intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra HK 2 Vật lí - THCS Thủy Phù

Chia sẻ: Trần Thị Hằng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

68
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức, kĩ năng cơ bản, và biết cách vận dụng giải các bài tập một cách nhanh nhất và chính xác. Hãy tham khảo đề kiểm tra học kì 2 Vật lí - THCS Thủy Phù.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra HK 2 Vật lí - THCS Thủy Phù

  1. PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ HƯƠNG THỦY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 TRƯỜNG THCS THỦY PHÙ MÔN VẬT LÍ LỚP 6 Thời gian làm bài: 60 phút (không kể giao đề) I. TRẮC NGHIỆM ( 8 điểm ) Chọn phương án trả lời đúng và bôi đen vào kí tự ở phiếu bài làm trùng với kí tự đầu câu mình đã chọn Câu 1. Chiều dài của các thanh kim loại khi bị nung nóng sẽ ............................ so với khi nguội. A. bằng B. dài hơn C. ngắn hơn D. co lại Câu 2. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn? A. Khối lượng riêng của vật giảm. B. Khối lượng của vật giảm. C. Khối lượng riêng của vật tăng. D. Khối lượng của vật tăng. Câu 3. Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào sau đây? A. Hơ nóng nút. B. Hơ nóng cổ lọ. C. Hơ nóng đáy lọ. D. Hơ nóng cả nút và cổ lọ. Câu 4. Chọn phát biểu SAI: A. Khi nhiệt độ của chất khí tăng thì chất khí nở ra. B. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. C. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. D. Chất khí co lại khi nó bị giảm nhiệt độ. Câu 5. Khi nhúng quả bóng bàn bị móp (không bị thủng)vào trong nước nóng, nó sẽ phồng trở lại. Vì sao vậy? A. Vì nước nóng làm khí trong quả bóng co lại. B. Vì nước nóng làm vỏ quả bóng nở ra. C. Vì nước nóng làm vỏ quả bóng co lại. D. Vì nước nóng làm khí trong quả bóng nở ra. Câu 6. Khi dùng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ của cơ thể, người ta thường vẫy mạnh chiếc nhiệt kế để: A. Tránh cho nhiệt kế khỏi bị vỡ. B. Cho dễ đọc kết quả. C. Thủy ngân trong nhiệt kế nằm ở ngay vạch 37 0C. D. Thủy ngân trong nhiệt kế tụt xuống dưới vạch 350C. Câu 7. Không thể dùng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ của nước đang sôi vì: Nước sôi ở nhiệt độ.......... A. 0 0C. B. Thấp hơn 1000C. 1
  2. C. Cao hơn 1000C, làm vỡ nhiệt kế. D. 1000C, quá giới hạn đo của nhiệt kế. Câu 8. Nhiệt kế là dụng cụ dùng để: A. Đo thể tích. B. Đo lực C. Đo nhiệt độ. D. Đo khối lượng Câu 9. Băng kép có đặc điểm nào sau đây? A. Khi đốt nóng hay làm lạnh đều co lại. B. Khi đốt nóng hay làm lạnh đều dài ra. C. Khi đốt nóng hay làm lạnh đều không thay đổi hình dạng, kích thước. D. Khi đốt nóng hay làm lạnh đều bị cong. Câu 10. Để vận chuyển một vật có khối lượng lớn từ mặt đất lên tầng lầu cao, người ta sở dụng máy cơ đơn giản nào là có lợi nhất ? A. Kéo trực tiếp. B. Mặt phẳng nghiêng. C. Ròng rọc động. D. Đòn bẩy. Câu 11. Khi nhiệt độ của nước tăng từ 22 0C đến 80 0C thì thể tích của nước....... A. tăng lên. B. không thay đổi C. giảm đi. D. ban đầu giảm, sau đó tăng Câu 12. Trong nhiệt giai xenxiut, nhiệt độ của nước đá đang tan và của hơi nước đang sôi lần lược là: A. 1000C ; 0 0C. B. 00C ; 100 0C. C. 2120C ; 320C. D. 320C ; 212 0C Câu 13. Trường hợp nào dưới đây có ứng dụng đòn bẩy? A. Một người