intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến

Chia sẻ: Hoamaudon | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

22
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau đây là Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến giúp các bạn học sinh tự đối chiếu, đánh giá sau khi thử sức mình với đề thi giữa học kì 2. Cùng tham khảo nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến

  1. SỞ GD & ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II - NĂM HỌC 2020-2021 TRƯỜNG THPT Môn: LỊCH SỬ Lớp 11 LƯƠNG NGỌC QUYẾN Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Mã đề: 131 Họ, tên thí sinh:…………………………………… Lớp:…………. Phòng:....................................................................SBD:... ............ I.TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) Câu 1: Vì sao khi chiếm được thành Gia Định (1859), quân Pháp lại phải dùng thuốc phá thành và rút xuống tàu chiến? A. Vì trong thành không có lương thực. B. Vì trong thành không có vũ khí. C. Vì quân triều đình phản công quyết liệt. D. Vì các đội nghĩa binh ngày đêm bám sát và tiêu diệt chúng. Câu 2: Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta sau Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) khó khăn hơn thời kì trước, bởi A. thực dân Pháp đã xâm chiếm xong Lào và Căm-pu-chia nên có điều kiện tập trung lực lượng đàn áp cuộc kháng chiến. B. do thực dân Pháp tiến hành bắt bớ, giết hại những người lãnh đạo kháng chiến. C. triều đình nhà Nguyễn đàn áp cuộc kháng chiến của nhân dân ta. D. nhà Nguyễn đã thỏa hiệp với Pháp, bỏ rơi cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Câu 3: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hai cuộc chiến tranh thế giới ở thế kỉ XX là do A. cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra trầm trọng. B. Âm mưu muốn bá chủ thế giới của Đức và Nhật Bản. C. các nước Anh, Pháp dung dưỡng, nhượng bộ phát xít.. D. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc xung quanh vấn đề thuộc địa.. Câu 4: Nước nào theo đuổi chính sách nhượng bộ phát xít, nhằm mượn bàn tay phát xít tiêu diệt Liên Xô? A. Anh, Pháp. B. Mĩ, Anh. C. Mĩ. D. Mĩ, Anh, Pháp. Câu 5: Khi Pháp đánh vào Đà Nẵng (1858) thái độ của triều đình nhà Nguyễn như thế nào? A. Tỏ ra run sợ, chấp nhận buông vũ khí. B. Tổ chức đánh Pháp nhưng thiếu kên quyết. C. Cùng với nhân dân đứng lên chống Pháp đến cùng D. Thỏa hiệp với Pháp để đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta. Câu 6: Nhận xét nào là đúng về xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn? A. Xã hội đã phát triển. B. Là một xã hội đang lên cơn sốt trầm trọng. C. Xã hội tương đối ổn định. D. Xã hội đang trên đà phát triển. Câu 7: Triều đình Huế kí kết Hiệp ước năm 1962 với Pháp trong lúc cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta đang diễn ra như thế nào? A. Liên tiếp bị thất bại. B. Đã giành được thắng lợi. C. Dâng cao khiến quân giặc vô cùng bối rối. D. Bắt đầu hình thành. Câu 8: Với Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), triều đình nhà Nguyễn đã nhượng cho Pháp những vùng đất nào? A. Ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định,Vĩnh Long và đảo Côn Lôn. B. Ba tỉnh Biên Hòa, Hà Tiên, Định Tường và đảo Côn Lôn. C. Ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn. D. Ba tỉnh An Giang, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn. Câu 9: Phong trào đấu tranh nào khiến cho Pháp gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức, quản lí những vùng đất mới chiếm được ở Nam Kì? A. Nổi dậy của văn thân, sĩ phu yêu nước. B. Phong trào “tị địa”. C. Khởi nghĩa nông dân với qui mô lớn. D. Đấu tranh của triều đình Huế. Trang 1/2 - Mã đề 131 - https://thi247.com/
