intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Phân tích tác động của rào cản thương mại trong vấn đề xuất khẩu thanh long ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:12

86
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu đề tài “Phân tích tác động của rào cản thương mại trong vấn đề xuất khẩu thanh long ở Việt Nam” là để phân tích những khía cạnh, chỉ ra cơ hội, đề ra giải pháp phát triển cho việc xuất khẩu thanh long hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Phân tích tác động của rào cản thương mại trong vấn đề xuất khẩu thanh long ở Việt Nam

  1. Assignment PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA RÀO CẢN THƯƠNG MẠI TRONG  VẤN ĐỀ XUẤT KHẨU THANH LONG Ở VIỆT NAM Họ và tên: Phạm Minh Anh Mã số sinh viên: *********** Tóm tắt Thanh long đang từng bước trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của trái cây Việt Nam   với mức tăng trưởng đáng kể, đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu cả nước. Song, vẫn còn  những khó khăn, thách thức phải đối diện, điển hình là tác động từ  rào cản thương mại.   Do đó, tôi chọn đề tài “Phân tích tác động của rào cản thương mại trong vấn đề xuất khẩu   thanh long ở Việt Nam” để phân tích những khía cạnh, chỉ ra cơ hội, đề ra giải pháp phát   triển cho việc xuất khẩu thanh long hiện nay. Từ khóa: Xuất khẩu  thanh long, tác động rào cản thương mại, Việt Nam.
  2. 1. Ý nghĩa nghiên cứu Ngành xuất khẩu thanh long Việt Nam đang dần trở  thành   một   trong   những  ngành   xuất  khẩu  chủ   lực,   đem lại nguồn thu nhập to lớn cho quốc gia. Bên  cạnh   những   thuận   lợi,   tiềm   năng,   thì   những   khó  khăn, trở ngại từ thương mại là điều không thể tránh  khỏi. Bài nghiên cứu này mang đến cái nhìn từ  tổng  quan đến chi tiết về  vấn đề  xuất khẩu thanh long,   đồng thời đề  ra giải pháp tháo gỡ  khó khăn từ  rào  cản thương mại, song song đó, chỉ  ra và phát huy những thế  mạnh để  thanh long có thể  xuất khẩu sang các thị  trường tiềm năng, đóng góp to lớn vào kim ngạch xuất khẩu của   nước ta. 2. Khung lý thuyết Kinh tế quốc tế Quy luật lợi thế so sánh (The law of comparative advantage) Quy luật lợi thế so sánh được đề cập đến trong cuốn sách “Principles of Political Economy  and Taxtion” được xuất bản năm 1917 của Ricardo. Đây là một trong những quy luật  trọng  yếu của Kinh tế  học nói chung và Kinh tế  quốc tế  nói riêng, đề  cập đến khả  năng sản  xuất của một sản phẩm với chi phí thấp hơn so với sản xuất các sản phẩm khác. Quy luật  này cũng làm cho vấn đề  nghiên cứu trở  nên đơn giản và trực tiếp hơn bằng việc được   xây dựng trên một số giả thiết. Lý thuyết chi phí cơ hội Haberler (Haberler's Opportunity Cost Theory) Năm 1936, Haberler đã giải thích quy luật lợi thế so sánh bằng cách dựa trên lý thuyết của  chi phí cơ hội, thay vì giải thích quy luật lợi thế so sánh dựa trên việc tính giá trị bằng lao   động như Ricardo đã vận dụng. Đây cũng được xem như  là một bước phát triển của quy   luật lợi thế so sánh của Ricardo. Chính sách thương mại (Trade policy) “Chính sách thương mại  là chính sách của chính phủ  được hoạch định để  tác động vào   hoạt động thương mại, chẳng hạn thuế  quan và hạn ngạch. Mục tiêu của chính sách 
