intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh tổn thương trên phim Xquang quy ước và cắt lớp vi tính lồng ngực ở bệnh nhân giãn phế quản

Chia sẻ: Bình Bình | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

57
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tiến hành nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh tổn thương trên phim cắt lớp vi tính ở bệnh nhân giãn phế quản; nhận xét mối liên quan giữa vị trí tổn thương, các thể giãn phế quản trên phim chụp cắt lớp vi tính ngực ở bệnh nhân giãn phế quản.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh tổn thương trên phim Xquang quy ước và cắt lớp vi tính lồng ngực ở bệnh nhân giãn phế quản

  1. HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH TỔN THƯƠNG TRÊN PHIM XQUANG QUY ƯỚC VÀ CẮT LỚP VI TÍNH LỒNG NGỰC Ở BỆNH NHÂN GIÃN PHẾ QUẢN BSCKI. Phạm Ngọc Thanh 1. ĐẶT VẤN ĐỀ - Giãn phế quản là bệnh hô hấp khá thường gặp. - Thế giới: tăng ở các nước kém phát triển. - Tỉ lệ tử vong không khác biệt đáng kể so với HPQ, COPD. - Chỉ định: lâm sàng, Xquang, chụp cắt lớp vi tính phân giải cao. Mục tiêu: 1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh tổn thương trên phim cắt lớp vi tính ở bệnh nhân giãn phế quản. 2. Nhận xét mối liên quan giữa vị trí tổn thương, các thể giãn phế quản trên phim chụp cắt lớp vi tính ngực ở bệnh nhân giãn phế quản. 2. TỔNG QUAN Định nghĩa: Sự giãn nở cục bộ, không thể phục hồi của cây phế quản. Thông thường thuật ngữ này chỉ được sử dụng để chỉ đến các đường hô hấp có chứa sụn lớn hơn 2-3 mm đường kính. Dịch tễ học: Mỹ: 4,2 - 272/100.000. New Zealand:16,7, Hong Kong:16,4/100.000. Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng trong đó 40% các trường hợp nguyên nhân không thể xác định. + Nhiễm khuẩn: Vi khuẩn, trực khuẩn, virus… + Trạng thái thiếu hụt miễn dịch: Bẩm sinh hoặc mắc phải. + Bất thường chức năng làm sạch bề mặt: Xơ hang, hội chứng móng tay, phù bạch huyết… + Tắc nghẽn phế quản: Hẹp phế quản bẩm sinh, u nội phế quản… + Các bất thường thành phế quản: Giãn khí - phế quản, hen… + Sự mất cân bằng proteinase – antiproteinase. + Các bệnh hệ thống: Viêm ruột, bệnh mạch máu… Lâm sàng: • Ho, khạc đờm nhiều. • Ho ra máu (50% số các trường hợp). • Đau ngực, khó thở. • Ngón tay dùi trống. • Ran ẩm, ran nổ. 220
  2. CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020 • Ran rít, ran ngáy. • Ran rít, ran ngáy. Phân loại: - Giãn phế quản hình ống (Cylindrical): tỷ lệ khoảng 47%, hình ảnh giãn phế quản đều, tạo hình ống, hai thành gần như song song, không giảm khẩu kính đầu xa. - Giãn phế quản hình tràng hạt (varicose): khoảng 10%, hình ảnh giãn phế quản các đoạn không đều, đoạn giãn xen lẫn đoạn chít hẹp do co thắt và sẹo. - Giãn phế quản dạng nang hay hình túi (cystic): khoảng 45%, hình ảnh phế quản tận cùng bằng các cấu trúc dạng nang, nhiều khi cho hình ảnh tổ ong, chùm nho. - Dạng hỗn hợp (24%). - Về mức độ nặng, xếp theo thứ tự tăng dần: giãn hình ống > tràng hạt > dạng nang. Cận lâm sàng: • XQuang phổi. • Chụp cây phế quản có bơm thuốc cản quang (kỹ thuật này không còn được sử dụng). • Chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao lớp mỏng. • Soi phế quản ống mềm. • Đo chức năng thông khí phổi. 3. CHẨN ĐOÁN XQUANG QUY ƯỚC GIÃN PHẾ QUẢN Chụp Xquang quy ước thấy bất thường ở 80% đến 90% bệnh nhân giãn phế quản, mặc dù các dấu hiệu bất thường là không đặc hiệu và chẩn đoán chỉ có thể được đề xuất ở khoảng 40% trong số đó: 3.1. Bình thường: đường kính phế quản bằng 0.6-1 đường kính mạch máu đi kèm => hình ảnh súng hai nòng. Khi phế quản giãn, đường kính lòng phế quản lớn hơn 1.5 lần lòng động mạch đi kèm. 3.2. Đường ray xe điện: là hình hai đường song song đại diện cho dày lên của thành phế quản là một dấu hiệu thường gặp ở giãn phế quản. 3.3. Trường hợp phế quản giãn trong lòng chứa đầy dịch do viêm nhiễm hoặc mức khí dịch: biểu hiện hình mờ, ít nhiều song song với nhau, bờ không đều, có thể chia nhánh hình chữ V, Y hay hình ngón tay đeo găng. 3.4. Những dấu hiệu Xquang ít đặc hiệu hơn thường thấy trong giãn phế quản bao gồm - Thiếu vắng các tiêu chí đánh giá mạch trong phổi bị ảnh hưởng,có lẽ là thứ thát do viêm hoặc xơ hóa vùng ngoại vi. - Tăng “dấu hiệu phổi” trong vùng phổi trung tâm. - Mất khối lượng phổi có ảnh hưởng đến phổi hoặc thùy phổi. - Giảm kích thước các mạch máu trong vùng phế quản phổi có khí. - Đông đặc vùng phổi bất thường. - Giãn nở bù của phổi bình thường. 221
  3. HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII Kết luận: Nhận ra giãn phế quản trên phim ngực thẳng là khó khăn, trừ khi mức độ giãn là đáng kể hoặc có những bất thường đường viền rõ ràng (ví dụ: trong giãn phế quản hình chùy). 4. CHẨN ĐOÁN CẮT LỚP VI TÍNH GIÃN PHẾ QUẢN Cắt lớp lát mỏng là rất chính xác trong việc chẩn đoán giãn phế quản với độ nhạy và độ đặc hiệu 95%. - Những dấu hiệu đặc hiệu của giãn phế quản:  Tăng tỷ phế quản / mạch máu tùy hành (đường kính lòng khí quản/đường kính động mạch tùy hành ): + Ở các đối tượng bình thường: tỉ lệ trung bình từ 0,65 đến 0,7. + Giãn phế quản được xem là có mặt nếu tỷ lệ vượt quá 1.  Dấu hiệu “vòng nhẫn”: là sự kết hợp của một nhánh động mạch phổi liền kề. Dấu hiệu này có giá trị nhận biết giãn phế quản trên CT và phân biệt nó với các tổn thương phổi dạng nang khác. - Thiếu thuôn nhỏ:  Là đường kính của đường thở sẽ không thay đổi trong khoảng dài nhất là 2cm tính tới thời điểm nó phân nhánh (có giá trị nhiều trong chẩn đoán giãn phế quản hình trụ kín đáo). - Đường viềm phế quản bất thường: + Các dạng giãn phế quản:  Dạng túi hoặc kén: là những hình kén khí hoặc kén dịch-khí nếu có nhiễm trùng. Các kén này có thể tụ thành đám như tổ ong hoặc liên tiếp trên 1 vệt dài.  Dạng ống hoặc trụ: có thành phế quản dày, lòng phế quản giãn tụ thành đám có cấu trúc ống, có khi gặp hình ngón tay đeo găng nếu chứa đầy niêm dịch nhày.  