sepsis): SIRS + gợi ý<br /> hoặc có mặt nhiễm trùng.<br /> <br /> Suy tuần hoàn, hoặc hội chứng suy hô hấp cấp<br /> nguy kịch, hoặc suy chức năng từ 2 tạng trở lên.<br /> <br /> Nhiễm khuẩn nặng (Severe sepsis): Có tình<br /> trạng nhiễm khuẩn và một trong các dấu hiệu sau:<br /> <br /> Sốc nhiễm khuẩn (Septic shock): Có tình<br /> trạng nhiễm khuẩn + suy tuần hoàn.<br /> <br /> Bảng 1. Chỉ số nhịp tim, nhịp thở, HA tâm thu, bạch cầu theo nhóm tuổi [16].<br /> Nhịp tim (lần/ph)*<br /> <br /> > 180<br /> <br /> 0 - 1 tuần<br /> <br /> Chậm<br /> <br /> Nhịp thở<br /> (lần/ph)*<br /> <br /> < 100<br /> <br /> > 50<br /> <br /> HA tâm thu<br /> (mmHg)<br /> <br /> Bạch cầu máu **<br /> BC x 103/mm3<br /> <br /> < 65<br /> <br /> Nhanh<br /> <br /> Nhóm tuổi<br /> <br /> > 34.0<br /> <br /> 1t - 1 tháng<br /> <br /> >180<br /> <br /> 40<br /> <br /> 19.5 hoặc 180<br /> <br /> 34<br /> <br /> < 100<br /> <br /> > 17.5 hoặc < 5<br /> <br /> 2 - 5 năm<br /> <br /> >140<br /> <br /> không ý nghĩa<br /> <br /> >22<br /> <br /> 15.5hoặc 130<br /> <br /> không ý nghĩa<br /> <br /> >18<br /> <br /> 13.5hoặc 110<br /> <br /> không ý nghĩa<br /> <br /> > 14<br /> <br /> < 117<br /> <br /> > 11 hoặc < 4,5<br /> <br /> (*): 5 percentile (bách phân vị) cho giá trị cao của nhịp tim và nhịp thở.<br /> (**): 15 bách phân vị cho giá trị của bạch cầu máu ngoại vi.<br /> Một số khái niệm khác [1], [4], [8], [16], [19].<br /> <br /> Định nghĩa suy đa tạng [11],[16] [19].<br /> <br /> - Sốc nóng: Da ấm, thời gian làm đầy mao<br /> mạch nhanh, mạch nảy, huyết áp còn trong giới<br /> hạn bình thường.<br /> <br /> - Suy tuần hoàn: Có 1 trong các dấu hiệu sau<br /> mặc dù đã truyền tĩnh mạch ≥ 40 ml/kg dịch đẳng<br /> trương trong 1 giờ.<br /> <br /> - Sốc lạnh: Da lạnh, thời gian làm đầy mao mạch<br /> > 2 giây, mạch ngoại biên nhỏ, đầu chi lạnh ẩm,<br /> nước tiểu < 1 ml/kg/giờ đã bù trên 60 ml/kg dịch<br /> đẳng trương trong giờ đầu cấp cứu và dopamine<br /> liều tới 10 μg/kg/phút.<br /> <br /> + Hạ huyết áp < 5 bách phân vị theo tuổi hoặc<br /> huyết áp tâm thu < 2 độ lệch chuẩn theo tuổi.<br /> <br /> - Sốc kháng với bù dịch / kháng dopamine: tình<br /> trạng sốc kéo dài mặc dù đã bù trên 60 ml/kg dịch<br /> đẳng trương trong giờ đầu cấp cứu và dopamine<br /> liều tới 10 μg/kg/phút.<br /> - Sốc kháng catecholamine: Sốc kéo dài mặc<br /> dù đã dùng epinephrine hoặc norepinephrine.<br /> - Sốc không hồi phục (Refractory shock): Tình<br /> trạng sốc kéo dài, mặc dù đã hồi phục đủ dịch<br /> và các thuốc vận mạch (thuốc co mạch và giãn<br /> mạch), thuốc tăng co bóp cơ tim, duy trì chuyển<br /> hoá nội môi (glucose, calci, corticoid và thyroide).