  3. thương mại là điều tiết hoạt động xuất, nhập khẩu nhằm đạt được mục tiêu kinh tế  vĩ   mô.”  Các rào cản còn lại sau hội nhập kinh tế quốc tế gồm: − Thuế quan xuất nhập khẩu − Hạn ngạch bắt nguồn từ các hàng rào phi thuế quan. − Các rào cản kỹ  thuật về  vệ  sinh ­ an toàn thực phẩm, quy tắc nhãn mác, tiêu chuẩn  sản phẩm, giấy phép, giấy chứng nhận xuất xứ.  − Trợ cấp xuất khẩu bao gồm:  Trợ cấp được phép liên quan đến biến đổi gen – giống   cây trồng, nghiên cứu ­ phát triển, bảo quản nông sản sau thu hoạch, và  trợ cấp không   được phép là các khoản trợ  cấp trực tiếp dẫn đến giảm giá xuất khẩu dưới chi phí   sản xuất ở nước xuất khẩu. E) Lý do và tầm quan trọng của ngành thanh long đối với Việt Nam Trong những năm qua, việc xuất khẩu thanh long tuy đang trên đà  ổn định và phát triển   nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Việc tìm hiểu, phân tích các lợi thế  và trở  ngại của  thương mại trong việc xuất khẩu thanh long, từ đó đề ra giải pháp khắc phục là việc làm  cần thiết. Thanh long Việt Nam đã và đang dần trở  thành một trong những ngành công  nghiệp quan trọng, là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của trái cây Việt Nam, tạo ra hàng ngàn  việc làm cho người dân, đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu rau quả của nước ta.  3. Ngành công nghiệp xuất khẩu khoai lang Việt Nam trước rào cản hội nhập  kinh tế ­ Phân tích ngành 3.1. Ngành thanh long ở Việt Nam Thanh long (Dragon fruit) có nguồn gốc từ  Mexico, Trung và Nam Mỹ, được người Pháp   du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 19, trồng rải rác trong sân vườn, chỉ bắt đầu từ thập niên   1980 mới được trồng và sản xuất thương mại. Việt Nam là nước có diện tích và sản   lượng thanh long lớn nhất châu Á và cũng là nước xuất khẩu thanh long hàng đầu thế giới.   Mặc dù thanh long hiện đang được trồng  ở  khắp các tỉnh thành, nhưng tại các tỉnh như  Bình Thuận, Long An và Tiền Giang,… đã phát triển mạnh thành các vùng chuyên canh 
  4. với quy mô lớn. Thanh long Việt Nam đã chiếm thị phần xuất khẩu đáng kể  trong các thị  trường  ở khu vực Châu Á, Châu Âu và Mỹ  thời gian qua và thường nằm trong nhóm sản  phẩm xuất khẩu tỷ đô.  Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ thanh long Việt Nam tại các thị trường nước ngoài vẫn tiếp tục   đang tăng tên, các nhà nhà nhập khẩu ngày càng quan tâm đến chất lượng từ  thanh long   của Việt Nam. Tuy nhiên, thanh long Việt Nam vẫn còn đang phải đối mặt và vượt qua   những khó khăn trên con đường xuất khẩu, điển hình là những rào cản thương mại đang   cần phải tìm ra những giải pháp khắc phục. Nếu tìm ra được những giải pháp, cơ hội, đa   dạng hóa thị  trường xuất khẩu, thanh long Việt Nam sẽ đem lại lợi ích, thu nhập to lớn   cho nước nhà, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đóng góp vào kim  ngạch xuất khẩu cũng như thúc đẩy tăng trưởng GDP của cả nước. 3.2. Biến động và phát triển của ngành thanh long Việt Nam Diện tích trồng thanh long  ở  Việt Nam tăng khá nhanh từ  5.512 ha năm 2000 lên đến  35.665 ha, với tổng sản lượng đạt khoảng 614,35 nghìn tấn vào năm 2014. Năm 2015, diện   tích trồng mới gần 5.000 ha, sản lượng đạt khoảng 686,2 nghìn tấn. Năm 2017, sản lượng   thanh long đạt 952,8 nghìn tấn, tăng 14,2% so với năm 2016.  Trong năm 2018, kim ngạch xuất khẩu của thanh long  ước tính đạt 1,2 tỷ  USD, chiếm tỷ  trọng 44% kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam. Riêng tháng 10/2018, kim ngạch   xuất khẩu thanh long đạt 116,8 triệu USD, tăng 64,1% so với tháng trước và tăng 10,6% so  với tháng 10/2017. Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn nhất  của thanh long Việt Nam. Trong tháng 11/2020, ước tính xuất khẩu thanh long các loại của   Việt Nam đạt 82 triệu USD, giảm gần 9% so với tháng 11/2019. Tính chung trong 11 tháng   năm 2020, xuất khẩu thanh long các loại ước đạt 1,08 tỷ USD, giảm 10,2% so với cùng kỳ  năm trước. Như vậy, thanh long xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tới 92,3% tổng trị giá   xuất khẩu thanh long.  Tính đến năm 2020, Trung Quốc vẫn đang là thị  trường nhập khẩu thanh long Việt Nam   đứng đầu, tiếp theo đó là thị trường Mỹ.
