intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Đức Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

14
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Đức Giang” giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Đức Giang

  1. TRƯỜNG THCS ĐỨC GIANG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II  MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 8 Thời gian làm bài 45 phút  Năm học: 2021­2022              Chọn đáp án đúng nhất : Câu 1. Nước nào có diện tích nhỏ nhất trong các nước Đông Nam Á? A. Bru­nây B. Lào C. Đông­Ti­mo D. Sin­ga­po Câu 2. Quốc gia duy nhất không giáp biển ở Đông Nam Á là: A. Thái Lan                                 B. Cam­pu­chia C. Việt Nam                                D. Lào Câu 3. Cơ cấu dân số chủ yếu ở các nước Đông Nam Á là: A. Cơ cấu trẻ                                 B. Cơ cấu trung bình C. Cơ cấu già                                 D. Cơ cấu ổn định Câu 4. Kinh tế của một số nước Đông Nam Á năm 1998 giảm xuống mức âm là do: A. Khủng hoảng tài chính ở Thái Lan B. Khủng hoảng kinh tế thế giới C. Khủng hoảng tài chính ở In­đô­nê­xi­a D. Khủng hoảng kinh tế ở châu Á Câu 5. Quốc gia nào sau đây không thuộc hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á  (ASEAN)? A. Trung Quốc B. Đông Ti Mo C. In do ne xi a. D. Lào Câu 6. ASEAN được thành lập năm nào? A. 8/8/1967 B. 8/8/1976 C. 7/7/1976 D. 7/8/1967 Câu 7. Mục tiêu tổng quát của ASEAN là: A. Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển. B. Phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên. C. Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực có tốc độ  tăng trưởng kinh tế  cao nhất thế  giới. D. Giải quyết những khác biệt trong nội bộ  liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với   các tổ chức quốc tế khác. Câu 8. Bờ biển nước ta kéo dài khoảng 3260 km từ A. Móng Cái đến Vũng Tàu B. Móng Cái đến Hà Tiên. C. Mũi Cà Mau đến Hà Tiên D. Vũng Tàu đến Mũi Cà Mau Câu 9. Biển Đông là một bộ phận của Thái Bình Dương có đặc điểm là: A. Một biển lớn, tương đối kín nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. B. Một biển lớn, nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. C. Một biển rộng lớn nhất và tương đối kín gió.
  2. D. Tương đối kín, nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Câu 10. Vùng biển Việt Nam thông qua những đại dương nào? A. Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương B. Thái Bình Dương, Bắc Băng Dương C. Thái Bình Dương, Đại Tây Dương D. Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương Câu 11. Thiên tai thường gặp ở vùng biển nước ta là: A. Lũ lụt                                                   B. Hạn hán C. Bão nhiệt đới                                       D.  Núi lửa Câu 12. Việt Nam có chung biên giới trên đất liền và trên biển với những quốc gia  nào? A. Trung Quốc B. Lào C. Mi­an­ma D. Thái Lan Câu 13. Quần đảo Hoàng Sa của nước ta thuộc tỉnh nào sau đây? A. Khánh Hòa B. Phú Yên C. Bình Thuận D. Đà Nẵng Câu 14. Điểm cực Bắc nước ta thuộc tỉnh nào? A. Điện Biên B. Lạng Sơn C. Lào Cai D. Hà Giang Câu 15. Phần đất liền của Việt Nam kéo dài trên bao nhiêu vĩ tuyến? A. 13 B. 17 C. 15 D. 19 Câu 16. Đồng bằng lớn nhất nước ta là: A. Đồng bằng châu thổ sông Hồng B. Đồng bằng duyên hải miền Trung C. Đồng bằng giữa núi vùng Tây Bắc D. Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long Câu 17. Đặc điểm nào sau đây không phải của vùng núi Đông Bắc? A. Có những cánh cung núi lớn.   B. Vùng đồi (trung du) phát triển rộng C. Phổ biến là địa hình cácxtơ.      D. Cao đồ sộ hiểm trở Câu 18. Dãy Hoàng Liên Sơn nằm ở vùng nào của nước ta? A. Vùng Đông Bắc   B. Vùng Tây Bắc. C. Vùng Tây Nam Bộ  D. Vùng Bắc Trung Bộ Câu 19. Đồng bằng sông Hồng có đặc điểm là: A. Cao trung bình 2­3m, vào mùa lũ có nhiều ô trũng rộng lớn bị ngập nước. B. Là những cánh đồng nhỏ trù phú nằm giữa vùng núi cao. C. Các cánh đồng bị vây bọc bởi các con đê trở thành những ô trũng. D. Được chia thành nhiều đồng bằng nhỏ. Câu 20. Địa hình núi nước ta chạy theo hai hướng chính là A. Đông – Tây và vòng cung. B. Đông Bắc – Tây Nam và vòng cung. C. Bắc – Nam và vòng cung. D. Tây Bắc ­ Đông Nam và vòng cung. Câu 21. Vị trí địa lý làm cho thiên nhiên Việt Nam:  A. Mang tính chất nhiệt đới ẩm               B. Nằm trong múi giờ thứ 7  C. Mang tính chất cận nhiệt đới khô           D. Mang tính chất cận xích đạo. 
  3. Câu 22. Đặc điểm nào không phải là đặc điểm nổi bật của tự nhiên Việt Nam? A.Vị trí tiếp xúc giữa các luồng gió mùa và sinh vật. B. Nằm gần vị trí xích đạo và có khí hậu xích đạo ẩm. C. Nội chí tuyến, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. D. Cầu nối giữa Đông Nam Á đất liền và hải đảo. Câu 23. Vị trí địa lí mang lại nhiều tài nguyên khoáng sản là do A. liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương.  B. tiếp giáp với Biển Đông.  C. trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật.  D. ở khu vực gió mùa điển hình nhất thế giới. Câu 24. Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là: A. Có nhiều khối núi cao đồ sộ. B. Đồi núi thấp chiếm ưu thế. C. Nghiêng theo hướng tây bắc ­ đông nam D. Có nhiều sơn nguyên, cao nguyên. Câu 25. Địa hình nổi bật của vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam là: A. Các cao nguyên ba dan xếp tầng rộng lớn. B. Những cánh đồng nhỏ trù phú, nằm giữa vùng núi cao. C. Các bán bình nguyên và vùng đồi trung du. D. Những dải núi cao, những sơn nguyên đá vôi hiểm trở. Câu 26. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 7, cho biết dãy núi nào sau đây không  chạy theo hướng tây bắc ­ đông nam ở nước ta là: A. Hoàng Liên Sơn. C. Pu Đen Đinh. B. Trường Sơn Bắc. D. Ngân Sơn. Câu 27. Năm 2013 dân số khu vực Đông Nam Á là 612 triệu người và dân số của Việt  Nam là 90,6 triệu người. Vậy dân số Việt Nam chiếm : A. 1,48% dân số khu vực Đông Nam Á. B. 14,8% dân số khu vực Đông Nam Á. C. 148% dân số khu vực Đông Nam Á. D. 148,8% dân số khu vực Đông Nam Câu 28. Những yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế ­ xã hội khu vực Đông Nam Á  là: A. Nguồn lao động dồi dào B. Dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào C. Dân số trẻ D. Thị trường tiêu thụ lớn Câu 29. Phần đất liền Đông Nam Á còn có tên là bán đảo Trung Ấn là vì: A. Có nhiều biển xen kẽ các đảo B. Nằm giữa hai nước Trung Quốc và Ấn Độ C. Cầu nối giữa Châu Á với Châu Đại Dương D. Có trên một vạn đảo lớn nhỏ Câu 30. Chế độ nhiệt trên biển Đông là: A. Mùa hạ mát, mùa đông ấm hơn đất liền, biên độ nhiệt nhỏ. B. Mùa hạ nóng, mùa đông lạnh hơn đất liền, biên độ nhiệt nhỏ. C. Mùa hạ nóng, mùa đông lạnh hơn đất liền, biên độ nhiệt lớn. D. Mùa hạ mát, mùa đông ấm hơn đất liền, biên độ nhiệt lớn.
