intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số yếu tố liên quan tới thay đổi kiến thức phát hiện sớm khuyết tật của cán bộ y tế tuyến xã tại huyện Hoài Đức, Hà Nội sau 1 năm can thiệp

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

62
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm xác định một số yếu tố liên quan tới thay đổi kiến thức thức về phát hiện sớm khuyết tật (PHSKT). Đối tượng và phương pháp: sử dụng thiết kế can thiệp nhằm tăng cường kiến thức về PHSKT của cán bộ y tế (CBYT) tuyến xã.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số yếu tố liên quan tới thay đổi kiến thức phát hiện sớm khuyết tật của cán bộ y tế tuyến xã tại huyện Hoài Đức, Hà Nội sau 1 năm can thiệp

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017<br /> <br /> MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI THAY ĐỐI KIẾN THỨC<br /> PHÁT HIỆN SỚM KHUYẾT TẬT CỦA CÁN BỘ Y TẾ TUYẾN XÃ<br /> TẠI HUYỆN HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI SAU 1 NĂM CAN THIỆP<br /> Nguyễn Thị Minh Thủy*; Trần Quý Cát*<br /> Khánh Thị Nhi*; Hoàng Thị Thanh*<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: xác định một số yếu tố liên quan tới thay đổi kiến thức thức về phát hiện sớm<br /> khuyết tật (PHSKT). Đối tượng và phương pháp: sử dụng thiết kế can thiệp nhằm tăng cường<br /> kiến thức về PHSKT của cán bộ y tế (CBYT) tuyến xã. Phỏng vấn lại 236 CBYT tuyến xã,<br /> những người đã từng tham gia đánh giá trước can thiệp các nội dung kiến thức về PHSKT của<br /> trẻ < 6 tuổi. Sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến để xác định mối liên quan giữa thay đổi<br /> kiến thức về PHSKT. Kết quả: có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê điểm kiến thức về PHSKT<br /> của CBYT sau 1 năm can thiệp (từ 68,55 ± 12,61 lên 75,64 ± 8,08). Các yếu tố liên quan tới<br /> thay đổi kiến thức về PHSKT là “số can thiệp được nhận ” và “vị trí công tác” của đối tượng<br /> nghiên cứu. Kết luận: hoạt động can thiệp truyền thông góp phần nâng cao kiến thức về<br /> PHSKT của CBYT .<br /> * Từ khóa: Phát hiện sớm khuyết tật; Cán bộ y tế; Truyền thông; Hoài Đức.<br /> <br /> Related Factors of the Changes in Knowledge of Early Detection<br /> of Disabilities in Commune Health Care Worker after 1 Year of<br /> Intervention in Hoaiduc District, Hanoi<br /> Summary<br /> Objectives: To identify related factor of the changes in early detection of disabilities (EDD)<br /> knowledge of health worker. Subjects and method: We used intervention study to improve EDD<br /> knowledge in commune health workers. To identify some related factors of the changes in EDD<br /> knowledge of health worker, we re-interviewed 236 commune health workers, who participated<br /> in baseline survey, the content of EDD knowledge. Multivariate linear regression models were<br /> used to identify related factors of the changes in EDD knowledge. Results: There was a<br /> statistically significant change in EDD knowledge scores of health workers after 1 year of<br /> intervention (from 68.55 ± 12.61 to 75.64 ± 8.08). Factors related to the change in EDD<br /> knowledge were the "number of interventions activites” and "classification of work”. Conclusion:<br /> Intervention should ensure access to the target population and special attention should be given<br /> to village health workers.