intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi’ là tài liệu tham khảo được TaiLieu.VN sưu tầm để gửi tới các em học sinh đang trong quá trình ôn thi kết thúc học phần, giúp sinh viên củng cố lại phần kiến thức đã học và nâng cao kĩ năng giải đề thi. Chúc các em học tập và ôn thi hiệu quả!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi

  1. PHÒNG GD-ĐT NÚI THÀNH KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II – Năm học: 2021-2022 TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI Môn: LỊCH SỬ– LỚP 7 Thời gian : 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. Phần trắc nghiệm: (5 điểm) Chọn phương án trả lời đúng (A,B,C,D) và ghi vào giấy làm bài Câu 1: Người dâng bản Bình Ngô sách (Kế sách đánh Ngô) cho Lê Lợi ai? A. Nguyễn Trãi. B. Lê Lai. C. Đinh Liệt. D. Lưu Nhân Chú. Câu 2: Vương Thông cho quân tiến về Cao Bộ đã lọt vào trận địa phục kích của ta ở A. Tốt Động – Chúc Động. B. Nghệ An. C. Tân Bình, Thuận Hóa. D. Chi Lăng – Xương Giang. Câu 3: Dưới thời vua Lê Thánh Tông cả nước chia thành A. 24 lộ. B. 12 lộ. C. 5 đạo. D. 13 đạo thừa tuyên. Câu 4: Con sông làm ranh giới chia cắt đất nước thành Đàng Trong – Đàng Ngoài là A. sông Gianh. B. sông Hiền Lương. C. sông Bến Ván. D. sông Mã. Câu 5: Thế kỉ XVII- XVIII, thành phố cảng lớn nhất ở Đàng Trong là A. Phố Hiến. B. Thanh Hà. C. Hội An. D. Gia Định. Câu 6: Thế kỉ XVII, Chữ Quốc ngữ ra đời ban đầu dùng để A. dịch sách nước ngoài. B. truyền đạo Thiên Chúa giáo. C. trang trí tranh. D. viết tiếng nước ngoài . Câu 7: Trong cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII, “quận He” là tên gọi của A. Lê Duy Mật. B. Nguyễn Danh Phương. C. Nguyễn Hữu Cầu. D. Hoàng Công Chất. Câu 8: Ở thế kỉ XVI- XVII, tôn giáo nào bị hạn chế nay đã được phục hồi? A. Hin đu giáo. B. Đạo giáo, Phật giáo. C. Nho giáo. D. Thiên chúa giáo. Câu 9: Mục đích chính của chúa Nguyễn phát triển kinh tế nông nghiệp Đàng Trong là A. an cư lập nghiệp lâu dài. B. góp phần làm giàu đất nước. C. thu hút nhân dân Đàng Ngoài vào Đàng Trong. D. xây dựng cơ sở mạnh để chống lại họ Trịnh. Câu 10: Địa vị của người phụ nữ được cải thiện trong xã hội phong kiến, thể hiện ở A. Luật Hình Thư. B. Hình Luật. C. Luật Hồng Đức. D. Hoàng triều luật lệ . II. Phần tự luận: ( 5 điểm) Câu 1: (2đ) Nguyên nhân hình thành Nam – Bắc triều? Cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều đã gây ra tai họa như thế nào cho nhân dân ta? Câu 2: (3đ) Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII ( thời gian, tên cuộc khởi nghĩa, địa bàn hoạt động, kết quả, ý nghĩa) Nhận xét về tính chất và quy mô của các cuộc khởi nghĩa trên? ----Hết----
  2. PHÒNG GD-ĐT NÚI THÀNH KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II – Năm học: 2021-2022 TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI Môn: LỊCH SỬ– LỚP 7 Thời gian : 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. Phần trắc nghiệm: (5 điểm) Chọn phương án trả lời đúng (A,B,C,D) và ghi vào giấy làm bài Câu 1: Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi đã dâng cho Lê Lợi bản A. Bình Ngô đại cáo. B. Bình Ngô sách. C. Thời vụ sách. D. Điều trần. Câu 2: Trận đánh quyết định thắng lợi cuối cùng của nghĩa quân Lam Sơn là A. Tốt Động – Chúc Động. B. Nghệ An. C. Tân Bình, Thuận Hóa. D. Chi Lăng – Xương Giang Câu 3: Thời Lê sơ, vị vua nào chia cả nước làm 13 đạo thừa tuyên? A. Lê Thái Tổ. B. Lê Thái Tông. C. Lê Nhân Tông. D. Lê Thánh Tông. Câu 4: Ở thế kỉ XVI, sông Gianh được lấy làm ranh