intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại của sự kiện Nguyễn Tất Thành-Hồ Chí Minh đi tìm đường cứu nước: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:506

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, ebook Ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại của sự kiện Nguyễn Tất Thành-Hồ Chí Minh đi tìm đường cứu nước: Phần 2 gồm các chủ đề chính như sau: người đi tìm hình của nước; Hồ Chí Minh sống mãi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại của sự kiện Nguyễn Tất Thành-Hồ Chí Minh đi tìm đường cứu nước: Phần 2

  1. CHỦ ĐỀ 3: NGƯỜI ĐI TÌM HÌNH CỦA NƯỚC 487
  2. 488
  3. NHỮNG HỌC THUYẾT MÀ NGUYỄN ÁI QUỐC ĐÃ NGHIÊN CỨU TRƯỚC KHI ĐẾN VỚI CHỦ NGHĨA LÊNIN (1911‐1920) ThS. NGUYỄN THÚY ĐỨC Nguyên Q. Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh Nhìn lại hành trình tìm đường cứu nước mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trải qua trong suốt 30 năm, có thể thấy trong gần 10 năm đầu (1911­1920), Nguyễn Tất Thành ­ Nguyễn Ái Quốc ­ Hồ Chí Minh đã tận dụng mọi cơ hội để đến được nhiều nơi trên thế giới. Bàn chân Người đã in dấu trên nhiều nước thuộc bốn châu lục Á, Âu, Phi, Mỹ, đặc biệt, Người đã dừng chân khảo sát khá lâu ở ba nước đế quốc lớn nhất thời đó là Mỹ, Anh và Pháp. Đó là khoảng thời gian, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành tìm hiểu bản sắc văn hóa, kinh tế, chính trị của nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới, để hiểu hơn về đất nước và dân tộc mình. Trong mỗi chuyến đi, Người luôn tranh thủ tìm hiểu, nghiên cứu các học thuyết cách mạng, hòa mình vào thực tiễn đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản và thuộc địa để bổ sung cho mình những kiến thức, những hiểu biết phong phú về thực tế các thuộc địa, cũng như các nước tư bản đế quốc chủ yếu trong những thập niên đầu của thế kỷ XX. Ở Nguyễn Tất Thành, tình cảm yêu nước luôn gắn liền với lòng thương dân vô hạn, nên mục tiêu nhất quán, xuyên suốt hành trình khảo sát nghiên cứu của Người là phải tìm con đường vừa giành được độc lập cho Tổ quốc, vừa mang lại tự do và hạnh phúc cho nhân dân. Trong những tháng năm Việt Nam chịu ách thống trị của chính quyền thực dân Pháp, là một người dân mất nước, Nguyễn Tất Thành đã trải nghiệm những nỗi đau do ách cai trị thực dân gây ra cho dân tộc mình. Đồng thời, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành cũng chứng kiến nhiều cuộc khởi nghĩa nổi dậy diễn ra trên đất nước, nhiều lý thuyết, nhiều chủ nghĩa, nhiều con đường, phương pháp để đấu tranh cứu nước được vận dụng... Phong trào yêu nước diễn ra rất sôi nổi, rộng khắp và không kém phần quyết liệt, như con đường cứu nước của các nhà yêu nước Hoàng Hoa Thám mang nặng tư tưởng phong kiến lỗi thời, hay phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục và Việt Nam Quang Phục hội,... đều đề cao chủ trương cách mạng dân chủ tư sản theo đường lối của Tôn Dật Tiên hoặc cách mạng tư sản Pháp. Tuy nhiên, các 489
  4. cuộc khởi nghĩa, các phong trào yêu nước đó cuối cùng đều bị thất bại. Thời kỳ ở Phan Thiết, Nguyễn Tất Thành khi tham gia dạy ở trường Dục Thanh (1907), một trung tâm giáo dục theo mô hình Đông Kinh Nghĩa Thục, chắc chắn đã nhận thức được quá trình chuyển hóa của các sĩ phu yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản. Nguyễn Tất Thành rất khâm phục các cụ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu... nhưng không hoàn toàn tán thành cách làm của một người nào, bởi, Anh đã nhận ra những hạn chế, bế tắc về mục tiêu và phương pháp cách mạng, cũng như nhận thức về “bạn ­ thù” của các nhà yêu nước đương thời ở Việt Nam. Đây chính là những bài học để trong quá trình tìm đường cứu nước sau này Nguyễn Tất Thành có sự lựa chọn đúng đắn, đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi đặt ra của cách mạng Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà Nho giàu lòng yêu nước, Nguyễn Tất Thành được học chữ Hán ngay từ lúc nhỏ, đến tuổi đi học, được học từ thầy Vương Thúc Quý tư tưởng yêu nước thương dân và chí làm trai phải giúp ích cho đời; được biết về thời cuộc liên quan tới sự sống còn của dân tộc qua những đàm đạo của các sĩ phu yêu nước thường lui tới nhà thầy và thân phụ, Nguyễn Tất Thành đã sớm có sự am tường về Nho giáo và văn hóa Á Đông. Tuy nhiên, Nhật Bản dưới triều đại Minh Trị thiên hoàng, cùng với tiếng vang của cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc và chủ nghĩa Tam dân của Tôn Dật Tiên cũng không đủ sức hút Nguyễn Tất Thành và rút kinh nghiệm thất bại của các thế hệ cách mạng tiền bối, Nguyễn Tất Thành quyết định tìm con đường cứu nước mới. Mang trong mình truyền thống văn hóa dân tộc, văn hóa phương Đông, nhưng ở Nguyễn Tất Thành không có sự loại trừ hay mâu thuẫn với văn hóa phương Tây. Với thiên tài trí tuệ và văn hóa mở, nhãn quan chính trị sắc bén, Nguyễn Tất Thành sớm cảm nhận được một thế giới năng động, sáng tạo từ năm 1905, khi bắt gặp văn hóa phương Tây với những câu chữ “Tự do ­ Bình đẳng ­ Bác ái”. Sau này, Người kể lại: “Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy”1 và ý tưởng là sang tận nơi “xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”2. Những nhận thức về văn minh phương Tây, về đất nước và văn hóa Pháp ở độ tuổi niên thiếu và chính chủ nghĩa thực dân Pháp đang thống trị Việt Nam đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành quyết tâm sang Pháp tìm hiểu, nghiên cứu xem đằng sau những từ “Tự do ­ Bình đẳng ­ Bác ái” ấy thực chất là cái gì. Người đã hướng sang phương Tây, đến Pháp ­ nơi đang đô hộ dân tộc mình để xem họ làm thế nào, rồi mới về giúp đồng bào. Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã quyết chí thực hiện ý __________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 1, tr. 461. 2. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016, t. 1, tr. 28. 490