<br /> - Thoát sốc: Thời gian làm đầy mao mạch < 2<br /> giây, mạch ngoại biên và trung tâm không khác<br /> biệt, chi ấm, bài niệu > 1ml/kg/giờ, tri giác bình<br /> thường. Chỉ số tim (Cardiac Index - CI) trong giới<br /> hạn 3,3 - 6,0 l/ph/ m2, áp lực tưới máu bình thường<br /> theo tuổi, độ bão hoà oxy máu tĩnh mạch chủ trên<br /> hoặc máu tĩnh mạch > 70%.<br /> <br /> 2<br /> <br /> + Cần phải sử dụng thuốc vận mạch để duy trì<br /> huyết áp trong giới hạn bình thường (dopamine ><br /> 5 μg/kg/phút hoặc dobutamine, epinephrine hoặc<br /> norepinephrine ở bất kỳ liều nào).<br /> + Hai trong các triệu chứng sau:<br /> Toan chuyển hoá không giải thích được, kiềm<br /> thiếu hụt > 5 mEq/l.<br /> Tăng laclate máu động mạch trên 2 lần giới<br /> hạn trên.<br /> Thiểu niệu: Bài niệu < 0,5 ml/kg/giờ.<br /> Thời gian làm đầy mao mạch kéo dài > 5<br /> giây.<br /> Chênh lệch nhiệt độ trung tâm / ngoại biên<br /> trên 30C.<br /> - Suy hô hấp: Có 1 trong các dấu hiệu sau:<br /> + PaO2 / FiO2 < 300 mmHg, không áp dụng cho trẻ<br /> bị bệnh tim bẩm sinh tím hoặc bệnh phổi trước đó.<br /> + PaCO2 > 65 mmHg hoặc 20 mmHg trên giới<br /> hạn trước đó.<br /> <br /> PHẦN TỔNG QUAN<br /> + Cần FiO2 > 50% để duy trì SpO2 > 92%.<br /> + Phải thông khí nhân tạo xâm nhập hoặc<br /> không xâm nhập.<br /> - Suy thần kinh trung ương: có 1 trong 2 dấu<br /> hiệu sau:<br /> + Điểm Glasgow < 11 điểm.<br /> + Thay đổi tinh thần cấp mà có giảm điểm<br /> Glasgow ≥ 3 điểm so trước đó.<br /> - Rối loạn huyết học: Có 1 trong 2 dấu hiệu sau:<br /> + Tiểu cầu < 80.000/mm3 hoặc giảm xuống 50%<br /> so giá trị trước đó 3 ngày ở kết quả cao nhất (cho<br /> bệnh nhân bệnh máu mạn tính hoặc ung thư).<br /> + Tỷ số bình thường hóa quốc tế (International<br /> Normalization Ratio - INR) > 2.<br /> - Suy thận: Creatinine huyết thanh ≥ 2 lần giới<br /> hạn trên theo tuổi hoặc gấp 2 lần so giá trị nền.<br /> - Suy gan: 1 trong 2 tiêu chuẩn sau:<br /> + Bilirubine toàn phần ≥ 4 mg/dl (không áp<br /> dụng cho trẻ sơ sinh).<br /> + ALT gấp 2 lần giới hạn trên theo tuổi.<br /> 3. TẦN SUẤT MẮC BỆNH VÀ TỬ VONG SỐC<br /> NHIỄM KHUẨN TRẺ EM<br /> Tần suất mắc nhiễm khuẩn nặng và sốc<br /> nhiễm khuẩn trẻ em<br /> R.S.Watson và cộng sự năm 2003 nghiên<br /> cứu về dịch tễ học NKN trẻ em trong 7 bang của<br /> Mỹ (24% dân số toàn nước Mỹ), sử dụng mã<br /> bệnh theo ICD 9, phân tích số liệu ở trẻ dưới 19<br /> tuổi. Nghiên cứu nhận định được 42364 trường<br /> hợp mắc NKN, tính theo tỷ lệ dân số trẻ em là<br /> 0,56/1000/năm [27].<br /> Nghiên cứu của A. Wolfler và cộng sự tại Italy<br /> trong 22 khoa hồi sức cấp cứu Nhi khoa từ 20042005 ở trẻ em dưới 16 tuổi mắc TTNK, NKN và<br /> SNK theo tiêu chuẩn chẩn đoán của IPSCC-2002.