intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thay đối kiến thức về phát hiện sớm khuyết tật ở trẻ dưới 6 tuổi của cán bộ y tế tuyến xã tại huyện Hoài Đức, Hà Nội sau 1 năm can thiệp

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

49
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm đánh giá sự thay đổi kiến thức về phát hiện sớm khuyết tật (PHSKT) ở trẻ < 6 tuổi của cán bộ y tế (CBYT) tuyến xã. Đối tượng và phương pháp: từ 5 - 2015 đến 5 - 2016, hoạt động can thiệp truyền thông nâng cao kiến thức PHSKT ở trẻ < 6 tuổi cho CBYT tuyến xã tại huyện Hoài Đức được tiến hành.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thay đối kiến thức về phát hiện sớm khuyết tật ở trẻ dưới 6 tuổi của cán bộ y tế tuyến xã tại huyện Hoài Đức, Hà Nội sau 1 năm can thiệp

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017<br /> <br /> THAY ĐỐI KIẾN THỨC VỀ PHÁT HIỆN SỚM KHUYẾT TẬT Ở<br /> TRẺ DƯỚI 6 TUÔI CỦA CÁN BỘ Y TẾ TUYẾN XÃ TẠI<br /> HUYỆN HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI SAU 1 NĂM CAN THIỆP<br /> Nguyễn Thị Minh Thủy*; Trần Quý Cát*<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: đánh giá sự thay đổi kiến thức về phát hiện sớm khuyết tật (PHSKT) ở trẻ < 6 tuổi<br /> của cán bộ y tế (CBYT) tuyến xã. Đối tượng và phương pháp: từ 5 - 2015 đến 5 - 2016, hoạt<br /> động can thiệp truyền thông nâng cao kiến thức PHSKT ở trẻ < 6 tuổi cho CBYT tuyến xã tại<br /> huyện Hoài Đức được tiến hành. 236 CBYT đã từng tham gia đánh giá trước can thiệp được<br /> phỏng vấn về kiến thức PHSKT nhằm đánh giá kết quả của hoạt động can thiệp. Số liệu thu<br /> thập từ phỏng vấn được kết nối với số liệu đánh giá ban đầu thông qua mã số của đối tượng và<br /> phân tích bằng phần mềm SPSS. Kết quả: sau 1 năm can thiệp, có sự thay đổi có ý nghĩa<br /> thống kê (p < 0,05), tỷ lệ CBYT có kiến thức đạt về khuyết tật (từ 91% lên 98,7%) và tỷ lệ CBYT<br /> có kiến thức đạt về dấu hiệu khuyết tật (từ 80,1% lên 98,7%). Tỷ lệ CBYT có kiến thức chung<br /> về PHSKT đạt thay đổi có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) từ 71,6% lên 93,7%. Kết luận: hoạt động<br /> can thiệp đã góp phần nâng cao kiến thức về PHSKT cho CBYT tuyến xã. Cần nhân rộng hoạt<br /> động can thiệp nhằm đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động PHSKT ở trẻ < 6 tuổi.<br /> * Từ khóa: Phát hiện sớm khuyết tật; Can thiệp; Kiến thức; Cán bộ y tế; Huyện Hoài Đức; Hà Nội.<br /> <br /> The Changes in Knowledge of Early Detection of Disabilities of<br /> Commune Health Worker after 1 Year of Intervention in Hoaiduc<br /> District, Hanoi<br /> Summary<br /> Objectives: To assess the changes in knowledge of early detection of disability (EDD) in<br /> children under 6 years old by commune health workers. Subjects and methods: From 5 - 2015<br /> to 5 - 2016, communication interventions to improve EDD knowledge in children under 6 for<br /> Hoaiduc commune health workers were conducted. There were 236 people, who had<br /> participated in the baseline survey, and were interviewed with EDD knowledges. The data<br /> collected from interviews, was merged to the baseline data through the code of the study<br /> population and analyzed by SPSS. Results: After one year