  2. Câu 10: Sự kiện nào sau đây đánh dấu cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc? A. Liên Xô đánh bại chủ lực của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc. B. Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản. C. Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện. D. Đức kí văn kiện đầu hàng quân Đồng minh. Câu 11: Khối liên minh phát xít bao gồm các nước A. Anh -Pháp -Mĩ. B. Đức-Italia -Nhật Bản. C. Đức-Áó-Hung. D. Nhật Bản-Mĩ-Anh. Câu 12: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nhân dân ba tỉnh miền Đông Nam kì sau Hiệp ước 1862 là A. khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực. B. khởi nghĩa của Phan Tôn, Phan Liêm. C. khởi nghĩa của Trương Quyền D. khởi nghĩa của Trương Định. Câu 13: Đặc điểm nổi bật nhất trong phong trào kháng chiến của nhân dân ba tỉnh miền Đông Nam Kì sau Hiệp ước 1862 là A. phong trào do nông dân khởi xướng và lãnh đạo. B. phong trào sử dụng hình thức đấu tranh phong phú. C. phong trào đã lôi cuốn nhiều văn thân, sĩ phu tham gia. D. phong trào kết hợp giữa chống ngoại xâm với chống phong kiến đầu hàng. Câu 14: Sau khi bị thất bại trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” ở Gia Định (1859), thực dân Pháp chuyển sang chiến thuật A. “đánh chắc, tiến chắc” B. “chinh phục từng gói nhỏ” C. “chinh phục từng địa phương” D. “ đánh lâu dài” Câu 15: Sau khi xé bỏ hòa ước Véc-xai, nước Đức phát xít hướng tới mục tiêu gì? A. Thành lập một nước “Đại Đức” bao gồm tất cả lãnh thổ có dân Đức sinh sống ở châu Âu. B. Chuẩn bị đánh bại Liên Xô bằng cuộc “chiến tranh tổng lực”. C. Chuẩn bị xâm lược các nước Tây Âu. D. Chuẩn bị chiếm vùng Xuy-đét và Tiệp Khắc. Câu 16: Chiến thắng nào sau đây của Hồng quân Liên Xô làm phá sản kế hoạch “chiến tranh chớp nhoáng” của Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Trận Mátxcơva (12/1941). B. Trận Cuốcxcơ (8/1943). C. Trận En Alamen (10/1942). D. Trận Xtalingrat (11/1942). Câu 17: Lực lượng trụ cột phe Đồng minh chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai gồm A. Mĩ, Anh, Pháp. B. Liên Xô, Trung Quốc, Anh. C. Liên Xô, Bỉ, Pháp. D. Liên Xô, Mĩ, Anh. Câu 18: Liên Xô giữ vai trò như thế nào trong việc tiêu diệt chủ nghĩa Phát xít? A. Là lực lượng đi đầu, trụ cột, giữ vai trò quyết định. B. Vai trò quan trọng tiêu diệt chủ nghĩa Phát xít. C. Góp phần lớn vào tiêu diệt chủ nghĩa Phát xít. D. Hỗ trợ liên quân Mĩ- Anh. II. TỰ LUẬN (4,0 điểm) Câu 1 (2 điểm): Hãy giải thích tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).Từ cuộc chiến tranh, nhân loại cần rút ra bài học gì cho việc bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay? Câu 2 (2 điểm): Nêu và nhận xét tình hình Việt Nam đến giữa thế kỉ XIX (trước khi thực dân Pháp xâm lược). .............Hết.......... Chú ý: Học sinh không được sử dụng tài liệu Trang 2/2 - Mã đề 131 - https://thi247.com/
  3. ĐÁP ÁN/ HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2020-2021 MÔN LỊCH SỬ LỚP 11 (Gồm 03 trang) PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm) CÂU NỘI DUNG ĐIỂM Mã 131,133,135,137 Câu 1 Nêu và giải thích tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 2,0 điểm 1945).Từ cuộc chiến tranh, nhân loại cần rút ra bài học gì cho việc bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay? * Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai có tính chất: - Giai đoạn từ 1/9/1939 - trước ngày 22/6/1941: là cuộc chiến tranh đế quốc, phi nghĩa. Giải thích: vì cuộc chiến tranh bùng nổ nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thuộc địa, thị trường. (0,5) 1,25đ - Giai đoạn từ ngày 22/6/1941: là cuộc chiến tranh chính nghĩa, chống phát xít, bảo vệ hòa bình nhân loại. Giải thích: Từ khi phát xít Đức tấn công Liên Xô (22/6/1941), nhân dân Liên Xô đứng chống phát xít Đức, bảo vệ Tổ quốc; cùng khối Đồng minh chống phát xít ra đời (1/1/1942) làm thay đổi tính chất cuộc chiến tranh - trở thành cuộc chiến tranh chính nghĩa, chống phát xít, bảo vệ hòa bình nhân loại. (0,75) *Bài học cần rút ra cho nhân loại trong việc bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay: (Đây là phần vận dụng nên HS có thể trình bày theo quan điểm riêng nhưng thể hiện được các ý sau): - Cuộc chiến tranh thế giới nhứ hai là một thảm họa với nhân