  5. tưởng thuở thiếu thời của mình vào ngày 5/6/1911. Ngày này 110 năm về trước, từ cảng Sài Gòn, với tên gọi Văn Ba, Nguyễn Tất Thành được nhận làm phụ bếp trên con tàu lớn vừa chở khách vừa chở hàng của hãng Chargeurs Réunis (Sácgiơ Rêuyni) ­ tàu Amiral Latouche Tréville (tàu Đô đốc Latusơ Tơrêvin) ­ đã rời Tổ quốc ra đi. Mục đích chính trong chuyến đi của Nguyễn Tất Thành là tìm hiểu thế giới bên ngoài, nhất là các nước phương Tây, với ước mong tìm ra những điều hữu ích trở về giúp đồng bào. Đó là một chuyến đi “đơn thương độc mã” định trước những nỗi gian truân, vất vả chờ phía trước, khi hành trang là chủ nghĩa yêu nước, là hai bàn tay lao động cùng quyết tâm và nghị lực phi thường. Để sống và trải nghiệm, Nguyễn Tất Thành đã theo chân những con tàu xuyên đại dương đi qua rất nhiều quốc gia, từ các nước tư bản phát triển đến các nước thuộc địa, đến với nhiều miền đất và những nền văn minh khác nhau trên thế giới. Nguyễn Tất Thành đã tự mình khảo sát, nghiên cứu các cuộc cách mạng ở các nước tư bản Mỹ, Anh, Pháp..., đã sống, lao động, học tập, tiếp xúc với đủ hạng người, từ tầng lớp thượng lưu đến những người lao động nghèo khổ nhất ở châu Á, Âu, Phi, Mỹ latinh. Điều đó giúp Người mở rộng tầm mắt, tăng cường vốn sống, hiểu biết về cuộc sống, tình cảnh, số phận con người, nhất là người lao động ở các nước tư bản và các nước thuộc địa. Tại Mỹ, Anh, Pháp, Nguyễn Tất Thành đã tìm hiểu một số cuộc cách mạng tiêu biểu nhất đã đưa các nước này từ phong kiến lạc hậu trở thành những đế quốc thực dân hùng mạnh. Nghiên cứu Cách mạng Pháp 1789 và có thiện cảm với những tư tưởng tiến bộ cao đẹp mà cuộc cách mạng này khởi xướng khi đập tan chế độ phong kiến mở đường cho một xã hội mới phát triển, Nguyễn Tất Thành nhận thấy trong bản Tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền của Cách mạng tư sản Pháp có những giá trị chân chính, những nhân tố tích cực tiến bộ của cách mạng dân chủ tư sản: tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, giải phóng con người khỏi sự thống trị của quan hệ sản xuất phong kiến. Thế nhưng, thực tế lại trái ngược những lý tưởng cao đẹp của Cách mạng Pháp. Lần đầu tiên đặt chân lên đất Pháp, Nguyễn Tất Thành nhận thấy ở nước Pháp cũng có nhiều người nghèo khổ như ở xứ sở của mình. Làm thuê trên con tàu chở hàng của hãng Chargeurs Réunis đi vòng quanh châu Phi, cập bến các thuộc địa của Pháp, ở đâu Người cũng thấy cảnh khổ cực của người lao động dưới sự bóc lột dã man, vô nhân đạo của bọn thống trị, Người tận mắt được chứng kiến cảnh tượng hãi hùng với người da đen trên bến cảng Dacar (thủ đô Xênêgan). Đã trải nghiệm những nỗi đau do ách cai trị thực dân gây ra cho dân tộc Việt Nam, giờ đây chứng kiến và đồng cảm nỗi đau với nhiều dân tộc khác đang bị áp bức trên thế giới, Nguyễn Tất Thành nhận thấy, đối với bọn thực dân, tính mạng của người thuộc địa, da vàng hay da đen cũng không đáng một xu. Những hình ảnh và ấn tượng về nước Pháp, thực dân Pháp của Hồ Chí Minh khi lần đầu biết đến nước Pháp không phải là những gì 491
  6. tốt đẹp. Nhưng những lý tưởng cao đẹp mà Người ngưỡng mộ và mong muốn tìm hiểu cũng đến từ nước Pháp. Văn hóa Pháp và cuộc Cách mạng Pháp 1789 sẽ cung cấp cho Hồ Chí Minh vốn văn hóa và kinh nghiệm làm cách mạng trong cuộc đấu tranh này. Khát vọng giải phóng con người, giải phóng xã hội trong Tinh thần cộng hòa của cuộc Cách mạng Pháp 1789, sau này được Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển khi lãnh đạo dân tộc Việt Nam tiến hành cuộc cách mạng giải phóng xã hội và con người Việt Nam khỏi tình trạng thuộc địa ­ phong kiến. Giữa tháng 12/1912, Nguyễn Tất Thành tới nước Mỹ. Đến New York, Người vừa đi làm thuê để kiếm sống, vừa tìm hiểu đời sống của những người lao động Mỹ, đi thăm những khu vực trong thành phố và dành nhiều thời gian cho việc học tập, nghiên cứu Cách mạng tư sản Mỹ năm 1776. Nguyễn Tất Thành đã từng đi làm thuê ở Brooklyn (Brúclin), khu đông dân cư nhất thành phố và có những khu vực sắc tộc biệt lập; đã thâm nhập vào khu Harlem (Háclem), nơi sinh sống của cộng đồng lớn người da đen trên đất Mỹ và cũng đã không quên dốc túi góp những đồng xu cuối cùng cho phong trào quyên góp của họ. Người rất xúc động trước điều kiện sống của những người da đen và những người dân lao động, những người bị đối xử rất bất công ngay trên mảnh đất của “Nữ thần tự do”. Bởi vậy, khi đến tham quan bức tượng “Nữ thần tự do” ở New York, Nguyễn Tất Thành chẳng thể ngợi ca ngôi sao tỏa ánh sáng tự do trên vòng nguyệt quế, vì thấy “ánh sáng trên đầu Thần Tự do tỏa rộng khắp trời xanh, còn dưới chân tượng Thần Tự do thì người da đen đang bị chà đạp. Bao giờ người da đen được bình đẳng với người da trắng? Bao giờ có sự bình đẳng giữa các dân tộc? Và bao giờ người phụ nữ được bình đẳng với nam giới?”1. Nguyễn Tất Thành nhìn số phận con người thực tế dưới chân tượng chứ không chiêm ngưỡng hào quang tỏa sáng phía trên bức tượng đó. Đặc biệt hấp dẫn đối với Nguyễn Tất Thành là bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776, trong đó có câu: “Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”2! Tư tưởng bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, sau này đã được Hồ Chí Minh đưa vào bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam. Khi đó, với thân phận một người dân mất nước, đi làm thuê hòa cùng cuộc sống của những người lao động ở Hợp chủng quốc này, Nguyễn Tất Thành thấy rõ ở đây vẫn tồn tại chế độ người bóc lột người, đại bộ phận người dân lao động không có cuộc sống tự do, bình đẳng, không có ấm no hạnh phúc, cũng không có quyền được sống. Những ngày trên đất Mỹ, Nguyễn Tất Thành __________ 1. Josephine Stenson, Hồ Chí Minh, một nhân cách lớn của thời đại, Tham luận tại Hội thảo quốc tế kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890­1990) tổ chức tại Hà Nội, tháng 5­1990. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 1. 492
