intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổ chức giờ dạy bài “Phân tích văn học”ở chương trình làm văn lớp 12

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

157
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong chương trình làm văn nghị luận ở bậc trung học nói chung thì kiểu bài “Phân tích văn học” có một vai trò đặt biệt quan trọng, kiểu bài này chiếm một dung lượng thời gian rất lớn ở các lớp học và được bố trí xuyên suốt từ lớp 8 đến lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổ chức giờ dạy bài “Phân tích văn học”ở chương trình làm văn lớp 12

  1. Tổ chức giờ dạy bài “Phân tích văn học” ở chương trình làm văn lớp 12  A. ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong chương trình làm văn ngh ị luận ở bậc trung học nói chung thì kiểu bài “Phân tích văn học” có một vai trò đặt biệt quan trọng, kiểu b ài này chiếm một dung lượng thời gian rất lớn ở các lớp học và được bố trí xuyên suốt từ lớp 8 đến lớp 12. Nếu khảo sát đề thi tốt nghiệp môn văn ở 2 cấp THCS và THPT thì kiểu b ài “Phân tích văn học” là kiểu b ài trọng tâm hầu như năm nào đề ra cũng thuộc kiểu này. Trong suốt ch ương trình từ lớp 8 đến lớp 12 kiểu bài này được phân bố liên tục và rải đều ở các lớp:
  2. + Lớp 8: Kiểu bài này h ọc dưới dạng: “Phân tích nhân vật” được thực hiện trong 10 tiết gồm: 4 tiết lý thuyết 4 tiết b ài viết (làm bài viết) 2 tiết trả bài viết + Lớp 9: Kiểu bài này được học d ưới dạng: “Phân tích tác phẩm” được thực hiện trong 10 tiết gồm: 4 tiết lý thuyết 4 tiết thực hành (làm bài viết) 2 tiết trả bài viết + Lớp 10: Kiểu b ài này được học dưới dạng: “Phân tích một đoạn th ơ, một bài thơ ngắn” được thực hiện trong 9 tiết: 3 tiết lý thuyết 4 tiết thực hành (làm bài viết) 2 tiết trả b ài (Tuy nhiên ở chương trình lớp 10: trong 9 tiết n ày trọn phần nghị luận văn học b ao gồm cả: giải thích, phân tích, b ình luận và phân tích một vấn đề văn học).
  3. + Lớp 11: Kiểu bài này được học dưới dạng: “Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự” và “Phân tích tâm trạng trong thơ trữ tình”. Được thực hiện trong vòng 10 tiết b ao gồm: 4 tiết lý thuyết 4 tiết thực hành (làm bài viết) 2 tiết trả bài (Chưa kể 5 tiết nữa về kiểu bài “Bình giảng văn học”) + Lớp 12: Kiểu bài bài này được thực hiện bằng 3 tiết lý thuyết gồm: 2 tiết phân tích tác phẩm văn học và 1 tiết phân tích vấn đề văn học (chưa kể các bài thực h ành làm văn, trả bài và kiểu bài “Bình giảng văn học”). Tuy được học lý thuyết rất nhiều và làm nhiều bài viết thực hành nhưng nhìn chung đa số học sinh (kể cả học sinh lớp 12) còn lúng túng khi đứng trước một đề bài yêu cầu phân tích văn học. Vì thế khi phân tích một tác phẩm văn học tự sự bài viết của các em chủ yếu là trần thu ật lại câu chuyện hoặc kể lại cuộc đời của nhân vật. Còn khi phân tích một tác phẩm trữ tình chủ yếu các em diễn giải một nội dung của đọan thơ hay bài thơ một cách chung chung. Khi phân tích một vấn đề văn học dẫn chứng của các em còn rất nghèo nàn thiếu tính tiêu biểu, khả năng so sánh, đối chiếu, tổng h ợp của các em còn yếu. Từ những yêu cầu và thực trạng trên, đã nhiều năm nay tôi thường trăn trở một ý n iệm: Làm sao giúp các em làm tốt một bài văn “phân tích văn học” . Hơn nữa năm