đang dùng búa nhổ đinh. B. Một người đang cầm cái búa. C. Một người đang dùng búa đóng đinh. D. Cả ba trường hợp trên. Câu 14. Đơn vị đo nhiệt độ của nước Việt Nam dùng là: A. 0C. B. 0F C. K D. kg Câu 15. Khi nóng lên thì cả thuỷ ngân lẫn thuỷ tinh làm nhiệt kế đều dãn nở. Tại sao thuỷ ngân vẫn dâng lên trong ống nhiệt kế? A. Do nhiệt độ quá lớn. B. Do thuỷ tinh nở vì nhiệt nhiều hơn thuỷ ngân. C. Do thuỷ ngân nở vì nhiệt nhiều hơn thuỷ tinh. D. Do ống thuỷ tinh quá lớn. Câu 16. Khi chất khí trong bình kín nóng lên thì (Cho rằng bình chứa chất khí không nở ra khi nhiệt độ tăng): A. Cả khối lượng và thể tích của chất khí không thay đổi. B. Thể tích của chất khí thay đổi. C. Khối lượng của chất khí thay đổi. D. Cả khối lượng và thể tích của chất khí thay đổi. Câu 17. Sợ nở vì nhiệt của các chất giảm dần theo thứ tự: A. Lỏng, rắn, khí B. Khí, lỏng, rắn. C. Rắn, lỏng, khí. D. Rắn, khí, lỏng Câu 18. Phát biểu nào sau đây không chính xác? A. Khi co dãn vì nhiệt, nếu gặp vật cản, vật rắn sẽ gây ra một lực rất lớn. B. Sự co dãn vì nhiệt của vật rắn không phụ thuộc vào bản chất cấu tạo của vật. 2
  3. C. Chất rắn co lại khi lạnh đi. D. Chất rắn nở ra khi nóng lên. Câu 19. Ở các bình chia độ thường có ghi 200C có ý nghĩa gì? A. Bình chia độ này chỉ đo được nước ở 20 0C. B. Đo thể tích chất lỏng ở điều kiện nhiệt độ là 200C thì cho kết quả đo chính xác hơn. C. Không để bình chia độ vượt quá 200C. D. Không để bình chia độ dưới 200C. Câu 20. Tại sao khi đặt đường ray xe lửa ngừơi ta phải để một khe hở ở chỗ tiếp giáp giữa hai thanh ray? A. Vì để lắp các thanh ray dễ dàng hơn. B. Vì khi nhiệt độ tăng, thanh ray có chỗ để dài ra. C. Vì chiều dài của thanh ray không đủ. D. Vì không thể hàn hai thanh ray được. II. TỰ LUẬN (2 điểm) Câu 21. An rủ Bình cùng chơi trò bập bênh. Bình bảo: “Bạn hơn mình những gần mười cân, làm thế nào mình có thể nâng bạn lên được mà chơi”. Theo em, An và Bình có cùng nhau chơi bập bênh được không? Hãy giải thích? Câu 22. Người ta khuyên là không nên đổ nước sôi vào cốc thuỷ tinh dày. Tại sao vậy (nêu nguyên nhân và giải thích)? HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi kiểm tra không được giải thích gì thêm. 3
  4. PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ HƯƠNG THỦY ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 2 TRƯỜNG THCS THỦY PHÙ MÔN VẬT LÍ LỚP 6 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể giao đề) ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM 1. Trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 hỏi Đáp B A B B D D D C D C án Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 hỏi Đáp A B A A C A B B B B án 2. Tự luận Câu 21 (1điểm). An và Bình chơi bập bênh một cách bình thường. Vì chiếc bập bênh như một đòn bẩy và trục quay chính là điểm tựa. Để cân bằng thì An phải ngồi gần trục quay hơn Bình. Câu 22 (1điểm). Cốc thuỷ tinh sẽ bị vỡ. Vì khi rót nước sôi vào thì lớp trong cốc sẽ nóng lên và nở ra, do cốc dày nên lớp ngoài nhận nhiệt chậm nên chưa nở ra. Sự nở không đều này gây ra vỡ cốc. Trong từng phần, từng bài, nếu thí sinh làm cách khác đáp án nhưng cho kết quả đúng và hợp lí thì giám khảo vận dụng để cho điểm từng phần đến tối đa điểm của phần đó. 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2