intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 - Trường PTDT Nội trú THCS Mù Cang Chải

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 - Trường PTDT Nội trú THCS Mù Cang Chải” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 - Trường PTDT Nội trú THCS Mù Cang Chải

  1. PHÒNG GD&ĐT MÙ CANG CHẢI BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ THCS NĂM HỌC 2022 -2023 Môn: KHTN Lớp: 7 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề này gồm 23 câu, 02 trang) Họ và tên ......................................lớp 7.... PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau: (mỗi câu đúng được 0,25 điểm) Câu 1. Khi nào hai thanh nam châm hút nhau? A. Khi hai cực Bắc để gần nhau. B. Khi để hai cực khác tên gần nhau. C. Khi hai cực Nam để gần nhau. D. Khi để hai cực cùng tên gần nhau. Câu 2. Từ trường không tồn tại ở đâu? A. Xung quanh nam châm. B. Xung quanh dòng điện. C. Xung quanh điện tích đứng yên. D. Xung quanh Trái Đất. Câu 3. Từ phổ là A. hình ảnh của các đường mạt sắt cho ta hình ảnh của các đường sức từ của từ trường. B. hình ảnh tương tác của hai nam châm với nhau. C. hình ảnh tương tác giữa dòng điện và nam châm. D. hình ảnh tương tác của hai dòng điện chạy trong hai dây dẫn thẳng song song. Câu 4. Đường sức từ có dạng là đường thẳng, song song, cùng chiều cách đều nhau xuất hiện A. Xung quanh dòng điện thẳng B. Xung quanh một thanh nam châm thẳng C. Trong lòng của một nam châm chữ U D. Xung quanh một dòng điện tròn. Câu 5. Từ cực Bắc của Trái Đất A. Trùng với cực Nam địa lí của Trái Đất. B. Trùng với cực Bắc địa lí của Trái Đất. C. Gần với cực Nam địa lí của Trái Đất. D. Gần với cực Bắc địa lí của Trái Đất. Câu 6. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về từ trường của Trái Đất. A. Xung quanh Trái Đất có từ trường. B. Cực từ Nam của Trái Đất gần với cực Nam địa lí và cực từ Bắc ở gần với cực Bắc địa lí. C. Cực từ Nam của Trái Đất gần với cực Bắc địa lí và cực từ Bắc ở gần với cực Nam địa lí. D. Do Trái Đất có từ trường mà một kim nam châm khi đặt tự do nó sẽ định hướng Bắc - Nam. Câu 7. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có vai trò quan trọng đối với A. sự chuyển hóa của sinh vật. B. sự biến đổi các chất. C. sự sống của sinh vật. D. sự trao đổi năng lượng. Câu 8. Sinh vật có thể tồn tại, sinh trưởng, phát triển và thích nghi với môi trường sống là nhờ có quá trình nào? A. Quá trình trao đổi chất và sinh sản. B. Quá trình chuyển hóa năng lượng. C. Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. D. Quá trình trao đổi chất và cảm ứng. Câu 9. Sản phẩm của quang hợp là A. nước, carbon dioxide. B. ánh sáng, diệp lục. C. oxygen, glucose. D. glucose, nước. Câu 10. Chọn đáp án đúng khi nói về nhu cầu ánh sáng của cây ưa sáng và cây ưa bóng A. Các cây ưa sáng không cần nhiều ánh sáng mạnh, các cây ưa bóng không cần nhiều ánh sáng. B. Các cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng mạnh, cây ưa bóng không cần nhiều ánh sáng. C. Các cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng mạnh, cây ưa bóng không cần ánh sáng. D. Các cây ưa sáng không cần ánh sáng, cây ưa bóng cần ánh sáng mạnh. Câu 11. Các yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp là