loại (để 0,75đ lại nhiều hạu quả nặng nề). - Hiện nay hòa bình đang là khát vọng chung của nhân loại. Muốn bảo vệ hòa bình, toàn thế giới phải đẩy mạnh quan hệ hợp tác hữu nghị, ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân, chủ nghĩa khủng bố...Vì mục tiêu hòa bình, tiến bộ của nhân loại để phát triển. Câu 2 Nêu và nhận xét tình hình Việt Nam đến giữa thế kỉ XIX 2,0 (trước khi thực dân Pháp xâm lược). điểm * Tình hình Việt Nam đến giữa thế kỉ XIX -Về chính trị: chế độ phong kiến dưới triều Nguyễn đang lâm vào 1,0 đ khủng hoảng, suy yếu - Kinh tế: nông nghiệp lạc hậu, mất mùa đói kém...Công thương nghiệp đình đốn... - Quân sự lạc hậu; đối ngoại sai lầm, thi hành chính sách cấm đạo, sát đạo, đuổi giáo sĩ... - Xã hội: mâu thuẫn giai cấp sâu sắc (nông dân với địa chủ), phong 1
  4. trào đấu tranh nổ ra liên tiếp Nhận xét: đến giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là một quốc gia phong 1,0 đ kiến độc lập, có chủ quyền nhưng đang lâm vào khủng hoảng sâu sắc. Tình hình đó tạo điều kiện thuận lợi cho thực dân Pháp xâm lược sau này. Mã 132,134,136,138 Câu 1 Trình bày nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ 2,0 hai (1939-1945). Cuộc chiến tranh để lại hậu quả gì đối với nhân điểm loại? * Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai: - Sâu xa: do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thuộc địa, thị trường từ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. (0,5) - Trực tiếp: 1,,25đ + Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929-1933 đưa đến sự ra đời của chủ nghĩa phát xít ở Đức, Italia, Nhật Bản âm mưu gây chiến tranh để phân chia lại thuộc địa. (0,5) + Thái độ của các nước Anh, Pháp (theo đuổi chính sách nhượng bộ phát xít ), Mĩ (trung lập) đã gián tiếp tác động, tạo điều kiện cho các nước phát xít gây chiến tranh. (0,25) * Hậu quả chiến tranh: Gây thiệt hại nặng nề về người, vật chất: hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 0,75đ 90 triệu người bị thương; nhiều thành phố làng mạc, nhiều cơ sở kinh tế bị tàn phá. Câu 2 Vì sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên 2,0 trong cuộc xâm lược Việt Nam năm 1858? Nêu nhận xét về tinh điểm thần chiến đấu của quân, dân ta tại mặt trận Đà Nẵng. * Trong cuộc xâm lược Việt Nam năm 1858, Pháp chọn Đà Nẵng 1,0 đ làm mục tiêu tấn công đầu tiên vì: - Đà Nẵng có cảng nước sâu , tầu chiến ra vào dễ dàng. - Gần Huế, chiếm Đà Nẵng làm căn cứ để nhanh chóng tiến đánh kinh đô Huế buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng - Pháp hy vọng có cơ sở giáo dân làm nội ứng -> Như vậy, Pháp thực hiện âm mưu “đánh nhanh , thắng nhanh nên chọn mục tiếu tấn công Đà Nẵng trước tiên. * Nhận xét về tinh thần chiến đấu của quân, dân ta tại mặt trận Đà Nẵng (1858) 1,0 đ - Khi Pháp đánh vào Đà Nẵng, quân dân ta chiến đấu với tinh thần dũng cảm, đẩy lui nhiều đợt tấn công của giặc; lập “vườn không nhà trống”. Sau 5 tháng bị cầm chân tại Sơn Trà, kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp bước đầu bị thất bại. 2
  5. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) Mã đề Mã đề Mã đề Mã đề Mã đề Mã đề Mã đề Mã đề 131 132 133 134 135 136 137 138 Câu-ĐA Câu-ĐA Câu-ĐA Câu-ĐA Câu-ĐA Câu-ĐA Câu-ĐA Câu-ĐA 1- D 1- B 1- A 1-A 1-B 1-A 1-D 1-D 2- D 2- C 2- C 2-C 2-B 2-C 2-A 2-D 3- D 3- A 3-B 3-B 3-C 3-A 3-D 3-D 4- A 4- B 4-C 4-D 4-A 4-D 4-D 4-B 5- C 5- B 5-A 5-D 5-D 5-C 5-C 5-A 6- B 6- D 6-D 6-C 6-C 6-C 6-B 6-C 7-C 7- B 7-C 7-D 7-D 7-D 7-A 7-A 8- C 8-A 8-B 8-D 8-A 8-C 8-B 8-B 9- B 9- D 9-D 9-C 9-DC 9-B 9-C 9-B 10 -C 10- A 10-B 10-B 10-C 10-B 10-A 10-D 11- B 11- B 11-A 11-B 11-A 11-B 11-B 11-C 12- D 12- C 12-A 12-B 12-B 12-D 12-C 12-A 13- D 13- C 13-D 13-C 13-A 13-D 13-D 13-D 14- B 14- C 14-A 14-D 14-D 14-D 14-B 14-D 15- A 15- D 15-A 15-A 15-B 15-A 15-C 15-C 16- A 16- A 16-A 16-A 16-C 16-A 16-D 16-B 17- D 17- A 17-D 17-A 17-C 17-B 17-D 17-C 18- A 18- D 18-C 18-B 18-D 18-B 18-A 18-A .............Hết......... 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2