intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hoành Sơn

Chia sẻ: Zhu Zhengting | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

32
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hoành Sơn” dành cho các bạn học sinh lớp 7 đang chuẩn bị thi giữa học kì 2 giúp các em củng cố kiến thức, làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời giúp các em phát triển tư duy, rèn luyện kỹ năng giải đề chính xác. Chúc các bạn đạt được điểm cao trong kì thi này nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hoành Sơn

  1. TRƯỜNG THCS HOÀNH SƠN                                        ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020 – 2021 MÔN NGỮ VĂN ­ LỚP 7 Thơi gian lam bai ̀ ̀ ̀: 90  phut  ̉ ơi gian giao đê ́ (không kê th ̀ ̀) PHẦN I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng và   viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm. Câu 1. Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt? A. Hoa nở. C. Nắng to. B. Tiếng sáo diều. D. Em học bài chưa? Câu 2. Trong những câu sau đây, câu rút gọn là câu  A. Người ta là hoa đất. B. Học ăn, học nói, học gói, học mở.  C. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân. D. Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông. Câu 3. Khi sử dụng câu rút gọn chúng ta cần chú ý điều gì nhất? A. Mục đích, không gian giao tiếp. C. Nội dung, mục đích giao tiếp. B. Đối tượng, thời gian giao tiếp.           D. Hoàn cảnh, nội dung giao tiếp. Câu 4. Câu văn: “Cuộc sống mới tươi đẹp đang xây dựng.” là  A. câu bị động.                                      C. câu rút gọn. B. câu chủ động.     D. câu đặc biệt. Câu 5. Hàm ý đánh giá sự việc trong câu bị động có từ “được” là A. khen ngợi.  C. tích cực. B. phê phán.  D. tiêu cực. Câu 6.  Trong câu “Trên sập, mới kê ở gian giữa, có một người quan phụ mẫu, uy  nghi chễm chện ngồi” có mấy trạng ngữ? A. Một trạng ngữ. C. Ba trạng ngữ. B. Hai trạng ngữ. D. Bốn trạng ngữ. Câu 7.  Trạng ngữ  trong trường hợp:“Bố  cháu đã hi sinh. Năm 72.” (Theo báo Văn  nghệ) tách thành câu riêng để A. nhấn mạnh ý. C. bổ sung ý.   B. chuyển ý.  D. nối kết các câu. Câu 8.  Trong các loại câu sau, loại câu được người nói (viết) sử  dụng vừa để  bổ  sung thêm các khía cạnh mới vừa làm rõ nghĩa cho sự diễn đạt là A. câu đặc biệt.  C. câu rút gọn. B. câu đơn.                            D. câu mở rộng thành phần.
  2. PHẦN II. ĐỌC­ HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm) Em hãy đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Có một cậu bé nghèo phải đi bán hàng rong để  kiếm tiền học. Một hôm, dạ  dày   trống rỗng, cậu đói đến lả người. Thò tay vào túi, cậu thấy chỉ còn lại duy nhất một đồng.  Nhưng, đó là tiền cậu hứa mua quà cho mấy đứa em  ở  nhà. Tần ngần một lát, cậu quyết  định ghé vào ngôi nhà phía trước để  xin chút gì đó bỏ  bụng. Thế  nhưng, người mở  cửa là  một người phụ nữ trẻ đẹp. Cậu thấy bối rối và ngập ngừng nên thay vì hỏi xin ăn, cậu chỉ  dám xin một ly nước. Thấy dáng vẻ nghèo khổ của cậu bé, người phụ nữ đoán là cậu đang  đói nên đem ra cho cậu một ly sữa lớn. Cậu bé chậm rãi nhấp từng ngụm sữa một cách   ngon lành. Rồi rụt rè hỏi: ­ Cháu phải trả cô bao nhiêu ạ? ­ Cháu không nợ cô gì cả. Mẹ cô đã dạy không bao giờ nhận tiền trả cho lòng tốt.  