intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giáo viên giỏi cấp trường năm 2012-2013 - Trường PTCS Nam Thượng

Chia sẻ: Tran Vinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

105
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu đề thi giáo viên giỏi cấp trường năm 2012-2013 - Trường TH Xuân Lâm dành cho quý thầy cô tham khảo để củng cố kiến thức và trau dồi kinh nghiệm cho kỳ thi giáo viên giỏi với chủ đề: Nhiệm vụ giáo viên tiểu học, tổ chức hoạt động dạy học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giáo viên giỏi cấp trường năm 2012-2013 - Trường PTCS Nam Thượng

  1. ĐỀ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2012- 2013 TRƯỜNG PTCS NAM THƯỢNG Thời gian 90 phút Câu 1. ( 2 điểm) Đồng chí hiểu thế nào là trường học thân thiện học sinh tích cực? Câu 2: ( 3 điểm) Thế nào là dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh? Để phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong mỗi tiết học thì người giáo viên cần phải làm gì? Câu 3( 3 điểm): Xác định CN, VN, TN ( nếu có ) trong các câu sau: a) Buổi sáng, ông mặt trời hướng chiếc gậy bằng tia nắng vàng óng ánh xua đàn mây trắng trên cánh đồng trời xanh ngắt. b) Giữa trời khuya tĩnh mịch, vầng trăng vằng vặc trên sông, thiết tha dịu dàng giọng hò xứ Nghệ. c) Đằng xa trong mưa mờ đã hiện ra bóng những nhịp cầu sắt uốn cong, vắt qua dòng sông lạnh. Câu 4: ( 4 điểm) Một tàu thủy khi xuôi dòng có vận tốc 28,4 km/ giờ, khi ngược dòng có vận tốc 18,6 km/giờ. Tính vận tốc của tàu thủy khi nước lặng và vận tốc của dòng nước? Câu 5: ( 6 điểm) Đồng chí hãy hướng dẫn học sinh giải bài toán sau: 4 Cho hình thang ABCD có đáy bé AB bằng đáy lớn CD. Trên AB lấy điểm M 5 sao cho MB gấp 3 lần MA. Biết diện tích tam giác MDC là 181,25m2 ; chiều cao hạ từ M của tam giác MDC là 14,5m. Tính: 1. Diện tích hình thang ABCD? 2. Diện tích các hình tam giác DAM và CBM?
  2. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM BÀI THI LÍ THUYẾT GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG - NĂM HỌC 2012 – 2013 Câu 1. Trường học thân thiện học sinh tích cực là: Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực thực chất là nhằm xây dựng một môi trường giáo dục mà ở đó có sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền, các ban ngành đoàn thể và nhân dân địa phương, xây dựng thói quen làm chủ tập thể cho học sinh. Học sinh đến trường được an toàn, được đối xử bình đẳng, được sống trong sự thương yêu của thầy cô giáo và xã hội. Xây dựng một môi trường trong đó trẻ em được khẳng định mình, được đoàn kết thương yêu, giúp đỡ nhau tiến bộ. Là môi trường xanh-sạch- đẹp, đảm bảo vệ sinh tốt nhất cho trẻ em. Trong học tập và rèn luyện học sinh được phát huy tính năng động, sáng tạo và các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi. Xây dựng trường học thân thiện, ngoài việc học kiến thức trong sách vở, học sinh được gần gũi với thiên nhiên hơn, đặc biệt gắn bó với quê hương, truyền thống quê hương thông qua các hoạt động mang tính uống nước nhớ nguồn, xây dựng một đời sống tinh thần phong phú cho học sinh thông qua các trò chơi dân gian.. Câu 2: Dạy học phát huy tính tích cực của HS: * Quá trình dạy học gồm hai hoạt động có quan hệ mật thiết với nhau đó là Hoạt động dạy của GV và Hoạt động học của HS. Cả hai hoạt động này đều nhằm thực hiện mục đích giáo dục. - Hoạt động học tập của học sinh chính là hoạt động nhận thức. Hoạt động này có hiệu quả khi HS học tập tích cực, chủ động tự giác. * Kết quả học tập của HS là thước đo kết quả quả hoạt động dạy của GV. Hoạt động dạy học cần dựa trên nhu cầu, hứng thú thói quen và năng lực của người học ở các lứa tuổi khác nhau. - Mục đích của dạy học là trẻ em phát triển trên nhiều mặt, chứ không phải chỉ lĩnh hội tri thức. - Thực