intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vấn đề mối quan hệ giữa văn nghệ với chính trị _3

Chia sẻ: Trần Lê Kim Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

61
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vấn đề về mối quan hệ giữa văn nghệ với chính trị có thể coi là một vấn đề muôn thuở của lý luận văn học. Đồng thời vấn đề này cũng nằm trong vấn đề rộng lớn hơn là quan hệ giữa khoa học với chính trị.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vấn đề mối quan hệ giữa văn nghệ với chính trị _3

  1. Vấn đề mối quan hệ giữa văn nghệ với chính trị
  2. Vấn đề về mối quan hệ giữa văn nghệ với chính trị có thể coi là một vấn đề muôn thuở của lý luận văn học. Đồng thời vấn đề này cũng nằm trong vấn đề rộng lớn hơn là quan hệ giữa khoa học với chính trị. Theo triết học mácxít, văn nghệ, cũng như khoa học, nghệ thuật, v.v... và chính trị là các hình thái ý thức xã hội. Chúng có những chức năng và những hình thức biểu hiện riêng biệt, có quan hệ tương tác với nhau chứ không lệ thuộc nhau. Đó là một quan điểm đúng đắn để từ đó chúng ta có thể đánh giá đúng mối quan hệ giữa văn nghệ với chính trị. Tuy nhiên, quan hệ giữa văn nghệ với chính trị thường trở thành vấn đề tranh cãi trong những xã hội có chế độ chuyên quyền, khi các nhà văn thấy mình bị mất tự do sáng tác và phải chịu sự giám sát và kiểm duyệt của chính quyền. Vì thế, nhận thức đúng mối quan hệ này sẽ có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của văn nghệ nói riêng và của xã hội nói chung. Có một thực tế không thể phủ nhận là trong số các hình thái ý thức xã hội, thì hình thái chính trị có một vị trí rất đặc biệt. Đó là: chính trị không chỉ là một lĩnh vực lý thuyết khoa học, mà chủ yếu nó còn được thể hiện thành các hình thức thực thi trong thực tế. Nó liên quan rất mật thiết đến một hình thức quản lý xã hội là quyền lực, là sự cai trị. Cũng như các lý thuyết khoa học được sinh ra là để áp dụng vào thực tiễn nhằm trở thành lực lượng sản xuất, thì các lý thuyết chính trị được sinh ra là để trở thành lực lượng quản lý và cai trị xã hội, với các thiết chế và công cụ cai trị mang cả sức mạnh vật chất lẫn tinh thần. Chính vì thế, chính trị khi biến thành quyền lực thì nó không chỉ đơn thuần là hình thái ý thức xã hội, mà nó trở thành một lực lượng quản lý có chức năng điều chỉnh mọi lĩnh vực xã hội. Và cũng vì thế, vai trò chi phối của nó đối với mọi lĩnh vực xã hội, trong đó có cả các hình thái ý thức xã hội khác, là một điều hiển nhiên không thể tránh khỏi. Trong tinh thần đó, khi mối quan hệ giữa văn nghệ với chính trị trở nên có vấn đề, thì đó không phải là vấn đề giữa văn nghệ với chính trị với tư cách là những hình thái ý thức xã hội, mà là giữa văn nghệ với quyền lực và thiết chế chính trị của một chính quyền.
  3. Nhìn nhận vấn đề như vậy, chúng ta sẽ phải hiểu mối quan hệ giữa văn nghệ với chính trị theo hai cấp độ: 1. Quan hệ giữa văn nghệ với chính trị với tư cách là những hình thái ý thức xã hội sẽ là mối quan hệ tương tác bình đẳng lẫn nhau. Như thế, văn nghệ cũng có thể tác động đến sự hình thành các lý thuyết chính trị. Ví dụ như những tác phẩm văn học thời Phục Hưng mang đậm tinh thần nhân văn mới đã làm thành những nguồn cảm hứng cho các lý thuyết chính trị của giai cấp tư sản để tiến tới lật đổ chế độ phong kiến thần quyền thời trung đại. Hay những tác phẩm văn học của phương Tây thời Ánh sáng, ví dụ như những tác phẩm của Voltaire, đã tạo nguồn cho các lý thuyết chính trị dân quyền của các cuộc cách mạng tư sản thế kỷ XIX. Trong khi đó thì chính trị cũng có thể ảnh hưởng trở lại văn học để biến chúng thành công cụ phục vụ cho sự cai trị. Ví dụ như học thuyết chính trị phong kiến thần quyền thời trung đại đã chi phối các sáng tác văn học tuân thủ khuôn phép lễ giáo và đề cao giai cấp quý tộc thời bấy giờ; học thuyết chính trị quân chủ tập trung của giai cấp phong kiến mà đỉnh cao là thế kỷ XVII đã ảnh hưởng đến quan điểm đề cao nghĩa vụ và bổn phận của thần dân trong