  5. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2021, với kim ngạch đạt hơn 1,04 tỷ  USD, thanh long tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của trái cây Việt Nam, chiếm tỷ  trọng 29,4% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả cả nước.  Nhu cầu tiêu thụ thanh long ở các thị trường quốc tế vẫn đang ngày một tăng lên, trong đó,   do đòi hỏi tiêu chuẩn cao, Australia và New Zealand được đánh giá là những thị  trường   tiềm năng. Ngày 24/8/2017, Australia đã chính thức công bố cho phép nhập khẩu thanh long   Việt Nam. Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Australia,  ở những tháng đầu năm  2022, vài chục tấn thanh long nhãn hiệu Rồng Đỏ đã được công ty 4wayfresh nhập khẩu   đã được đến và ra mắt thị trường tại 2 bang Tây và Nam Australia.  Trước đó, năm 2014, thanh long đã được cấp phép nhập khẩu tại New Zealand, và được   Đại sứ  đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại New Zealand Nguyễn Văn Trung cho biết,  thanh long là loại quả  xuất khẩu thành công nhất của Việt Nam vào nước này bởi mức   tăng trưởng liên tục từ  năm 2014 đến nay. Cụ  thể, năm 2020, với mức tăng trưởng kim   ngạch  ấn tượng, đạt gần 678.000 NZD, tăng 76% so với năm 2019. Đến năm 2021, kim   ngạch xuất khẩu thanh long vào New Zealand giảm xuống chỉ còn 336.000 NZD, chủ yếu   do giá cước vận chuyển tăng quá cao và khan hiếm tàu biển. Ngoài ra, Việt Nam còn xuất khẩu thanh long sang thị  trường ASEAN, Đài Loan, Hong   Kong, Thái Lan, Indonesia, Nhật Bản,… Song, bên cạnh đó, để  thanh long có thể  xuất khẩu và chiếm lĩnh tốt thị  trường nước   ngoài, Việt Nam vẫn còn đã và đang phải đối mặt với các rào cản thương mại: − Chính sách phi thuế quan: Các rào cản kỹ thuật:  Theo Cục Bảo vệ thực vật, một trong những rào cản lớn nhất trong việc xuất khẩu thanh   long là vấn đề rào cản về kiểm dịch và an toàn vệ sinh thực phẩm, bởi do hệ thống kiểm   tra, giám sát tiêu chuẩn trong chất lượng sản phẩm còn yếu kém và lạc hậu. Những thị  trường có mức tiêu thụ thanh long sản lượng lớn tập trung và chú trọng yêu cầu vào kiểm  dịch chất lượng, và phần nhìn như thiết kế bao bì, truy xuất nguồn gốc.
