intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Nguyễn Đình Chiểu 2012-2013 (kèm đáp án)

Chia sẻ: Nguyen Nha Linh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

105
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề kiểm tra chất lượng học kỳ 1 môn Văn lớp 12 của trường THPT Nguyễn Đình Chiểu là tư liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12 để chuẩn bị bước vào kỳ thi cuối kì 1.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Nguyễn Đình Chiểu 2012-2013 (kèm đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I ĐỒNG THÁP Năm học: 2012-2013 Môn thi: NGỮ VĂN- Lớp 12 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày thi: 10/01/2012 ĐỀ ĐỀ XUẤT (Đề gồm có 01 trang) Đơn vị ra đề: THPTchuyên NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: (5,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh được mở đầu như thế nào? Anh/chị hãy phân tích ý nghĩa của cách mở đầu như thế. Câu 2: (3,0 điểm) Viết một bài văn nghị luận xã hội (khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ c ủa Anh/Chị về ý kiến của Ban – dắc : “ Khi công nhận cái yếu của mình, con người trở nên mạnh mẽ”. II. PHẦN RIÊNG: (5,0 điểm) Thí sinh chỉ chọn một trong hai câu sau : Câu 3a Theo chương trình chuẩn: (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành.” ( Quang Dũng – Tây Tiến) Câu 3b. Theo chương trình nâng cao ( 5,0 điểm) Khám phá của Xuân Quỳnh về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong bài thơ “ Sóng” ./ Hết.
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I ĐỒNG THÁP Năm học: 2012-2013 Môn thi: NGỮ VĂN – Lớp 12 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ ĐỀ XUẤT (Hướng dẫn chấm gồm có 06 trang) Đơn vị ra đề: THPTCHUYÊN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU I/ Yêu cầu: - Kiểm tra đánh giá kiến thức của học sinh về văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỷ XX ( Tập trung kiến thức học kỳ I ). - Đánh giá năng lực đọc – hiểu về các tác phẩm văn học – đoạn trích.. - Rèn luyện kỹ năng viết bài văn nghị luận về một tác phẩm , đoạn trích. - Rèn luyện kỹ năng làm bài văn nghị luận xã hội. II/ Giới thiệu ma trận đề: Ngữ văn lớp 12 Cấp độ Biết Hiểu Vận dụng Tổng cộng Chủ điểm - Giải thích Câu hỏi kiến - Tái hiện kiến thức văn học thức - Ý nghĩa Số câu: 1 Số điểm: 2,0 1,0 1,0 2,0 - Đánh giá – mở Nghị luận - Nêu vấn đề rộng xã hội - Giải thích - Phân tích – chứng minh - Rút bài học - Bố cục nhận thức và hành động Số câu: 1 Số điểm: 3 1,0 1,0 1,0 3,0 Nghị luận - Nêu vấn đề - Phân tích các luân điểm văn học -Giới thiệu tác giả, - Đánh giá – mở tác phẩm. rông vấn đề - Giải thích - Rút bài học - Bố cục rõ - Thuộc dẫn