Cậu bé cảm ơn và bước đi. Cậu bé không những cảm thấy trong người khỏe khoắn   mà còn thấy niềm tin vào con người, vào cuộc sống rất mạnh mẽ. Trước đó, cậu như muốn  đầu hàng số phận. Nhiều năm sau đó, người phụ nữ mắc phải căn bệnh lạ kì mà các bác sĩ trong vùng  bó tay và chuyển bà lên bệnh viện trung tâm thành phố. Bác sĩ Howard Kelly được mời đến  khám cho bà. Khi ông nghe tên thị trấn nơi người phụ nữ  ở, một tia sáng ánh lên trong mắt  ông, ông nhận ra ngay ân nhân của mình năm xưa. Ông quyết định sẽ  dốc hết sức để  cứu   sống bệnh nhân và cuối cùng đã thành công. Trước ngày bà xuất viện, bác sĩ yêu cầu phòng   y vụ chuyển hóa đơn để xem lại và ông viết mấy dòng chữ vào biên lai. Nhận hóa đơn,  bà  lo sợ không dám mở ra vì biết rằng số tiền phải trả là rất lớn mà bà thì không có đủ. Bỗng  nhiên có cái gì đó bên lề  khiến bà chú ý và đọc được dòng chữ  này: “Đã được thanh toán  bằng một ly sữa”. Kí tên­ BS Howard Kelly.                                                                                                           (Quà tặng cuộc sống) Câu 1. (0,5 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?  Câu 2. (0,5 điểm): Theo tác giả, vì sao cậu bé Howard Kelly khi rời khỏi căn nhà “không  những cảm thấy trong người khỏe khoắn mà còn thấy niềm tin vào con người, vào cuộc   sống rất mạnh mẽ.”? Câu 3. (1,0 điểm): Em hiểu thế  nào về  lời của người phụ  nữ:  “Mẹ  cô đã dạy không bao   giờ nhận tiền trả cho lòng tốt.”  Nêu bài học mà em nhận được từ ý nghĩa của văn bản trên.  Câu 4. (1,0 điểm): Em có đồng tình với quan điểm “không bao giờ  nhận tiền khi giúp ai   đó” không? Vì sao? III. PHẦN III. TẬP LÀM VĂN (5,0 điểm)  Vốn là một học sinh chăm chỉ  và nghiêm túc khi đến lớp, một người bạn của em   không may vi phạm nội quy trường lớp hai lần và phải nhận hình thức kỉ  luật. Bạn tỏ  ra   chán nản trước khuyết điểm mà mình mắc phải. Em hãy viết bài văn nghị luận để thuyết phục bạn với chủ đề : Đừng sợ vấp ngã.                                                    ­­­­­­­­­­­­­­Hết­­­­­­­­­­­­­­­
  3. Họ tên thí sinh :…………………………………………..Số báo danh…………………. Chữ kí giám thị :…………………………………………………………………………..    PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA  HUYỆN GIAO THỦY CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II Năm học 2020 ­ 2021 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN 7 (Thời gian làm bài: 90 phút)                                                                                                             Tổng điểm cho cả bài thi 10 điểm                                       Yêu cầu nội dung, hình thức và phân bố điểm như sau: PHẦN I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B B D A C B A D PHẦN II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN ( 3,0 điểm) Câu Yêu cầu Điểm Câu 1 Phương thức biểu đạt chính: Tự sự. 0,5đ Câu 2 Vì: Cậu bé đã nhận được tình yêu thương, sự  quan tâm rất đỗi chân   0,5đ thành, tự nhiên từ một người phụ nữ mà cậu gặp khi định xin đồ ăn. Câu 3 ­ Câu nói của người phụ nữ: “Mẹ  cô đã dạy không bao giờ  nhận tiền   0,5đ trả  cho lòng tốt.” có nghĩa là: Giúp đỡ, tốt bụng với một ai đó không  phải vì để  được trả   ơn mà phải xuất phát từ  tình yêu thương chân  thành. 0,5đ ­ Bài học: Khi cho đi bằng tình yêu thương chân thành, ta sẽ  nhận lại  được sự chân thành, tình yêu thương gấp bội. Câu 4 ­ Đồng tình với quan điểm “không bao giờ nhận tiền khi giúp ai đó”. 1,0đ ­ Vì: + Giúp đỡ  người khác là một việc làm thiện nguyện. Khi làm việc tốt  thường xuất phát từ trái tim, lòng nhân hậu để giúp đỡ mọi người xung   quanh chứ không phải để mong họ trả ơn, trả tiền sao cho xứng đáng. + Làm việc thiện không chỉ  giúp cho người khác vượt lên hoàn cảnh  khốn khó mà còn giúp cho cuộc sống của chúng ta ý nghĩa hơn.      PHẦN III. TẬP LÀM VĂN ( 5,0 điểm)
