intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT chuyên Nguyễn Thị Minh Khai

Chia sẻ: Chu Bút Sướng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

18
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh tham khảo Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT chuyên Nguyễn Thị Minh Khai tài liệu tổng hợp nhiều câu hỏi bài tập khác nhau nhằm giúp các em ôn tập và nâng cao kỹ năng giải đề. Chúc các em ôn tập hiệu quả và đạt được điểm số như mong muốn!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT chuyên Nguyễn Thị Minh Khai

  1. TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2020-2021) Mã đề NGUYỄN THỊ MINH KHAI MÔN: HOÁ HỌC 10 -----o0o----- Thời gian: 50 phút - Số câu hỏi: 40 câu 132 -----///----- Họ và tên: ……………………………………………. Lớp: ……………… SBD: ………………. Cho NTK: H=1; He=4; C=12; N=14; O=16; Na=23; Al=27; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Cr=52. Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn; giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước. Học sinh không được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Câu 1: Chất bột, màu trắng có công thức phân tử CaOCl2, gọi là A. clorua vôi. B. canxi clorua. C. vôi tôi. D. canxi hipoclorit. Câu 2: Đơn chất Cl2 có phản ứng thuận nghịch khi tác dụng với A. H2. B. NaOH. C. H2O. D. Fe. Câu 3: Ở nhiệt độ phòng, lưu huỳnh bền ở dạng thù hình là A. Sα. B. Sβ. C. S. D. S. Câu 4: Phân tử khối của ozon là A. 8 đvC. B. 32 đvC. C. 16 đvC. D. 48 đvC. Câu 5: Để chứng minh ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi, ta cho lần lượt hai khí tác dụng với A. Ag. B. Na. C. H2O. D. H2. Câu 6: Nung nóng hỗn hợp bột lưu huỳnh và bột sắt tạo muối có công thức hóa học là A. Fe3S2. B. Fe2S3. C. FeS2. D. FeS. Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 0,17 mol lưu huỳnh bằng lượng dư khí oxi. Sau phản ứng thu được V lít khí SO2. Giá trị của V là A. 5,712. B. 3,360. C. 3,808. D. 5,040. Câu 8: Đơn chất halogen có màu nâu đỏ là A. Br2. B. I2. C. F2. D. Cl2. Câu 9: Nguyên tử clo có số electron lớp ngoài cùng là A. 5. B. 7. C. 6. D. 3. Câu 10: Dung dịch nào sau đây có tính axit mạnh nhất? A. HBr. B. HF. C. HI. D. HCl. Câu 11: Cho 0,15 mol Cl2 tác dụng hết với lượng dư khí H2, thu được bao nhiêu mol HCl? A. 0,30. B. 0,15. C. 0,45. D. 0,60. Câu 12: Flo (Z=9) là nguyên tố phổ biến thứ 13 trong vỏ trái đất, là halogen hoạt động hóa học mạnh nhất, được dùng trong công nghiệp làm giàu urani, dược phẩm… Trong bảng tuần hoàn, flo ở chu kì A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 13: Liên kết giữa hai nguyên tử trong đơn chất halogen là liên kết A. đôi. B. ba. C. đơn. D. ion. Câu 14: Tính chất hóa học đặc trưng của các đơn chất halogen là A. tính oxi hóa mạnh. B. tính oxi hóa yếu. C. tính axit yếu. D. tính khử mạnh. Trang 1/4 - Mã đề 132
  2. Câu 15: Ở nhiệt độ thường, đơn chất I2 tồn tại ở trạng thái A. khí. B. rắn. C. lỏng. D. hơi. Câu 16: Ozon là chất khí có màu xanh nhạt, được dùng để tẩy trắng tinh bột, chữa sâu răng, sát trùng nước sinh hoạt. Ozon là một dạng … của oxi. Từ thích hợp điền vào dấu ba chấm là A. đồng vị. B. đồng đẳng. C. thù hình. D. hợp chất. Câu 17: Cho tinh thể muối ăn vào dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng thu được khí nào sau đây? A. O2. B. Cl2. C. SO2. D. HCl. Câu 18: Dung dịch HCl có thể tác dụng được với A. Na2SO4. B. NaBr. C. NaOH. D. NaNO3. Câu 19: Thành phần nào trong nước Gia-ven có tác dụng tẩy trắng? A. NaCl. B. NaClO. C. NaOH. D. H2O. Câu 20: Axit nào sau đây có thể ăn mòn được thủy tinh? A. HBr. B. HF. C. HCl. D. HI. Câu 21: Ở nhiệt độ thường, có bao nhiêu chất khí, có màu trong các chất sau: Cl2, HCl, O2, S? A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 22: Cho sơ đồ điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm: Bình 1 Để thu được khí Cl2 khô, ta dẫn Cl2 có lẫn HCl, hơi nước lần lượt qua bình 1, bình 2. Bình 2 đựng dung dịch H2SO4 đặc để giữ hơi nước. Bình 1 đựng dung dịch gì để giữ khí HCl? A. NaOH. B. NaCl. C. NaI. D. NaBr. Câu 23: Chất nào là hợp chất vô cơ, có thể cháy khi tác dụng với đơn chất oxi? A. S. B. C2H5OH. C. CO2. D. CO. Câu 24: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Ozon và oxi đều là khí không mùi. B. Ozon tan trong nước nhiều hơn oxi. C. Ozon và oxi đều độc. D. Ozon không thể chuyển hóa thành oxi. Câu 25: Dung dịch HCl thể hiện tính khử trong phản ứng với A. KMnO4. B. K2O. C. KOH. D. K2CO3. Câu 26: Khối lượng của 2,24 lít hỗn hợp oxi và ozon nặng 4,32 gam. Phần trăm thể tích của oxi trong hỗn hợp là A. 40%. B. 30%. C. 60%. D. 70%. Câu 27: Ở điều kiện thích hợp, cặp chất nào sau đây đều tác dụng được với Cl2? A. O2, H2. B. H2O, NaF. C. NaI, N2. D. Fe, NaOH.