  6. Lâu nay, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu thanh long chiếm trị giá lớn nhất, tuy nhiên,   từ tháng 4 năm 2022, thanh long xuất sang nước này giảm mạnh khi đất nước tỷ dân tăng  cường kiểm soát với các biện pháp nghiêm ngặt để  chống dịch, cùng với đó là siết chặt  kiểm dịch hàng hóa. Tuy xuất khẩu sang Trung Quốc với sản lượng lớn, nhưng phần lớn   thanh long chủ  yếu được xuất khẩu bẳng con đường tiểu ngạch, tỷ  lệ  xuất khẩu chính   ngạch còn rất thấp. Nếu muốn xuất khẩu thanh long bằng đường chính ngạch thì phải đi   qua nhiều trở ngại lớn do phí vận chuyển bằng đường biển quá cao, thậm chí cao gấp 4   lần so với đường bộ. Việc xuất khẩu thanh long sang Trung Quốc cũng phải tuân theo một  hạn ngạch cụ thể. Bên cạnh đó, thủ tục cấp mã số vùng trồng còn phức tạp, nhiều doanh  nghiệp dùng chung một mã, do đó dẫn đến nhiều rủi ro cho sản lượng lớn thanh long   được xuất đi.  Những yêu cầu pháp lý mà sản phẩm thanh long phải tuân thủ  là các tiêu chuẩn về  mức   dư  lượng tối đa cho phép (MRLs) thuốc bảo vệ thực vật và quy định về  kiểm dịch thực   vật của các thị  trường nhập khẩu. Ngoài ra, thị  trường Châu Âu ­ một thị  trường tiềm   năng của thanh long Việt cũng có các quy tắc riêng cùng với những tiêu chuẩn công bằng   và bền vững. 3.3. Thách thức và cơ  hội ngành thanh long Việt Nam do rào cản thương mại   trong ngắn và dài hạn Thanh long Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức trên trường xuất khẩu như: Rào cản kỹ thuật: Việt Nam đã và đang trong quá trình đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, hướng đến những  thị  trường tiềm năng. Tuy nhiên, một trong những khó khăn mà thanh long phải đối mặt   chính là rào cản kỹ thuật của các quốc gia ở những thị trường khó tính, những thị  trường   này yêu cầu rất cao về  những quy định tiêu chuẩn chất lượng, truy xuất nguồn gốc, các  tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn trong khâu sản xuất, siết chặt về quản lý an toàn thực phầm,   tăng cường kiểm dịch. Tuy lâu nay Trung Quốc là thị  trường tiêu thụ  mạnh thanh long, song, trên thực tế, thanh   long xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu qua con đường tiểu ngạch, lượng hàng xuất  
  7. khẩu chính ngạch vẫn còn rất khiêm tốn. Xuất khẩu tiểu ngạch tuy không yêu cầu khắt   khe nhưng hình thức này tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thanh long cũng đang được tiêu thụ  tại các thị  trường khó tính như  Nhật, Hàn, châu Âu,  Mỹ,… nơi có nhiều rào cản kỹ  thuật mà người sản xuất buộc phải tuân thủ. Những quy  định kiểm dịch khắt khe, theo tiêu chuẩn cao đối với hoa quả  nhập khẩu. Bên cạnh các  quy định chung về điều kiện trồng trọt, xử lý, nhãn mác,… thì thanh long muốn xuất khẩu  sang các nước này còn phải đảm bảo các quy định về kỹ thuật như lấy mẫu kiểm tra, xử  lý dịch hại, kiểm dịch và giấy chứng nhận, đảm bảo chất lượng sản phẩm sau thời gian   vận chuyển dài. Như đã đề cập, thanh long phải đáp ứng, tuân thủ những yêu cầu pháp lý mà sản phẩm là   các tiêu chuẩn về  mức dư  lượng tối đa cho phép (MRLs) thuốc bảo vệ  thực vật và quy   định về kiểm dịch thực vật của các thị trường nhập khẩu. Tuy vậy, các quy định này ở các   nước khác nhau là khác nhau. Theo Cục Bảo vệ thực vật, trong 4 tháng đầu năm 2019, cơ  quan chức năng của Nhật đã kiểm tra và phát hiện nhiều lô nông sản của Việt Nam xuất  khẩu nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt giới hạn cho phép. Điều này gây ảnh   hưởng nghiêm trọng đến uy tín nông sản Việt Nam.  