intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:15

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn

  1. PHÒNG GD&ĐT PHƯỚC SƠN TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7 Mức Tổng Tỉ lệ % tổng điểm độ nhận Nội thức TT Kĩ dung/đ Nhận Thông Vận Vận Số CH Thời năng ơn vị biết hiểu dụng dụng gian KT cao (phút) Số CH Thời Số CH Thời Số CH Thời Số CH Thời TN TL gian gian gian gian (phút) (phút) (phút) (phút) Truyện Đọc 1 ngụ 4 10 4 15 2 20 0 8 2 45 60 hiểu ngôn Văn nghị về một vấn đề trong đời 2 Viết 1* 1* 1* 1* 45 1 45 sống. 40 (Trình bày ý kiến tán thành) Tỷ lệ 20+10 25+10 15+10 10 65 35 90 % 100 Tổng 30% 35% 25% 10% 65% 35% Tỷ lệ 65% 100% chung
  2. PHÒNG GD&ĐT PHƯỚC SƠN TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Nội dung/Đơn Mức độ đánh Số câu hỏi theo mức độ nhận thức TT Kĩ năng vị kiến thức giá Nhận biết Thông hiểu Vận Dụng Vận dụng cao 1 Đọc hiểu Truyện ngụ Nhận biết: 4 TN 3 TN; 1 TL 1 TN; 1TL ngôn - Nhận biết được ngôi kể - Nhận biết lời người kể chuyện. - Nhận biết phương thức biểu đạt của văn bản. - Nhận biết các sự việc của văn bản. Thông hiểu:
  3. - Hiểu ý nghĩa chi tiết trong văn bản. - Hiểu nội dung của văn bản. - Hiểu nghĩa của từ. - Hiểu được thông điệp của văn bản. Vận dụng: - Đóng vai nhân vật trong văn bản, thể hiện cách ứng xử của bản thân với tình huống trong câu chuyện. 2. Viết Văn nghị về một Nhận biết: 1* 1* 1* 1 TL* vấn đề trong đời Nhận biết được sống yêu cầu của đề về nghị luận. (Trình bày ý Thông hiểu: kiến tán thành) Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản). Vận dụng: Viết được bài
  4. văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống. Biết trình bày, sắp xếp các ý theo trình tự hợp lí để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục mạch lạc, có sự liên kết giữa các phần. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về dùng từ, đưa ra lí lẽ rõ ràng, dẫn chứng đa dạng, thuyết phục. Tổng 4 TN; 1 TL 3 TN; 2 TL 1 TN; 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 30% 35% 25% 10% Tỉ lệ chung 65% 35%
  5. TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Họ và tên: ...................................... NĂM HỌC 2022 - 2023 Lớp: 7/... Môn: Ngữ văn- Lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể giao đề) Điểm: Nhận xét của giáo viên: Chữ ký Chữ ký Chữ ký Giám thị Giám khảo 1 Giám khảo 2 ĐỀ BÀI I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: CHIẾC BÌNH NỨT Một người gùi nước ở Ấn Độ có hai cái bình gốm lớn, mỗi cái được cột vào đầu một đòn gánh để anh ta gánh về nhà. Một trong hai cái bình còn rất tốt và không bị rò rỉ chỗ nào cả. Cái còn lại có một vết nứt nên sau quãng đường dài đi bộ về nhà, nước bên trong chỉ còn lại có một nửa. Suốt hai năm trời anh ta vẫn sử dụng hai cái bình gùi nước đó, mặc dù lượng nước mà anh ta mang về nhà không còn nguyên vẹn. Và lẽ dĩ nhiên, cái bình tốt tỏ vẻ hãnh diện về sự hoàn hảo của mình, trong khi cái bình nứt vô cùng xấu hổ và có cảm giác thất bại. Một ngày nọ, bên dòng suối, cái bình nứt đã thưa chuyện với người gùi nước: “Tôi rất xấu hổ về bản thân và muốn nói