<br /> * Keywords: Early detection of disabilities; Health workers; Communication; Hoaiduc district.<br /> * Trường Đại học Y tế Công cộng<br /> Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thị Minh Thủy (ntmt@huph.edu.vn)<br /> Ngày nhận bài: 27/03/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 05/09/2017<br /> Ngày bài báo được đăng: 26/09/2017<br /> <br /> 27<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Khuyết tật ở trẻ em là gánh nặng cho<br /> cả gia đình và xã hội. PHSKT để có<br /> những biện pháp can thiệp kịp thời là một<br /> trong những giải pháp cho vấn đề đó [1].<br /> Là những người có chuyên môn và<br /> thường xuyên tiếp xúc với người dân và<br /> trẻ nhỏ, CBYT tuyến xã có điều kiện, khả<br /> năng để phát hiện những dấu hiệu bất<br /> thường ở trẻ [1]. Kiến thức của CBYT có<br /> ảnh hưởng tới kỹ năng sàng lọc và phát<br /> hiện khuyết tật của trẻ, nhiều nghiên cứu<br /> khẳng định tập huấn, truyền thông nâng<br /> cao kiến thức là một biện pháp hữu hiệu<br /> tăng cường kỹ năng thực hành cho CBYT<br /> [4, 5].<br /> Tuy nhiên, tính đến nay hoạt động can<br /> thiệp tác động nâng cao kiến thức về<br /> PHSKT cho CBYT còn hạn chế [1]. Rất ít<br /> nghiên cứu chỉ ra các yếu tố liên quan tới<br /> thay đổi kiến thức về PHSKT của CBYT<br /> [5, 7].<br /> Là một phần trong nghiên cứu “Xây<br /> dựng và đánh giá hiệu quả mô hình<br /> PHSKT tại Hà Nội”, chúng tôi tiến hành<br /> hoạt động can thiệp truyền thông như tập<br /> huấn, phát tờ rơi, nhắc nhở, poster để<br /> nâng cao kiến thức về PHSKT cho toàn<br /> bộ CBYT xã và thôn tại 20 xã/thị trấn tại<br /> huyện Hoài Đức. Sau thời gian can thiệp,<br /> chúng tôi thực hiện nghiên cứu với mục<br /> tiêu: Xác định một số yếu tố liên quan tới<br /> thay đổi kiến thức về PHSKT của CBYT<br /> tuyến xã tại huyện Hoài Đức, Hà Nội sau<br /> 1 năm can thiệp nhằm đưa ra khuyến<br /> nghị cho những nghiên cứu tiếp theo.<br /> 28<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tượng nghiên cứu.<br /> 236 CBYT tuyến xã (gồm cán bộ làm<br /> việc tại trạm y tế xã và y tế thôn) của 20<br /> xã/thị trấn thuộc huyện Hoài Đức đã từng<br /> tham gia nghiên cứu đánh giá trước can<br /> thiệp.<br /> 2. Phương pháp nghiên cứu.<br /> * Thời gian tiến hành:<br /> - Tiến hành can thiệp: các hoạt động<br /> can thiệp truyền thông bao gồm tập huấn,<br /> phát tờ rơi, dán poster, tiến hành nhắc<br /> nhở… Thời gian tiến hành từ 5 - 2015<br /> đến 5 - 2016.<br /> - Thời gian tiến hành đánh giá sau can<br /> thiệp: từ 5 - 2016 đến 7 - 2016.<br /> * Biến số nghiên cứu:<br /> - Biến phụ thuộc: điểm kiến thức<br /> PHSKT sau can thiệp. Đánh giá kiến thức<br /> của CBYT trên nội dung kiến thức về<br /> khuyết tật, kiến thức về hoạt động<br /> PHSKT, kiến thức về dấu hiệu khuyết tật<br /> của trẻ với thang điểm tối đa 100.