giới chia đất nước thành A. miền Bắc – miền Nam. B. Đàng Trong – Đàng Ngoài C. Nam Kì – Bắc Kì. D. Nam triều – Bắc triều. Câu 5: Thế kỉ XVII- XVIII, Hội An là thành phố cảng lớn nhất ở A. nước ta. B. miền Bắc. C. Đàng Trong. D. Đàng Ngoài . Câu 6: Người có công lớn nhất đối với sự ra đời của chữ Quốc ngữ là A. A-lêc-xăng đơ Rốt. B. chúa Nguyễn. C. Chúa Trịnh. D. vua Lê. Câu 7: Trong cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII, “quận Hẻo” là tên gọi của A. Lê Duy Mật B. Nguyễn Danh Phương. C. Nguyễn Hữu Cầu. D. Hoàng Công Chất. Câu 8: Ở thế kỉ XVI- XVII, tôn giáo nào được đề cao trong học tập và thi cử? A. Hin đu giáo. B. Đạo giáo, Phật giáo. C. Nho giáo. D. Thiên chúa giáo. Câu 9: Mục đích chính của chúa Nguyễn xây dựng cơ sở cát cứ vững mạnh ở Đàng Trong là A. nhằm chống lại họ Trịnh. B. nhằm chống lại vua Lê. C. đối phó với phong trào khởi nghĩa nông dân. D. nhằm chống lại nhà M Câu 10: Điểm tiến bộ trong bộ luật Hồng Đức thời Lê sơ là A. bảo vệ vua, hoàng tộc. B. bảo vệ quan lại, địa chủ. C. bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ. D. khuyến khích phát triển kinh tế. II. Phần tự luận: ( 5 điểm) Câu 1: Sự hình thành thế lực họ Trịnh và họ Nguyễn như thế nào? Cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn đã dẫn đến hậu quả gì? (2đ) Câu 2: (3đ) Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII (thời gian, tên cuộc khởi nghĩa, địa bàn hoạt động, kết quả, ý nghĩa) Nhận xét về tính chất và quy mô của các cuộc khởi nghĩa trên? ----Hết----
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM SỬ 7 Đề 1 I. Trắc nghiệm ( 5 điểm). Mỗi câu đúng được 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A A D A C B C B D C II. Tự luận ( 5,0 điểm). Câu 1 (2 điểm): * Nguyên nhân hình thành Nam – Bắc triều: ( 1đ) - Mạc Đăng Dung vốn là võ quan, đã tiêu diệt các thế lực đối lập, thâu tóm mọi quyền hành, cương vị như tể tướng. Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra triều Mạc (sử cũ gọi là Bắc triều). - Năm 1533, Nguyễn Kim, một võ quan triều Lê đã chạy vào Thanh Hóa, lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc” (sử cũ gọi là Nam triều). * Cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều đã gây ra tai họa cho nhân dân ta: (1đ) Hai tập đoàn phong kiến này đánh nhau liên miên hơn 50 năm, chiến trường kéo dài suốt một vùng từ Thanh - Nghệ ra Bắc, gây nhiều đau khổ cho nhân dân ( mùa màng bị tàn phá, đói khổ, li tán, đi phu, lao dịch…) Đến năm 1592, Nam triều chiếm được Thăng Long, nhà Mạc chạy lên Cao Bằng, chiến tranh Nam - Bắc triều mới chấm dứt. Câu 2 ( 3 điểm): - Bảng thông kê phong trào nông dân Đàng Ngoài TK XVIII: ( 2 điểm) Thời gian Tên cuộc khởi nghĩa Địa bàn hoạt động Kết quả ý nghĩa 1737 Khởi nghĩa Nguyễn Nổ ra ở Sơn Tây, mở đầu phong trào - Các cuộc khởi Dương Hưng nông dân ở Đàng Ngoài. nghĩa trước sau đều thất bại 1738-1770 Khởi nghĩa Lê Duy Hoạt động khắp vùng Thanh Hóa, - Ý chí đấu Mật Nghệ An, kéo dài hơn 30 năm. tranh chống áp bức cường 1740-1751 Khởi nghĩa Nguyễn Lấy núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc) làm quyền đã góp Danh Phương căn cứ và lan ra khắp các trấn Sơn phần làm cho Tây, Tuyên Quang. cơ đồ họ Trịnh 1741-1751 Khởi nghĩa Nguyễn Xuất phát từ Đồ Sơn (Hải Phòng), di bị lung lay. Hữu Cầu chuyển lên Kinh Bắc, uy hiếp Thăng Long rồi xuống Sơn Nam,vào Thanh Hóa, Nghệ An. 1739-1769 Khởi nghĩa Hoàng Nổ ra ở vùng Sơn Nam, sau một thời Công Chất gian chuyển lên Tây Bắc, căn cứ chính là vùng Điện Biên.