  4. Yêu  * Về kĩ năng: cầu ­ HS phải nắm chắc và thực hành được các yêu cầu của bài văn nghị  luận   có sử dụng phép lập luận chứng minh. ­ Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, trong sáng. ­ Khuyến khích những bài viết có cách sắp xếp ý khoa học, dẫn chứng tiêu   tiểu, cách lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục. * Về kiến thức: ­ HS có thể trình bày theo các cách khác nhau, song cần nêu được các ý cơ  bản sau: A. Mở bài:      Nêu luận đề cần chứng minh: Không sợ vấp ngã trong cuộc sống. 0,5 (Nếu HS chỉ chép lại đề bài mà không nêu được vấn đề thì không cho điểm   mở bài) B. Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận đề là đúng đắn: 4,0 ­ Vấp ngã chính là những khó khăn, thử  thách mà con người phải đối mặt   0,25 trong cuộc sống và nó có thể xuất hiện nhiều lần.  ­ Khi gặp khó khăn, người ta có thể rơi vào bế tắc, tuyệt vọng, bị gục ngã,   phải   chịu   đựng   những   tổn   thất   về   vật   chất,   tổn   thương   về   tinh   thần.   0,75 Nhưng có rất nhiều người, họ không chịu khuất phục, không hề  sợ  hãi mà  họ dám đối mặt, đương đầu với khó khăn, thách thức. Họ có sự kiên trì, có   ý chí, nghị lực, sức mạnh và niềm tin để vượt qua thử thách.         Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng…Có thể kết hợp trình bày và phân  tích dẫn chứng về những khó khăn của những người nổi tiếng như Oan Đi­ 1,5 xnay,   Lép   Tôn­xtoi,   Hen­ri   Pho…hoặc   cuộc   sống   đời   thường   em   được  chứng kiến để chứng minh cho luận điểm này. ­ Những người đã từng vấp ngã, thất bại vẫn có thể  là những người thành  đạt, nổi tiếng. Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng… Nhà sản xuất phim  hoạt hình nổi tiếng Walt Disney từng thất bại cay đắng của những ngày  1,0 đầu vào nghề, khi ông bị ông chủ tòa soạn báo sa thải vì khả năng sáng tạo  kém… ­  Bài học: Cuộc sống vốn chứa đựng những khó khăn và thử  thách, đừng  0,5 để những thách thức ấy làm cản trở thành công của bạn. Vì khó khăn càng  lớn, gian nan càng nhiều thì thành quả  đạt được sẽ  càng vinh quang.  Bởi  vậy, bạn và tôi không nên sợ khó khăn, thử thách. Đừng sợ vấp ngã.  C. Kết bài: 0,5 Nêu ý nghĩa của việc không sợ vấp ngã trong cuộc sống của mỗi người. Lưu   ­ Trên đây là những gợi ý mang tính định hướng. Học sinh có thể diễn đạt   ý linh hoạt, sáng tạo.    ­ Giám khảo linh hoạt trọng việc vận dụng hướng dẫn chấm  ở  câu này,   tránh việc đếm ý cho điểm. Cần có sự  sàng lọc, phân loại các bài văn đạt   yêu cầu  ở  các mức độ  khác nhau, bài văn biết cách xây dựng luận điểm,   lựa chọn dẫn chứng, phân tích dẫn chứng, đánh giá khách quan kĩ năng làm   văn nghị  luận của học sinh. Cần khuyến khích những bài làm tốt, có sáng   tạo, lập luận chặt chẽ, lôgic, thuyết phục. ­ Cần căn cứ  vào chất lượng bài làm cụ  thể  của học sinh để  điều chỉnh   khung điểm cho phù hợp.     ­ Cả  bài, nếu mắc từ  3 ­ 5 lỗi viết tắt, viết chữ số, lỗi chính tả, dùng từ,  
  5. diễn  đạt trừ 0,25 điểm; trên 10 lỗi trừ 0,5 điểm. Trình bày bài làm cẩu thả,   dập xóa nhiều trừ 0,5 điểm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2