  7. hiểu sâu sắc hơn về nước Mỹ và không bị choáng ngợp trước “vẻ bề ngoài” của nước Mỹ. Năm 1913, Nguyễn Tất Thành rời Mỹ sang Anh. Ở đây, để sinh sống, anh đã làm những việc cực nhọc như cào tuyết, đốt lò và làm bếp cho các khách sạn Drayton Court (Đraytơn Cơớc) và Carlton (Cáclơtơn). Nhưng đói rét, cực nhọc không làm nhụt chí người thanh niên giàu nhiệt huyết ấy. Ngay từ những ngày đầu tiên đến nước Anh, Nguyễn Tất Thành bắt tay ngay vào học tiếng Anh. Hằng ngày, trước và sau giờ lao động để kiếm sống, Người miệt mài tự học rồi dành dụm số tiền công ít ỏi của mình thuê thầy dạy tiếng Anh và việc thành thạo tiếng Anh đã giúp Nguyễn Tất Thành có thêm một chiếc chìa khóa mở cửa kho tàng tri thức của nhân loại và dùng làm vũ khí trong cuộc đấu tranh đầy chông gai trên con đường muôn dặm phía trước, nhờ đó “Những năm tháng sống ở nước Anh, Nguyễn Tất Thành đã tích lũy được thêm những hiểu biết về chế độ chính trị của xã hội tư sản, về đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, giữa chính quốc và thuộc địa của một nước tư bản chủ nghĩa sớm phát triển”1. Theo Tiến sĩ John Callow (Giôn Calâu), Giám đốc Thư viện Tưởng niệm Các Mác, Vương quốc Anh, “có thể chính trong thời gian ở Luân Đôn, lần đầu tiên Hồ Chí Minh đã đọc các tác phẩm của Các Mác và Phriđơrich Ăngghen. Các tác phẩm này được Twentieth Century Press ­ cơ quan xuất bản của Đảng Dân chủ xã hội Anh, đặt trụ sở tại tòa nhà Clerkenwell Green ở Luân Đôn ­ xuất bản thành những cuốn sách giá rẻ. Ngày nay, tòa nhà này trở thành Thư viện Tưởng niệm C.Mác và có một bức chân dung của Hồ Chí Minh được treo hành lang bên ngoài căn phòng nơi V.I.Lênin từng ngồi làm việc vào những năm 1902­ 1903. Tấm chân dung ấy của Hồ Chí Minh là bằng chứng về mối liên hệ giữa nhà xuất bản và vị khách nổi tiếng của mình” 2 . Những suy đoán của John Callow hoàn toàn có cơ sở, bởi cuối năm 1917 khi trở lại Pháp, Nguyễn Tất Thành­Nguyễn Ái Quốc không chỉ học hỏi lí luận mà đã chủ động viết báo, tham gia những buổi diễn thuyết tại Paris. Tinh thần yêu nước, thương dân ở Người có những chuyển biến mới, sự đồng cảm với đồng bào mình đã được nâng lên thành sự đồng cảm với những người nghèo khổ, những dân tộc cùng cảnh ngộ, hiểu rõ được bản chất của chủ nghĩa thực dân đế quốc. Nguyễn Tất Thành đã tự rút ra kết luận quan trọng: ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị bóc lột, áp bức nặng nề và “… dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột”3. Nhận thức cơ bản này sẽ là cơ sở phát triển quan điểm đúng đắn của Người về bạn, thù và sớm hình thành tư tưởng kết hợp chủ __________ 1. Song Thành, Hồ Chí Minh Tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2018, tr. 61. 2. John Callow, “Tiếng sấm mùa xuân”: Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác và nghệ thuật thực tiễn, theo website www.tulieuvankien.dangcongsan.vn, ngày 18/9/2015. 3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 287. 493
  8. nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, về sự đoàn kết cách mạng ở chính quốc với cách mạng thuộc địa. Qua các tư liệu còn lưu trữ được cho thấy: Trong những năm 1911­1917, qua những điều đã thấy ở Pháp, Mỹ, Anh và các nước thuộc địa, Nguyễn Tất Thành đã tích lũy được những hiểu biết rất quan trọng về văn hóa, về đời sống của các tầng lớp xã hội, đặc biệt là tầng lớp người lao động; về tình hình chính trị, kinh tế thế giới. Nguyễn Tất Thành rất khâm phục tinh thần cách mạng ở những nước này, nhưng nhận thức rõ không thể đi theo con đường của họ được, bởi tại các nước Pháp, Mỹ, Anh… vốn được coi là những nước dân chủ bậc nhất, nhưng đằng sau những ngôn từ “Tự do, Bình đẳng, Bác ái” lại là sự phản bội, lừa bịp nhân dân của chính quyền tư sản, là nỗi đau khổ tột cùng của người dân lao động bị áp bức, bóc lột như Người nói: “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa” 1 . Vào đầu những năm 20 sau khi về Pháp, Nguyễn Tất Thành­ Nguyễn Ái Quốc cũng đã biết và tìm hiểu về cuộc cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc (1911), đặc biệt là những hoạt động của Chính phủ cách mạng Quảng Châu và những tư tưởng cách mạng của Tôn Trung Sơn: “Ông để hết tâm lực nghiên cứu chính trị Trung Quốc. Ba nguyên tắc của bác sĩ Tôn Dật Tiên (“Tam dân”) là: Dân tộc độc lập; Dân quyền tự do; Dân sinh hạnh phúc. Vừa nghiên cứu vừa làm việc để sống”2. Tuy nhiên, chuyến khảo sát trước khi về lại Pháp đã bổ sung cho Nguyễn Tất Thành­Nguyễn Ái Quốc những kiến thức vô cùng phong phú với một tầm nhìn hết sức rộng lớn và bao quát. Người đã nhìn thấy giai cấp tư sản ở thế kỷ này không còn là giai cấp tiến bộ của thời đại nữa và con đường cách mạng tư sản không phải là con đường nên đi vì đã lỗi thời, không còn phù hợp. Sự thất bại của các cuộc cách mạng tư sản đầu thế kỷ XX như: Cách mạng Tân Hợi (Trung Quốc) năm 1911, cách mạng tư sản ở Ấn Độ, Quốc dân Đảng và khởi nghĩa Yên Bái ở Việt Nam năm 1930… là những minh chứng tiêu biểu. Cuối năm 1917, từ nước Anh trở lại Pháp, Nguyễn Tất Thành đã trở thành một người lao động có học vấn, có tri thức. Trở lại Pháp lần này, không chỉ hòa cùng cuộc sống của tầng lớp nhân dân lao động Pháp, Nguyễn Tất Thành đã tham gia hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, tham gia các buổi sinh hoạt ở câu lạc bộ Faubourg (Phôbua), các sinh hoạt văn hóa mà ở đó “có tất cả các hạng người: bác học, cựu bộ trưởng, nghị viên, nhà văn, thợ thuyền, người đi buôn, người già và người trẻ. Tại đây có một không khí thân mật và dân chủ, __________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 2, tr. 296. 2. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 2012, tr. 73. 494
  9. giống như những câu lạc bộ Jacobins (Giacôbanh) thời Đại cách mệnh Pháp. Tại đây người ta có thể học nhiều chuyện và nhận xét mọi người. Thật là bổ ích”1… và nhanh chóng tắm mình trong không khí chính trị ở Paris. Đầu năm 1919, Nguyễn Tất Thành với tên mới là Nguyễn Ái Quốc đã gia nhập tổ chức tiến bộ nhất ở Pháp lúc bấy giờ là Đảng Xã hội Pháp, mà như Nguyễn Ái Quốc nói lý do mình gia nhập: “Chỉ vì đây là tổ chức duy nhất ở Pháp bênh vực nước tôi, là tổ chức duy nhất theo đuổi lý tưởng cao quý của Đại cách mạng Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái”2. Nguyễn Tất Thành­Nguyễn Ái Quốc không còn dừng lại ở việc quan sát hay suy ngẫm riêng mình, mà thực sự đi vào hoạt động trong tổ chức, hòa mình vào phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và quần chúng lao động ngày càng rộng lớn hơn. Nhờ đó, Nguyễn Tất Thành­Nguyễn Ái Quốc đã nhanh chóng nắm bắt được thời cuộc, trên cơ sở đó có sự lựa chọn và định hướng đúng đắn cho bản thân và cho dân tộc. Giữa năm 1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị các nước đế quốc họp phân chia thuộc địa tại Versailles (Vécxây) nhưng đã không nhận được câu trả lời. Từ thực tế đó, Nguyễn Ái Quốc đã rút ra kết luận: muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể dựa vào lực lượng của bản thân mình, vào chính thực lực của nhân dân mình. Sau khi Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) ra đời, năm 1920, cuộc đấu tranh giữa hai con đường diễn ra quyết liệt trong nhiều đảng công nhân trên thế giới và ngay trong Đảng Xã hội Pháp: tiếp tục theo Quốc tế II (tiếp tục theo con đường cải lương) hay đi theo Quốc tế III ­ con đường cách mạng. Tuy nhiên những cuộc thảo luận sôi nổi trong Đảng Xã hội Pháp khi đó về lý luận cách mạng, về Quốc tế II và Quốc tế III vẫn chưa thể giúp Nguyễn Ái Quốc lựa chọn được học thuyết mình cần tiếp nhận. Cho đến cuối tháng 7/1920, lần đầu tiên Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo L’Humanité (Nhân đạo), cơ quan ngôn luận của Đảng Xã hội Pháp, Người mới tìm thấy ở đó cái cẩm nang giải phóng dân tộc Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã tiếp thu trực tiếp tinh thần cơ bản của văn kiện này bằng trình độ tiếng Pháp nhuần nhuyễn của mình. Những luận điểm cách mạng của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa đã giải đáp những vấn đề cơ bản và chỉ dẫn hướng phát triển của sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc mà sau hơn 9 năm tìm kiếm (1911­1920), Người mới gặp được. Với kiến thức và vốn sống phong phú trong quá trình học hỏi từ thực tiễn lao động, làm việc cùng những người dân lao động ở các nước, Nguyễn Ái Quốc cũng tiếp nhận nhanh chóng xu hướng của cuộc đấu tranh cách mạng trên __________ 1. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Sđd, tr. 45. 2. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Sđd, t. 1, tr. 47. 495
  10. thế giới, đặc biệt là Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917. Niềm tin của Nguyễn Ái Quốc ở lý luận của Lênin về cách mạng giải phóng các dân tộc thuộc địa và lập trường đúng đắn của Quốc tế Cộng sản là cơ sở để Người xác định ủng hộ việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Pháp tại Đại hội Tours (Tua) của Đảng Xã hội Pháp (12/1920). Sự kiện này đã đánh dấu một bước ngoặt quyết định trong cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Ái Quốc. Đó cũng là sự khởi đầu một bước ngoặt cơ bản trong lịch sử và sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam. Như vậy, sau một thời gian tiến hành cuộc khảo nghiệm chính trị, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, đó là con đường cách mạng vô sản theo Lênin và Cách mạng Tháng Mười. Gần 10 năm đầu (1911­1920) trong hành trình đi tìm “hình của nước”, Nguyễn Tất Thành­Nguyễn Ái Quốc­Hồ Chí Minh đã lao động, nghiên cứu và hoạt động trong các phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân ở các châu lục; đã khảo sát nhiều cuộc cách mạng trên thế giới bằng phương pháp nghiên cứu độc lập ­ tự chủ ­ sáng tạo, đem lý luận đối chiếu với thực tiễn, lấy mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội làm tiêu chuẩn đánh giá các học thuyết, tiếp thu kinh nghiệm cách mạng thế giới có chọn lọc. Và điều quan trọng nhất là từ đó, Người đã đến được với chủ nghĩa Mác­Lênin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam ­ con đường cách mạng vô sản!./. 496
  11. HỒ CHÍ MINH VẬN DỤNG SÁNG TẠO QUAN ĐIỂM CHỦ NGHĨA MÁC ‐ LÊNIN VỀ TÔN GIÁO VÀO VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM TS. HỒ VĂN ĐỨC Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Việt Nam là quốc gia có nhiều tôn giáo đã tồn tại lâu dài cùng với lịch sử dân tộc. Trong các giai đoạn cách mạng, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn xác định công tác tôn giáo là vấn đề chiến lược có ý nghĩa rất quan trọng. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, nhiều chính sách quan trọng thể hiện quan điểm đổi mới nhận thức về lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo được Đảng và Nhà nước ban hành. Những nhu cầu tín ngưỡng chính đáng của quần chúng tín đồ và chức sắc tôn giáo được đáp ứng và bảo đảm. Chính điều đó đã làm cho đồng bào các tôn giáo tin tưởng vào chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; hành đạo gắn bó với dân tộc, xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”, có những đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Song, một thực tế khác là tình hình hoạt động tôn giáo ở nước ta trong thời gian qua còn có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố có thể gây mất ổn định. Một số đối tượng đã lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động gây rối an ninh trật tự, chống phá chính quyền; hành nghề mê tín dị đoan làm vẩn đục bầu không khí sinh hoạt văn hóa tâm linh; các “hiện tượng tôn giáo mới” xuất hiện ngày càng nhiều và hoạt động rất phức tạp... Trước tình hình đó, việc nhận thức và giải quyết tốt vấn đề tôn giáo là yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn cách mạng Việt Nam. Muốn làm được điều này, một vấn đề có tính nguyên tắc đối với các cấp, các ngành, các địa phương trong cả nước là phải nắm vững những nguyên lý của chủ nghĩa Mác­Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo. Nếu không thấm nhuần những quan điểm khoa học về tôn giáo thì khó tránh khỏi nhận thức sai sót với những biểu hiện ấu trĩ, tả khuynh hoặc hữu khuynh trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo. Vì vậy, việc nghiên cứu, phân tích làm rõ quan điểm của chủ nghĩa Mác­Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về 497