of intervention, there was a<br /> statistically significant change (p < 0.05) in the rate of health workers who has good disability<br /> knowledge (from 91% to 98.7%) and the rate of health workers who has good knowledge about signs<br /> of disabilities (from 80.1% to 98.7%). The rate of health workers who has good EDD knowledge<br /> has a statistically significant change (p < 0.05) (from 71.6% to 93.7%). Conclusion: Interventions<br /> have contributed to improve EDD knowledge for commune health workers. Consequently,<br /> interventions should be replicated to train human resources for EDD in children under 6 years.<br /> * Keywords: Early detection of disabilites; Intervention; Knowledge; Health staffs; Hoaiduc district;<br /> Hanoi.<br /> * Đại học Y tế Công cộng<br /> Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thị Minh Thủy (ntmt@huph.edu.vn)<br /> Ngày nhận bài: 27/03/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 13/06/2017<br /> Ngày bài báo được đăng: 25/07/2017<br /> <br /> 13<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Phát hiện sớm dấu hiệu khuyết tật giúp<br /> trẻ sớm nhận được các dịch vụ can thiệp,<br /> giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội<br /> [1], đây là trách nhiệm của toàn xã hội,<br /> trong đó có CBYT. CBYT tuyến xã là<br /> những người có chuyên môn, thường<br /> xuyên tiếp xúc với người dân và trẻ nhỏ<br /> qua các hoạt động chăm sóc bà mẹ và trẻ<br /> em và qua hoạt động tiêm chủng.<br /> Do vậy, họ có nhiều cơ hội để PHSKT<br /> ngay ở giai đoạn đầu của tình trạng<br /> khuyết tật. Tuy nhiên, thực trạng kiến<br /> thức về PHSKT của CBYT tuyến xã còn<br /> rất hạn chế.<br /> Kiến thức của CBYT có ảnh hưởng tới<br /> kỹ năng sàng lọc và phát hiện khuyết tật<br /> của trẻ, nhiều nghiên cứu khẳng định tập<br /> huấn, truyền thông nâng cao kiến thức là<br /> một biện pháp hữu hiệu tăng cường kỹ<br /> năng thực hành cho CBYT [6, 7].<br /> Nhiều hoạt động hoạt động can thiệp<br /> truyền thông như tập huấn, phát tờ rơi…<br /> được tiến hành để nâng cao kiến thức về<br /> PHSKT cho toàn bộ CBYT xã và thôn tại<br /> 20 xã/thị trấn tại huyện Hoài Đức. Nội<br /> dung can thiệp cho CBYT bao gồm kiến<br /> thức về khuyết tật, phát hiện sớm khuyết<br /> tật, dấu hiệu dạng khuyết tật cụ thể. Sau<br /> thời gian tiến hành can thiệp, chúng tôi<br /> thực hiện: Đánh giá sự thay đối kiến thức<br /> về PHSKT của CBYT tuyến xã tại huyện<br /> Hoài Đức sau 1 năm can thiệp nhằm tìm<br /> hiểu kết quả của can thiệp đã thực hiện.<br /> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tượng nghiên cứu.<br /> Nghiên cứu phỏng vấn 236 CBYT (làm<br /> việc tại trạm y tế xã và cán bộ y tế thôn)<br /> 14<br /> <br /> trên tổng số 259 CBYT của 20 xã trên địa<br /> bàn huyện Hoài Đức đã từng tham gia<br /> đánh giá trước can thiệp. Tỷ lệ mất đối<br /> tượng là 8,88%.<br /> 2. Phương pháp nghiên cứu.<br /> Đây là nghiên cứu đánh giá trước-sau<br /> can thiệp, trong đó điều tra viên (ĐTV)<br /> phỏng vấn trực tiếp CBYT tuyến xã bằng<br /> bộ câu hỏi phỏng vấn định lượng. Thông<br /> tin thu được nhập vào máy tính bằng<br /> phần mềm Epi.data, được kết nối với số<br /> liệu của vòng đánh giá qua mã ID của đối<br /> tượng nghiên cứu. Phân tích số liệu bằng<br /> phần mềm SPSS 18.0.