<br /> - Biến độc lập (yếu tố liên quan): bao<br /> gồm thông tin cá nhân (tuổi, giới, trình độ<br /> học vấn), thông tin về nghề nghiệp (phân<br /> loại công tác, tham gia chương trình phục<br /> hồi chức năng dựa vào cộng đồng<br /> (PHCNDVCD), kinh nghiệm công tác),<br /> nhận thông tin từ hoạt động can thiệp<br /> truyền thông (tập huấn, tờ rơi, poster, nhắc<br /> nhở qua các cuộc họp và truyền thanh).<br /> * Phương pháp phân tích số liệu: phân<br /> tích số liệu bằng phần mềm SPPS 18.0.<br /> Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến được<br /> sử dụng để xác định các yếu tố liên quan<br /> tới thay đổi kiến thức về PHSKT của CBYT.<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br /> Trung bình độ tuổi của CBYT tham gia vào nghiên cứu 42,61 ± 11,11, trong đó<br /> 53,81% CBYT > 40 tuổi. 20% CBYT có trẻ khuyết tật (TKT) trong gia đình. > 31%<br /> CBYT học hết sơ cấp, 54,6% học hết trung cấp, 8,47% học hết đại học. 37% cán bộ là<br /> y sỹ, 26% là điều dưỡng, nữ hộ sinh hoặc y tá, 25% là dược sỹ và y tế thôn được đào<br /> tạo ngắn hạn.<br /> Bảng 1: Đặc điểm công việc của CBYT.<br /> Tần số (n)<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> <br /> Bác sỹ<br /> <br /> 22<br /> <br /> 9,3<br /> <br /> Y sỹ<br /> <br /> 93<br /> <br /> 39,4<br /> <br /> Y tá/điều dưỡng/nữ hộ sinh<br /> <br /> 61<br /> <br /> 25,8<br /> <br /> Khác<br /> <br /> 60<br /> <br /> 25,4<br /> <br /> Sơ cấp/không có bằng cấp<br /> ngành y<br /> <br /> 76<br /> <br /> 32,2<br /> <br /> Trung cấp, cao đẳng<br /> <br /> 135<br /> <br /> 57,2<br /> <br /> Đại học/sau đại học<br /> <br /> 25<br /> <br /> 10,6<br /> <br /> Cán bộ trạm y tế xã<br /> <br /> 124<br /> <br /> 52,54<br /> <br /> Y tế thôn<br /> <br /> 112<br /> <br /> 47,46<br /> <br /> 1 - 5 năm<br /> <br /> 40<br /> <br /> 16,95<br /> <br /> 6 - 10 năm<br /> <br /> 76<br /> <br /> 32,20<br /> <br /> > 10 năm<br /> <br /> 120<br /> <br /> 50,85<br /> <br /> 85<br /> <br /> 36,02<br /> <br /> 1 - 5 năm<br /> <br /> 51<br /> <br /> 60<br /> <br /> 6 - 10 năm<br /> <br /> 17<br /> <br /> 20<br /> <br /> > 10 năm<br /> <br /> 17<br /> <br /> 20<br /> <br /> 20<br /> <br /> 100<br /> <br /> Đặc điểm<br /> <br /> Chức danh<br /> <br /> Trình độ chuyên môn<br /> <br /> Phân loại công tác<br /> <br /> Số năm kinh nghiệm công tác<br /> <br /> Tham gia chương trình PHCNDVCĐ<br /> <br /> Thời gian tham gia chương trình<br /> PHCNDVCĐ (n = 85)<br /> <br /> Là cán bộ chuyên trách PHCNDVCĐ (n = 20)<br /> <br /> Tỷ lệ cán bộ tại trạm y tế và CBYT thôn tham gia nghiên cứu khá tương đương.<br /> Phần lớn công tác ≥ 5 năm, hơn một nửa CBYT đã công tác > 10 năm. 36% đối tượng<br /> nghiên cứu tham gia chương trình PHCNDVCĐ, trong đó gần 60% đối tượng thuộc<br /> nhóm này đã tham gia chương trình từ 1 - 5 năm và 100% cán bộ phụ trách chương<br /> trình PHCNDVCĐ của 20 xã/thị trấn tham gia vào nghiên cứu.<br /> 29<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017<br /> 26.7%<br /> <br /> 30%<br /> <br /> 25.0%<br /> <br /> 25%<br /> 18.2%<br /> 20%<br /> 14.4%<br /> 11.4%<br /> <br /> 15%<br /> 10%<br /> 5%<br /> 0%<br /> Không nhậ n<br /> được<br /> <br /> Nhậ n 1<br /> <br /> Nhậ n 2<br /> <br /> Nhậ n 3<br /> <br /> Nhậ n từ 4<br /> ca n thiệp trở<br /> lên<br /> <br /> Biểu đồ 1: Hoạt động can thiệp đối tượng nhận được (n = 236).