intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Thị xã Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Thị xã Quảng Trị” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng tính toán, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Thị xã Quảng Trị

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA GIỮA KÌ II - NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT THỊ XÃ QUẢNG TRỊ MÔN LỊCH SỬ - LỚP 11 Thời gian làm bài : 45 Phút (Đề có 03 trang) Họ tên : ............................................................... Lớp : ................... Mã đề 252 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM) Câu 1: Năm 1873 khi thực dân Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ nhất, ai là người đã chỉ huy quân sĩ chiến đấu bảo vệ Thành? A. Trương Định. B. Nguyễn Tri Phương. C. Hoàng Diệu. D. Hoàng Tá Viêm. Câu 2: Năm 1867 thực dân Pháp đã chiếm gọn 3 tỉnh miền Tây Nam kì là A. Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. B. Gia Định, Định Tường, Biên Hòa. C. An Giang, Gia Định, Biên Hòa. D. Vĩnh Long, An Giang, Định Tường. Câu 3: Theo Hiệp ước Nhâm Tuất (5- 6- 1862) triều đình nhà Nguyễn nhượng hẳn cho Pháp vùng đất nào? A. Tây Nam kì. B. Trung kì. C. Đông Nam kì. D. Bắc kì. Câu 4: Đến giữa thế kỉ XIX nền nông nghiệp Việt Nam như thế nào? A. Phát triển mạnh. B. Sa sút. C. Lệ thuộc Pháp. D. Mới phát triển. Câu 5: Năm 1959 tại Gia Định sau khi kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” bị thất bài, thực dân Pháp buộc phải chuyển sang kế hoạch A. đánh lâu dài. B. chinh phục từng gói nhỏ. C. hành quân tìm diệt. D. tràn ngập lãnh thổ. Câu 6: Ai là người trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng Đại đồn Chí Hòa ở Gia Định năm 1960? A. Nguyễn Tri Phương. B. Phạm Văn Nghị. C. Hoàng Diệu. D. Trương Định. Câu 7: Năm 1858 sau khi thất bại ở Đà Nẵng, mục tiêu tấn công tiếp theo của thực dân Pháp là ở đâu ? A. Vĩnh Long. B. Bắc kì. C. Kinh thành Huế. D. Gia Định. Câu 8: Mục tiêu tấn công nước ta đầu tiên của thực dân Pháp là : A. Gia Định. B. Hà Nội. C. Đà Nẵng. D. Biên Hòa. Câu 9: Trong chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất năm 1873 quân ta đã tiêu diệt tướng giặc nào? A. Đuy- Puy. B. Gác- ni- ê. C. Na- va. D. Ri- vi- e. Câu 10: Theo Hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862, thực dân Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình khi nào? A. Sau khi triều đình để cho quân Pháp được tự do đem quân ra Bắc kì. B. Khi Pháp đã hoàn thành công cuộc xâm lược và thiết lập mộ máy cai trị. C. Khi triều đình bồi thường đủ chiến phí và mở các cửa biển cho Pháp buôn bán. D. Khi triều đình chấm dứt được các hoạt động chống Pháp ở ba tỉnh miền Đông. Câu 11: Trong trận chiến đấu ở cửa Ô Thanh Hà năm 1873, ai đã lãnh đạo binh sĩ chiến đấu đến cùng để bảo vệ thành Hà Nội ? A. Lưu Vĩnh Phúc. B. Hoàng Tá Viêm. C. Một viên Chưởng cơ D. Nguyễn Tri Phương. Câu 12: Vào giữa thế kỉ XIX, trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là A. nước thuộc địa. B. nước độc lập. C. nước tư bản. D. nước XHCN. Trang 1/3 - Mã đề 252
  2. Câu 13: Âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công Đà Nẵng năm 1858 là gì ? A. Chiếm Đà Nẵng, làm bàn đạp tấn công ra Bắc. B. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm chủ sông Mê Công. C. Xây dựng căn cứ lâu dài ở Đà Nẵng để tấn công Lào. D. Chiếm Đà Nẵng làm căn cứ, rồi tấn công ra Huế. Câu 14: Năm 1961 chiến thắng nào đã đánh chìm tàu chiến Ét- pê- răng của địch trên sông Vàm Cỏ Đông? A. Cầu Giấy lần thứ nhất. B. Nghĩa quân của Nguyễn Tri Phương. C. Cuộc khởi nghĩa Trương Định. D. Đội quân của Nguyễn Trung Trực. Câu 15: Một trong những chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn là A. thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng. B. xâm lược các nước láng giềng. C. mở cửa cho các giáo sĩ vào truyền đạo. D. bắt tay với các nước phương