<br /> * Tiến hành can thiệp: các hoạt động<br /> can thiệp truyền thông được tiến hành<br /> bao gồm tập huấn, phát tờ rơi, dán<br /> poster, tiến hành nhắc nhở… Thời gian<br /> tiến hành từ 5 - 2015 đến 5 - 2016.<br /> Thời gian tiến hành giá sau can thiệp:<br /> từ 5 - 2016 đến 7 - 2016.<br /> * Tiêu chuẩn đánh giá: CBYT có kiến<br /> thức “đạt” khi điểm kiến thức ở cả 3 nội<br /> dung đánh giá đạt ngưỡng tương ứng:<br /> điểm kiến thức về khuyết tật ≥ 10/19,<br /> điểm kiến thức về hoạt động PHSKT<br /> ≥ 14/26, điểm kiến thức về các dấu hiệu<br /> khuyết tật của trẻ ≥ 28/55.<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br /> BÀN LUẬN<br /> Trong tổng số 236 CBYT xã tham gia<br /> nghiên cứu, 52,54% cán bộ làm tại trạm y<br /> tế và 47,46% CBYT tế thôn. Tuổi trung<br /> bình của CBYT tham gia vào nghiên cứu<br /> là 42,61 ± 11,11 SD, trong đó 53,81%<br /> CBYT tuyến xã > 40 tuổi. Hơn 70% CBYT<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017<br /> tham gia nghiên cứu là nữ, gần 95,76%<br /> đã kết hôn và có con. 37% cán bộ là y sỹ,<br /> 26% điều dưỡng, nữ hộ sinh hoặc y tá,<br /> > 25% đối tượng là dược sỹ và y tế thôn<br /> được đào tạo ngắn hạn. Phần lớn các đối<br /> tượng công tác ≥ 5 năm, trong đó 32% đã<br /> công tác trong ngành y từ 5 - 10 năm và<br /> 50,8% đã công tác > 10 năm.<br /> <br /> 1. Kết quả nhận được can thiệp.<br /> Trên 51% đối tượng nghiên cứu trả lời<br /> đã từng tham gia tập huấn, 31,8% đã<br /> từng nhận tờ rơi về PHSKT, 39,4% đã<br /> từng thấy poster, 63,6% được nhắc nhở<br /> về PHSKT trẻ khuyết tật và > 66% đã<br /> từng nghe thấy nội dung về PHSKT trên<br /> hệ thống loa truyền thanh của xã.<br /> <br /> 2. Thay đổi kiến thức về PHSKT ở trẻ < 6 tuổi sau 1 năm can thiệp.<br /> Bảng 1: Thay đổi tỷ lệ CBYT có kiến thức đạt về khuyết tật (n = 236).<br /> Trước can thiệp<br /> <br /> Nội dung<br /> <br /> Tần số (n)<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> <br /> Sau can thiệp<br /> Tần số (n)<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> <br /> Biết định nghĩa người khuyết tật<br /> <br /> 159<br /> <br /> 67,37<br /> <br /> 158<br /> <br /> 66,95<br /> <br /> Biết 6 dạng khuyết tật*<br /> <br /> 91<br /> <br /> 38,56<br /> <br /> 125<br /> <br /> 52,97<br /> <br /> Nguyên nhân trước sinh*<br /> <br /> 205<br /> <br /> 86,86<br /> <br /> 226<br /> <br /> 95,76<br /> <br /> Nguyên nhân trong sinh*<br /> <br /> 140<br /> <br /> 59,32<br /> <br /> 178<br /> <br /> 75,42<br /> <br /> Nguyên nhân sau sinh<br /> <br /> 171<br /> <br /> 72,46<br /> <br /> 153<br /> <br /> 64,83<br /> <br /> (*: p < 0,05, kiểm định MC neman).<br /> <br /> Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) về tỷ lệ CBYT biết được 6 dạng<br /> khuyết tật theo luật người khuyết tật, biết nguyên nhân trước sinh và trong sinh. Trong<br /> đó, tỷ lệ CBYT biết nguyên nhân trước sinh và trong sinh của khuyết tật sau 1 năm can<br /> thiệp rất cao. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu về: Kiến thức, thái độ, niềm tin<br /> về khuyết tật: tác động với chuyên gia y tế tại Anh (73%) [3].<br /> Bảng 2: Thay đổi tỷ lệ CBYT có kiến thức đạt về hoạt động PHSKT (n = 236).