Đối thủ cạnh tranh: Bên cạnh đó, thanh long cũng đanh đối mặt với các đối thủ đáng gờm  từ các nước và vùng lãnh thổ như Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan và Malaysia tại các thị  trường như ASEAN và Hồng Kông. Việc Trung Quốc trồng thanh long nhiều ngang ngửa   nước ta cũng là một thách thức lớn. Đối diện với những thách thức, là những cánh cửa mở ra cơ hội cho thanh long Việt. Đây  là cơ hội để áp dụng những thành tựu, sáng kiến khoa học kỹ thuật vào sản xuất, gia tăng   năng suất; tập trung nhân lực, nguồn lực để  sản xuất, tiêu thụ, vận chuyển, chế biến để  phát huy lợi thế  so sánh sẵn có của thanh long (năng suất cao, giá tương đối, chi phí lao  động thấp…); cân bằng cung ­ cầu, không quá phụ thuộc vào thị trường truyền thống… .  ́ ̣ “Tin hiêu đang m ́ ưng la nhu c ̀ ̀ ầu tiêu thụ  thanh long Việt Nam tại các thị  trường nước   ngoài vẫn tiếp tục tăng, khá nhiều nhà nhập khẩu nước ngoài quan tâm phát triển nguồn   cung thanh long chất lượng cao từ Việt Nam”. Thanh long đang được xem là “siêu trái cây”   do lợi ích sức khỏe mà loại quả  này đem lại. Với những rào cản kỹ  thuật, thách thức từ  thương mại, thị trường quốc tế, thanh long Việt Nam càng có thêm động lực để  cải tiến, 
  8. phát triển về mọi mặt, kiểm tra chặt chẽ, đảm bảo thanh long đạt chuẩn trước khi đem ra   xuất khẩu. Qua đó giúp thúc đẩy sự phát triển, khẳng định vị trí, sức hút của loại quả này   trên trường quốc tế. 3.4. Các giải pháp cụ  thể  cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong ngành, các nhà  hoạch định chính sách − Triển khai hoạt động quảng bá thương hiệu, tăng cường xúc tiến thương mại. Tìm ra những tiềm năng mới của thanh long trên trường xuất khẩu, đa dạng hoá sản phẩm  giá trị gia tăng được sản xuất, chế  biến từ  thanh long, đa dạng về  bao bì, mẫu mã, nâng   cao chất lượng để phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Qua đó giảm sức ép mùa vụ, áp lực   tiêu thụ trái tươi, phát triển thị trường và thương hiệu sản phẩm. Tăng cường quảng bá thương hiệu, đẩy mạnh tiếp thị, đưa thanh long đến với các thị  trường tiềm năng mới ở nước ngoài, đa dạng hóa thị trường tiêu thụ, giảm bớt phụ thuộc  vào thị trường Trung Quốc. − Duy trì thị trường xuất khẩu ổn định Bộ Công Thương cần chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để ứng phó với   các biện pháp phòng vệ  thương mại, bảo hộ  quá mức, gây khó khăn cho xuất khẩu của  Việt Nam. Bên cạnh đó là hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khâu tổ chức hoạt động xuất  khẩu. Doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị tốt nội lực để  tận dụng cơ  hội xuất khẩu thanh   long sang các thị trường tiềm năng. − Nâng cao năng lực cạnh tranh, kỹ năng kinh doanh. Tổ chức các hội nghị, hội thảo, chương trình đào tạo, tập huấn, các lớp bồi dưỡng kiến   thức về  sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, an toàn thực phẩm, hàng rào kỹ  thuật trong thương mại, sở  hữu trí tuệ, chỉ  dẫn địa lý, thương mại điện tử… góp phần  giúp các doanh nghiệp, nông dân nâng cao nhận thức về sản xuất “sạch”, an toàn vệ  sinh   thực phẩm, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất ­ tiêu thụ để phát triển bền vững. 
  9. Cùng với đó là giúp doanh nghiệp cập nhật thông tin về tình hình thị trường, ngành hàng;   giao thương, chủ  động tìm kiếm cơ  hội hợp tác kinh doanh, phát triển thị   trường, đẩy  mạnh xuất khẩu. − Nghiên cứu,  ứng dụng khoa học ­ công nghệ, kỹ  thuật cao, chuyển giao tiến bộ   trong nuôi trồng và sản xuất thanh long. Tạo động lực, khuyến khích các nhà nghiên cứu tìm tòi các công nghệ  tiên tiến để   ứng   dụng vào nuôi trồng và sản xuất nhằm giảm chi phí, tăng hiệu quả, năng suất. Thay đổi và   xây dựng lộ trình để đẩy mạnh phát triển các mô hình, diện tích canh tác thanh long. Xây  dựng vùng chuyên canh, chuyển đổi sản xuất gắn với ứng dụng khoa học ­ công nghệ vào   quá trình thâm canh, đổi