  4. n ay theo chỉ đạo của Sở Giáo Dục các cụm hội đồng bộ môn văn đều tiến hành tổ chức tiết dạy sinh hoạt chuyên đề: “Phân tích văn học” ở chương trình làm văn 12. Từ đó, tôi mạnh dạn thử đưa ra một mô h ình tổ chức giờ dạy: “Phân tích văn học” với mong muốn trao đổi thêm về chuyên môn với đồng nghiệp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy phân môn làm văn. B. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT: I/ Những biện pháp thực hiện: 1 / Khâu chuẩn bị cho giờ dạy: a. Đối với học sinh: - Xem lại sách giáo khoa làm văn 10: phần nghị luận văn học để nắm vữn g lại phương pháp: “Phân tích một đoạn th ơ, một b ài thơ ngắn” - Xem lại sách giáo khoa làm văn 11: để nắm vững lại phương pháp: “Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự và phân tích tâm trạng trong th ơ trữ tình”. - Từ đó nắm vững lại khái niệm phân tích văn học nói chung. - Chuẩn bị trước ở nhà hai đ ề văn giáoviên cho trư ớc: Đề 1: Hãy phân tích bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh
  5. Đề 2: Khi b àn về văn học cách mạng 1945-1975, có ý kiến cho rằng: “Văn học cách mạng sau năm 1945 không chỉ giàu tính chiến đấu m à còn giàu tính nhân đạo” Qua một tác phẩm văn học đ ã được học ở chương trình lớp 12, Anh (Chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên. b . Đối với giáo viên: - Đọc kĩ bài học ở sách giáo khoa, xem lại các phần liên quan ở chương trình từ lớp 8 đến lớp 11 và nghiên cứu nh ững tài liệu giảng dạy có liên quan. - Chuẩn bị một số đồ dùng dạy học, sử dụng moat số bảng phụ trình bày sẵn các vấn đề sau đây: + Một số phương pháp phân tích văn học. + Kết cấu của bài văn nghị luận phân tích tác phẩm nói chung + Phương pháp phân tích thơ (trữ tình) + Phương pháp phân tích truyện (tự sự) 2 / Tiến hành giờ dạy: (3 tiết)
  6. Thời gian Nội dung Phương pháp GV: Hãy nhắc lại khái niệm về kiểu I/ Phân tích tác phẩm văn học: bài phân tích tác phẩm văn học nói 1. Một số phương pháp phân tích chung? tác phẩm văn học 10 phút GV: Hãy nêu các kiểu bài phân tích văn học đã được học ở lớp 10 và a/ Ôn lại khái niệm: lớp 11. - Phân tích văn học là kiểu b ài ngh ị HS: Các kiểu b ài phân tích văn học luận văn học đem lại một hiện tượng văn học (tác phẩm, vấn đề) đã được học ở lớp 10 và lớp 11 là: phân chia thành các bộ phận, các + Lớp 10: phân tích moat đoạn thơ, ph ần nhỏ và chỉ ra ý nghĩa, giá trị bài thơ ngắn. của các phần, các bộ phận đó rồ đem kết quả tổng hợp lại trong một + Lớp 11: phân tích nhân vật, tâm đánh giá chung. trạng. b/ Một số yêu cầu chung của bài GV: Ở chương trình làm văn 12 vẫn phân tích tác phẩm văn học: 7 phút tiếp tục các kiểu b ài làm văn này song mức độ tổng hợp hơn, cao - Phân tích phải dựa trên những cứ hơn. liệu khách quan, xác thực, to àn diện
  7. GV: Hãy nêu những yêu cầu chung - Cần có sự tưởng tượng, liên đối với kiểu bài phân tích văn học. tưởng phán đoán chủ quan dựa trên nh ững cơ sở nhất định. GV: Tuy nhiên mỗi thể loại văn học 20 phút có một đặc trưng riêng vì vậy phân - Phải làm nổi bật giá trị nội dung tích tác phẩm văn học cũng phải có và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. nh ững ph ương pháp riêng. c/ Một số phương pháp phân tích GV: Sử dụng bảng phụ đ ã trình bày văn học sẵn bốn phương pháp cơ b ản để - Phân tích đối tượng theo quá thuyết giảng. trình phát triển can làm nổi bật: GV: Có những phương pháp nào + Nhân vật trãi qua những giai khi phân tích tác phẩm đo ạn nào. Ví dụ: Dùng nhân vật “Đào” để chứng minh làm nổi bật số phận và + Đối chiếu những thay đổi chỉ ra tính cách của cô qua 2 giai đoạn: nh ững chi tiết thể hiện sự thay đổi trước và sau khi lên nông trường trong tính cách, số phận, cuộc đời của nhân vật. Điện Biên + Chỉ ra ý nghĩa của sự thay đổi đó. Ví d ụ: - Phân tích nhân vật Huấn