sự coi trọng việc hình thành, phát triển những kỹ năng tự học của HS. * Để phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong mỗi tiết học thì người giáo viên cần phải xác định Chương trình và kế hoạch dạy học của GV phải căn cứ vào nhu cầu, hứng thú, năng lực của HS. - Trong quá trình dạy học, cần tạo điều kiện cho HS chủ động tiếp thu các kiến thức, kỹ năng… biến những cái đó thành kiến thức của mình. - Khi dạy học, hoạt động tư duy của học sinh cần được khơi dậy, phát triển và coi trọng. Đây chính là dạy học phát huy tính tích cực của HS. * Quá trình dạy học trong nhà trường thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể. Trong quá trình học tập ở lớp, HS có thể chia sẻ kết quả học tập với các bạn… - HS được trao đổi với nhau để kiểm tra sự hiểu biết… - Được đặt câu hỏi với bạn để xem suy nghĩ của mình có giống với bạn không… - Điều chỉnh sửa chữa những hiểu biết sai thông qua trao đổi thảo luận ...
  3. Như vậy, Dạy học phát huy tính tích cực của HS là luôn luôn phát huy tính tích cực, chủ động của HS ở mỗi tiết học. Phát huy sự tương tác giữa HS với HS, giữa HS với GV. Câu 3 a ) Buổi sáng, ông mặt trời / hướng chiếc gậy bằng tia nắng vàng óng ánh xua TN CN đàn mây trắng trên cánh đồng trời xanh ngắt. ( 1 điểm) VN a) Giữa trời khuya tĩnh mịch, vầng trăng / vằng vặc trên sông, thiết tha dịu TN CN VN VN dàng / giọng hò xứ Nghệ. ( 1 điểm) CN b) Đằng xa trong mưa mờ đã hiện ra / bóng những nhịp cầu sắt uốn cong, vắt TN VN CN qua dòng sông lạnh ( 1 điểm) Câu 4: Một tàu thủy khi xuôi dòng có vận tốc 28,4 km/ giờ, khi ngược dòng có vận tốc 18,6 km/giờ. Tính vận tốc của tàu thủy khi nước lặng và vận tốc của dòng nước? Bài giải: Theo bài toán ta có sơ đồ: ...........................28,4 km/giờ............................................ .........................Vtt ......................................... ........Vdn..... Vận tốc tàu thuỷ khi xuôi dòng: ........................16,8 km/giờ.......... ...Vdn ....... Vận tốc tàu thuỷ khi ngược dòng: Trong đó Vtt là vận tốc tàu thủy khi nước lặng ; Vdn là vận tốc dòng nước. Dựa vào sơ đồ ta có: Vận tốc của dòng nước là: (28,4 – 18,6) : 2 = 4,9 (km/giờ) Vận tốc của tàu thủy khi nước lặng là: 28,4 – 4,9 = 23,5 (km/giờ) (Hoặc: 18,6 + 4,9 = 23,5 (km/giờ) Đáp số: 23,5 km/giờ; 4,9 km/giờ. Câu 5: Hướng dẫn giải bài toán qua các bước: a. Tính diện tích hình thang ABCD Bước 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu kỹ bài toán
  4. Bài toán cho biết điều gì? Yêu cầu tìm gì? Biết diện tích tam giác MDC và chiều 4 cao. Đáy bé bằng đáy lớn => Tìm diện tích hình thang ABCD; Diện tích tam 5 giác DAM và diện tích tam giác CBM) ? ?Muốn tìm được diện tích hình thang ABCD phải biết được điều kiện gì? (Đáy lớn, đáy bé) ? Dựa vào điều kiện nào để tìm ra đáy lớn (Đáy tam giác MDC chính là đáy lớn, 4 đáy bé bằng đáy lớn) 5 Bước 2: Lập kế hoạch giải: + Yêu cầu HS vẽ hình đúng yêu cầu (Có hình vẽ minh hoạ) A M B D N C + Nêu rõ cách giải Đáy tam giác MDC chính là đáy lớn của hình thang ABCD nên áp dụng cách tính đáy tam giác (lấy 2 lần diện tích chia cho chiều cao) Bước 3: Trình bày bài giải Đáy lớn của hình thang ABCD: 181,25  2 : 14,5 = 25 (m) 4 Đáy bé của hình thang ABCD: 25  = 20 (m) 5 Diện tích hình thang ABCD: (25 + 20)  14,5 : 2 = 326,25 (m2) Bước 4: Kiểm tra lời giải và các phép tính: b. Tính diện tích của hình tam giác DAM và CBM Dẫn dắt HS bằng những câu hỏi tương tự như câu a B1: Hướng dẫn HS tìm hiểu kỹ bài toán B2: Lập kế hoạch giải: B3: Trình bày bài giải MB = 3MA Đáy tam giác DAM là: 20 : 4 = 5 (m) + Diện tích hình tam giác DAM là: 5  14,5 : 2 = 36,25 (m2) + Diện tích hình tam giác CBM là: (5  3)  14,5 : 2 = 108,75 (m 2) Đáp số: B4: Kiểm tra lời giải và phép tính
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2