các sáng tác văn học của chủ nghĩa cổ điển Pháp; lý thuyết chính trị dân quyền đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiểu thuyết của Émile Zola (ví dụ như tiểu thuyết Tháng nảy mầm[“Germinal”], viết về cuộc đình công của công nhân mỏ than ở miền Bắc nước Pháp những năm 1860), và đến các cuốn tiểu thuyết của Stendhal; hay lý thuyết chính trị cộng sản chủ nghĩa đã ảnh hưởng đến tiểu thuyết Người mẹ của Gorki, v.v... 2. Quan hệ giữa văn nghệ với chính trị với tư cách là quan hệ quản lý của chế độ chính trị đối với văn nghệ. Trong một xã hội, khi một chế độ chính trị cai quản đất nước, thì không thể tránh khỏi việc chế độ đó phải quản lý tất cả các lĩnh vực xã hội, trong đó có văn nghệ. Ngay từ thời cổ đại, trong tác phẩm Chính trị [bản dịch tiếng Anh là Politics], Aristote đã dành hai phần cuối là phần VII và phần VIII cho vấn đề “Giáo dục-đào tạo”, trong đó phần VIII dành riêng cho đào tạo lớp trẻ về thể chất và âm nhạc. Như vậy ở đây, quan hệ giữa chính trị và văn nghệ nói chung là một quan hệ giữa văn
  4. nghệ với thiết chế chính trị với tư cách là cơ quan quản lý. Điều đó có thể thấy, quan hệ giữa văn nghệ với thiết chế chính trị là một quan hệ đã có truyền thống từ thời xa xưa và kéo dài cho tới ngày nay ở bất cứ nơi nào và ở bất cứ xã hội nào. (Trong thời hiện đại, nước nào cũng có một bộ chịu trách nhiệm quản lý văn hoá-văn nghệ. Riêng Hoa Kỳ không có bộ văn hoá, nhưng đó là chỉ ở cấp liên bang, còn ở các bang của nó vẫn có bộ văn hoá. Có lẽ vì thấy đặc trưng của văn hoá là đa dạng, cho nên Hoa Kỳ muốn để cho các bang tự quản lý để phát huy quyền tự do sáng tạo của văn hoá. Tuy nhiên ở cấp liên bang, Quốc hội Hoa Kỳ vẫn giao chức năng quản lý văn hoá cho Bộ Ngoại giao. Trong bộ Ngoại giao Hoa Kỳ có Vụ Các Vấn đề Giáo dục và Văn hoá. Ngoài ra, ở Hoa Kỳ còn có các Trung tâm Nghệ thuật và Văn hoá - là các tổ chức phi lợi nhuận, phi đảng phái; có Hội đồng Nghệ thuật và Khoa học Nhân văn của Tổng thống..., làm nhiệm vụ tư vấn quản lý văn hoá-văn nghệ cho đất nước. Ở Hoa Kỳ cũng có cả các trang web quản lý văn hoá, như trang web mang tên “chính sách văn hoá”: Vấn đề cốt lõi là chính trị quản lý văn nghệ để làm gì, cụ thể là để phục vụ cho bản thân chính trị hay phục vụ con người? Theo cách trình bày của Aristote thì có thể thấy ông quan niệm việc quản lý này là để phục vụ con người chứ không phải là để phục vụ chính trị. Và như thế, việc văn nghệ chịu sự quản lý của chính trị để phục vụ con người không có gì là vô lý, thậm chí việc đó còn góp phần phát huy hiệu quả tác động xã hội của văn nghệ. Đây là một điều tiến bộ trong quan niệm về văn nghệ, nếu chúng ta so sánh quan điểm của Aristote với quan điểm của Platon về văn nghệ. Platon, thầy học của Aristote, xuất phát từ quan điểm triết học duy tâm cho rằng thế giới loài người là hình bóng của thế giới ý niệm, đã quan niệm rằng văn nghệ chỉ là sự bắt chước các hoạt động của con người, và vì con người lại là sự bắt chước thế giới ý niệm, cho nên rút cục văn nghệ là sự bắt chước của bắt chước. Do đó, trong quan niệm của Platon, văn nghệ là một loại hoạt động tinh thần thấp kém nhất, và vì thế người nghệ sĩ không có chỗ đứng trong nền cộng hoà lý tưởng của ông.
  5. Xem thế thì thấy quan niệm của Aristote về chức năng xã hội của văn nghệ là một quan niệm tiến bộ hơn Platon. Nếu như trong nền cộng hoà của Platon, văn nghệ có được sự tự do tuyệt đối, nhưng là một sự tự do bị loại khỏi cuộc sống xã hội, vì thế rút cục nó là một sự tự do vô nghĩa, không có giá trị (vì theo quan niệm của các nhà giá trị học, một sự vật chỉ có giá trị khi nó có ý nghĩa đối với con người; tự thân sự vật không làm nên giá trị, chỉ khi nào có ý nghĩa đối với con người nó mới có giá trị), thì Aristote chính là người đã làm một cuộc cách mạng về giá trị của tự do văn nghệ, khi ông gá n cho nó một trách nhiệm xã hội, đó chính là cái giá của tự do, nhưng là một cái giá phải trả để nó có được giá trị.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2