  12. tôn giáo để vận dụng sáng tạo vào quá trình giải quyết vấn đề tôn giáo, hướng các tôn giáo ở nước ta vào quỹ đạo sinh hoạt bình thường đúng pháp luật, đồng hành với dân tộc, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng xã hội mới là rất cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về bản chất của tôn giáo và các nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo Quan điểm của chủ nghĩa Mác­Lênin về tôn giáo bao gồm một hệ thống quan điểm phản ánh nhiều phương diện của tôn giáo như: bản chất, nguồn gốc, chức năng của tôn giáo; sự tồn tại và biến đổi của tôn giáo trong xã hội; nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo… Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến: quan điểm của chủ nghĩa Mác­Lênin về bản chất của tôn giáo và các nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo. Những nội dung này được Hồ Chí Minh vận dụng một cách sáng tạo khi Người xem xét, đánh giá và ứng xử đối với các tôn giáo ở Việt Nam. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về bản chất của tôn giáo Trong tác phẩm Chống Đuyrinh, Ph. Ăngghen viết: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo ­ vào trong đầu óc của con người ­ của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”1. Như vậy, bản chất sự phản ánh tôn giáo là sự phản ánh hư ảo về thế giới tự nhiên và con người, về các quan hệ xã hội, thậm chí các giá trị văn hóa, các chuẩn mực đạo đức của con người. Xuất phát từ nền tảng của đời sống hiện thực, con người đã tạo dựng nên các biểu tượng tôn giáo, hình thành triết lý tôn giáo, cả những nghi lễ và tổ chức tôn giáo. Từ những bất lực trong cuộc sống, từ những khát vọng khó vươn tới trong hiện thực, con người đã tô điểm, xây đắp cho các hình tượng của mình những sức mạnh có tính siêu nhiên, mang tính huyền ảo, nhằm xây dựng thế giới khác với con người, đứng trên con người, chi phối con người. Cho đến nay, định nghĩa trên của Ph. Ăngghen vẫn được đánh giá cao, vì nó có tính khái quát, dưới góc độ triết học, tôn giáo được coi là một hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, mặc dù đó chỉ là sự phản ánh hư ảo hiện thực khách quan. Trong tác phẩm Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen - Lời nói đầu, tuy chỉ tập trung vào mấy trang ngắn ngủi, nhưng lại thể hiện rõ quan điểm của C. Mác về bản chất tôn giáo. C. Mác cho rằng: “Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là __________ 1. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t. 20, tr. 437. 498
  13. trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”1. V.I. Lênin đã coi nhận định này là nền tảng, là cơ sở cho những quan điểm về tôn giáo của những người mácxít. Tuy nhiên, hiện nay trong các cuộc hội thảo bàn về tôn giáo, cũng như sách, báo trong và ngoài nước, nhận định trên của C. Mác đang có nhiều cách hiểu và lý giải khác nhau. Theo tinh thần của C. Mác, chúng tôi hiểu rằng, sự phản ánh của tôn giáo không chỉ là hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan mà trong sự phản ánh của tôn giáo cũng chứa đựng những nhân tố hiện thực, vì sự phản ánh của tôn giáo bắt nguồn từ những điều kiện hiện thực, từ nhu cầu cần phải khắc phục những giới hạn hiện thực mà năng lực thực tiễn của con người trong một giai đoạn lịch sử nào đó chưa đạt tới. Sự phản ánh của tôn giáo còn có tính chất hai mặt: tôn giáo vừa là sự phản ánh, vừa là sự phản kháng chống hiện thực. Dưới chế độ áp bức bóc lột, một mặt tôn giáo hợp pháp hóa chế độ đương thời, mặt khác tôn giáo là hình thức phản kháng xã hội đó, một khi nó không còn phù hợp với xu thế tiến bộ. Tôn giáo không chỉ có mặt tiêu cực mà còn có mặt tích cực nhất định, vì: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần”. Tôn giáo đã đáp ứng nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, góp phần bù đắp những hụt hẫng trong cuộc sống, nỗi trống vắng trong tâm hồn, an ủi, vỗ về, xoa dịu cho các số phận lúc sa cơ, lỡ vận. Mặc dù đó chỉ là sự an ủi mơ hồ, đền bù hư ảo trước những bất lực hiện thực của con người trong cuộc sống, nhưng có nó vẫn hơn là một xã hội đầy rẫy những bất công, bất bình. Vấn đề không phải là tìm cách trực tiếp loại bỏ sự an ủi mơ hồ, đền bù hư ảo mà là phải thay đổi chính bản thân xã hội để con người sống trong đó không còn cần đến sự an ủi mơ hồ, sự đền bù hư ảo đó. Sau những lập luận khẳng định về vai trò xã hội và mặt tích cực nhất định của tôn giáo, C. Mác đưa ra luận điểm “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”, như là đỉnh cao của một loạt những lập luận thực chứng về tôn giáo. Ở luận điểm này, C. Mác cho rằng “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” chứ không phải thuốc phiện đối với nhân dân; hơn nữa thuốc phiện thời C. Mác chỉ có ý nghĩa giảm đau chứ chưa mang ý nghĩa “ma tuý” như ngày nay. Theo tinh thần đó, tôn giáo là liều thuốc giảm đau, là chất an thần cho con người trước những bất lực hiện thực trong cuộc sống. Chính chức năng an ủi mơ hồ, đền bù hư ảo đó đã làm cho tôn giáo có sức sống khá mạnh mẽ và nhờ đó, nó có một vị trí xã hội nhất định. Bằng cách tạo ra những hình ảnh __________ 1. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 570. 499
  14. lý tưởng, trong đó mọi người đều được giải thoát khỏi những bất lực hiện thực, tôn giáo dường như làm cho họ được an ủi và vơi đi những khổ đau trong cuộc sống thực tại. Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác­Lênin, bản chất của tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan. Tôn giáo không chỉ có mặt tiêu cực mà còn có mặt tích cực nhất định, đó là tích hợp được những giá trị văn hóa, đạo đức của con người; có vai trò an ủi mơ hồ, đền bù hư ảo trước những bất lực hiện thực của con người trong cuộc sống, nhờ đó làm cho tôn giáo có sức sống khá mạnh mẽ và có một vị trí xã hội nhất định. Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo theo quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin Một là, tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân.Đây là một nguyên tắc trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nguyên tắc này được căn cứ vào bản chất, nguồn gốc, tính chất của tôn giáo; căn cứ vào quy luật của quá trình chuyển biến về mặt tư tưởng của con người, đó là sự chuyển biến tự giác, dần dần từ thấp đến cao; căn cứ vào bản chất dân chủ, nhân quyền của chủ nghĩa xã hội và sự quan tâm của Đảng Cộng sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa đến nhu cầu tinh thần của quần chúng nhân dân. Nội dung cơ bản của quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo theo quan điểm của chủ nghĩa Mác­Lênin là: “Mỗi người phải được hoàn toàn tự do theo tôn giáo nào mình thích, hoặc không thừa nhận một tôn giáo nào, nghĩa là được tự do là người vô thần”1. Việc vào đạo, ra khỏi đạo, chuyển sang theo đạo khác hay không theo bất cứ một đạo nào trong quy định của pháp luật nhà nước xã hội chủ nghĩa, đó là quyền tự do của mỗi người, là công việc tư nhân. Mọi công dân theo tôn giáo hoặc không theo tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau. Các tôn giáo được nhà nước thừa nhận đều bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước xã hội chủ nghĩa không còn sử dụng giáo hội như là một công cụ “thần quyền” để thống trị, áp bức, bóc lột nhân dân. Tôn giáo tách ra khỏi nhà nước và nhà nước hướng các tổ chức tôn giáo chuyên chăm lo việc đạo, động viên quần chúng tín đồ thực hiện tốt bổn phận của giáo dân và nghĩa vụ của công dân, nâng cao tinh thần yêu nước, đồng hành với dân tộc. Những nhân tố tích cực của tôn giáo, đặc biệt là những giá trị văn hóa, đạo đức trong tôn giáo được nhà nước xã hội chủ nghĩa tạo điều kiện phát huy. Hai là, cần phải có quan điểm lịch sử - cụ thể khi xem xét, đánh giá và ứng xử đối với những vấn đề có liên quan đến tôn giáo. Ở những thời gian và không __________ 1. V. I. Lênin, Chủ nghĩa xã hội và tôn giáo, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1978, tr. 7. 500
  15. gian khác nhau, vai trò, tác động của từng tôn giáo đối với đời sống xã hội; cũng như quan điểm, lập trường, thái độ của các giáo hội, giáo sĩ và giáo dân đối với các vấn đề chính trị ­ xã hội có khác nhau. Có tôn giáo khi mới xuất hiện thì như một phong trào của những người nghèo khổ chống chế độ áp bức bóc lột; nhưng sau một quá trình tồn tại, tôn giáo đó đã mất dần tính chất cách mạng và tiến bộ của nó, thậm chí bị biến thành công cụ hữu hiệu của giai cấp thống trị dùng để bóc lột, thống trị nhân dân lao động. Có những chức sắc suốt đời hành đạo luôn đồng hành cùng với dân tộc; nhưng cũng có những chức sắc lại tiếp tay, hợp tác với các thế lực thù địch. Có những giáo dân luôn “kính Chúa yêu nước”, bên cạnh việc đạo thì còn quan tâm chăm lo việc đời, trở thành công dân tốt, giáo dân tốt; nhưng lại có những người lầm đường lạc lối, nghe theo kẻ địch xúi giục phản bội lại Tổ quốc và suy cho cùng phản bội lại cả lợi ích của giáo hội, không những trở thành một tội phạm mà còn trở thành một giáo gian. Do đó, Đảng Cộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa phải có quan điểm lịch sử ­ cụ thể khi xem xét, đánh giá và ứng xử đối với những vấn đề có liên quan đến tôn giáo, như V.I. Lênin đã nhắc nhở: “Người mácxít phải biết chú ý đến toàn bộ tình hình cụ thể”1. Ba là, phân biệt rõ hai mặt chính trị và tư tưởng trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo.Chủ nghĩa Mác­Lênin cho rằng, trong lịch sử xã hội loài người, những tín ngưỡng, tôn giáo xuất hiện trong chế độ cộng sản nguyên thủy chỉ biểu hiện thuần tuý về mặt tư tưởng. Khi xã hội xuất hiện giai cấp và nhà nước thì tôn giáo cũng bắt đầu có những biểu hiện về mặt chính trị. Việc phân biệt rõ hai mặt chính trị và tư tưởng trong hoạt động tôn giáo trên thực tế là không đơn giản, nhưng lại rất cần thiết. Có phân biệt được hai mặt này thì mới tránh khỏi khuynh hướng “tả” hoặc “hữu” trong công tác quản lý nhà nước vềtôn giáo; mới ứng xử và giải quyết phù hợp những vấn đề nảy sinh từ tôn giáo. Phân biệt rõ hai mặt chính trị và tư tưởng trong tôn giáo tức là phân biệt được đâu là hoạt động thuần túy tôn giáo, thể hiện nhu cầu tôn giáo chính đáng của nhân dân; đâu là hoạt động lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch để thực hiện ý đồ chính trị phản động. Khi phát hiện và xác định chính xác những hoạt động lợi dụng tôn giáo thì phải giải quyết kịp thời, kiên quyết và triệt để theo quy định của pháp luật. Có như vậy mới loại bỏ được hoạt động lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch, bảo vệ được thành quả cách mạng và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội; đoàn kết được đông đảo đồng bào các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc; bảo đảm cho hoạt động tôn giáo diễn ra bình thường đúng pháp luật. Mặt tư tưởng trong tôn giáophản ánh sự khác biệt về nhận thức, về quan niệm giữa những người có tín ngưỡng tôn giáo với những người không có tín __________ 1. V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, t. 17, tr. 518. 501
  16. ngưỡng tôn giáo. Sự khác biệt này còn tồn tại lâu dài và sẽ là ảo tưởng khi đặt yêu cầu ngay một lúc phải có sự thống nhất tuyệt đối về nhận thức, tư tưởng đối với mọi thành viên trong xã hội. Xuất phát từ nguồn gốc nảy sinh tôn giáo, chủ nghĩa Mác­Lênin cho rằng, giải quyết mặt tư tưởng trong tôn giáolà một nhiệm vụ lâu dài, gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Việc hướng ước mơ của đồng bào tôn giáo về “hạnh phúc” hư ảo ở “thế giới bên kia” sang hạnh phúc thực sự ở thế giới hiện tại là một quá trình liên quan chặt chẽ đến sự phát triển khoa học, trình độ dân trí, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và giải quyết hài hòa các mối quan hệ xã hội. Bốn là, khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Chủ nghĩa Mác­Lênin cho rằng,cuộc đấu tranh giải phóng quần chúng nhân dân khỏi ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng tôn giáo không phải và không thể chỉ là cuộc đấu tranh tư tưởng thuần túy, tách khỏi cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân; cũng không thể nóng vội, chủ quan muốn xóa bỏ ngay tôn giáo hoặc cản trở, cấm đoán tôn giáo. Cuộc đấu tranh ấy phải gắn liền và phụ thuộc vào cuộc đấu tranh chung cho thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Hay nói cách khác, muốn thay đổi ý thức xã hội, trước hết cần phải thay đổi bản thân tồn tại xã hội thông qua hoạt động thực tiễn của con người; muốn xóa bỏ ảo tưởng nảy sinh trong tư tưởng con người, phải xóa bỏ nguồn gốc sinh ra ảo tưởng ấy. Đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực trong tôn giáo là gián tiếp đấu tranh với cái thế giới đang cần có ảo tưởng, chứ không phải là trực tiếp tấn công vào thần thánh. Điều cần thiết trước hết là phải xây dựng được một thế giới hiện thực không còn sự áp bức, bất công, nghèo đói, bệnh tật cũng như những tệ nạn khác nảy sinh trong xã hội. Đó là một quá trình lâu dài và không thể thực hiện được nếu tách rời việc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, giải phóng nhân dân thoát khỏi mọi áp bức bóc lột. Quần chúng tín đồ tôn giáo chỉ có thể từ bỏ ảo tưởng về một cảnh cực lạc trên thiên đường khi họ tạo ra được một cảnh cực lạc ở trái đất. V.I. Lênin nhấn mạnh: “Sai lầm lớn nhất và tệ hại nhất mà một người mácxít có thể mắc phải là tưởng rằng có thể chỉ do con đường trực tiếp giáo dục chủ nghĩa Mác thuần túy mà làm cho quần chúng bừng tỉnh khỏi giấc mê tôn giáo”1. 