lời xin lỗi ông. Suốt hai năm qua, do vết nứt của tôi mà nước đã bị rò rỉ trên đường về nhà, ông đã làm việc chăm chỉ nhưng kết quả mang lại cho ông đã không hoàn toàn như ông mong đợi”. Người gùi nước nói với cái bình nứt: “Khi chúng ta trên đường về nhà, ta muốn ngươi chú ý đến những bông hoa tươi đẹp mọc bên vệ đường”. Quả thật, cái bình nứt đã nhìn thấy những bông hoa tươi đẹp dưới ánh nắng mặt trời ấm áp trên đường về nhà và điều này khuyến khích được nó đôi chút. Nhưng khi đến cuối đường mòn, nó vẫn cảm thấy rất tệ bởi nước đã chảy ra rất nhiều, một lần nữa nó lại xin lỗi người gùi nước. Người gùi nước liền nói: “Ngươi có thấy rằng những bông hoa kia chỉ nở một bên vệ đường, chỉ phía bên ngươi không? Thật ra, ta đã biết về vết nứt của ngươi, ta đã gieo một số hạt hoa ở vệ đường phía bên ngươi, và mỗi ngày khi ta gùi nước về nhà, ta đã tưới chúng bằng nước từ chỗ rò rỉ của ngươi. Hai năm qua, ta có thể hái những bông hoa tươi tắn ấy về nhà. Không có vết nứt của ngươi, ta đã không có những bông hoa để làm đẹp cho ngôi nhà của mình”. (Trích: Hạt giống tâm hồn)
  6. Câu 1. Văn bản Chiếc bình nứt được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Không có ngôi kể Câu 2. Văn bản trên được kể bằng lời kể của ai? A. Lời của cái bình nứt B. Lời của cái bình lành C. Lời của người gánh nước D. Lời của người dẫn chuyện Câu 3. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là gì? A. Biểu cảm B. Miêu tả C. Tự sự D. Nghị luận Câu 4. Trong văn bản trên, chi tiết “vết nứt trên chiếc bình” có ý nghĩa gì? A. Những hạn chế, khiếm khuyết trong mỗi con người. B. Sự cẩu thả, không nghiêm túc trong công việc. C. Những điều xấu xa, không tốt đẹp trong cuộc sống. D. Những điều sai trái, thiếu xót trong cuộc sống. Câu 5. Thứ tự sắp xếp các sự việc nào sau theo đúng diễn biến của văn bản trên? (1) Chiếc bình nứt luôn tự ti, xấu hổ về vết nứt của mình. (2) Người gùi nước tâm sự với chiếc bình nứt về những bông hoa mọc ven đường. (3) Người gùi nước đã chỉ ra giá trị của vết nứt trên chiếc bình. (4) Người gùi nước Ấn Độ có hai chiếc bình, một chiếc lành và một chiếc nứt. A. (1) – (2) – (3) – (4) B. (2) – (4) – (1) – (3) C. (1) – (3) – (4) – (2) D. (4) – (1) – (2) – (3) Câu 6. Tại sao người gùi nước không vứt chiếc bình nứt? A. Vì chiếc bình là kỉ vật quý giá của người nông dân. B. Vì người nông dân biết nhận ra giá trị của chiếc bình nứt. C. Vì chiếc bình nứt đã nhận ra lỗi và xin lỗi người nông dân. D. Vì người nông dân chưa có chiếc bình khác để thay thế. Câu 7. Từ “hoàn hảo” trong câu: “Và lẽ dĩ nhiên, cái bình tốt tỏ vẻ hãnh diện về sự hoàn hảo của mình, trong khi cái bình nứt vô cùng xấu hổ và có cảm giác thất bại” có nghĩa là gì? A. Trọn vẹn, tốt đẹp hoàn toàn. B. Tốt đẹp, không có sai sót. C. Không có khuyết điểm. D. Tự hào quá mức về bản thân. Câu 8. Nếu là người gùi nước trong văn bản, em sẽ cư xử như thế nào với chiếc bình nứt? A. Thay thế chiếc bình nứt bằng một chiếc bình khác. B. Bỏ đi và không bao giờ quan tâm tới nó nữa. C. Biến vết nứt trên chiếc bình thành một thứ có ích. D. Vẫn sử dụng chiếc bình mặc kệ vết nứt của nó.