  3. chứng. v.v… Số câu: 1 Số điểm: 5,0 3,0 1,0 1,0 5,0 Tổng cộng: Số câu: 2 5,0 – 50% 3.0 – 30% 2,0- 20% 10,0 Số điểm: 10 III. Giới thiệu biểu điểm I. Phần chung cho các thí sinh ( 5,0 điểm) Câu 1 : ( 2,0 điểm ) Bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh được mở đầu như thế nào? Anh/chị hãy phân tích ý nghĩa của cách mở đầu như thế. Câu Nội dung yêu cầu Điểm Câu 1 Câu 1: ( 2,0 điểm) Trả lời trực tiếp vào câu hỏi 2,0 (2,0 đ) Ý 1: Bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh được mở đầu bằng những khẳng định quyền con người trích dẫn trong Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776 và tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1791.(1,0 đ) Ý 2: Ý nghĩa của cách mở đầu ( 1,0 ) - Trong bối cảnh lịch sử nước nhà sau Cách mạng tháng Tám 1945 , các đế quốc nhất là Pháp đang lăm le tái xâm lược nước ta, không công nhận nền độc lập mà dân tộc ta vừa giành được. Những lời tuyên ngôn ấy ( Mỹ, Pháp) trở thành vũ khí sắc bén ngăn chặn âm mưu xâm lược đó của chúng. Đây cũng chính là thủ pháp “ lấy gậy ông đập lưng ông”- chặn họng bọn xâm lược có ý nghĩa nhất. - Từ quyền con người được đưa ra trong hai văn kiện lịch sử đó. Hồ Chí Minh suy rộng ra quyền các dân tộc : “Tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều bình đẳng”, đây là vấn đề sống còn với vận mệnh của dân tộc ta lúc bấy giờ. -Việc trích dẫn trên chính là xác lập tiền đề, chuẩn bị cơ sở vững chắc cho lập luận của lời tuyên ngôn chính thức.  HS chỉ ra được hai trong ý trên vẫn trọn điểm. Câu 2: ( 3,0 điểm) viết bài văn nghị luận xã hội. 1. Yêu cầu về kĩ năng - Bài viết đáp ứng yêu cầu của một bài văn nghị luận xã hội ngắn ( khoảng 300 từ) bàn về một vấn đề thuộc về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
  4. - Bố cục sáng rõ, lập luận chặt chẽ, sắc bén, thuyết phục. Bài viết phải có sự sáng tạo, biết vận dụng một cách linh hoạt, hiệu quả các thao thác l ập luận ( giải thích, chứng minh, bình luận…) - Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, văn phong trong sáng, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu. 2. Yêu cầu về kiến thức - Học sinh cần hiểu đúng ý kiến của Ban – dắc: “ Khi công nhận cái yếu của mình , con người trở nên mạnh mẽ”. Từ đó trình bày những suy nghĩ, quan điểm của mình về vấn đề nhận thức, lối sống. - Học sinh có thể làm nhiều cách khác nhau, giáo viên có thể cho điểm tối đa nếu bài làm của thí sinh triển khai một cách ngắn gọn và thuyết phục. - Sau đây chỉ là một gợi ý cách cho điểm : TT Nội dung Điểm 1 - Nêu được vấn đề cần nghị luận: : “ Khi công nhận cái yếu của mình , con 0,5 đ người trở nên mạnh mẽ” (Ban – dắc) 2 Giải thích ý kiến : “ Khi công nhận cái yếu của mình , con người trở nên 0,5 đ mạnh mẽ” (Ban – dắc) +” Khi công nhận cái yếu của mình”Tức là con người đã có đủ dũng cảm, trung thực và năng lực nhận thức để kiểm điểm bản thân một cách khách quan, toàn diện. Điều ấy giúp con người có nghị lực, trưởng thành, “ trở nên mạnh mẽ” + Nói cách khác một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh cho con người trong cuộc sống là biết nhận thức đúng đắn về điểm yếu của bản thân và đ ủ dũng cảm, trung thực để công nhận điều này. 3 Bàn bạc về vấn đề nêu trong ý kiến -Vấn đề đặt ra đúng đắn, sâu sắc, có ý nghĩa định hướng cho con người trong nhận thức lối sống. 1,0 đ - Con người sẽ trở nên mạnh mẽ khi