<br /> Nội dung<br /> <br /> Trước can thiệp<br /> <br /> Sau can thiệp<br /> <br /> Tần số (n)<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> <br /> Tần số (n)<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> <br /> Định nghĩa PHSKT<br /> <br /> 190<br /> <br /> 80,51<br /> <br /> 197<br /> <br /> 83,47<br /> <br /> Đối tượng của PHSKT*<br /> <br /> 58<br /> <br /> 24,58<br /> <br /> 138<br /> <br /> 58,47<br /> <br /> Thời điểm PHSKT<br /> <br /> 188<br /> <br /> 79,66<br /> <br /> 190<br /> <br /> 80,51<br /> <br /> Tầm quan trọng của PSHKT<br /> <br /> 200<br /> <br /> 84,75<br /> <br /> 212<br /> <br /> 89,83<br /> <br /> Nhân lực tham gia công tác PHSKT*<br /> <br /> 181<br /> <br /> 76,69<br /> <br /> 213<br /> <br /> 90,25<br /> <br /> 15<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017<br /> Các bước PHSKT<br /> <br /> 216<br /> <br /> 91,53<br /> <br /> 217<br /> <br /> 91,95<br /> <br /> Nhiệm vụ của CBYT trong PHSKT *<br /> <br /> 148<br /> <br /> 62,71<br /> <br /> 211<br /> <br /> 89,41<br /> <br /> Xử lý trẻ khi phát hiện<br /> <br /> 204<br /> <br /> 86,44<br /> <br /> 201<br /> <br /> 85,17<br /> <br /> Phối hợp với ban ngành đoàn thể<br /> <br /> 141<br /> <br /> 59,75<br /> <br /> 160<br /> <br /> 67,80<br /> <br /> (*: p < 0,05, kiểm định MC neman).<br /> <br /> Có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) về tỷ lệ CBYT có kiến thức đạt về đối<br /> tượng PHSKT, nhân lực tham gia công tác phát hiện sớm, nhiệm vụ trong PHSKT<br /> trước và sau can thiệp. Mặc dù có sự thay đổi khá rõ rệt sau 1 năm can thiệp, nhưng<br /> tỷ lệ CBYT biết được đối tượng của PHSKT còn khá thấp. Các nội dung còn lại mặc dù<br /> không có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ CBYT có kiến thức đạt sau can thiệp,<br /> nguyên nhân do trước can thiệp CBYT đã có kiến thức khá tốt về những nội dung này.<br /> Bảng 3: Thay đổi tỷ lệ CBYT có kiến thức đạt về dấu hiệu các dạng khuyết tật (n = 236).<br /> Nội dung<br /> <br /> Trước can thiệp<br /> <br /> Sau can thiệp<br /> <br /> Tần số (n)<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> <br /> Tần số (n)<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> <br /> Khuyết tật vận động<br /> <br /> 167<br /> <br /> 70,76<br /> <br /> 170<br /> <br /> 72,03<br /> <br /> Khuyết tật nghe nói*<br /> <br /> 160<br /> <br /> 67,80<br /> <br /> 207<br /> <br /> 87,71<br /> <br /> Khuyết tật về nhìn*<br /> <br /> 169<br /> <br /> 71,61<br /> <br /> 209<br /> <br /> 88,56<br /> <br /> Khuyết tật thần kinh, tâm thần*<br /> <br /> 155<br /> <br /> 65,68<br /> <br /> 179<br /> <br /> 75,85<br /> <br /> Khuyết tật trí tuệ*<br /> <br /> 173<br /> <br /> 73,31<br /> <br /> 196<br /> <br /> 83,05<br /> <br /> Khuyết tật khác*<br /> <br /> 169<br /> <br /> 71,61<br /> <br /> 199<br /> <br /> 84,32<br /> <br /> (*: p < 0,05, kiểm định MC neman).