intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Hồ Nghinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Hồ Nghinh” là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập cũng như hệ thống kiến thức môn học, giúp các em tự tin đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Hồ Nghinh

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT HỒ NGHINH Môn: LỊCH SỬ – Lớp 11 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) Mã đề 729 A. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Câu 1: Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo đúng trình tự thời gian: 1. Thực dân pháp đánh thành Gia Định. 2. Triều đình Huế kí Hiệp ước Nhâm Tuất. 3. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng. 4. Thực dân pháp đánh Bắc Kì lần hai. A. 3, 4, 2, 1. B. 1, 2, 3, 4. C. 2, 1, 4, 3. D. 3, 1, 2, 4. Câu 2: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương chống Pháp là A. Ba Đình. B. Bãi Sậy. C. Yên Thế. D. Hương Khê. Câu 3: Trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) bùng nổ, thái độ của Anh, Pháp đối với các hành động của liên minh phát xít là A. nhượng bộ, thỏa hiệp phát xít. B. đương đầu trực tiếp để tiêu diệt phát xít. C. trung lập với các hoạt động diễn ra bên ngoài lãnh thổ. D. liên kết với Liên Xô để chống phát xít. Câu 4: Ý nào không phản ánh đúng hành động của thực dân Pháp khi đưa quân đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)? A. Giở trò khiêu khích. B. Tuyên bố mở cửa sông Hồng. C. Gửi tối hậu thư yêu cầu nộp thành. D. Thương lượng với ta. Câu 5: Sắp xếp theo trình tự thời gian quá trình kí kết các Hiệp ước giữa Pháp và triều đình Huế: 1. Hiệp ước Hác-măng. 2. Hiệp ước Giáp Tuất. 3. Hiệp ước Nhâm Tuất. 4. Hiệp ước Pa-tơ-nốt. A. 3-2-1-4 B. 1-2-3-4 C. 4-1-2-3 D. 3-2-4-1 Câu 6: Chỉ huy quân dân ta kháng chiến chống quân Pháp ở Hà Nội năm 1882 là A. Nguyễn Trung Trực. B. Nguyễn Tri Phương. C. Trương Quyền. D. Hoàng Diệu. Câu 7: Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai (19-5-1883) có ý nghĩa như thế nào? A. Làm thay đổi thái độ của triều đình đối với nghĩa quân. B. Thể hiện quyết tâm tiêu diệt giặc của quan quân triều đình. C. Thể hiện quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân ta. D. Làm thay đổi thái độ của triều đình đối với quân Pháp. Câu 8: Ba tỉnh miền Tây Nam Kì bị Pháp chiếm vào 1867 là A. Hà Tiên, An Giang, Cần Thơ. B. Vĩnh Long, Định Tường, An Giang. C. Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. D. Hà Tiên, Vĩnh Long, Kiên Giang. Câu 9: Chiến thắng nào của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) đã làm phá sản chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của Hít le?` A. Vòng cung Cuốc-xcơ. B. Lê-nin-grát. C. Xta-lin-grát. D. Mát-xcơ-va. Trang 1/2 - Mã đề 729
  2. Câu 10: Ngày 21-12-1873 diễn ra sự kiện nào dưới đây? A. Gác-ni-e kéo quân ra Bắc Kì. B. Thắng lợi trận Cầu Giấy. C. Pháp đánh chiếm thành Hà Nội. D. Ri-Vi-e kéo quân ra Bắc Kì Câu 11: Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm của phong trào Cần vương trong giai đoạn hai (1888 - 1896)? A. Phong trào tiếp tục phát triển và ngày càng lan rộng. B. Phong trào qui tụ thành những trung tâm kháng chiến lớn. C. Phong trào không còn sự lãnh đạo của triều đình. D. Bùng nổ hàng trăm cuộc khởi nghĩa, lan ra cả nước. Câu 12: Trong những năm 30 của thế kỉ XX, phe “Trục” được hình thành gồm các nước A. Mĩ, Liên Xô, Anh. B. Đức, Italia, Nhật Bản. C. Italia, Hunggari, Áo. D. Đức, Liên Xô, Anh. Câu 13: Chiến thắng Xta-lin-grát của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945) có ý nghĩa gì? A. Thắng lợi vĩ đại nhất trong lịch sử quân sự Liên Xô. B. Tạo ra bước ngoặt của chiến tranh thế giới thứ hai. C. Phát xít Đức phải đầu hàng Đồng minh. D. Đánh bại hoàn toàn quân Đức ở Liên Xô. Câu 14: Đâu là nguyên nhân khách quan khiến Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp? A. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn của triều đình. B. Chế độ phong kiến Việt Nam lâm vào khủng hoảng trầm trọng. C. Thiếu một giai cấp tiên tiến lãnh đạo. D. Pháp phát triển mạnh trên đường mở rộng thuộc địa. Câu 15: Cuộc kháng chiến của quân dân ta ở Đà Nẵng (từ tháng 8/1858 đến tháng 2/1859) đã A. làm thất bại hoàn toàn âm mưu “chinh phục từng gói nhỏ” của Pháp. B. bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp. C. bước đầu làm thất bại âm mưu “chinh phục từng gói nhỏ” của Pháp. D. làm thất bại hoàn toàn âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp. B. TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 1 (2 điểm): Nêu kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), rút ra những bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay. Câu 2 (3 điểm): Liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã tấn công Đà Nẵng như thế nào? Vì sao Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam? ------ HẾT ------ Trang 2/2 - Mã đề 729
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2