  7. Câu 9. Theo em, thông điệp mà văn bản trên muốn gửi gắm đến người đọc là gì? Câu 10. Nếu được đóng vai là “chiếc bình lành” trong văn bản, em sẽ có thái độ, hành động, lời khuyên nhủ như thế nào trước tâm trạng buồn bã, xấu hổ và có cảm giác thất bại của “chiếc bình nứt”? II. VIẾT (4,0 điểm) Đề bài: Viết bài văn trình bày ý kiến về vấn đề sử dụng mạng xã hội của học sinh hiện nay. BÀI LÀM
  8. PHÒNG GD&ĐT PHƯỚC SƠN TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Môn: Ngữ văn lớp 7 A. Hướng dẫn chung: - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên định điểm bài làm của học sinh cần căn cứ vào mức độ đạt được ở cả hai yêu cầu: kiến thức và kĩ năng. Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm. Sau đó làm tròn số đúng theo quy định. B. Hướng dẫn cụ thể: Phần I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) 1. Trắc nghiệm khách quan Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Phương án trả lời C D C A D B A C Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 2. Trắc nghiệm tự luận Câu 9: (1,0 điểm) * Gợi ý đáp án : HS nêu được nội dung thông điệp mà câu chuyện muốn gửi gắm. Sau đây là một số gợi ý: - Biết yêu thương, cảm thông, trân trọng, động viên, giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn, bất hạnh. - Cư xử bình đẳng, bao dung và tạo cơ hội cho những người khiếm khuyết, kém may mắn. - Không tự ti, buồn bã, day dứt khi bản thân có khó khăn, khiếm khuyết. - Mỗi người tự tạo cho bản thân lối sống lạc quan, yêu đời, sống tích cực, hòa nhập và khẳng định giá trị của của chính mình. * Hướng dẫn chấm:
  9. Mức 1 (1,0đ) Mức 2 (0,75 đ) Mức 3 (0,5 đ) Mức 4 (0,25 Mức 5 (0,0 đ) đ) Học sinh trình Học sinh trình bày Học sinh trình Học sinh trình Học sinh không bày nội dung nội dung thông bày được nội bày còn sơ trả lời hoặc trả thông điệp đầy đủ, điệp phù hợp dung thông điệp sài, chưa lời không đúng hợp lí, thuyết nhưng chưa đầy đủ phù hợp nhưng thuyết phục với yêu cầu của phục (4 ý). (3 ý). còn chung chung (1 ý). đề. (2 ý). Lưu ý: GV có thể linh hoạt cho điểm đối với câu này nếu học sinh trả lời cách khác nhưng đảm bảo về nội dung yêu cầu. Câu 10 (1,0 điểm) * Gợi ý đáp án : Học sinh có thể nêu ra thái độ, hành động, lời khuyên đúng, chẳng hạn: - Khuyên bạn không nên buồn bã, xấu hổ và có cảm giác thất bại, đừng quá tự ti về khiếm khuyết của mình như thế. - Hằng ngày cùng nhau cùng trò chuyện, giúp bạn phát huy những giá trị, điểm mạnh của mình để tạo ra niềm vui trong cuộc sống. - Lời khuyên nhủ cụ thể, chẳng hạn: “Bạn đừng quá thất vọng, mình tin bạn sẽ có ích và sẽ được ông chủ nhận ra.” * Hướng dẫn chấm: - Hs nêu ra được thái độ, hành động, lời khuyên đúng. (3 ý) (1,0 điểm) - Hs nêu ra được thái độ, hành động, lời khuyên đúng. (2 ý) (0,75 điểm) - Hs nêu được thái độ, hành động, lời khuyên đúng đúng. (1 ý) (0,5 điểm) - Học sinh không trả lời hoặc trả lời không liên quan. (0,0 điểm) Lưu ý: GV có thể linh hoạt cho điểm đối với câu này nếu học sinh trả lời cách khác nhưng đảm bảo về nội dung yêu cầu. Phần II: VIẾT (4,0 điểm) 1. Bảng điểm chung toàn bài Tiêu chí Điểm
  10. 1. Cấu trúc bài văn nghị luận 0,5 2. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 3. Triển khai đúng vấn đề nghị luận 2,5 4. Chính tả, ngữ pháp 0,25 5. Sáng tạo 0,5 2. Bảng chấm điểm cụ thể cho từng tiêu chí 1. Cấu trúc bài văn Điểm Mô tả tiêu chí 0,5 - Bài viết đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài và Kết bài. + Mở bài: giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