<br /> Phần lớn các đối tượng nhận được thông tin từ ít nhất 2 hoạt động can thiệp truyền<br /> thông của chương trình. Tuy nhiên, vẫn có 14,4% CBYT không nhận được thông tin từ<br /> bất kỳ một hoạt động can thiệp truyền thông nào.<br /> Bảng 2: Thay đổi điểm kiến thức trước và sau can thiệp (n = 236).<br /> Trước can thiệp<br /> <br /> Nội dung<br /> <br /> Sau can thiệp<br /> <br /> SD<br /> <br /> Sự thay đổi (sct-tct)<br /> <br /> SD<br /> <br /> 95%CI<br /> <br /> p<br /> <br /> Kiến thức về khuyết tật<br /> <br /> 14,68<br /> <br /> 3,78<br /> <br /> 15,19<br /> <br /> 2,49<br /> <br /> 0,51<br /> <br /> 0,01<br /> <br /> 1,01<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> Kiến thức về chương trình<br /> PHSKT<br /> <br /> 19,90<br /> <br /> 4,27<br /> <br /> 22,26<br /> <br /> 4,39<br /> <br /> 2,36<br /> <br /> 1,69<br /> <br /> 3,02<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> Kiến thức về dấu hiệu của các<br /> dạng khuyết tật<br /> <br /> 33,96<br /> <br /> 8,12<br /> <br /> 38,19<br /> <br /> 4,61<br /> <br /> 4,23<br /> <br /> 3,14<br /> <br /> 5,32<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> Kiến thức chung về PHSKT<br /> <br /> 68,55<br /> <br /> 12,61<br /> <br /> 75,64<br /> <br /> 8,08<br /> <br /> 7,09<br /> <br /> 5,50<br /> <br /> 8,69<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> Kiểm định t ghép cặp<br /> <br /> Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) về điểm kiến thức PHSKT của CBYT<br /> sau 1 năm can thiệp. Kết quả này tương đồng về mặt xu hướng với một số nghiên cứu<br /> can thiệp nâng cao kiến thức về khuyết tật trên đối tượng là CBYT [4, 7].<br /> Bảng 3: Mô hình hồi tuyến tính quy đa biến các yếu tố liên quan tới thay đổi kiến<br /> thức về PHSKT của CBYT (n = 236).<br /> Biến số<br /> <br /> B<br /> <br /> SEB<br /> <br /> 95%CI<br /> <br /> p<br /> <br /> Tuổi (≤ 40 tuổi/> 40 tuổi)<br /> <br /> -1,6<br /> <br /> 1,6<br /> <br /> (-4,8; 1,6)<br /> <br /> 0,33<br /> <br /> Gia đình có trẻ khuyết tật (có/không)<br /> <br /> 3,4<br /> <br /> 1,97<br /> <br /> (-0,5; 7,3)<br /> <br /> 0,085<br /> <br /> Vị trí công tác (trạm y tế xã/y tế thôn)<br /> <br /> -4,1<br /> <br /> 1,7<br /> <br /> (-7,6;-0,7)<br /> <br /> 0,02<br /> <br /> Trình độ chuyên môn (trên trung cấp/dưới trung cấp)<br /> <br /> 0,08<br /> <br /> 2,4<br /> <br /> (-4,7, 4,9)<br /> <br /> 0,97<br /> <br /> Tham gia PHCNDVCĐ (có/không)<br /> <br /> -2,8<br /> <br /> 1,65<br /> <br /> (-6,0; 0,4)<br /> <br /> 0,09<br /> <br /> 4,4<br /> <br /> 1,8<br /> <br /> (0,7; 8,0)<br /> <br /> 0,02<br /> <br /> Số can thiệp (≥ 2 can thiệp/< 2 can thiệp)<br /> 2<br /> <br /> R = 0,29; R = 0,084;<br /> <br /> R2hc=<br /> <br /> *<br /> <br /> 0,061; F = 3,522; panova< 0,05; B0 = 8,815<br /> (*: p < 0,05)<br /> <br /> 30<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017<br /> Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến chỉ<br /> ra yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê<br /> (p < 0,05) tới thay đổi kiến thức về phát<br /> hiện sớm khuyết tật là: “phân loại công<br /> tác” và “số can thiệp nhận được”. Mô hình<br /> có R = 0,29, thể hiện mối tương quan yếu<br /> giữa chênh lệch điểm kiến thức trước và<br /> sau can thiệp và các yếu tố liên quan. Chỉ<br /> số R2 = 0,084, thể hiện mô hình giải thích<br /> được 8,4%, biến thiên của chênh lệch<br /> điểm kiến thức về PHSKT của đối tượng<br /> nghiên cứu.