intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Nguyễn Văn Khải 2012-2013 (kèm đáp án)

Chia sẻ: Nguyen Nha Linh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

54
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để trang bị kiến thức và thêm tự tin hơn khi bước vào kì thi cuối kỳ 1 sắp đến mời các bạn học sinh lớp 12 tham khảo đề kiểm tra chất lượng học kỳ 1 môn Văn lớp 12 của trường THCS - THPT Nguyễn Văn Khải.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Nguyễn Văn Khải 2012-2013 (kèm đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I ĐỒNG THÁP Năm học: 2012 – 2013 Môn thi : NGỮ VĂN – Lớp 12 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày thi: 11/12/2012 ĐỀ ĐỀ XUẤT (Đề gồm có 1 trang) Đơn vị ra đề: THCS – THPT Nguyễn Văn Khải Câu 1: (2,0 điểm) Trình bày ngắn gọn quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh. Câu 2: (3,0 điểm) Shaw cho rằng: “ Vũ trụ có nhiều kì quan, nhưng kì quan tuyệt phẩm nhất chính là trái tim người mẹ” (Theo 5000 câu danh ngôn đặc sắc – NXB Văn hóa thông tin, trang 125) Câu 3a: Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau: Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể. Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sang Đất Nước có từ ngày đó… (Theo Nguyễn Khoa Điềm, Đất Nước; Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, trang 118) Câu 3b: Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau: Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Sông không hiểu nỗi mình Sóng tìm ra tận bể Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ ( Ngữ văn 12 Nâng cao, tập một, trang 122 – 123, NXB Giáo dục, 2009) HẾT.
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I ĐỒNG THÁP Năm học: 2012 – 2013 Môn thi : NGỮ VĂN – Lớp 12 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ ĐỀ XUẤT (Hướng dẫn chấm gồm có 02 trang) Đơn vị ra đề: THCS – THPT Nguyễn Văn Khải Câu Nội dung yêu cầu Điểm Câu 1 * Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, song cần (2,0) đảm bảo các ý chính sau: - Hồ Chí Minh xem văn học là 1 vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự (0,5) sự nghiệp Cách mạng. - Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thực và tính dân tộc của văn (0,5) học. - Khi cầm bút, Hồ Chí Minh luôn xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. (1,0) Người luôn đặt câu hỏi “Viết cho ai?”, “Viết để làm gì?”, rồi mới quyết định “Viết cái gì?” và “Viết thế nào?” Câu 2 * Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách triển khai bài nghị luận xã hội về (3,0) một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Bài viết có kết cấu gồm ba phần, liên kết chặc chẽ, diễn đạt lưu loát. * Yêu cầu về kiến thức: Bài viết cần đảm bảo được một số ý chính sau: - Thế nào là một kì quan? (dẫn ra một số kì quan cụ thể) (0,5) - Kì quan “trái tim người mẹ” có đặc sắc gì? (05) - Từ đó hướng vào trọng tâm là phải lí giải được tại sao “trái tim (0,5) người mẹ” là một kì quan tuyệt phẩm hơn mọi kì quan khác của vũ trụ. - Thái độ đúng đắn của con cái với “kì quan tuyệt phẩm” đó. (0,75) - Phê phán những biểu hiện sai trái trong ứng xử với cha mẹ. (0,75) Câu 3a * Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận về một bài thơ, (5,0) đoạn thơ. Kết cấu chặc chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và lỗi ngữ pháp. * Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm và đoạn trích Đất nước, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: - Nêu vấn đề cần nghị luận. (0,5) - Đất nước được cảm nhận gắn liền với một nền văn hóa lâu đ ời (1,5) của dân tộc. + Gắn với những câu chuyện cổ tích, với ca dao, thần thoại. + Gắn với truyền thống văn hóa, phong tục của người Việt ( miếng trầu bà ăn). - Đất nước lớn lên đau thương vất vả cùng với những cuộc trường (1,5)
  3. chinh không nghỉ của con người. + Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm gắn với hình ảnh cây tre – biểu tượng cho sức sống bất diệt của dân tộc. + Những sự lam lũ, gian nan của cha, của mẹ. - Đất nước gắn với những con người sống ân nghĩa, thủy chung. (0,5) - Đoạn thơ đậm đà chất liệu của văn hóa dân gian. Cùng với những (0,5) hình ảnh giàu sức gợi cảm, đoạn thơ đã gợi được chiều sâu của không gian, thời gian của lịch sử và văn hóa gắn với những thăng trầm của dân tộc. - Đánh giá chung về đoạn thơ. (0,5) Câu 3b * Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận về một bài thơ, (5,0) đoạn thơ. Kết cấu chặc chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và lỗi ngữ pháp. * Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: Mở bài: (0,5) - Nêu vấn đề cần nghị luận. Thân bài: - Từ việc khám phá những trạng thái khác nhau của sóng, tác (2,0) giả diễn tả các cung bậc tình cảm của người phụ nữ đang yêu và thể hiện một quan niệm mới về tình yêu – yêu là tự nhận thức, là vươn tới cái cao rộng, lớn lao. - Mượn quy luật muôn đời của sóng, tác giả khẳng định khát vọng (1,5) tình yêu thường trực trong trái tim tuổi trẻ. - Nghệ thuật: Thể thơ năm chữ, âm điệu sâu lắng, dạt dào; nghệ (0,5) thuật nhân hóa, ẩn dụ, đối lập,… - Kết bài: Đánh giá chung về đoạn thơ. (0,5) Lưu ý biểu điểm: - Điểm 6: Bài làm hoàn hảo, không sai sót lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ câu cú. - Điểm 4 - 5: Bài đủ các nội dung, có dẫn chứng, có phân tích, biết cách bình gi ảng các ý, các câu có thể chưa chặt chẽ, lôgic. - Điểm 3 - 4: Bài viết gần đủ nội dung, biết cách bình giảng, phân tích nhưng còn một số sai sót nội dung, chính tả. - Điểm 2 - 3: Bài sơ lược, cách bình giảng có ý nhưng chưa thật thỏa đáng, bài viết còn sai sót nhiều. - Điểm 1 - 2: Chỉ viết chung chung, không biết cách bình giảng, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 0: Bài làm lạc đề, bài thi bỏ giấy trắng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2