intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Thống Linh 1 (2012-2013) - Kèm đáp án

Chia sẻ: Nguyen Nha Linh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

45
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề kiểm tra chất lượng học kỳ 1 môn Văn lớp 12 của trường THPT Thống Linh 1 giúp các bạn học sinh lớp 12 ôn tập dễ dàng với nội dung câu hỏi bám sát chương trình học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Thống Linh 1 (2012-2013) - Kèm đáp án

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I ĐỒNG THÁP Năm học: 2012-2013 Môn thi: NGỮ VĂN- Lớp 12 Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian phát đề) Ngày thi: 11/12/2012 ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 01 trang) Đơn vị ra đề: Trường THPT Thống Linh I.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Trong bài Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo), anh (chị) hãy nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ và lời đề từ ”khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” Câu 2: (3,0 điểm) Anh chị hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh chị v ề hiện tượng tai nạn giao thông đang xảy ra hàng ngày trên đất nước ta. II.PHẦN RIÊNG - PHẦN TỰ CHỌN ( 5,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu ( Câu 3.a. Câu 3.b. ) Câu 3. a) Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm) Trong đọan trích Đất Nước (Trích trường ca Mặt đường khát vọng), Nguyễn Khoa Điềm viết: Trong anh và em hôm nay Đều có một phần Đất Nước Khi hai đứa cầm tay Đất Nước trong chúng mình hài hòa nồng thắm Khi chúng ta cầm tay mọi người Đất nước vẹn tròn, to lớn Mai này con ta lớn lên Con sẽ mang đất nước đi xa Đến những tháng ngày mơ mộng Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó san sẻ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời... ( Trích trong Ngữ văn 12 Tập một, NXB Giáo dục - 2008). Anh chị hãy phân tích đọan thơ trên. Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) Phân tích vẻ đẹp của hình tượng sông Hương trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường (phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục - 2008).
  2. --- HẾT ---
  3. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I ĐỒNG THÁP Năm học: 2012-2013 Môn thi: NGỮ VĂN – Lớp 12 HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm gồm có 04 trang) Đơn vị ra đề: Trường THPT Thống Linh I. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản của đế bài, giám khảo vẫn cho điểm đủ - Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,0 điểm). II. Đáp án và thang điểm Câu Nội dung Điểm I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu 1 Trong bài Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo), anh (chị) (2,0 đ) hãy nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ và lời đề từ ”khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” Tựa đề “Đàn ghi ta của Lor-ca”: - Đàn ghi ta là niềm tự hào, là một phần hồn của đất nước Tây Ban Nha (nên còn được gọi là Tây Ban cầm). - Đàn ghi ta gắn bó thân thiết với Lor-ca trên những nẻo đường ca hát và sáng tạo. (1,0 - Đàn ghi ta là biểu tượng cho tình yêu của Lor-ca đối với điểm) đất nước Tây Ban Nha, cho con đường nghệ thuật của tác giả, cho khát vọng cao cả mà Lor-ca nguyện phấn đấu suốt đời. b. Lời đề từ: ( 1,0 - Đây là di chúc sớm của nhà thơ, khi tiên cảm về cái điểm) chết: - Thể hiện tình yêu say đắm của Lo-ca với nghệ thuật và tình yêu tha thiết của Lo-ca với đất nước Tây Ban Nha - Hãy chôn tôi với cây đàn Lo-ca mong muốn xóa bỏ ảnh
  4. hưởng của bản thân để dọn đường cho thế hệ sau vươn tới. - Lo-ca căn dặn thế hệ sau hãy biết quyên nghệ thuật của ông để tìm hướng đi mới. * Lưu ý: Học sinh có thể trình bày theo cách khác nhưng phải nêu đủ các ý trên, diễn đạt rõ ràng mới đạt điểm tối đa. Câu 2 Anh chị hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) trình ( 1,0 (3,0 đ) bày suy nghĩ của anh chị về hiện tượng tai nạn giao thông điểm) đang xảy ra hàng ngày trên đất nước ta a. Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống; trình bày được những suy nghĩ riêng của bản thân. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không sai lỗi chính tả, dùng từ chính xác, viết câu đúng cấu trúc ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở nhận thức về tình hình tai nạn giao thông trong xã hội hiện nay, học sinh có thể trình bày theo cách khác, nhưng cần làm rõ các ý cơ bản sau: * Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Tai nạn giao thông ( 0,5 điểm) * Vai trò quan trọng của giao thông trong đời sống. ( 0,5 * Thực trạng giao thông hiện nay. điểm) * Những tai nạn giao thông khủng khiếp đang xảy ra trên mọi nẻo đường của đất nước. * Nguyên nhân: ( 0,5 - Do ý thức người tham gia giao thông còn thấp kém. điểm) - Do cuộc sống hiện đại, hối hả, tất bật. - Do hệ thống hạ tầng giao thông thấp kém. - Do có nhiều loại phương tiện giao thông. . . * Hậu quả: ( 0,5 - Tước đi sinh mạng của nhiều người; để lại thương tật hậu điểm) quả nghiêm trọng cho mọi người. - Tốn kém về tiền bạc, thời gian chăm sóc người bệnh. - Tổn thương về mặt tinh thần. . . * Giải pháp: ( 0,5 - Giáo dục tuyên truyền văn hóa giao thông với nhiều phương điểm) tiện khắc nhau. - Nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông. - Xây dựng hệ thống chế tài nghiêm khắc. . . * Bài học nhận thức và hành động: ( 0,5 điểm) II. PHẦN RIÊNG - PHẦN TỰ CHỌN(5,0 điểm) Câu 3.a Câu 3. a) Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm) (5,0 đ) Trong đọan trích Đất Nước (Trích trường ca Mặt đường khát vọng), Nguyễn Khoa Điềm viết Trong anh và em hôm nay
  5. ........................ Làm nên Đất Nước muôn đời . . . ( Trích trong Ngữ văn 12 Tập một, NXB Giáo dục - 2008). Anh chị hãy phân tích đọan thơ trên. a. Yêu cầu kỹ năng: Học sinh biết làm bài văn nghị luận văn học; trình bày được những suy nghĩ riêng của bản thân. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không sai lỗi chính tả, dùng từ chính xác, viết câu đúng cấu trúc ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm và đoạn trích Đất Nước, học sinh có thể trình bày theo cách khác, nhưng cần làm rõ các ý cơ bản sau: 1. Nêu được vấn đề cần nghị luận ( 0,5 điểm) 2. Phân tích: (3,5 * Cảm nhận về Đất Nước: điểm) - Đất Nước hóa thân trong mỗi chúng ta. - Đất Nước là sự kết tinh tình đoàn kết và thương yêu, Đất Nước là sự thống nhất hài hòa giữa tình yêu đôi lứa với tình yêu Tổ quốc, cá nhân với cộng đồng. - Niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng của Đất Nước. Thế hệ con cháu mai sau lớn lên sẽ làm cho Đất Nước phát triển tốt đẹp hơn. * Trách nhiệm đối với Đất Nước: - Trách nhiệm của chúng ta, gìn giữ bồi đấp cho Đất Nước bền vững muôn đời. Phải biết gắn bó sang sẽ khó khăn cho Đất Nước. - Đoạn thơ nêu lên ý thức trách nhiệm của mỗi thành viên đối với Đất Nước, là thông điệp gửi đến thế hệ mai sau * Giọng điệu của đoạn thơ là giọng tâm tình, tha thiết, trầm lắng, chất chính luận hài hòa với chất trữ tình. Đoạn thơ đã thể hiện đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của trường ca Mặt đường khát vọng. 3. Đánh giá: ( 1,0 - Cách cảm nhận sâu sắc mới mẻ của tác giả về Đất điểm) Nước. - Thể hiện ý thức của giới trẻ ở các đô thị miền Nam thời kháng chiến chống Mỹ. Đoạn thơ gợi lên lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm đối với Đất Nước ở thế hệ mai sau. . . * Lưu ý: Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách như cần nêu đủ các ý trên, diễn đạt rõ ràng thì mới đạt điểm tối đa.
  6. Câu 3.b Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) Phân tích vẻ đẹp của hình tượng sông Hương trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường (phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục - 2008). a. Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi; biết cách phân tích hình tượng nghệ thuật; bài viết có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không sai lỗi chính tả, dùng từ chính xác, viết câu đúng cấu trúc ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và bút ký Ai đã đặt tên cho dòng sông?( Chủ yếu phần trích trong Ngữ văn 12 nâng cao tập một) , học sinh có thể trình bày theo cách khác, nhưng cần làm rõ các ý cơ bản sau: * Nêu được vấn đề cần nghị luận. ( 0,5 điểm) − Vẻ đẹp được phát hiện ở cảnh sắc thiên nhiên: sông ( 1,0 Hương là một công trình nghệ thuật tuyệt vời của tạo hoá. điểm) − Vẻ đẹp được nhìn từ góc độ văn hoá: sông Hương là ( 0,75 dòng sông của âm nhạc, thơ ca,... điểm) − Vẻ đẹp được nhìn từ góc độ lịch sử: sông Hương là dòng ( 0,75 sông của những chiến công hiển hách. điểm) − Vẻ đẹp trong trí tưởng tượng của tác giả: sông Hương ( 1,0 đẹp như một thiếu nữ Huế tài hoa, dịu dàng, đa tình,... điểm) Sông Hương càng đáng yêu, quyến rũ hơn khi gắn liền với cái tôi của Hoàng Phủ Ngọc Tường - tài hoa, uyên bác, giàu tình cảm và trí tưởng tượng lãng mạn, say mê cái đẹp của thiên nhiên xứ Huế. * Nghệ thuật: Những so sánh ví von, liên tưởng, tưởng ( 0,5 tượng độc đáo, bất ngờ và thú vị; ngôn ngữ đa dạng, giàu điểm) hình ảnh, có sức gợi cảm cao; câu văn có nhịp điệu . . . − Đánh giá chung về vẽ đẹp hình tượng của sông Hương. ( 0,5 Khẳng định ca ngợi vẽ đẹp của sông Hương. Thể hiện tình điểm) yêu mến, sự gắn bó thiết tha của Hoàng Phủ Ngọc Tường đối với quê hương đất nước.
  7. * Lưu ý : 1. Thí sinh có thể bám theo bố cục tác phẩm để phân tích vẻ đẹp của hình tượng sông Hương qua từng đoạn: ở thượng nguồn; qua đồng bằng Châu Hoá; qua thành phố Huế,... nhưng vẫn phải đảm bảo được các ý cơ bản trên. 2. Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. --- HẾT ---
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2