mới kỹ  thuật gieo trồng, vun tưới, đảm bảo an toàn, nâng cao  chất lượng và truy xuất nguồn gốc theo hướng VietGAP, GlobalGAP… − Xây dựng và hoàn thiện thương hiệu với mục tiêu vệ  sinh an toàn thực phẩm và   bảo vệ môi trường đặt lên hàng đầu. Việc  ứng dụng công nghệ cao vào nuôi trồng phải đảm bảo tiêu chuẩn và nâng cao chất  lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, vừa hiệu quả cao, vừa bảo vệ môi trường, đap  ́ ưng cac ́ ́  ̉ ̀ ̉ ̣ chi tiêu "Rao can ky thuât" nhăm ph ̃ ̀ ục vụ xuất khẩu. Tương tự, về bao bì sản phẩm, bên   cạnh tiêu chí đẹp, hút mắt thì khuyến khích nên sử dụng bao bì thân thiện với môi trường,   giảm thiểu các chất liệu khó phân hủy sinh học.  − Tăng cường công tác giám sát, quản lý, kiểm tra chất lượng theo chuẩn quốc tế. Giám sát định kỳ, kiểm tra đột xuất trong quá trình trồng thanh long, đảm bảo chất lượng   phải theo chuẩn quốc tế  khi xuất khẩu. Khi thu hoạch, sơ chế, đóng gói, cũng phải thắt  chặt kiểm tra, giám sát, chú ý yếu tố  an toàn thực phẩm, truy xuất về  nguồn gốc, giảm   thiểu rủi ro trong hệ thống cung  ứng, cập nhật kịp thời các yêu cầu của các nước sở tại,   nâng cao khả năng đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu. Kết luận Bài nghiên cứu này giúp thấy được thanh long là một trong những mặt hàng trái cây xuất  khẩu chủ lực của Việt Nam và đang dần tìm ra chỗ đứng trên thị trường nước ngoài bằng   những giá trị  và tiềm lực cùng với những cơ  hội rộng mở. Tuy đạt được kim ngạch  ấn  
  10. tượng và đang được đón nhận tại các thị trường tiềm năng, nhưng thanh long Việt vẫn còn  đối mặt với những khó khăn từ rào cản thương mại khi hội nhập kinh tế quốc tế, và việc   tìm ra các phương hướng, giải pháp cho những rào cản này phải được chú trọng.  Khuyến nghị  các doanh nghiệp và các đơn vị  có liên quan cần tăng cường công tác giám   sát, quản lý; nâng cao năng lực cạnh tranh, kỹ năng kinh doanh;  ứng dụng công nghệ, kỹ  thuật cao, chuyển giao tiến bộ  trong trồng và sản xuất thanh long; triển khai hoạt động   quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại; hoàn thiện thương hiệu song song với mục   tiêu bảo vệ  môi trường… Về  phía nhà nước và ban ngành có liên quan: cần duy trì thị  trường xuất khẩu ổn định, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khâu tổ chức hoạt động xuất   khẩu.  Nội dung nghiên cứu mở rộng sẽ tập trung vào nghiên cứu quy trình lai tạo ra giống thanh  long mới của Việt Nam, đảm bảo theo chuẩn GlobalGAP nhờ áp dụng thành tựu khoa học  kỹ thuật 4.0, nghiên cứu và mở rộng thêm thị trường tiêu thụ thanh long trên thế giới.
  11. Tài liệu tham khảo Hoàng Thị  Chỉnh, Nguyễn Phú Tụ  và Nguyễn Hữu Lộc.  Giáo trình Kinh tế  Quốc tế,  Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Thống Kê, 2005. Tổng cục Thống kê, Niên giám Thống kê các năm 2014; 2015; 2017; 2019; 2020; 2021. Tổng cục Hải quan năm 2021. Thiên Ngân (18/12/2020), Dân Việt, “Trung Quốc trồng thanh long nhiều ngang ngửa Việt   Nam, điều này có lo ngại gì?” Thảo Nguyên (31/08/2021), Báo Quân đội nhân dân, “Cơ  hôi nao đê qua thanh long Vi ̣ ̀ ̉ ̉ ệt   Nam mở rộng thị phần trên thế giới?” Đỗ Hương (06/01/2022), “Nhiều cơ hội xuất khẩu chính ngạch cho thanh long Việt Nam” Việt Nga (19/05/2022), Báo Công thương, “Xuất khẩu thanh long vào Australia và New  Zealand: Khai thác cơ hội mới” Nguyễn Minh (13/05/2022), Vietnamplus, “Thúc đẩy xuất khẩu thanh long sang thị trường  Australia và New Zealand” Hà Anh (28/05/2022), Báo Nhân dân, “Thanh long Việt Nam tràn đầy cơ hội xuất khẩu” Nam Anh (09/07/2022), Trí thức trẻ, “Sức hút của thanh long: Thế  giới xem là "siêu trái   cây", Việt Nam là nhà xuất khẩu số 1”
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2