intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra bài viết số 5 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Yên Hòa

Chia sẻ: Wangyuann Wangyuann | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

44
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì kiểm tra bài viết số 5 sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu Đề kiểm tra bài viết số 5 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Yên Hòa. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra bài viết số 5 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Yên Hòa

  1. Ngày giảng Lớp/sĩ số Tiết 76-77 VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 5 (Nghị luận văn học) I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA Đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức - kĩ năng của học sinh lớp 11 về kiến thức văn học và sự hiểu biết về xã hội Rèn kỹ năng làm bài nghị luận xã hội II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Tự luận - Học sinh làm bài ở lớp III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Mức độ Nhận Vận dụng Thông hiểu Cộng Chủ đề biết Vận dụng thấp Vận dụng cao Vận dụng những Nghị luận hiểu biết về xã xã hội hội và kỹ năng sống, trình bày quan điểm của bản thân về một vấn đề xã hội - 01 câu - 01 cõu Số câu: 01 - 3,0 điểm - 3.0 điểm Số điểm: 3,0đ - Tỉ lệ: 30% - tỉ lệ: 30% Phân tích diễn Nghị luận biến tâm trạng văn học nhân vật kịch Số câu: 01 - 01 câu - 01 câu Số điểm: 7,0đ -7.0 điểm -7.0 điểm - tỉ lệ: 70% - tỉ lệ: 70% - 01 câu - 01 câu - 2 câu Tổng cộng - 3.0 điểm - 7.0 điểm - 10 điểm - Tỉ lệ: 30% - Tỉ lệ: 70% - Tỉ lệ: 100% IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN
  2. TRƯỜNG THPT YÊN HÒA ĐỀ KIỂM TRA – BÀI VIẾT SỐ 5 Họ và tên: .............................................. MÔN: NGỮ VĂN 11 Lớp: ...................................................... Thời gian: 45 phút (Học sinh làm bài trên lớp) Câu 1 (3 điểm) “ Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận ”. (Euripides) Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về câu nói trên? Câu 2 (7 điểm) Hãy phân tích tính cách và diễn biến tâm trạng của nhân vật Vũ Như Tô (Kịch Vũ Như Tô-Nguyễn Huy Tưởng) -------------------HẾT-------------------
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM Câu 1 1.Yêu cầu về kỹ năng - Biết cách trình bày một bài làm văn nghị luận xã hội - Trình bày sạch sẽ, diễn đạt lưu loát. - Bố cục rõ ràng. Văn có cảm xúc. 2. Yêu cầu về kiến thức. Học sinh có thể có những cách trình bày khác nhau nhưng bài viết cần đảm bảo các ý cơ bản sau: a/ Giải thích khái niệm của câu nói - “Tại sao chỉ có nơi gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương số phận”?: + Vì gia đình có giá trị bền vững và vô cùng to lớn không bất cứ thứ gì trên cõi đời này sánh được, cũng như không có bất cứ vật chất cũng như tinh thần nào thay thế nổi. Chính gia đình là cái nôi nuôi dưỡng, chở che cho ta khôn lớn + Suy ra vấn đề cần bàn bạc (luận đề) : Vai trò, giá trị của gia đình đối với con người. b/ Chứng minh vấn đề: + Mỗi con người sinh ra và lớn lên, trưởng thành đều có sự ảnh hưởng, giáo dục to lớn từ truyền thống gia đình (dẫn chứng: văn học, cuộc sống). + Gia đình là cái nôi hạnh phúc của con người từ bao thế hệ: đùm bọc, chở che, giúp con người vượt qua được những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. c/ Khẳng đinh, bàn bạc mở rộng vấn đề: + Khẳng định