<br /> Nghiên cứu cho biết có 320 trẻ mắc TTNK trong<br /> tổng số 2741 trẻ nằm điều trị chiếm tỷ lệ 11,6%.<br /> Khi bệnh nhi vào viện đã có chẩn đoán TTNK là<br /> 77,5%, còn lại 22,5% xuất hiện trong giai đoạn<br /> nằm điều trị hồi sức. Tỷ lệ mắc theo mức độ của<br /> nhiễm khuẩn là: TTNK 7,9%, NKN là 1,6%, và<br /> SNK chiếm 2,1% [28].<br /> <br /> Tỷ lệ tử vong nhiễm khuẩn nặng và sốc nhiễm<br /> khuẩn trẻ em:<br /> Theo nghiên cứu của R.S. Watson và cộng sự<br /> thì tỷ lệ tử vong NKN chung cho toàn nước Mỹ là<br /> 10,3% và tần suất mắc theo quần thể là 5,8/100<br /> 000, ít có sự khác biệt về tỷ lệ tử vong theo tuổi,<br /> ngoại trừ nhóm trẻ bú mẹ cao hơn là 13,5%. Nhóm<br /> bệnh chính kết hợp với NKN có tỷ lệ tử vong cao<br /> hơn khi vào viện là: bệnh mạn tính, trẻ có phẫu<br /> thuật, trẻ nhiễm HIV. Trẻ tử vong trong vòng 2<br /> ngày nhập viện chiếm tới 19,7% [27].<br /> Tại Italy, A.Wolfler và cộng sự năm 2005 xác<br /> định được tỷ lệ tử vong do NKN là 17,7% và do<br /> SNK là 50,8%. Trong nghiên cứu có 30,6% trẻ tử<br /> vong trong vòng 24 giờ nhập viện và đều trong<br /> tình trạng SNK. Tử vong liên quan đến trẻ mắc các<br /> bệnh phối hợp mạn tính cao hơn so trẻ không mắc<br /> (24% so với 8,9%) và mức độ nhiễm khuẩn cũng<br /> nặng hơn, chủ yếu là SNK. Tỷ lệ tử vong do NKN<br /> và SNK không có sự khác biệt về giới cũng như<br /> nhóm tuổi trong nghiên cứu này [28].<br /> 4. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH<br /> Đặc điểm vi khuẩn học [2].<br /> Virus và nấm cũng là nguyên nhân gây SNK,<br /> nhưng thường gặp hơn là vi khuẩn (VK). Hầu hết<br /> các VK đều có thể gây ra nhiễm khuẩn máu, song<br /> nhiễm khuẩn máu thì không nhất thiết tiến triển<br /> thành SNK. Cấy máu dương tính chỉ khoảng 3050% ở bệnh nhân NKN.<br /> Các vi khuẩn thường gặp gây TTNK, NKN và<br /> SNK là: Escherichia coli, Klebsiella, Enterobacter,<br /> Proteus. Pseudomonas aeruginosa liên quan<br /> đến nhiễm khuẩn bệnh viện, sử dụng kháng sinh<br /> không hợp lý, vết thương bỏng, tỷ lệ tử vong<br /> cao. Bacteroides fragilis thường là các nhiễm<br /> khuẩn máu kị khí. Staphylococcus aureus gây<br /> hội chứng sốc nhiễm độc, gần đây có mô tả gây<br /> SNK. Streptococcus pneumoniae. Streptococcus<br /> pyogenes- Hội chứng sốc nhiễm độc do liên cầu.<br /> Enterococcus sp.<br /> Vi khuẩn Gram âm (VK Gr âm) là nguyên nhân<br /> chính của NKN, tuy nhiên gần đây qua các nghiên<br /> cứu quan sát và bằng chứng VK cho thấy vi khuẩn<br /> gram dương (VK Gr dương) chiếm tỷ lệ cao hơn.