2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về tôn giáo Vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác­Lênin về tôn giáo vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam, Hồ Chí Minh đưa ra quan điểm và cách ứng xử đúng đắn đối với các tôn giáo ở nước ta, nhằm tăng cường sức mạnh của khối __________ 1. Viện Nghiên cứu tôn giáo, Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo tín ngưỡng, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996, tr. 107. 502
  17. đại đoàn kết toàn dân, thực hiện cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quan điểm của Hồ Chí Minh về tôn giáo thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau: Một là, tôn giáo không chỉ là một hình thái ý thức xã hội mà còn là một hiện tượng văn hóa. Quan niệm về bản chất của tôn giáo, chủ nghĩa Mác­Lênin cho rằng, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội. Tiếp thu quan điểm đó của các tác giả kinh điển, Hồ Chí Minh còn khẳng định thêm: Tôn giáo không chỉ là một hình thái ý thức xã hội mà còn là một hiện tượng văn hóa, một bộ phận của văn hóa. Người lý giải rằng: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”1. Theo Hồ Chí Minh, những giá trị tốt đẹp về văn hóa của tôn giáo không những biểu hiện trong giáo lý và qua nhân cách của những người sáng lập các tôn giáo, mà còn được biểu hiện qua phương diện sinh hoạt vật chất và tinh thần của tín đồ và chức sắc tôn giáo. Thông qua sinh hoạt vật chất và tinh thần, đồng bào các tôn giáo đã góp phần tô điểm cho bức tranh văn hóa dân tộc thêm phong phú và đa dạng sắc màu. Đó là những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể như: chùa chiền, thánh thất, nhà thờ; tác phẩm hội họa, điêu khắc, âm nhạc; lễ hội tôn giáo; trang phục, nghi lễ... Tất cả đều thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của tôn giáo được dày công vun đắp qua nhiều thế hệ đồng bào các tôn giáo, góp phần làm cho văn hóa dân tộc có sức sống trường tồn. Với chức sắc tôn giáo, Hồ Chí Minh nhận thấy họ được xem là hiện thân của những gì tốt đẹp của tôn giáo; phẩm hạnh của họ trở thành gương mặt văn hóa, đạo đức của từng tôn giáo; và họ trở thành biểu tượng cao đẹp cho tín đồ noi theo. Việc thừa nhận tôn giáo là một hiện tượng văn hóa chứng tỏ Hồ Chí Minh có quan điểm lịch sử - cụ thể khi xem xét, đánh giá và ứng xử đối với những vấn đề có liên quan đến tôn giáo. Với cách nhìn nhận này đã giúp cho Hồ Chí Minh vượt qua các tư tưởng duy vật tầm thường, xem tôn giáo chỉ là “tập đại thành của những luận thuyết ủy mị, chống lý tính, tử thù của khoa học”; đồng thời giúp cho Người không rập khuôn tiến hành cuộc đấu tranh về mặt tư tưởng một cách trừu tượng với thế giới quan tôn giáo như thường thấy ở châu Âu. Ngược lại, Hồ Chí Minh luôn cóý thức tìm kiếm, khai thác và phát huy những giá trị tốt đẹp về văn hóa chứa đựng trong các tôn giáo chân chính để kế thừa, bổ sung làm giàu thêm nền văn hóa của nước nhà. __________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 3, tr. 458. 503
  18. Thừa nhận tôn giáo là một hiện tượng văn hóa đã tạo cơ sở để Hồ Chí Minh đi đến khẳng định, phải luôn tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân. Tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân nghĩa là tôn trọng nhu cầu tâm linh của nhân dân và đảm bảo quyền dân chủ trong đời sống tinh thần xã hội. Quan điểm này được thể hiện nhất quán cả trong lý luận cũng như trong hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh. Dù với tư cách Chủ tịch Đảng, người đứng đầu Chính phủ, hay với tư cách là một công dân, Hồ Chí Minh vẫn luôn luôn thể hiện là một con người mẫu mực trong việc tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo của quần chúng nhân dân; không một ai có thể tìm thấy ở Hồ Chí Minh dù là một biểu hiện rất nhỏ của sự bài xích, chế giễu với bất kỳ một tôn giáo nào. Quan điểm tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo được ghi nhận trong nhiều văn bản do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký hoặc trong những lời phát biểu của Người. Ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ lâm thời, Hồ Chí Minh phát biểu: “Thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào giáo và đồng bào lương, để dễ thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: TÍN NGƯỠNG TỰ DO và lương giáo đoàn kết”1. Năm 1946, trong Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ đạo biên soạn, đã xác nhận: “mọi công dân có quyền tự do tín ngưỡng”. Đến ngày 14/6/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 234/SL về vấn đề tôn giáo. Nội dung Sắc lệnh thể hiện khá toàn diện quan điểm của Hồ Chí Minh về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân, biểu hiện qua những điểm cơ bản:Chính phủ tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, mọi người dân đều có quyền tự do theo hoặc không theo một tôn giáo nào; chức sắc được tự do giảng đạo tại các cơ sở tôn giáo; tín đồ và chức sắc tôn giáo được hưởng mọi quyền lợi của người công dân, đồng thời cũng phải thực hiện mọi nghĩa vụ của người công dân; các tôn giáo được xuất bản và phát hành những ấn phẩm tôn giáo, được mở trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo của mình; các cơ sở thờ tự của tôn giáo được luật pháp bảo hộ. Hai là, bản chất của tôn giáo nói chung là hướng thiện và nhân bản. Vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác­Lênin về bản chất của tôn giáo, Hồ Chí Minh cho rằng, cái chung trong giáo lý của các tôn giáo chân chính là đều phản ánh khát vọng về một cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc của quần chúng nhân dân bị áp bức bóc lột; hướng tín đồ và nhân loại tới bình đẳng, tự do, bác ái; khuyên răn con người làm điều thiện, loại trừ cái ác. Hồ Chí Minh cho rằng: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo Giêsu có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả. Chủ __________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 8. 504