  3. Câu 28: Vai trò của S đơn chất trong phản ứng: S + H2SO4  SO2 + H2O là A. chất khử và chất oxi hóa. B. chất bị khử C. chất oxi hóa. D. chất bị oxi hóa Câu 29: Cho Br2 vào lượng dư dung dịch NaI. Sau phản ứng, dung dịch thu được có số muối tan là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 30: Để hòa tan hết 16 gam CaCO3 cần m gam dung dịch HCl 7,3%. Giá trị của m là A. 168,96. B. 176,00. C. 166,08. D. 160,00. Câu 31: Trong phòng thí nghiệm, có thể điều chế khí Cl2 bằng cách cho dung dịch HCl tác dụng với KMnO4, KClO3, MnO2, K2Cr2O7 trong điều kiện thích hợp. Trong đó KClO3 và K2Cr2O7 có phản ứng như sau: KClO3 + HCl  KCl + Cl2 + H2O; K2Cr2O7 + HCl  KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O. Nếu cho cùng khối lượng của từng chất trên vào dung dịch HCl thì chất tạo ra nhiều Cl2 nhất là A. MnO2. B. KMnO4. C. KClO3. D. K2Cr2O7. Câu 32: Hỗn hợp X gồm Cl2 và O2 tác dụng vừa đủ với 7,2 gam nhôm. Sau phản ứng thu được 19,1 gam hỗn hợp muối clorua và oxit. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Cl2 trong X là A. 59,66%. B. 60,00%. C. 40,00%. D. 40,34%. Câu 33: Dung dịch HCl thể hiện tính axit trong phản ứng với bao nhiêu chất sau: FeSO 4, Fe2O3, MnO2, NaNO3, K2CO3? A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 34: Cho các phát biểu sau: (1) H2O là chất xúc tác trong phản ứng giữa nhôm kim loại và đơn chất iot. (2) Dung dịch AgNO3 tạo được 3 kết tủa trắng với các dung dịch NaF, NaBr, NaCl, NaI. (3) Thành phần của nước brom gồm 4 chất: HBr, HBrO, Br2, H2O. (4) Dùng hồ tinh bột để nhận biết iot nhờ phản ứng tạo thành hợp chất có màu xanh. (5) Trong các đơn chất halogen, chỉ có F2 có thể oxi hóa được H2O. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 35: Cho các phát biểu sau: (1) Lưu huỳnh thể hiện tính khử trong các phản ứng với O2, F2, H2. (2) Oxi, ozon đều là chất khí, nặng hơn không khí. (3) Lưu huỳnh tà phương và lưu huỳnh đơn tà có tính chất hóa học khác nhau. (4) Nguyên tố oxi, lưu huỳnh đều thuộc nhóm VIA nên cùng có số oxi hóa cao nhất là +6. (5) Do hoạt động hóa học mạnh nên oxi chỉ tồn tại dạng hợp chất trong tự nhiên. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 36: Chia lượng khí clo thành hai phần theo tỉ lệ 2:3. Phần nhỏ (ít clo hơn) cho tác dụng với lượng dư kim loại sắt thu được 3,25 gam muối. Nếu cho toàn bộ lượng clo ban đầu vào 500 ml dung dịch NaOH 0,32M thì giá trị nồng độ mol của một trong các chất tan có trong dung dịch sau phản ứng là A. 0,10. B. 0,06. C. 0,02. D. 0,14. Trang 3/4 - Mã đề 132
  4. Câu 37: Hỗn hợp X gồm oxi và ozon có tỉ khối so với heli là 9,6. Thể tích hỗn hợp X cần dùng để phản ứng vừa đủ với 13,44 lít H2 là A. 6,72 lít. B. 13,44 lít. C. 5,60 lít. D. 4,48 lít. Câu 38: Để điều chế V lít oxi ta cần nhiệt phân m gam KClO3 với hiệu suất 80%. Mặt khác, khi chiếu tia tử ngoại qua V lít oxi trên, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí có thể tích giảm 1,344 lít. Nếu hiệu suất của quá trình chuyển hóa oxi thành ozon đạt 60% thì giá trị của m là A. 30,625. B. 24,500. C. 45,938. D. 19,600. Câu 39: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Brom nguyên chất (brom khan) là chất rắn ở điều kiện thường. B. Trong bảng tuần hoàn, clo và lưu huỳnh đều thuộc chu kì nhỏ. C. Trong tự nhiên, clo và lưu huỳnh đều chỉ tồn tại dạng hợp chất. D. Oxi được dùng nhiều nhất trong công nghiệp hóa chất và Y khoa. Câu 40: Cho các chất sau: SO2, FeO, KOH, Cu, Zn. Có bao nhiêu chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl vừa tác dụng được với khí O2? A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. ---------- HẾT ---------- Trang 4/4 - Mã đề 132
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2