<br /> <br /> 3<br /> <br /> TẠP CHÍ NHI KHOA 2012, 5, 4<br /> Số liệu dịch tễ học nhiễm khuẩn ở người lớn của<br /> Mỹ giai đoạn 1979 -2004 cho biết: từ năm 1979 đến<br /> năm 1987 VK Gr âm chiếm tỷ lệ chính trong NKN,<br /> nhưng giai đoạn sau đó đến năm 2003 thì tỷ lệ VK<br /> Gram dương cao hơn, tăng 26,3% hàng năm [3].<br /> <br /> tử vong do bệnh lại thấp nhất (7,8%). Trong khi đó<br /> thì nhiễm khuẩn máu chiếm tỷ lệ 24% thì tỷ lệ tử<br /> vong lại cao nhất 30,5%.<br /> <br /> S. pneumoniae, Neisseria meningitidis, S.<br /> aureus là những vi khuẩn hay gặp ở NKN trẻ em.<br /> NKN do H. influenza gần đây có giảm do sử dụng<br /> vaccin Act-Hib. Các VK khác cũng hay gặp ở trẻ<br /> em như E.coli, liên cầu nhóm B, Klebsiella sp,<br /> Enterobacter sp.<br /> <br /> Tình trạng nhiễm khuẩn được xác định có bệnh<br /> cảnh lâm sàng đa dạng do đáp ứng miễn dịch của<br /> bệnh nhân với nhiễm trùng. Phạm vi hoạt động<br /> đầy đủ của tình trạng bệnh này đi từ hội chứng<br /> đáp ứng viêm hệ thống (SIRS) đến hội chứng<br /> rối loạn chức năng các cơ quan (Multiple Organ<br /> Dysfunction Syndrome - MODS), biểu hiện suy đa<br /> tạng (Multiple Organ Failure - MOF), và cuối cùng<br /> là tử vong.<br /> <br /> Nhiễm khuẩn bệnh viện cần chú ý đến nhóm<br /> bệnh nhân có nguy cơ như bệnh nhân suy giảm<br /> miễn dịch, giảm bạch cầu hạt, bệnh nhân nằm hồi<br /> sức có sử dụng kháng sinh kéo dài (gây nhiễm<br /> nấm) hoặc nhiều thủ thuật xâm nhập (nhiễm tụ cầu<br /> không đông huyết tuơng), bệnh nhân có vết thương<br /> ngoại khoa (nhiễm Pseudomonas aeruginosa),<br /> bỏng nặng, trẻ sơ sinh, suy dinh dưỡng.<br /> Tỷ lệ tử vong cao liên quan đến các VK:<br /> Pseudomonas aeruginosa, nấm Candida albicans<br /> hoặc Enterococcus faecium kháng đa kháng sinh.<br /> Các nguyên nhân khác như nấm, virus, Protozoa<br /> cũng có thể gây SNK, nhưng ít gặp. Nhiễm virus<br /> thường gặp các loại: Influenza, Enteroviruses,<br /> HSV, RSV, CMV, EBV. Các phản ứng vacin cũng<br /> có thể gây NKN và SNK như: vacin ho gà, cúm,<br /> sởi [2], [4], [9], [15], [20], [24].<br /> Vị trí ổ nhiễm khuẩn.<br /> Theo R.S. Watson và cộng sự nghiên cứu trên<br /> quần thể trẻ em Mỹ thì vị trí ổ nhiễm khuẩn chính<br /> gây NKN là đường hô hấp (37,2%), nhiễm khuẩn<br /> máu tiên phát là 25%. Nhiễm khuẩn máu tiên phát<br /> xuất hiện nhiều ở nhóm trẻ sơ sinh (41,8%), ít<br /> hơn ở trẻ lớn 18,9%. Ngược lại, vị trí nhiễm khuẩn<br /> hô hấp lại cao hơn ở trẻ lớn 45,9% so với 16,9%<br /> ở trẻ sơ sinh. Nhóm trẻ mắc bệnh ung thư thì tỷ<br /> lệ nhiễm khuẩn máu tiên phát cao hơn so không<br /> mắc (41,5% so với 23,5%, p
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2