  11. + Thân bài: Nêu được ý kiến tán thành và biết sắp xếp các nội dung theo trình tự hợp lý để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận. + Kết bài: liên hệ bản thân và mở rộng, kết luận vấn đề. - Các phần có sự liên kết chặt chẽ. 0,25 Bài viết đủ 3 phần nhưng chưa đầy đủ nội dung. 0,0 Chưa tổ chức bài văn thành 3 phần như trên ( thiếu mở bài hoặc kết bài, hoặc cả bài viết chỉ một đoạn văn). 2. Xác định yêu cầu của đề 0,25 Xác định đúng vấn đề nghị Trình bày ý kiến về vấn đề sử luận. dụng mạng xã hội của học 0,0 Xác định không đúng vấn đề sinh hiện nay. nghị luận. 3. Triển khai đúng vấn đề nghị luận Bài làm cơ bản đạt được các nội dung theo định hướng sau: ** Đảm bảo nội dung: 1. Mở bài: Nêu vấn đề cần nghị luận: việc sử dụng mạng xã hội của học sinh hiện nay. 2. Thân bài: * Giải thích vấn đề và nêu ý kiến đáng quan tâm: - Hiểu như thế nào là mạng xã hội? (Bao gồm các trang mạng online và các nền tảng như facebook, tiktok, instagram…) 2.0-2.5 - Nêu ý kiến đáng quan tâm về vấn đề đó: Sử dụng mạng xã hội vừa đem lại tác động tích cực, vừa đem lại tác động tiêu cực với người dùng, đặc biệt là học sinh” * Thể hiện thái độ tán thành ý kiến “Mạng xã hội đem lại những tác động tích cực cho người dùng” bằng các ý: - Giúp người học có thêm nguồn tài liệu phong phú để tự học, mở rộng vốn kiến thức để giỏi giang hơn. Dẫn chứng: tìm hiểu thêm về lịch sử, về văn hóa dân tộc các vùng miền, tìm đọc các trang văn thơ, luyện giải các đề ôn luyện của các môn… - Giúp mọi người chia sẻ những thông tin bổ ích, những hình ảnh giải trí thú vị, lưu lại những cảm xúc đáng nhớ, những khoảnh khắc đẹp trong đời sống hằng ngày, kỉ niệm khó phai theo năm tháng… Dẫn chứng: học tập những kinh nghiệm, phương pháp học tập đúng đắn; cách nấu các món ăn ngon, cách học ngoại ngữ, cách trồng vườn, cách chăm sóc các loại cây trồng; chăm sóc vật nuôi; các mẹo vặt trong cuộc sống…
  12. - Giúp ta có cơ hội được làm quen thêm nhiều người bạn tốt để chia sẻ, giúp đỡ, cùng nhau nỗ lực cố gắng học tập tốt hơn, từ đó tạo nên những mối quan hệ bền chặt, tăng thêm tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái. Dẫn chứng: … * Bàn bạc thêm về vấn đề: Bên cạnh đó, mạng xã hội còn nhiều các tác động tiêu cực cho người dùng, chẳng hạn: - Với số lượng thông tin khổng lồ, người dùng - đặc biệt là các bạn học sinh dễ tiếp cận đến các thông tin độc hại, tư tưởng sai lệch. Dẫn chứng: những phát ngôn và hành động sai lệch... - Mạng xã hội còn ẩn chứa nhiều nguy hiểm từ những kẻ lừa đảo. Dẫn chứng: Nhiều hình thức tinh ranh để dụ dỗ, lôi kéo các bạn học sinh vào những đường dây tệ nạn hoặc thực hiện các hành vi sai trái khác. -… * Ý kiến về bài học nhận thức và hành động cần rút ra: Mỗi cá nhân phải tự kiểm soát và cân đối thời gian; hiểu, biết cách sử dụng mạng xã hội và là người sử dụng mạng thông minh để phát huy tối đa những ưu điểm của nó, và hạn chế tối thiểu những nhược điểm mà nó gây ra. 3. Kết bài Khẳng định lại tính xác đáng của ý kiến “Sử dụng mạng xã hội vừa đem lại tác động tích cực, vừa đem lại tác động tiêu cực với người dùng, đặc biệt là học sinh” và nêu sự cần thiết của việc tán thành ý kiến đó. ** Tính liên kết của văn bản: Yêu cầu bài làm phải đảm bảo tính liên kết về nội dung và hình thức trong toàn văn bản. Bài làm đạt được tương đối các nội dung (có thể thiếu một ý kiến đánh giá vấn đề) theo định hướng sau: ** Đảm bảo nội dung: 1. Mở bài: Nêu vấn đề cần nghị luận: việc sử dụng mạng xã hội của học sinh hiện nay. 2. Thân bài: * Giải thích vấn đề và nêu ý kiến đáng quan tâm: - Hiểu như thế nào là mạng xã hội? (Bao gồm các trang mạng online và các nền tảng như facebook, tiktok, instagram…) - Nêu ý kiến đáng quan tâm về vấn đề đó: “Sử dụng mạng xã hội vừa đem lại tác động tích cực, vừa đem lại tác động tiêu cực với người dùng, đặc biệt là học sinh” * Thể hiện thái độ tán thành ý kiến “Mạng xã hội đem lại những tác động tích cực cho người dùng” bằng các ý:
  13. 1.0- - Giúp người học có thêm nguồn tài liệu phong phú để tự học, mở rộng vốn kiến thức 1.75 để giỏi giang hơn. Dẫn chứng: tìm hiểu thêm về lịch sử, về văn hóa dân tộc các vùng miền, tìm đọc các trang văn thơ, luyện giải các đề ôn luyện của các môn… * Bàn bạc thêm về vấn đề: Bên cạnh đó, mạng xã hội còn nhiều các tác động tiêu cực cho người dùng, chẳng hạn: - Với số lượng thông tin khổng lồ, người dùng - đặc biệt là các bạn học sinh dễ tiếp cận đến các thông tin độc hại, tư tưởng sai lệch. Dẫn chứng: những phát ngôn và hành động sai lệch... - Mạng xã hội còn ẩn chứa nhiều nguy hiểm từ những kẻ lừa đảo. Dẫn chứng: Nhiều hình thức tinh ranh để dụ dỗ, lôi kéo các bạn học sinh vào những đường dây tệ nạn hoặc thực hiện các hành vi sai trái khác. -… * Ý kiến về bài học nhận thức và hành động cần rút ra: Mỗi cá nhân phải tự kiểm soát và cân đối thời gian; hiểu, biết cách sử dụng mạng xã hội và là người sử dụng mạng thông minh để phát huy tối đa những ưu điểm của nó, và hạn chế tối thiểu những nhược điểm mà nó gây ra. 3. Kết bài Khẳng định lại tính xác đáng của ý kiến “Sử dụng mạng xã hội vừa đem lại tác động tích cực, vừa đem lại tác động tiêu cực với người dùng, đặc biệt là học sinh” và nêu sự cần thiết của việc tán thành ý kiến đó. ** Tính liên kết của văn bản: Yêu cầu bài làm phải đảm bảo tính liên kết về nội dung và hình thức trong toàn văn bản. Bài làm đạt được tương đối các nội dung (có thể thiếu hai hoặc nhiều hơn hai ý kiến đánh giá vấn đề) theo định hướng sau: ** Đảm bảo nội dung: 1. Mở bài: 0.25- Nêu vấn đề cần nghị luận: việc sử dụng mạng xã hội của học sinh hiện nay. 1.0 2. Thân bài: * Giải thích vấn đề và nêu ý kiến đáng quan tâm: - Hiểu như thế nào là mạng xã hội? (Bao gồm các trang mạng online và các nền tảng như facebook, tiktok, instagram…) - Nêu ý kiến đáng quan tâm về vấn đề đó: “Sử dụng mạng xã hội vừa đem lại tác động tích cực, vừa đem lại tác động tiêu cực với người dùng, đặc biệt là học sinh” * Thể hiện thái độ tán thành ý kiến “Mạng xã hội đem lại những tác động tích cực cho người dùng” bằng các ý:
  14. - Giúp người học có thêm nguồn tài liệu phong phú để tự học, mở rộng vốn kiến thức để giỏi giang hơn. Dẫn chứng: tìm hiểu thêm về lịch sử, về văn hóa dân tộc các vùng miền, tìm đọc các trang văn thơ, luyện giải các đề ôn luyện của các môn… * Bàn bạc thêm về vấn đề: Bên cạnh đó, mạng xã hội còn nhiều các tác động tiêu cực cho người dùng, chẳng hạn: - Với số lượng thông tin khổng lồ, người dùng - đặc biệt là các bạn học sinh dễ tiếp cận đến các thông tin độc hại, tư tưởng sai lệch. Dẫn chứng: những phát ngôn và hành động sai lệch... 3. Kết bài Khẳng định lại tính xác đáng của ý kiến “Sử dụng mạng xã hội vừa đem lại tác động tích cực, vừa đem lại tác động tiêu cực với người dùng, đặc biệt là học sinh” và nêu sự cần thiết của việc tán thành ý kiến đó. ** Tính liên kết của văn bản: Yêu cầu bài làm phải đảm bảo tính liên kết về nội dung và hình thức trong toàn văn bản. 0.0 Bài làm không phải là bài văn nghị luận trình bày ý kiến về vấn đề sử dụng mạng xã hội của học sinh hiện nay. 4. Chính tả, ngữ pháp - Vốn từ ngữ phong phú, kiểu câu đa dạng đảm bảo sự logic giữa các câu, các đoạn 0.25 trong bài văn. Mắc vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ, ít gạch, xóa… - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.0 - Chữ viết không rõ ràng, khó đọc, bài văn trình bày chưa sạch sẽ… 5. Sáng tạo 0.5 Bố cục mạch lạc, lí lẽ rõ ràng, dẫn chứng đa dạng, thuyết phục. 0.25 Có thể hiện được sự sáng tạo nhưng chưa đậm nét. 0.0 Chưa có sự sáng tạo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2