  4. TRƯỜNG THCS ĐỨC GIANG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 8 Thời gian làm bài 45 phút  Năm học: 2021­2022 I. Mục đích yêu cầu : 1. Kiến thức:  ­ Đánh giá sự tiếp thu của học sinh về các nội dung đã học:  + Đặc điểm dân cư kinh tế xá hội Đông Nam Á.  + Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN.   + Đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ Việt Nam; vùng biển Việt Nam. 2. Kĩ năng: ­ Vận dụng các kiến thức đã học để  nhận biết,  nhận xét, đánh giá, đọc alat và phân tích   đặc điểm tự nhiên, vị trí địa lý, địa hình Việt Nam. ­ Vận dụng kiến thức so sánh đặc điểm kinh tế các nước trong khu vực Đông Nam Á. 3. Phẩm chất:  ­ Nghiêm túc trong giờ kiểm tra. ­ Ý thức tự giác chủ động trong học tập. ­ Củng cố một số phẩm chất: Tự lập, tự tin, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng,  thể  hiện tình yêu với thiên nhiên đất nước. II. Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm. III. Ma trận
  5.                                 MĐ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao    Tổng Nội  TN TN TN TN dung CHÂU Á  ­ Nhớ được năm   ­ Hiểu được đặc  ­ HS vận dụng  ­Giải thích  thành lập, các  điểm của biển  được kiến thức  được nguyên  thành viên và đặc  Đông để nêu được  nhân  Đông  điểm hiệp hội các  nguyên nhân thúc  Nam Á có tên là  ­  Hiểu được  quốc gia Asean . đẩy nền kinh tế  bán đảo Trung  nguyên nhân kinh  khu vực Đông  Ấn. tế của một số  Nam Á. nước Đông Nam  ­ Nhận xét được  Á năm 1998 giảm chế độ nhiệt trên  biển Đông. Số câu 6  2 2 1 15 Số điểm 2,1 0,7 0,6 0,3 ĐỊA LÍ TỰ  ­ Nhớ được đặc  Hiểu được đặc  So sánh được địa  NHIÊN  điểm vị trí địa lí  điểm nổi bật của  hình của các khu  ­Tính được tỉ lệ  VIỆT  đặc điểm lãnh thổ  tự nhiên Việt  vực. dân số Việt  NAM VN phần đất liền. Nam Đánh giá được  Nam ­Nhớ được phạm  đặc điểm địa  ­ Đọc Alat để   vi giới hạn vùng  hình, vị trí địa lý  biết hướng dãy  biển nước ta. của tự nhiện ảnh  núi.
  6. ­ Nhớ được đặc  hưởng tới khí  ­ ­Phân tích  điểm địa hình  hậu của nước ta. được nguyên  nước ta. nhân hình thành  tài nguyên  khoáng sản Số câu 6 6 4 3 15 Số điểm 2,1 2,1 1,2 0.9 6,7 Tổng câu 12 8 6 4 30 Tổng điểm 4,2 2,8 1,8 1,2 10 Tỉ lệ 100 42% 30% 22% 6% %
  7. TRƯỜNG THCS ĐỨC GIANG HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM  ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 8   Năm học: 2021­2022 Thời gian: 45 phút Trắc nghiệm: 10 điểm Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D D A A B A A B A A Câu hỏi 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án C A D D C D D B C D Câu hỏi 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đáp án A B A C A D B B B A Người ra đề Tổ trưởng (nhóm trưởng) BGH duyệt đề duyệt đề Phạm Lan Anh Bùi Thị Thúy Hà Nguyễn Thị Thanh Huyền
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2