  19. nghĩa Mác có ưu điểm của nó là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm của nó, chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử, Giêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có những ưu điểm chung đó sao? Họ đều muốn mưu hạnh phúc cho loài người, mưu phúc lợi cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, nếu họ họp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết”1. Hay trong một bài viết đăng trên báo Nhân dân, Hồ Chí Minh viết: “Chúa Giêsu dạy: Đạo đức là bác ái. Phật Thích Ca dạy: Đạo đức là từ bi. Khổng Tử dạy: Đạo đức là nhân nghĩa”2. Giá trị nhân bản, đạo đức của tôn giáo không chỉ biểu hiện trong hệ thống giáo lý mà còn biểu hiện qua nhân cách người sáng lập. Nhân cách ấy về tư tưởng là khát vọng hy sinh cho con người, vì con người; về hành động là sự xả thân để mưu hạnh phúc cho con người, phúc lợi cho xã hội. Hồ Chí Minh khẳng định: “Mục tiêu cao cả của Phật Thích Ca và Chúa Giêsu đều giống nhau: Thích Ca và Chúa Giêsu đều muốn mọi người có cơm ăn, áo mặc, bình đẳng, tự do và thế giới đại đồng”3. Hay trong thư gửi đồng bào Công giáo ngày 25/12/1945, Hồ Chí Minh viết: “Cách một nghìn chín trăm bốn mươi nhăm năm trước, cũng ngày hôm nay, một vị thánh nhân là đức Chúa Giêsu ra đời. Suốt đời Ngài chỉ hy sinh phấn đấu cho tự do, cho dân chủ. Từ ngày Ngài giáng sinh đến nay đã gần 2.000 năm, nhưng tinh thần thân ái của Ngài chẳng những không phai nhạt mà tủa ra đã khắp, thấm vào đã sâu”4. Tinh thần đó cũng được thể hiện trong thư Hồ Chí Minh gửi đồng bào Phật giáo nhân ngày Phật đản năm 1947: “Đức Phật là đại từ đại bi, cứu khổ cứu nạn, muốn cứu chúng sinh ra khỏi khổ nạn, Người phải hy sinh tranh đấu, diệt lũ ác ma”5. Bản chất của tôn giáo là hướng thiện và nhân bản, trong các tôn giáo chân chính chứa đựng những giá trị đích thực phù hợp với mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, với đường lối của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Đó cũng chính là điểm tương đồng để đoàn kết giữa những người có tín ngưỡng tôn giáo với những người không có tín ngưỡng tôn giáo và giữa những người có tín ngưỡng tôn giáo khác nhau. Vì vậy, Hồ Chí Minh chủ trương đoàn kết lương giáo và xem đó là một bộ phận quan trọng trong chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc, là một chính sách lâu dài trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mục đích đoàn kết lương giáo là nhằm đạt ước vọng mà cả cuộc đời Hồ Chí Minh nguyện hy sinh __________ 1. Viện Nghiên cứu tôn giáo, Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo tín ngưỡng, Sđd, tr. 185. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 7, tr. 95. 3. Viện Nghiên cứu tôn giáo, Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo tín ngưỡng, Sđd, tr. 239. 4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 142. 5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 5, tr. 228. 505
  20. phấn đấu để thực hiện, đó là độc lập cho dân tộc và hạnh phúc cho nhân dân. Hồ Chí Minh khẳng định: “Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà”1. Độc lập cho dân tộc và hạnh phúc cho nhân dân cũng được Hồ Chí Minh xem là mẫu số chung để đoàn kết mọi người dân Việt Nam, không phân biệt đảng phái, giai cấp, dân tộc, tôn giáo, ở trong nước hay ngoài nước. Thực hiện chủ trương đoàn kết lương giáo, hòa hợp dân tộc nên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tập hợp được xung quanh mình phần lớn chức sắc và tín đồ các tôn giáo hết lòng phấn đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; xóa dần những định kiến, mặc cảm do lịch sử để lại và làm thất bại âm mưu chia rẽ lương giáo của kẻ thù. Ba là, mối quan hệ giữa tôn giáo với chính trị. Quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa tôn giáo với chính trị là sự vận dụng sáng tạo nguyên lý của chủ nghĩa Mác­Lênin về quan hệ giữa tôn giáo với chính trị vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam. Trong quá trình hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh rất để ý đến việc đối phó với các thế lực chính trị lợi dụng tôn giáo để hoạt động chống phá cách mạng, đi ngược lại lợi ích dân tộc. Thực chất của vấn đề này chính là giải quyết mối quan hệ giữa tôn giáo với chính trị. Hồ Chí Minh chỉ rõ tôn giáo và chính trị là khác nhau, không được lợi dụng tôn giáo vì mục đích chính trị phản động. Người kiên quyết vạch mặt những đối tượng khoác áo linh mục, tiếp tay cho bọn thực dân đế quốc xâm lược nước ta, áp bức, bóc lột, vơ vét của cải và gây tội ác đối với đồng bào ta. Ngay từ năm 1925, trong Bản án chế độ thực dân Pháp, bằng những chứng cớ thuyết phục, Người viết: “Chẳng hạn, chúng ta biết rằng Chính phủ Pháp quyết định việc chinh phục Bắc Kỳ là do sự xúi giục của các ngài giáo phẩm thực dân được mụ vợ Napôlêông đệ tam đỡ đầu. Và các vị đó đã làm những gì? Họ đã lợi dụng lòng hiếu khách của người An Nam để đánh cắp những bí mật quân sự, vẽ những bản đồ nộp cho quân đội viễn chinh... Trong vai trò này, các vị mang chức thánh không bỏ lỡ dịp nào để thực hiện đức nhân của đạo Chúa. Có linh mục đã bảo lính: “Đốt làng này đi, nó đã không nộp thuế cho chúng ta”, hay là: “Tha cho làng này, nó đã quy thuận chúng ta”2. Trong bài Tự do tín ngưỡng, Hồ Chí Minh cũng vạch rõ: “Những bọn đế quốc phản động và tay sai của chúng lại lợi dụng tôn giáo để mê hoặc nhân dân, để áp bức, bóc lột, để cướp nước người ta... Bọn đế quốc phản động dùng mọi cách để chia rẽ dân tộc ta, gây mối hằn thù giữa lương và giáo. Chúng lừa phỉnh và bắt buộc đồng bào Công giáo làm mật thám cho chúng, đi lính cho chúng, chống lại đồng bào lương. Chúng cấm __________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 9, tr. 244. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 2, tr. 112­113. 506
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2