  8. Cao cần làm nổi bật mối quan hệ - Phân tích đối tượng theo mối tương phản với môi trư ờng. quan hệ của nó với môi trường, hoàn cảnh xung quanh. - Phân tích nhân vật Tnú can làm nổ bật mối quan hệ tương đồng Cần xem xét, phân tích làm nổi bật với môi trường. mối quan hệ giữa nhân vật và hoàn cảnh: tương đồng hay tương phản. Ví dụ: Khi phân tích những câu thơ trong bài thơ “Tây Tiến” - Phân tích đối tượng theo cấu trúc của chính nó. “Dốc lên khúc khu ỷu … ngửi trời” chú ý cách ngắt nhịp, dùng từ láy, Phân tích kết cấu nội tại của tác biện pháp nhân hoá… ph ẩm. + Đối với thơ: phân tích các d ấu hiệu nghệ thuật để làm nổi bật giá trị nội dung, có chú ý đến mối tương quan giữa bài thơ với luật thơ, cách ngắt nhịp cụ thể và cách ngắt nhịp qui phạm. Ví dụ: Khi phân tích nhân vật Tràng cần làm rõ sự đối lập giữa: + Đối với truyện: khi phân tích nhân vật chú ý mối tương quan N goại hình Tính cách, bản xấu xí, thô c hất yêu giữa nội tâm và ngoại tình thương người kệch, khao khát hoang dã hạnh phúc
  9. 40 phút Ví dụ: - Khi phân tích bài thơ “Tây tiến” có thể đố chiếu với “Đồng chí” (Chính Hữu) “Nhớ” (Hồng - Phân tích đối tượng theo mối quan hệ tương đồng hay tương Nguyên) ph ản với các đối tượng cùng lo ại. - Khi phân tích nhân vật Hộ (Đời thừa) đối chiếu liên hệ với Điền (Trăng sáng), Thứ (Sống mòn) GV: Để làm một bài văn nghị luận thông thường ta phải trải qua các 2. Cách làm bài phân tích tác ph ẩm văn học: khâu nào? GV: Mu ốn xác định được yêu cầu a/ Định hướng và lập ý: của đề ra ta phải đặt ra những câu * Cụ thể hóa chủ đề phân tích của hỏi gì? đề bài: GV: Khi phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của - Đề bài yêu cầu phân tích cái gì? Kim Lân, thì chúng ta cần giải thích
  10. rõ: + Một tác phẩm trọn vẹn? + Th ế n ào là nhân đạo? + Một nhân vật? + Chủ n ghĩa nhân đạo đó bao gồm + Một cảnh gì? nh ững khía cạnh nào? - Phân tích cái đó nhằm mục đích gì? + Làm rõ phong cách nghệ thuật của tác giả Ví dụ: Phân tích tấn bi kịch tinh thần của người trí thức trong “Đời + Làm rõ tinh th ần nhân đạo trong thừa” tác phẩm Cần làm rõ hai khía cạnh: + Làm nổi bật h ình tượng nhân vật nào? - Bi kịch của người chồng, người cha * Phân tích sơ bộ tác phẩm theo các định hướng: - Bi kịch của nhà văn - Đối với những đề bài có định Ví dụ: Hãy phân tích bài thơ “Chiều hướng: đối chiếu các định hướng tối” của Hồ Chí Minh cần làm nổi với tác phẩm và vạch ra các ý cần bật hai bức tranh thiên nhiên và
  11. sinh hoạt ở làng xóm miền núi qua phân tích đ ể làm rõ định hướng. đó thấy được lòng yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống của - Đối với những đề bài không h ạn định chủ đề phân tích cụ thể: th ì Bác. phân tích theo các ý chính để làm GV: Em hãy nêu một ví dụ để minh nổi bật chủ đề của tác phẩm. họa? b/ Chọn chi tiết để phân tích: - Phân tích tác ph ẩm tức là ta đi GV: Khi phân tích tác phẩm có phải vào phân tích các chi tiết như: lai chúng ta phân tích tất cả các chi tiết lịch, ngoại hành, lời nói, hành được tác giả thể hiện trong tác động, suy nghĩ, đồ vật, cảnh vật… ph ẩm không? - Ch ỉ chọn phân tích các chi tiết GV: Thông thường có mấy cách tiêu biểu phù h ợp với yêu cầu của phân tích chi tiết? Đó là nh ững cách đề bài. nào? c/ Phân tích chi tiết: Ví d ụ: Các chi tiết miêu tả không khí, cảnh vật trong “Vợ nhặt” đề * Khai thác chức năng biểu hiện toát lên: sự đói khổ tăm tối, chết của các chi tiết trong văn bản các chi tiết trong tác phẩm bị quy định chóc bi thảm.