Dạng tràng hạt: giãn phế quản các đoạn không đều, đoạn giãn xen lẫn đoạn chít hẹp do co thắt và sẹo.  Khi có bội nhiễm: lòng phế quản chứa dịch thấy hình ảnh mức dịch khí hoặc hình cây phế quản lấp đầy dịch nhầy, phân nhánh dạng hình chữ V, Y hay hình ngón tay đeo găng.  Hiện tượng ứ khí và tưới máu dạng khảm. + Các dấu hiệu hình ảnh:  Dấu hiệu đường ray “Tram track sign”: giãn phế quản hình trụ, thành dày, hai bờ song song như hình đường ray (bình thường phế quản ra ngoại vi sẽ giảm dần khẩu kính).  Dấu hiệu vòng nhẫn (Signet Ring Sign): nếu lát cắt vuông góc với trục của phế quản, phế quản giãn, thành dày kèm theo hình mạch máu cắt ngang có khẩu kính nhỏ hơn lòng phế quản.  Dấu hiệu chuỗi ngọc “String of pearls sign”: hình ảnh giãn phế quản các đoạn không đều, đoạn giãn xen lẫn đoạn chít hẹp do co thắt và sẹo như chuỗi hạt.  Dấu hiệu chùm nho “Cluster of grapes sign”: phế quản giãn tập trung thành đám như chùm nho. + Nhìn thấy phế quản ở sát ngoại vi phổi (< 1 cm): 222
  4. CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020  Ở người bình thường, các đường dẫn khí cách bìa phổi 2 cm thường không nhìn thấy bởi vì thành của nó quá mỏng.  Khi giãn phế quản thì nhìn thấy phế quản trong vòng 1 cm cách bề mặt màng phổi (các đường dẫn khí nhỏ này ở vùng ngoại vi phổi). Nhưng trong một số trường hợp, quan sát này vẫn thấy ở người bình thường. + Những phát hiện phổi biến nhưng không đặc hiệu:  Dày lên của thành phế quản: bình thường thành phế quản dày < 0,5 khẩu kính động mạch phổi đi kèm. + Xác định độ dày của thành phế quản phụ thuộc nhiều vào chủ quan của người đọc do giãn phế quản và dày thành phế quản thường khu trú nhiều ổ hơn là lan tỏa, cho nên việc so sánh cùng khu vực rất hữu ích trong việc đưa ra nhận định này. + Bậc 1: dày thành phế quản > 0.5 khẩu kính mạc đi kèm. + Bậc 2: dày thành phế quản > 0.5-1 khẩu kính mạch đi kèm. + Bậc 3: dày thành phế quản > 1 lần khẩu kính mạch đi kèm. + Ngoài ra có thể đánh giá dày thành phế quản theo tỷ số giữa độ dày thành phế quản và đường kính ngang toàn bộ phế quản. Bình tường tỷ số này < 0.2.  Dịch hoặc chất nhày lấp lòng phế quản và nút nhày kèm hình mức dịch - khí: + Bệnh nhân giãn phế quản dạng túi có thể cho thấy hình mức dịch trong các phế quản bất thường,do ứ đọng dịch tiết và nhiễm trùng mạn tính. + Mức dịch - khí trong nhiều kén là điển hình, song do chúng có xu hướng giao tiếp với nhau thông qua cây phế quản nên các hình mức dịch thường có cùng chiều cao. + Những phát hiện phụ trợ:  Giãn động mạch phế quản: + Giãn động mạch phế quản là một trong những biệu hiện thường gặp ở bệnh nhận giãn phế quản, là nguyên nhân gây ho ra máu thường gặp. + Động mạch phế quản giãn ngoằn ngoèo, đường kính > 2mm.  Giảm khối lượng phổi  Khảm tưới máu (chụp thì hít vào) và bẫy khí (chụp thì thở ra).  Hình cành - chồi nụ: + Thuật ngữ “cành - chồi nụ” dùng để chỉ sự hiện diện của nốt và cấu trúc phân nhánh hình chữ Y, trông giống như một nụ cây vừa chớm nở ở ngoại vi phổi. + Khoảng 90% bệnh nhân cho thấy hình cành - chồi nụ trên CT có tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp và thường gặp ở bệnh nhân giãn phế quản. + Mức độ nặng của giãn phế quản:  Hệ thống đánh giá mức độ trầm trọng của giãn phế quản bằng CT đã được phát triển nhưng không được sử dụng phổ biến trong lâm sàng.  Mức độ nghiêm trọng của giãn phế quản có thể liên quan đến đường kính của phế quản bất thường. 223
