intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Thanh Bình 1 (2012-2013) - Kèm đáp án

Chia sẻ: Nguyen Nha Linh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

149
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời thầy cô và các bạn học sinh lớp 12 tham khảo đề kiểm tra chất lượng học kỳ 1 môn Văn lớp 12 của trường THPT Thanh Bình 1 có nội dung xoay quanh về: Hoàn cảnh ra đời và mục đích của bản Tuyên ngôn Độc lập, cảm nhận vẻ đẹp sông Hương... giúp cho công tác giảng dạy, ra đề và ôn tập thi cử.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Thanh Bình 1 (2012-2013) - Kèm đáp án

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I ĐỒNG THÁP Năm học: 2012-2013 Môn thi: NGỮ VĂN- Lớp 12 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày thi: 11/12/2012 ĐỀ ĐỀ XUẤT (Đề gồm có 01 trang) Đơn vị ra đề: THPT Thanh Bình 1) Câu 1: (2,0 điểm) Trình bày ngắn gọn hoàn cảnh ra đời và mục đích bản Tuyên ngôn Độc lâp của Hồ Chí Minh. Câu 2: (3,0 điểm) “Điều gì có thể theo đuổi suốt cuộc đời ” – Khổng Tử đáp: “Chỉ có lượng thứ mà thôi”. Từ những câu trả lời trên, anh/chị hãy trình bày trong một bài văn ngắn (không quá 400 từ) suy nghĩ của mình về ý nghĩa của sự lượng thứ trong cuộc sống của mỗi người. Câu 3: (5,0 điểm) Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của dòng sông Hương khi ngang qua thành phố Huế trong bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông ? của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng người nghệ sĩ Lor-ca qua đoạn thơ sau trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo: những tiếng đàn bọt nước Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt li-la li-la li-la đi lang thang về miền đơn độc với vầng trăng chếch choáng trên yên ngựa mỏi mòn Tây Ban Nha hát nghêu ngao bỗng kinh hoàng áo choàng bê bết đỏ Lor-ca bị điệu về bãi bắn chàng đi như người mộng du HẾT.
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I ĐỒNG THÁP Năm học: 2012-2013 Môn thi: NGỮ VĂN – Lớp 12 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ ĐỀ XUẤT (Hướng dẫn chấm gồm có 03 trang) Đơn vị ra đề: THPT Thanh Bình 1 A. Ma trận đề Cấp độ Biết Hiểu Vận dụng Tổng Chủ điểm cộng Câu hỏi kiến - Tái hiện kiến thức - Giải thích thức văn học - Ý nghĩa Số câu: 1 Số điểm: 2,0 1,0 1,0 2,0 Nghị luận - Nêu vấn đề - Phân tích – chứng - Đánh giá – xã hội - Giải thích minh mở rộng - Bố cục - Rút bài học nhận thức và hành động Số câu: 1 Số điểm: 3,0 1,0 1,0 1,0 3,0 Nghị luận - Nêu vấn đề - Phân tích các luân văn học -Giới thiệu tác giả, tác điểm - Đánh giá – phẩm. mở rông vấn - Giải thích đề - Bố cục rõ - Rút bài học - Thuộc dẫn chứng. v.v… Số câu: 1 Số điểm: 5,0 3,0 1,0 1,0 5,0 Tổng cộng: Số câu: 3 5,0 – 50% 3.0 – 30% 2,0- 20% 10,0 Số điểm: 10 B. Hướng dẫn chấm I. Hướng dẫn chung 1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. 2. Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. 3. Việc chi tiết hoá điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý.
  3. II. Đáp án và thang điểm Câu Nội dung Điể m Câu 1 - Hoàn cảnh ra đời: Khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, nhân dân cả 1,0 (2,0 đ) nước nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Ngày 26 – 8 – 1945, chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48, phố Hàng Ngang, Người soạn Tuyên ngôn Độc lập. Ngày 02 – 9 – 1945, tại Quảng trường Ba Đình, Người đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra một nước Việt Nam mới. - Mục đích: Tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về quyền độc 1,0 lập, tự do của dân tộc Việt Nam; bác bỏ luận điệu xảo trá của thực dân Pháp trước dư luận quốc tế với âm mưu cướp nước ta một lần nữa; tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Câu 2 a. Yêu cầu về kĩ năng (3,0 Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết c ấu ch ặt ch ẽ, di ễn đ ạt l ưu đ) loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nh ưng luận đi ểm ph ải rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng hợp lí. Dưới đây là những gợi ý: - Nêu vấn đề cần bàn luận. 0,5 - Giải thích ý kiến: Lời đáp của Khổng Tử cho thấy sự lượng thứ chính 0,5 là cách ứng xử độ lượng, vị tha; biết hy