  12. bởi các phạm vi ý nghĩa và biểu Ví d ụ 1: Bi kịch tinh thần của Hộ hiện cho ý nghĩa ấy. (Đời thừa) là gì? Nguyên nhân gây ra những bi kịch đó? * Dùng biện pháp đối chiếu, so sánh, suy luận từ bên ngoài đ ể phát 30 phút Ví dụ 2: Phân tích sự cảm nhận của hiện giá trị: Nguyễn Khoa Điềm về h ình tượng quê hương đất nước ta có thể so - Nêu lên nh ững câu hỏi để tìm câu sánh với sự cảm nhận của Nguyễn trả lời trong tác phẩm. Đình Thi. - Tìm cái tương đồng cùng loại để so sánh, nh ằm chỉ ra sự khác biệt độc đáo. - Sử dụng các biện pháp phân tích ngôn ngữ học (nhịp điệu, vần, từ láy, từ Hán Việt…) GV: Tại sao khi phân tích chi tiết ta ph ải tổng hợp, đánh giá? GV: Yêu cầu của khâu tổng kết, d/ Tổng kết, nhận định, đánh giá: đánh giá? - Khái quát các ý đã phân tích. - Đánh giá về giá trị nhận thức, giá
  13. trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. GV: Hãy nêu các dạng bài phân tích - Mở rộng và nâng cao vấn đề đã các vấn đề văn học m à ta thường được phân tích. gặp? 3. Cách làm bài phân tích các vấn GV: Hãy nêu vài ví d ụ về đề bài đề văn học. phân tích các vấn đề văn học? a/ Phạm vi, yêu cầu: * Phạm vi: - Đặc điểm của một giai đoạn văn học. - Phong cách nhà văn GV: Trong những đề b ài phân tích - Vấn đề lí luận văn học. văn học thường có những khái niệm vậy điều đầu tiên ta phải làm gì? - Một hình tượng bao quát * Yêu cầu: GV: So với dạng b ài phân tích tác - Ph ải chọn lọc được những tác
  14. ph ẩm văn học thì dạng b ài phân tích ph ẩm, những khía cạnh, những vấn 15 phút vấn đề văn học cónhững đặc điểm đề tiêu biểu. gì? - Kết hợp phân tích, so sánh tổng - Ph ạm vi rộng, tính tổng hợp cao. hợp các dẫn chứng được đưa ra. - Kết hợp nhiều thao tác như: giải b/ Định hướng và lập ý: thích, phân tích, chứng minh. - Giải thích những khái niệm mà đề GV: Sau khi đ ã chọn được dẫn bài nêu ra. chứng thì người làm văn phải thực - Chia tách vấn đề (luận đề) ra hiện nhiệm vụ gì? thành những khía cạnh (luận điểm). GV: Đối với kiểu bài phân tích vấn c/ Chọn dẫn chứng: đề văn học thì khâu tổng hợp, đánh - P hải chọn đư ợc các dẫn chứng giá có cần thiết không? tiêu biểu vừa chú ý đến “diện” vừa - Rất cần thiết, đóng một vai trò rất chú ý đến “điểm”. quan trọng trong b ài làm. - Các dẫn chứng phải được tập hợp GV: Yêu cầu của khâu tổng hợp thành nhóm để làm nổi bật từng đánh giá đối với kiểu bài phân tích yêu cầu m à đ ề bài đặt ra. vấn đề văn học?
