intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi” dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải toán trước kì thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2021-2022 Môn: Ngữ văn – Lớp 7 (Thời gian: 90 phút) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 19 đến tuần 26) so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của trường III. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng cao số Lĩnh vực nội dung I. Đọc hiểu - Tác giả, tác - Nội dung , Bày tỏ ý Ngữ liệu: Văn bản/đoạn phẩm / phương nghệ thuật kiến qua trích SGK Ngữ Văn 7 tập thức biểu đạt… đoạn trích. đoạn trích. Hai, dài không quá 200 - Câu đặc biệt/ chữ câu rút gọn. -Trạng ngữ - Số câu 3 1 1 5 - Số điểm 3.0 1.0 1.0 5.0 - Tỉ lệ % 30 10 10 50 Viết bài văn II. Làm văn nghị luận - Số câu 1 1 - Số điểm 5.0 5.0 - Tỉ lệ % 50 50 Tổng số câu 3 1 1 1 6 Số điểm 3.0 1.0 1.0 5.0 10.0 Tỉ lệ % 30 10 10 50 100 PHÒNG GD&ĐT HUYỆN NÚI THÀNH KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021-2022
  2. TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI Môn: NGỮ VĂN – Lớp 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 01 trang) I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.” (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập Hai, NXB Giáo dục Việt Nam) Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt chính là gì? (1,0 điểm) Câu 2: Tìm các câu rút gọn có trong đoạn trích và cho biết câu đó đã được lược bỏ thành phần câu nào? (1,0 điểm) Câu 3: Xác định trạng ngữ trong câu sau và cho biết trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa gì cho câu: ‘‘Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy“. Câu 4: Đoạn trích đã đề cập đến hai trạng thái của lòng yêu nước: rõ ràng, đầy đủ và tiềm tàng, kín đáo. Hai trạng thái đó được thể hiện qua những câu văn nào? (1,0 điểm) Câu 5: Nêu hai việc làm thể hiện tinh thần yêu nước của em trong giai đoạn hiện nay. (1,0 điểm) II. LÀM VĂN (5,0 điểm) Giải thích câu tục ngữ:“Uống nước nhớ nguồn”. ----Hết----
  3. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN NÚI THÀNH KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI Môn: NGỮ VĂN – Lớp 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 01 trang) I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: "Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn : việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn... Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng : Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi !” (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập Hai, NXB Giáo dục Việt Nam) Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt chính là gì? (1,0 điểm) Câu 2. Xác định trạng ngữ trong câu sau và cho biết trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa gì cho câu: ‘‘ Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay.” (1,0 điểm) Câu 3. Nhận xét về nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn? (1,0 điểm) Câu 4. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? (1,0 điểm) Câu 5. Từ nội dung đoạn văn trên em hãy trình bày suy nghĩ của mình về việc học tập và làm theo tấm gương của Bác? (1,0 điểm) II. LÀM VĂN (5,0 điểm) Giải thích câu tục ngữ:“Uống nước nhớ nguồn”. ----Hết----
  4. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN NÚI THÀNH HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ II TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI MÔN: NGỮ VĂN 7 Năm học: 2021 - 2022 (Hướng dẫn chấm gồm có 03 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo chủ động nắm bắt nội dung trình bày của học sinh để đánh giá bài làm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý hướng dẫn chấm. - Tôn trọng những bài làm có tính sáng tạo của học sinh. - Điểm lẻ tính đến 0,25 điểm. B. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I. ĐỌC HIỂU ĐỀ 1(5,0 điểm) Câu Nội dung cần đạt Điểm 1 Văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta 0,25 Tác giả: Hồ Chí Minh 0,25 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận 0,5 2 Ghi đúng các câu sau: (mỗi câu đúng 0,25 ) 0,75 - Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. - Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. - Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. Lược bỏ : Chủ ngữ 0,25 3 - Trạng ngữ trong câu : - trong tủ kính, trong bình pha lê 0,5 - trạng ngữ bổ sung ý nghĩa về nơi chốn cho câu 0,5 4 Những câu văn thể hiện trạng thái của lòng yêu nước: 1,0 - Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. - Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. 5 Mức 1. Nêu đúng 2 việc làm cụ thể, thiết thực, phù hợp với bản thân. 1,0 Mức 2. Nêu đúng 1 việc làm cụ thể, thiết thực, phù hợp với bản thân. 0,75 Mức 3. Có nêu các việc làm cụ thể nhưng chưa thiết thực, chưa phù 0,25 hợp với bản thân. Mức 4. Không có câu trả lời hoặc trả lời không đúng với yêu cầu của 0,0 đề.