sinh, nhường nhịn đối với người khác; biết bỏ qua những lỗi lầm của người khác gây ra cho mình hoặc cho xã hội. - Phân tích, chứng minh: 1,0 + Lượng thứ, khoan dung làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp, con người sống gần gũi đáng yêu hơn. (đưa dẫn chứng minh họa) + Song lượng thứ cũng không phải là sự đồng nhất với nhu nhược hoặc bao che, dung túng, đồng tình với những khuyết điểm của người khác. - Bình luận: 0,5 + Lượng thứ, khoan dung là một phẩm chất cao đẹp, một ứng xử cao thượng cần được thực hiện và ca ngợi. + Trong cuộc sống xã hội hiện đại ngày nay, nhiều người trở nên vô cảm, dửng dưng thiếu trách nhiệm và quên đi những truyền thống đạo lí tốt đẹp. Những con người ấy cần bị lên án. - Bài học nhận thức và hành động. 0,5 Lưu ý: Nếu học sinh có kĩ năng làm bài tốt nhưng chỉ đi sâu bàn luận vào một vài khía cạnh và có những suy nghĩ riêng, hợp lí thì vẫn đạt điểm tối đa. Câu a. Yêu cầu về kĩ năng 3a Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi; (5,0 đ) biết cách phân tích một hình tượng văn học. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dung từ, ngữ pháp.
  4. b. Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở những hiểu biết về Hoàng Phủ Ngọc Tường và tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông ?, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ các ý cơ bản sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận. 1,0 - Khi gặp được người tình mong đợi, sông Hương vui tươi hẳn lên và khi 0,5 nằm giữa lòng thành phố yêu dấu, nó uốn một cánh cung rất nhẹ… như một tiếng vâng không nói ra của tình yêu. - Vào thành phố, sông Hương trôi chậm, thực chậm, cơ hồ chỉ còn là một 1,0 mặt hồ yên tĩnh; Hoàng Phủ Ngọc Tường gọi đó là điệu Slow tình cảm dành riêng cho Huế,… - Sông Hương gắn liền với nề âm nhạc cổ điển Huế: toàn bộ nền âm 0,5 nhạc cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này . Trong cảm nhận của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. - Lưu luyến rời thành phố trong tâm trạng dùng dằng, sông Hương là 1,0 nàng Kiều trong đêm tình tự trở lại tìm Kim Trọng để nói một l ời th ề trước khi về biển cả. Đó cũng chính là tấm lòng người dân nơi Châu Hoá xưa mãi mãi chung tình với quê hương xử sở. - Đánh giá chung. 1,0 Lưu ý: Bài làm của học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau; cơ bản đạt được các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức thì vẫn cho điểm tối đa. Câu a. Yêu cầu về kĩ năng 3b Biết cách làm bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Kết cấu chặt (5,0 đ) chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dung từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở những hiểu biết về Thanh Thảo và bài thơ Đàn ghi ta của Lor- ca, thí sinh có thể phân tích đoạn thơ theo nhiều cách nhưng c ần làm rõ các ý cơ bản sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận: hình tượng nghệ sĩ Lor-ca. 1,0 - Lor-ca – một con người tự do, một nghệ sĩ với khát vọng cách tân trong 1,0 khung cảnh chính trị và nghệ thuật Tây Ban Nha (6 dòng đầu). Các hình ảnh: tiền đàn bọt nước, áo choàng đỏ gắt  Lor-ca hiện lên như một đấu sĩ với khát vọng dân chủ trước nền chính trị Tây Ban Nha độc tài lúc bấy giờ. Đi lang thang, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn, hát nghêu ngao, li- la,… Phong cách nghệ sĩ dân gian tự do; sư cô đơn của Lor-ca trước thời cuộc chính trị, trước nghệ thuật Tây Ban Nha già cỗi. - Lor-ca và nỗi oan khuất khủng khiếp ập đến. Hình ảnh áo choàng bê 1,0 bết đỏ gợi cảnh tượng khủng khiếp về cái chết của Lor-ca. Chàng đi như người mộng du  Thái độ bình thản, không bận lòng với bất cứ điều gì, kể cả cái chết đang cận kề. - Nghệ thuật: hình ảnh thơ mang tính tượng trưng, giàu sức gợi; các biện 1,0 pháp hoán dụ (áo choàng), đối lập (Lor-ca > < nền chính trị và nghệ thuật Tây Ban Nha; khát vọng tự do, yêu đời (hát nghêu ngao) >
  5. phàng (áo choàng bê bết đỏ)). - Đánh giá chung về đoạn thơ. 1,0 Lưu ý: Bài làm của học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau; cơ bản đạt được các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức thì vẫn cho điểm tối đa. HẾT.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2