  15. - Dạng b ài phân tích tác phẩm khá quen thuộc và tương đối dễ, vì vậy trong phần thực hành chỉ cần giải d/ Phân tích vấn đề qua chi tiết quyết một đề bài phân tích vấn đề - Các d ẫn chứng đưa ra cần được văn học. phân tích. - GV cho từng nhóm HS trình bày từng phần đề mà đã cho các em - Chỉ tập trung phân tích những khía cạnh của tác phẩm phục vụ chuẩn bị ở nhà. cho yêu cầu của đề ra. e/ Tổng hợp, nhận định, đánh giá mặt mạnh, mặt - Nêu lên yếu,những đóng góp và hạn chế của hiện tượng văn học đ ược nghị luận. - Nêu lên tác dụng của vấn đế đối với tiến trình lịch sử văn học. 4. Bài tập thực hành: Đề: Khi bàn vầ văn học cách mạng
  16. 1945-1975, có ý kiến cho rằng: “Văn h ọc cách mạng sau năm 1945 không chỉ giàu tính chiến đấu mà còn giàu tính nhân đạo” Qua những tác phẩm: “Vợ nhặt”, “Vợ chồng A Phủ”, “Mùa Lạc” Anh (Chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. II. K ết quả: Qua việc áp dụng giờ dạy bài “Phân tích văn học” ở ch ương trình làm văn lớp 12 theo cách th ức tổ chức này; Chúng tôi thấy có kết quả b ước đầu như sau: + Học sinh làm việc tích cực hơn: làm tốt các yêu cầu của giáo viện cho về nhà, đọc kĩ sách giáo khoa tích cực xây dựng b ài. + Học sinh nắm chắc phương pháp làm bài, vận dụng tốt những kiến thức lý thuyết để làm tương đối tốt bài thực hành.
  17. + Ph ần lớn học sinh khắc phục được nhược điểm trước đây mà các em từng m ắc phải như: phân tích h ời hợt, sa vào trần thuật tác phẩm h ay kể lại cuộc đời số phận nhân vật (đối với truyện) và diễn ý chung chung đối với thơ III. Bài học kinh nghiệm: Để giúp học sinh làm tốt kiểu bài văn nghị luận văn học, đáp ứng được mục tiêu giáo dục, chúng tôi chú trọng đến những vấn đề sau đây: - Việc chấm bài và trả bài tập làm văn cho học sinh cần phải thật tỉ mỉ, chu đáo, cẩn trọng. Giáo viên phải sửa các lỗi và có lời ph ê th ật cụ thể. Cần chú ý biểu d ương những em có cố gắng, có bài làm hay, có những ý hay, đoạn hay. - Không nêu ra những đề bài tập làm văn có yêu cầu quá cao đối với học sinh vì nó sẽ gây cho các em sự sợ h ãi và buông xuôi. - Giáo viên cần có những cải tiến, đầu tư nhiều hơn nữa cho công tác soạn giảng nhất là các tiết lý thuyết về kiểu bài làm văn. C. K ẾT LUẬN: Từ tình hình thực tế hiện nay đó là việc phần lớn học sinh rất chán học văn, sợ phải làm một bài tập làm văn. Bên cạnh đó các tài liệu tham khảo những b ài văn hay tràn lan, mà trong phân phối chương trình lại có rất nhiều bài viết học sinh thực hiện ở nhà cho nên tình trạng chép bài m ẫu rất phổ biến. Là người giáo viên d ạy văn chúng
  18. tôi rất băn khoăn, trăn trở làm sao đ ể học sinh ham thích học văn, hứng thú khi làm một b ài viết. Từ điều tâm niệm đó mà chúng tôi nêu lên vấn đề n ày xin được trao đổi với đồng nghiệp. Tri Tôn, ngày 1 5 tháng 4 năm 2003 Người viết Nguyễn Trí Thanh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2