<br /> <br /> Có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) tỷ lệ CBYT có kiến thức đạt về các<br /> dấu hiệu khuyết tật nghe/nói, khuyết tật về nhìn, khuyết tật về tâm thần, thần kinh,<br /> khuyết tật trí tuệ, khuyết tật khác. Kết quả trên thấp hơn so với nghiên cứu của Anita<br /> Bride về kiến thức, thái độ thực hành của CBYT về bệnh phong tại Gyana (93% CBYT<br /> biết ít nhất 1 biếu hiện của bệnh phong) [5]. Nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực<br /> hành về tự kỷ ở trẻ em của y tá khoa nhi và khoa tâm lý tiến hành trên 40 y tá nhi khoa<br /> và 40 y tá Khoa Tâm lý tại Ebonyi State, Nigeria cho thấy có sự khác biệt ở điểm kiến<br /> thức về tự kỷ trẻ em của bác sỹ của y tá khoa nhi (1,78 ± 3,64) và khoa tâm lý (13,35 ±<br /> 2,58) [4]. Hiểu biết về nội dung này của CBYT cao hơn so với nghiên cứu về cung cấp<br /> dịch vụ phục hồi chức năng cho người khuyết tật tại vùng Đồng bằng châu thổ sông<br /> Hồng của Trần Trọng Hải với > 60% trạm trưởng trạm y tế được phỏng vấn về tình<br /> hình khuyết tật tại xã, CBYT xã đều biết được các dạng khuyết tật và nhu cầu dịch vụ<br /> của nhóm khuyết tật sau chương trình hỗ trợ [2].<br /> 16<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017<br /> Bảng 4: Thay đổi tỷ lệ CBYT có kiến thức đạt về các nội dung kiến thức PHSKT ở<br /> trẻ < 6 tuổi (n = 236).<br /> Nội dung<br /> <br /> Trước can thiệp<br /> <br /> Sau can thiệp<br /> <br /> Tần số (n)<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> <br /> Tần số (n)<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> <br /> Kiến thức về khuyết tật*<br /> <br /> 215<br /> <br /> 91,0%<br /> <br /> 233<br /> <br /> 98,7%<br /> <br /> Kiến thức về chương trình PHSKT<br /> <br /> 220<br /> <br /> 93,2%<br /> <br /> 222<br /> <br /> 94,1%<br /> <br /> Kiến thức về dấu hiệu nhận biết<br /> các dạng khuyết tật*<br /> <br /> 189<br /> <br /> 80,1%<br /> <br /> 233<br /> <br /> 98,7%<br /> <br /> (* p < 0,05)<br /> Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) ở tỷ lệ CBYT có kiến thức đạt về<br /> khuyết tật và kiến thức về các dấu hiệu khuyết tật sau 1 năm can thiệp. Kết quả phân<br /> tích của chúng tôi cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ CBYT<br /> có kiến thức đạt về hoạt động PHSKT trước can thiệp (93,2%) và sau can thiệp<br /> (94,1%). Kết quả này không có nghĩa là CBYT không có sự thay đổi kiến thức về<br /> PHSKT do CBYT đã có kiến thức về nội dung này khá tốt trước can thiệp.<br /> <br /> Biểu đồ 1: Thay đổi tỷ lệ CBYT có kiến thức đạt về PHSKT (p < 0,05).<br /> Trước can thiệp, 71,6% CBYT có kiến thức đạt về PHSKT. Sau can thiệp, tỷ này là<br /> 93,7%, sự thay đổi có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết quả trên chứng tỏ kiến thức<br /> của CBYT đã thay đổi đáng kể giữa trước và sau can thiệp. Nghiên cứu: Giải quyết<br /> các vấn đề về phát triển của trẻ tại cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu: kinh nghiệm từ<br /> các nước thu nhập trung bình chỉ ra kiến thức về phát triển của trẻ ở CBYT tăng từ<br /> 25,7% lên 93,3% sau 1 năm tiến hành đào tạo [6]. Khác biệt về kết quả của chúng tôi<br /> với các nghiên cứu trước chủ yếu là do sự khác biệt về chủ đề cũng như phương pháp<br /> nâng cao thái độ thực hành. Trong khi các nghiên cứu khác chủ yếu nâng cao năng<br /> lực của CBYT thông qua đào tạo tập trung, nghiên cứu của chúng tôi bên cạnh việc<br /> đào tạo tập trung còn có những biện pháp khác như phát tài liệu, tờ rơi, dán poster,<br /> tiến hành nhắc nhở.<br /> 17<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0