nhận thức, kiểm điểm bản thân một cách nghiêm túc, trung thực: Trong cuộc sống không có ai hoàn thiện. Vậy khi công nhận cái yếu của mình chính là lúc con người hiểu đúng bản thân, có cơ hội tự rèn luyện, sửa chữa và hoàn thiện. Trong quá trình nhận thức, rèn luyện con người sẽ tìm thấy nghị lực và sức mạnh. - Vấn đề này đã được chứng minh trong thực tiễn cuộc sống ở nhiều lĩnh vực trong những hoàn cảnh khác nhau ( DC trong các lĩnh vực như: học tập, tu dưỡng đạo đức, hoạt động kinh tế, chính trị…) 4 -Mở rộng nâng cao vấn đề: 0,5 đ + Khi công nhận cái yếu của bản thân , cá nhân không tự cao, tự đại, biết ứng xử một cách khiêm tốn, đúng mực, biết nhìn nhận mọi người xung quanh một cách khách quan, đúng đắn, biết học tập, vươn lên. + Đây không phải chỉ là vấn đề đặt ra với cá nhân mà có ý nghĩa với c ả t ập thể, quốc gia, dân tộc. 5 - Khẳng định vấn đề. 0,5 đ
  5. - Liên hệ bản thân và thực tế cuộc sống . II. Phần riêng – tự chọn : Thí sinh chỉ chọn một trong hai câu sau: Câu 3a.( 5,0 điểm ) Theo chương trình cơ bản. 1. Yêu cầu về kĩ năng - Bài viết đáp ứng yêu cầu của một bài văn nghị luận văn học. - Bố cục sáng rõ, lập luận chặt chẽ, sắc bén, thuyết phục. Bài viết phải có sự sáng tạo, biết vận dụng một cách linh hoạt, hiệu quả các thao thác l ập luận. Những dẫn chứng đưa ra phải thuyết phục. - Diễn đạt lưu loát, văn phong trong sáng, không mắc lỗi chính tả, l ỗi dùng t ừ, đặt câu. 2. Yêu cầu về kiến thức - Đây chỉ là đoạn thơ khắc họa tập trung nhất hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Tuy nhiên, hình tượng nghệ thuật này đã được khắc họa rải rác trong mỗi phần của bài thơ. Cần có cái nhìn bao quát tổng thể về hình tượng này trước khi trình bày cảm nhận về hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến trong đoạn thơ. - Trọng tâm là làm rõ cảm nhận của người viết về vẻ đẹp hào hùng, bi tráng mà hào hoa của hình tượng; đặc sắc nghệ thuật khắc họa hình tượng. - Sau đây chỉ là một gợi ý cách cho điểm : TT Nội dung Điể m I - Nêu được vấn đề cần nghị luận: Giới thiệu chung về tác giả; tác phẩm, 0,5 đ đoạn thơ - hình tượng người lính trong đoạn ba của bài thơ Tây Tiến) 1/ Tổng quát: 0,5 đ a/ Vị trí đoạn thơ b/ Đặc điểm nổi bật của hình tượng người lính trong đoạn thơ: 2/ Cảm nhận về hình tượng người lính trong đoạn thơ: 2,5 đ a/ Vẻ đẹp hào hùng của hình tượng người lính - Vẻ đẹp hào hùng của hình tượng người lính đã đ ược thể hiện như th ế nào trong đoạn thơ trước đó? II - Vẻ đẹp hào hùng của hình tượng người lính đã được thể hiện như thế nào trong đoạn thơ này? ( ý chí, nghị lực, quyết tâm) + Lí tưởng sống cao đẹp + Nghị lực, ý chí phi thường. b/ Vẻ đẹp bi tráng mà hào hoa của hình tượng người lính - Vẻ đẹp bi tráng mà hào hoa của hình tượng người lính đã đ ược thể hi ện như thế nào trong đoạn thơ trước đó? ( thể chất ) - Vẻ đẹp hào hoa của hình tượng người lính đã được thể hiện như thế nào trong đoạn thơ này? ( lạc quan, nhạy cảm, tinh tế trong cái nhìn, cách cảm nhận về vè đẹp thiên nhiên, cuộc sống, con người ).