câu nói đúng. Bởi đã nhìn nhận thấy được vai trò, giá trị to lớn của gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của con người, là nền tảng để con người vươn lên trong cuộc sống. +Tuy nhiên, câu nói chưa hoàn toàn chính xác. Bởi trong thực tế cuộc sống, có rất nhiều người ngay từ khi sinh ra đã không được sự chở che, đùm bọc, giáp dục, nâng đỡ của gia đình nhưng vẫn thành đạt, trở thành con người hữu ích của xã hội. + Câu nói trên đã đặt ra vấn đề cho mỗi con người, xã hội: Bảo vệ, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, hạnh phúc. Muốn làm được điều đó thì trong mỗi gia đình mọi người phải biết thương yêu, đùm bọc chở che nhau; + Phê phán những hành vi bạo lực gia đình, thói gia trưởng…. 3. Thang điểm - Điểm 3: Đáp ứng tất cả các yêu cầu trên. Bài viết còn mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 2: Đáp ứng được 2/3 các yêu cầu trên. Bài viết còn mắc một số lỗi chính tả, diễn đạt. - Điểm 1: Trình bày thiếu ý hoặc còn sơ sài ý, mắc nhiều lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề, hoặc bỏ không làm Câu 2 1.Yêu cầu về kỹ năng - Biết cách trình bày một bài làm văn nghị luận văn học - Trình bày sạch sẽ, diễn đạt lưu loát. - Bố cục rõ ràng. Văn có cảm xúc.
  4. 2. Yêu cầu về kiến thức. Học sinh có thể có những cách trình bày khác nhau nhưng bài viết cần đảm bảo các ý cơ bản sau: - Nhân cách cao cả, hoài bão lớn lao, nghệ sĩ chân chính, gắn bó với nhân dân, không khuất phục trước uy quyền, kiên quyết không chịu nhận xây lâu đài cho vua Lê Trương Dực. - Không hám lợi, chia hết vàng bạc vua thưởng cho thợ. - Khát khao suốt đời là xây được một tòa lâu đài nguy nga tráng lệ, bền vững muôn đời, để dân ta nghìn thu hãnh diện. - Lí tưởng chân chính, cao đẹp nhưng cao siêu xa rời đời sống nhân dân lao động. - Vũ Như Tô không nhận ra một thực tế: Cửu Trùng Đài xây bằng mồ hôi, nước mắt, xương máu của nhân dân. - Ông nhất mực cho rằng mình không có tội mà chỉ có công. Luôn tin vào việc làm chính đại quang minh của mình - Khát vọng, đam mê sáng tạo nghệ thuật của ông xuất phát từ thiên chức của nghệ sĩ chân chính, nhưng chưa đúng vì đặt nhầm chỗ, vì xa rời thực tiễn, vì lợi dụng giai cấp cầm quyền tàn bạo để thực hiện mục đích chân chính của mình.  Vô hình chung tự đưa ông sang hàng ngũ kẻ thù của nhân dân - ông thất bại - trả giá bằng chính sinh mạng của mình.  Vũ Như Tô - nhân vật bi kịch lịch sử, mang khát vọng lớn, cao cả nhưng lầm lạc trong suy nghĩ và hành động. Chỉ thực sự bừng tỉnh khi biết chính An Hòa ra lệnh đập phá, đốt Cửu Trùng Đài. - Những tiếng kêu than của Vũ Như Tô trước khi bị dẫn ra pháp trường: Ôi mộng lớn! Ôi Cửu Trùng Đài! Ôi Đan Thiềm!  Tâm trạng đau xót, tuyệt vọng, phẫn uất cùng cực. Cho đến lúc chết vẫn cho rằng mình không có công thì cũng vô tội  nét độc đáo của nhân vật bi kịch lịch sử. 3. Thang điểm - Điểm 7: Đáp ứng tất cả các yêu cầu trên. Bài viết còn mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 5-6: Đáp ứng được 2/3 các yêu cầu trên. Bài viết còn mắc một số lỗi chính tả, diễn đạt. - Điểm 3-4: Đáp ứng được 1-2 nội dung yêu cầu trên. Bài mắc quá nhiều lỗi chính tả, diễn đạt. - Điểm 1-2: Trình bày thiếu ý hoặc còn sơ sài ý, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. VI. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA - Đảm bảo chuẩn kiến thức-kỹ năng; - Đảm bảo tiến độ chương trình
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1