Tây. Câu 16: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945) kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của A. phe Đồng minh. B. các nước châu Âu. C. các nước tư bản. D. các nước phát xít. Câu 17: Những năm 30 thế kỉ XX các nước Đức, Italia, Nhật Bản đã liên kết với nhau hình thành A. phe Hiệp ước. B. khối Đồng minh. C. liên minh phát xít. D. Hội Quốc liên. Câu 18: Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đình đốn của nền công thương nghiệp nước ta dưới triều Nguyễn là do A. không cạnh tranh được với các nước bên ngoài. B. chính sách độc quyền công thương của nhà nước. C. thiếu nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. D. bị các nước thực dân phương Tây kìm hãm. Câu 19: Sau khi chiếm được Nam kì, âm mưu tiếp theo của Pháp là gì? A. Thiết lập bộ máy cai trị ở Bắc kì. B. Đánh Trung kì, kết thúc chiến tranh. C. Mở rộng chiến tranh ra cả nước. D. Buộc triều đình kí Hiệp ước đầu hàng. Câu 20: Một trong những nguyên nhân thực dân Pháp tiến hành xâm lược nước ta là gì? A. Việt Nam là nước giàu tài nguyên. B. Để chuẩn bị cho chiến tranh thế giới. C. Cạnh tranh thuộc địa với nước Anh. D. Nhằm uy hiếp các nước tư bản khác. Câu 21: Đâu không phải là âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công Gia Định vào đầu năm 1859? A. Thuận lợi cho việc làm chủ lưu vực sông Mê Công. B. Phá vỡ tuyến phòng thủ mạnh nhất của triều đình. C. Cắt đứt con đường tiếp tế lương thực của triều đình. D. Từ Gia Định có thể sang Cam pu chia dễ dàng. Câu 22: Thực dân Pháp đã viện cớ nào để tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất (1873)? A. Nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước Nhâm Tuất. B. Chính sách “bế quan tỏa cảng” của triều đình. C. Giúp đỡ triều đình chống lại thực dân Anh. D. Nhà Nguyễn nhờ giải quyết “vụ Đuy- puy” Trang 2/3 - Mã đề 252
  3. Câu 23: Thủ đoạn của thực dân Pháp để đánh chiếm Bắc kì lần thứ nhất là A. ép triều đình cho quân Pháp ra Bắc. B. cấu kết với các nước đồng minh. C. vu cáo triều đình vi phạm Hiệp ước. D. phái gián điệp điều tra tình hình Bắc kì. Câu 24: Năm 1858 khi thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, ta đã thực hiện kế sách gì? A. Vườn không nhà trống. B. Tiên phát chế nhân. C. Trường kì kháng chiến. D. Đánh nhanh, diệt gọn. Câu 25: Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất năm 1873 có ý nghĩa như thế nào ? A. Đập tan âm mưu mở rộng xâm lược nước ta của Pháp. B. Thực dân Pháp hoang mang, tìm cách thương lượng. C. Tạo điều kiện để nhân dân ta đánh Pháp ra khỏi Bắc kì. D. Từ đây triều đình đã đoàn kết với nhân dân chống Pháp. Câu 26: Sau Hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862, phong trào chống Pháp của nhân dân ba tỉnh miền Đông Nam kì như thế nào? A. Bị triều đình dập tắt. B. Thắng lợi hoàn toàn. C. Vẫn diễn ra sôi nổi. D. Nhân dân đầu hàng. Câu 27: Những năm 30 thế kỉ XX trước những hành động gây chiến tranh xâm lược của các nước phát xít Đức, Italia, Nhật Bản, Liên Xô chủ trương A. không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài. B. nhượng bộ hòng đẩychiến tranh về phía Anh, Pháp. C. chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh. D. liên minh với các nước thuộc địa chống phát xít. Câu 28: Chính sách “bế quan tỏa cảng” của nhà Nguyễn đã gây ra hậu quả gì đối với nước ta? A. Làm cho nền nông nghiệp nước ta sa sút. B. Nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài. C. Không thể nhờ được sự giúp đỡ của các nước. D. Gây mâu thuẫn giữa ba nước Đông Dương. II. PHẦN TỰ LUẬN (3ĐIỂM) Câu 1 (2 điểm). Qua Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) và Hiệp ước Giáp Tuất (1874) nhà Nguyễn đã kí với thực dân Pháp, hãy phân tích hậu quả đối với nước ta. Câu 2 (1 điểm). Em có nhận xét gì về thái độ chống Pháp của triều đình nhà Nguyễn (1958- 1874)? ------ HẾT ------ Trang 3/3 - Mã đề 252
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2