  6. 3/ Đánh giá chung : 1,0 đ - Đoạn thơ khắc họa thành công hình tượng tập thể những chiến sĩ Tây Tiến trong sự hòa hợp tự nhiên vẻ đẹp hào hùng: đầy ý chí, nghị lực, quyết tâm bởi mang trong mình lí tưởng cứu nước cao cả và vẻ đẹp rất đổi hào hoa: nhạy cảm, tinh tế trong cái nhìn, cách cảm nhận về vè đẹp thiên nhiên, cuộc sống, con người. - Vẻ đẹp hình tượng này là kết quả cái nhìn đa chiều, chân thực, giàu chất nhân văn về con người của Quang Dũng. Đó còn là sản phẩm của bút pháp nghệ thuật sử thi được nâng đỡ bởi cảm xúc lãng mạn ở một nghệ sĩ cũng rất lãng mạn, tài hoa. III - Đánh giá vấn đề đã nghị luận. 0,5 đ ( Nêu ấn tượng của cá nhân người viết về đoạn thơ).Hết/ Câu 3b. ( 5,0 điểm) Theo chương trình nâng cao 1. Yêu cầu về kiến thức Từ việc khai thác bài thơ Sóng, thí sinh cần làm rõ: + Những khám phá của Xuân Quỳnh về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu. + Chú ý kết hợp trình bày sự độc đáo trong cách thể hiện và nội dung th ể hi ện, từ đó khẳng định vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu và vẻ đ ẹp tâm hồn, tài năng độc đáo của nữ sĩ Xuân Quỳnh. 2. Yêu cầu về kĩ năng - Học sinh có thể linh hoạt trong cách khai thác văn bản và kết cấu song phải đảm bảo hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc. - Cần kết hợp các thao tác lập luận: phân tích, chứng minh, bình luận đ ể làm rõ vấn đề. - Khuyến khích những bài viết có phát hiện mới mẻ, thể hiện cảm nhận tinh tế, cảm xúc chân thành. - Sau đây chỉ là một gợi ý cách cho điểm : TT Nội dung Điể m - Nêu được vấn đề cần nghị luận: Giới thiệu tác giả, tác phẩm. 0,5 đ - Khẳng định: Sự khám phá của Xuân Quỳnh về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ I trong bài thơ “ Sóng”. 1/ Sự độc đáo trong cách thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong 1,0 đ tình yêu. - Sự sóng đôi của hai hình tượng Sóng và em. - Thể thơ 5 chữ và cách tổ chức ngôn từ, hình ảnh Xuân quỳnh tạo được sự hòa trộn thanh âm, nhịp điệu của sóng biển với những cung bậc, sắc thái của sóng lòng.
  7. 2/ Sự khám phá về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu 2,0 - Đó là tâm hồn phong phú, nhạy cảm với rất nhiều cung bậc (sau những dữ dội, mãnh liệt vẫn có nét dịu êm, sâu lắng đầy nữ tính) - Đó là một tâm hồn chân thực, chủ động, mãnh liệt trong tình yêu và khát vọng: Sóng là hiện thân của khát vọng tình yêu trong tâm hồn trẻ trung; con sóng dạt dào nỗi nhớ, con sóng thủy chung… - Đó là một tâm hồn biết tìm thấy hạnh phúc trong sự sống hêt mình cho tình yêu và cuộc đời . - Đó còn là nét đẹp mới mẻ của tâm hồn người phụ nữ: Nhà thơ còn hoán cải địa vị II của mình từ bị động sang chủ động, từ con người xúc cảm đến con người nhận thức về tình yêu, cuộc sống và bản thân ở chiều sâu. 3.Đánh giá: Sự khám phá về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu ở bài thơ 0,5 đ Sóng chính là sự thể hiện chiều sâu tâm hồn thi sĩ. Tâm hồn ấy, tình yêu ấy rất gần gũi với mọi người và có góc rễ trong những quan niệm bền vững của truyền thống. - Khẳng định – Đánh giá những vấn đề đã trình bày 1,0 đ + Vẻ đẹp của bài thơ Sóng và phong cách thơ Xuân Quỳnh III + Sức sống của thơ Xuân Quỳnh trong lòng bạn đọc./.Hết.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2