<br /> Nhóm CBYT nhận được ≥ 2 hoạt động<br /> can thiệp truyền thông có chênh lệch<br /> điểm kiến thức về PHSKT ≥ 4,4 điểm so<br /> với CBYT nhận dưới 2 can thiệp. Kết quả<br /> này khá tương đồng về xu hướng với một<br /> số nghiên cứu can thiệp nâng cao kiến<br /> thức, thực hành về khuyết tật trên đối<br /> tượng là CBYT. Nghiên cứu “Hiệu quả<br /> đào tạo về kiến thức, thái độ, kỹ năng của<br /> cán bộ phục hồi chức năng dựa vào cộng<br /> đồng” của Bhisma Murti chỉ ra những cán<br /> bộ được tập huấn trong 12 ngày có điểm<br /> kiến thức về phát hiện khuyết tật cao hơn<br /> cán bộ không được tập huấn (p < 0,05)<br /> [6]. Nghiên cứu “Tác động của chương<br /> trình tập huấn kiến thức, thái độ, thực<br /> hành về theo dõi phát triển ở trẻ em của<br /> nhân viên tại Trung tâm Chăm sóc Sức<br /> khỏe ban đầu” do Salem tiến hành chỉ ra<br /> điểm kiến thức về theo dõi phát triển của<br /> trẻ ở nhóm CBYT cơ sở được tập huấn<br /> sau 6 tháng cao hơn nhóm CBYT cơ sở<br /> không được tập huấn (p < 0,05) [5].<br /> Nghiên cứu thực trạng kiến thức về<br /> khuyết tật và PHSKT cho thấy đối tượng<br /> tiếp cận được thông tin sẽ có kiến thức<br /> <br /> tốt hơn. Nghiên cứu “Kiến thức, thái độ,<br /> thực hành về phát hiện sớm - can thiệp<br /> sớm của CBYT tuyến xã tại huyện Bảo<br /> Thắng, Lào Cai năm 2015” chỉ ra CBYT<br /> nhận thông tin phát hiện sớm, can thiệp<br /> sớm có kiến thức đạt cao gấp 22 lần cán<br /> bộ không nhận được thông tin về phát<br /> hiện sớm, can thiệp sớm [2]. Kết quả này<br /> một lần nữa khẳng định truyền thông, tập<br /> huấn là phương pháp hữu hiệu để nâng<br /> cao kiến thức về PHSKT cho CBYT.<br /> Cán bộ y tế thôn có chênh lệch điểm<br /> kiến thức về PHSKT sau can thiệp cao<br /> hơn 4,1 điểm so với cán bộ tại trạm y tế.<br /> Nhóm CBYT y tế thôn có kiến thức khá<br /> thấp trong đánh giá trước can thiệp [3], lại<br /> có chênh lệch điểm kiến thức cao sau can<br /> thiệp. Điều này cho thấy quá trình tập<br /> huấn, truyền thông tiến hành khá hiệu<br /> quả, những nhóm đối tượng kiến thức<br /> thấp đã thay đổi một cách rõ rệt sau can<br /> thiệp. Điều này khẳng định, CBYT thôn là<br /> đối tượng hoàn toàn có thể thể tiếp thu tốt<br /> các chương trình đào tạo tập huấn, tạo<br /> tiền đề để huy động tham gia chương<br /> trình phát hiện sớm, can thiệp sớm cho<br /> trẻ khuyết tật.<br /> KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ<br /> Kết quả nghiên cứu cho thấy CBYT<br /> nhận được nhiều hoạt động can thiệp,<br /> trong đó cán bộ y tế thôn là yếu tố tăng<br /> cường thay đổi kiến thức về PHSKT sau<br /> can thiệp. Do đó, khi tiến hành can thiệp<br /> tăng cường PHSKT, cần đa dạng hóa các<br /> hoạt động truyền thông và đảm bảo<br /> những hoạt động này phải tiếp cận tới<br /> CBYT, đồng thời cần chú trọng huy động<br /> CBYT thôn tham gia vào nghiên cứu.<br /> 31<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2