  4. * Nhận xét về tính chất, quy mô: (1đ); - Tính chất: Cuộc khởi nghĩa mang tính chất quyết liệt của phong trào nông dân chống lại chế độ phong kiến bất công đương thời. - Quy mô: rộng khắp cả Đàng Ngoài, từ đồng bằng đến miền núi, thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Tuy nhiên, các phong trào diễn ra còn lẻ tẻ, phân tán và chưa có sự lãnh đạo thống nhất. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM SỬ 7- Đề 2 I. Trắc nghiệm ( 5 điểm). Mỗi câu đúng được 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B D D B C A B C A C II. Tự luận ( 5,0 điểm). Câu 1: ( 2 điểm) * Sự hình thành thế lực họ Trịnh và họ Nguyễn: (1đ) - Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay nắm toàn bộ binh quyền, hình thành thế lực họ Trịnh. - Người con cả của Nguyễn Kim là Nguyễn Uông bị đầu độc chết, người con thứ là Nguyễn Hoàng đã tìm cách để được vào trấn thủ Thuận Hóa, Quảng Nam. Từ đó hình thành thế lực họ Nguyễn. * Cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn đã dẫn đến hậu quả: (1đ) Đầu thế kỉ XVII, cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ. Trong thời gian từ năm 1627 đến năm 1672, họ Trịnh và họ Nguyễn đánh nhau bảy lần, vùng đất Quảng Bình - Hà Tĩnh trở thành chiến trường đẫm máu. Không tiêu diệt được nhau, hai bên lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới chia cắt đất nước Đàng Trong, Đàng Ngoài, nhân dân đói khổ, li tán, kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII. Câu 2 ( 3 điểm): - Bảng thông kê phong trào nông dân Đàng Ngoài TK XVIII: ( 2 điểm) Thời gian Tên cuộc khởi nghĩa Địa bàn hoạt động Kết quả ý nghĩa 1737 Khởi nghĩa Nguyễn Nổ ra ở Sơn Tây, mở đầu phong trào - Các cuộc khởi Dương Hưng nông dân ở Đàng Ngoài. nghĩa trước sau đều thất bại 1738-1770 Khởi nghĩa Lê Duy Hoạt động khắp vùng Thanh Hóa, - Ý chí đấu Mật Nghệ An, kéo dài hơn 30 năm. tranh chống áp bức cường 1740-1751 Khởi nghĩa Nguyễn Lấy núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc) làm quyền đã góp Danh Phương căn cứ và lan ra khắp các trấn Sơn phần làm cho Tây, Tuyên Quang.
  5. 1741-1751 Khởi nghĩa Nguyễn Xuất phát từ Đồ Sơn (Hải Phòng), di cơ đồ họ Trịnh Hữu Cầu chuyển lên Kinh Bắc, uy hiếp Thăng bị lung lay. Long rồi xuống Sơn Nam,vào Thanh Hóa, Nghệ An. 1739-1769 Khởi nghĩa Hoàng Nổ ra ở vùng Sơn Nam, sau một thời Công Chất gian chuyển lên Tây Bắc, căn cứ chính là vùng Điện Biên. * Nhận xét về tính chất, quy mô: (1đ); - Tính chất: Cuộc khởi nghĩa mang tính chất quyết liệt của phong trào nông dân chống lại chế độ phong kiến bất công đương thời. - Quy mô: rộng khắp cả Đàng Ngoài, từ đồng bằng đến miền núi, thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Tuy nhiên, các phong trào diễn ra còn lẻ tẻ, phân tán và chưa có sự lãnh đạo thống nhất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2