  2. A. nước, hàm lượng khí carbon dioxide, hàm lượng khí oxygen. B. nước, hàm lượng khí carbon dioxide, ánh sáng, nhiệt độ. C. nước, hàm lượng khí oxygen, ánh sáng. D. nước, hàm lượng khí oxygen, nhiệt độ. Câu 12. Sắp xếp các bước sau đây theo đúng trình tự thí nghiệm chứng minh quang hợp giải phóng oxygen. (1) Để một cốc ở chỗ tối hoặc bọc giấy đen, cốc còn lại để ra chỗ nắng. (2) Lấy 2 cành rong đuôi chó cho vào 2 ống nghiệm đã đổ đầy nước rồi úp vào 2 cốc nước đầy sao cho bọt khí không lọt vào. (3) Đưa que đóm còn tàn đỏ vào miệng ống nghiệm. (4) Theo dõi khoảng 6 giờ, nhẹ nhàng rút 2 cành rong ra, bịt kín ống nghiệm và lấy ống nghiệm ra khỏi 2 cốc rồi lật ngược lại. Trình tự đúng trong thí nghiệm chứng minh quang hợp giải phóng oxygen: A. (2) → (1) → (4) → (3). B. (4) → (1) → (2) → (3). C. (2) → (4) → (1) → (3). D. (3) → (1) → (4) → (2). Câu 13. Khi nuôi cá cảnh trong bể kính, có thể làm tăng dưỡng khí cho cá bằng cách nào? A. Thả rong hoặc cây thủy sinh khác vào bể cá. B. Tăng nhiệt độ trong bể. C. Thắp đèn cả ngày và đêm. D. Đổ thêm nước vào bể cá. Câu 14.Cây xanh hô hấp vào thời gian nào trong ngày? A. Ban đêm. B. Buổi sáng. C. Ban ngày. D. Cả ngày và đêm. Câu 15. Cơ quan trao đổi khí của thỏ là A. mang. B. da. C. hệ thống ống khí D. phổi Câu 16. Trao đổi khí ở sinh vật là quá trình A. lấy khí O2 từ môi trường vào cơ thể và thải khí CO2 từ cơ thể ra môi trường. B. lấy khí CO2 từ môi trường vào cơ thể và thải khí O2 từ cơ thể ra môi trường. C. lấy khí CO2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải khí O2 và CO2 ra ngoài môi trường. D. lấy khí O2 hoặc CO2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải khí CO2 hoặc O2 từ cơ thể ra môi trường. PHẦN II: TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 17 (1 điểm). Vẽ đường sức từ quanh một thanh nam châm? Câu 18.(1 điểm)Hoàn thành phương trình quang hợp dạng chữ: Các từ/cụm từ phù hợp để hoàn thành phương trình quang hợp dạng chữ: (1) Carbon dioxide (hoặc Nước) (2) Nước (hoặc Carbon dioxide) (3) Glucose (hoặc Oxygen) (4) Oxygen (hoặc Glucose) Câu 19.(1 điểm) So sánh các thành phần tham gia hô hấp ở tế bào động vật và tế bào thực vật. Câu 20.(1 điểm) Giải thích tại sao khi sưởi ấm bằng than hoặc củi trong phòng kín, người trong phòng có thể bị ngất hoặc nguy hiểm đến tính mạng. Em hãy đề xuất biện pháp giúp hạn chế nguy hiểm trong trường hợp sưởi ấm bằng than hoặc củi. Câu 21.(0,5 điểm) Mục đích của việc ngâm hạt trong nước là gì? Lót bông hoặc giấy đã thấm nước rồi dặt trong đĩa petri có tác dụng gì? Câu 22. (1 điểm) Nhà Hoa vừa thu hoạch lạc, Hoa chọn những củ già, chắc, bóc lấy hạt và lấy khoảng 300 g hạt chia thành hai phần bằng nhau. Một phần cất vào túi nylon hút chân không, một phần để trên đĩa và đặt trong phòng. Sau 7 ngày, Hoa thấy trên đĩa có nhiều hạt đã nảy mầm, còn trong túi nylon không có hiện tượng hạt nảy mầm. Em hãy giải thích: a) Thí nghiệm bạn Hoa làm và hiện tượng quan sát được chứng minh điều gì? b) Hiện tượng hạt lạc nảy mầm liên quan đến quá trình sinh lí nào? c) Tại sao hạt lạc để trên đĩa nảy mầm còn hạt lạc trong túi nylon thì không? Câu 23. (0,5 điểm). Sau khi thu hoạch các loại hạt (ngô, thóc, đậu, lạc,...), cần thực hiện biện pháp nào để bảo quản? ../
  3. .............Hết...............
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2