  5. HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII 5. KẾT LUẬN - Chụp CLVT phân giải cao: Các số liệu thống kê: + 85% bệnh nhân có giãn phế quản ở thùy dưới. + 60% giãn bên trái, 15% ở bên phải, 55% ở cả hai bên. + 35% giãn theo hình trụ, 10% giãn theo hình túi, 35% phối hợp. + Hình ảnh tổn thương: Ống sáng > hình nhẫn > tổ ong. + Thể GPQ: Hình trụ > hình túi = hỗn hợp. + Vị trí GPQ: Dưới T >giữa > dưới P > trên T ~ trên P. - Các bẫy trong chẩn đoán giãn phế quản: + Một số sai lầm tiềm tàng trong chẩn đoán giãn phế quản có thể tránh được. + Chuyển động tim hoặc hô hấp có thể gây ra hiện tượng dải mờ có thể rất giống với sự xuất hiện của đường ray xe điện, quan sát nhiều ảnh khác liên quan đến chuyển động có thể phân biệt,loại trừ được bất thường giả này. + Giãn phế quản thường khó chẩn đoán một cách chắc chắn ở bệnh xẹp phổi. Phế quản bình thường giãn được trong tổ chức phổi xẹp là do sức căng của thành phế quản. Phế quản trở lại kích thước bình thường khi sự xẹp phổi được giải quyết. + Đông đặc phổi có thể che khuất cấu trúc mạch máu, tạo ra khó khăn cho việc đánh giá tỷ lệ các mạch phổi hoặc không để đánh giá được. + Giãn phế quản có thể xuất hiện cùng với xơ phổi (tức là co kéo phế quản), giãn phế quản co kéo thường không xuất hiện ở các bệnh lý đường hô hấp giai đoạn sớm. Như vậy thường chỉ thường chỉ liên quan đến các triệu chứng của nhiễm trùng mạn tính, xuất hiện hình xoắn vặn là đặc trung của giãn phế quản với xơ hóa là dấu hiệu thường được sử dụng trong chẩn đoán. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 1. Bronchiectasis – Luce Cantin, Alexander A. Bankier and Ronald L. Eisenberg. 2. 2. Bronchiectasis: Mechanisms and Imaging Clues of Associated Common and Uncommon Diseases – Bethany Milliron, MD Travis S. Henry, MD. 3. 3. Lung – HRCT Basic Interpretation – Robin Smithuis, Otto van Delden and Cornelia Schaefer-Prokop 4. 4. Differential Diagnosis of Bronchiectasis – P. R. P. Santana, J. W. M. Trindade Jr, B. B. Libânio 5. 5. Bronchiectasis: Imaging features and related diseases – M. Armas Goncalves, C. Ruivo, B. Gonçalves. 6. 6. Bronchiectasis: Narrowing differential diagnosis of common and uncommon etiologies – V. C. Cárdenas , N. S. TRUJILLO CALDERON, A. L. RIVERA BERNAL. 7. 7. Large Airway Diseases and the MDCT: always holding hands – M. Lozano Ros, M. L. Rodriguez Rodriguez, A. Sánchez González. 8. 8. Hình ảnh điện quang ngực Phổi và tim mạch (biên dịch: TS.BS Cung Văn Công) 224
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2