  5. II. ĐỌC HIỂU ĐỀ 2 (5,0 điểm) Câu Nội dung cần đạt Điểm 1 Văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ 0,25 Tác giả: Phạm Văn Đồng 0,25 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận 0,5 2 - Trạng ngữ: Trong đời sống của mình 0,5 - Bổ sung ý nghĩa: nơi chốn 0,5 3 Nhận xét về nghệ thuật chứng minh: 1,0 Luận cứ chân thật , lí lẽ xác đáng, dẫn chứng cụ thể, thuyết phục. 4 Nội dung đoạn trích: 1,0 4 - Sự giản dị của Bác trong việc làm và trong quan hệ với mọi người. 5 Mức 1. Nêu đúng 2 việc làm cụ thể, thiết thực, phù hợp với bản thân. 1,0 Mức 2. Nêu đúng 1 việc làm cụ thể, thiết thực, phù hợp với bản thân. 0,75 Mức 3. Có nêu các việc làm cụ thể nhưng chưa thiết thực, chưa phù 0,25 hợp với bản thân. Mức 4. Không có câu trả lời hoặc trả lời không đúng với yêu cầu của 0,0 đề. II. LÀM VĂN (5,0 điểm) Tiêu chí đánh giá Điểm Yêu cầu chung - Xác định đúng vấn đề cần giải thích và vận dụng được các phương pháp lập luận để viết bài văn nghị luận giải thích. - Bài văn lập luận giải thích phải mạch lạc, dễ hiểu. - Đảm bảo bố cục 3 phần, trình bày sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Yêu cầu cụ thể (Sau đây là những định hướng, người chấm vận dụng linh hoạt để đánh giá, ghi điểm cho phù hợp theo thực tế bài làm của hoc sinh.) 1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận giải thích: - Mở bài: Nêu luận điểm cần được giải thích. 0,5 - Thân bài: Lần lượt trình bày các nội dung giải thích. - Kết bài: Nêu ý nghĩa của vấn đề được giải thích. 2. Xác định đúng đối tượng giải thích: Câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn. 0,25 3. Triển khai nội dung giải thích: 3,0 a) Giải thích nội dung câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn.
  6. - Nghĩa đen: Mỗi dòng nước đều có nơi sản sinh ra. Vậy khi chúng ta sử dụng nguồn nước thì phải biết nhớ đến nơi sinh ra dòng nước ấy. - Nghĩa bóng: “Uống nước” là thừa hưởng những thành quả mà người khác để lại. “Nguồn” là nguồn gốc, cội nguồn hay có thể hiểu là những gì đã tạo ra thành quả mà ta đang hưởng. “Nhớ nguồn" là thể hiện sự biết ơn. - Ý nghĩa chung của câu tục ngữ: Khi hưởng thụ thành quả lao động nào đó phải nhớ ơn những người đã tạo ra thành quả ấy. b) Tại sao uống nước phải nhớ nguồn? - Đó là đạo lý mà con người phải có và nó trở thành một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. c) Nhớ nguồn cần phải làm gì? - Giữ gìn, bảo vệ phát huy thành quả của mà người khác đã tạo ra. - Có ý thức và hành động thiết thực thể hiện lòng biết ơn. 4. Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ/ bài học rút ra cho bản thân: Lời nhắc 0,5 nhở, khuyên nhủ của ông cha ta đối với người được thừa hưởng thành quả… 5. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, trôi chảy, lôi cuốn, hấp dẫn. 0,5 6. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 - Hết-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2